Pancake V3 là một trong những bản cập nhật mới nhất của PancakeSwap nhằm để theo kịp những nền tảng AMM DEX trên thị trường như Uniswap, Maverick, Curve Finance,... Vậy Pancake V3 có điều gì thú vị thì mọi người cùng mình đi một vòng về tổng quan và đánh giá Pancake V3 nhé.
Để hiểu hơn về Pancake V3, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới dây:
Tổng Quan Về PancakeSwap
Giới thiệu về PancakeSwap
PancakeSwap là một nền tảng AMM nổi tiếng trên hệ sinh thái BNB Chain với đa dạng các loại sản phẩm khác nhau như Trade, NFT Marketplace, Liquid Staking, Prediction, Lottery,.... có thể nói rằng định hướng phát triển của PancakeSwap khá tương đồng với SushiSwap trên mạng lưới Ethereum.
Đội ngũ phát triển của PancakeSwap không quá xuất sắc về mặt công nghệ nhưng đã chứng tỏ được năng lực của mình về khía cạnh kinh doanh khi đưa PancakeSwap từ một dự án nhỏ trở thành dự án lớn nhất, Liquidity Hub trên hệ sinh thái BNB Chain mặc dù có nhiều tin đồn cho rằng đội ngũ phát triển của Pancake có những mối quan hệ khăng khít với CZ.
Mô hình của Pancake không có quá nhiều điều đặc biệt. Về mô hình AMM của mình thì gần như Pancake fork từ Uniswap V2 và để tạo sự khác biệt so với các nền tảng AMM khác thì Pancake cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ cho khác hàng. Tương tự, khi Uniswap công bố mã nguồn của phiên bản V3 thì Pancake cũng đã nhanh chóng lấy về và nâng cấp bản thân.
Có thể thấy rằng nếu như BNB Chain là một bản sản tương đối hoàn chỉnh của Ethereum thì Pancake cũng là một bản sao của Uniswap.
Những vấn đề tồn đọng trong Pancake V2
Đối với mô hình AMM truyền thống với công thức x* y = k thì nó cho phép thanh khoản được dàn trải tại mọi mức giá của token. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất rặt ra rằng với những đồng coin/token lớn như BTC, ETH, Stablecoin, SOL,... thì việc điều chỉnh vài chục % trong một khoảng thời gian ngắn là điều tương đối khó để diễn ra.
Ví dụ: giá hiện tại của BTC đang là $29K thì việc cung cấp thanh khoản cho BTC ở mức giá $1K, $2K hay $50K, $100K là điều không cần thiết. Đây chính là lí do mà thanh khoản tập trung ra đời.
Tổng Quan Và Đánh Giá Pancake V3
Gia tăng hiệu quả sử dụng vốn
Với thanh khoản tập trung (CLMM) cho phép các nhà cung cấp thanh khoản thay vì cung cấp từ 0 tới dương vô cực thì họ có thể lựa chọn khoảng giá để có thể cung cấp thanh khoản.
Ví dụ: Trong Pancake V2 khi các nhà cung cấp thanh khoản (LP) cung cấp thanh khoản cho Ethereum thì mặc định họ sẽ cung cấp thanh khoản cho ETH trong khoảng từ 0 tới dương vô cực nhưng với Pancake V3 thì họ dự đoán rằng ETH sẽ di chuyển từ $1.700 - $2.200 thì họ quyết định cung cấp thanh khoản.
Với mô hình của thanh khoản V3 thì chừng nào giá của coin/token nằm trong khoảng giá cung cấp thanh khoản thì LP vẫn sẽ nhận phí giao dịch bình thường. Chính điều này làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn của các LP và có thể tăng đến 4.000 lần. Hình dung một cách đơn giản thì chỉ với $20 trong V3 có kiếm được lượng phí tương tự $80.000 đó chính là sức mạnh của thanh khoản tập trung, của Pancake V3.
Ngoài ra. mô hình thanh khoản tập trung còn giúp giao thức cải thiện một số những vấn đề như:
- Trượt giá trong khi giao dịch sẽ giảm.
- Impermanent Loss cũng sẽ được cải thiện.
- Đa dạng chiến lược cung cấp thanh khoản cho các LP. Khoảng giá càng thấp thì khả năng tận dụng vốn càng cao và ngược lại.
- LP có thể cung cấp nhiều khoảng giá khác nhau cho cùng 1 cặp tài sản.
Phí giao dịch đa dạng và thấp hơn tới 25 lần
Trong phiên bản Pancake V3 thì sẽ có đến 4 mức phí khác nhau là 0.01%, 0.05%, 0.25% và 1% so với chỉ có duy nhất một mức phí 0.25% trong phiên bản V2. Mỗi mức phí sẽ dành cho các cặp giao dịch khác nhau:
- Phí giao dịch 0.01%: Dành cho các cặp tài sản ổn định như là các Stablecoin (USDC - USDT, VAI - USDC,...) hay các Synthetic Token (stETH - ETH, rETH - stETH,...).
- Phí giao dịch 0.05%: Đối với các loại tài sản thông thường.
- Phí giao dịch 0.25%: Dành cho các loại tài sản mới, chưa phổ biến trong thị trường Crypto và ít được giao dịch trên nền tảng. Mức phí cao để bù đắp cho việc các LP ít khi được thu phí giao dịch từ người dùng.
- Phí giao dịch 1%: Dành cho các loại tài sản ít khi được giao dịch hoặc có Impermanent Loss cao. Mức phí này bù đắp cho những rủi ro mà các LP phải chấp nhận khi tham gia cung cấp thanh khoản.
Với đa dạng mức phí giao dịch giúp các LP có thể cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Rõ ràng với mức phí giao dịch cao (lợi nhuận cao) thì LP phải đối mặt với các tài sản có ít tính thanh khoản, Impermanent Loss cao và ít được mua bán bởi người dùng (rủi ro cao) và ngược lại.
Bên cạnh cải thiện về mô hình hoạt động và mức phí giao dịch thì Pancake V3 cung cấp cho người dùng một số những công cụ mới như:
- Lệnh Limit nâng cao.
- Hiển thự APR tự động.
- Công thức tính toán ROI được cải thiện.
Định hướng phát triển Multichain
Mặc dù không nằm trong bản cập nhật V3 tuy nhiên rõ ràng Pancake đang có những định hướng mở rộng sức ảnh hưởng của mình trên nhiều nền tảng Blockchain khác nhau. Tại thời điểm viết bài, Pancake đã có mặt trên 7 Blockchain khác nhau như BNB Chain, Aptos, Ethereum, zkSync Era, Polygon zkEVM, Linea và Arbitrum.
Chính việc mở rộng giúp số lượng của Pancake được mở rộng. Trong bối cảnh khi thị trường Crypto trong xu hướng giảm dài hạn thì TVL và Volume giao dịch trên Pancake vẫn được duy trì ở mức tương đối cao.
Một Số Những Thách Thức Của Pancake Trong Tương Lai
Không thể phủ nhận rằng rời xa BNB Chain là bão tố ngoài trừ Aptos khi mà CZ và Binance cũng có những quyền lực nhất định tại hệ sinh thái Aptos. Khi chuyển sang những môi trường cạnh tranh hơn đó cho thấy mức độ cạnh tranh của Pancake là chưa thật sự tốt thực chất khi triển khai multichain thì Pancake cũng không có quá nhiều điểm khác biệt so với các nền tảng AMM trên thị trường.
Nếu như Uniswap có phiên bản V4, Trader Joe cũng rất thành công khi triển khai trên Arbitrum với Liquidity Book thì gần như về mặt sản phẩm khác biệt thì Pancake không có. Pancake cũng không còn quá nhiều token để làm Liquidity Mining và chắc chắn không được cộng đồng thông qua nếu muốn sử dụng. Rõ ràng Pancake cần một điều gì đó khác biệt nếu muốn thành công tại "xứ lạ".
Các sản phẩm của Pancake cũng không quá thành công trên BNB Chain nên việc mang sang các chain khác thì khả năng cũng sẽ gặp một kết quả tương tự? Đây chính là một bài toán mà Pancake cần phải quyết trong thời gian sắp tới nếu như muốn vươn mình trở thành một trong những nền tảng DEX lớn nhất thị trường.
Tổng Kết
Pancake V2 là bản cập nhật tiếp theo của Pancake chủ yếu dựa trên Uniswap V3 và có thêm vào một vài những sản phẩm mới. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về tổng quan và đánh giá Pancake V2.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024