Metaverse là gì? Metaverse là thế giới ảo trong đó người dùng có thể tương tác với nhau và với các thực thể ảo trong môi trường trực tuyến. Sự phát triển của Metaverse mang đến cho người dùng trải nghiệm về thời đại mới của Internet nơi mọi người có thể tương tác trực tiếp với nhau qua không gian ảo. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Metaverse mới chỉ là những thử nghiệm và chưa được giới thiệu đại trà đến với người dùng. Vậy Metaverse có thực sự là một tiến hóa mới hay chỉ là những bánh vẽ được tạo ra hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Metaverse Là Gì?
Lịch Sử Phát Triển Của Metaverse
Thuật ngữ Metaverse có nguồn gốc từ Hy Lạp vào được ghép bằng hai từ Meta nghĩa là “vượt qua” và Verse nghĩa là “vũ trụ”. Vì vậy, Metaverse có thể được xem là vũ trụ vượt ra ngoài thực tế sẽ thay thế mọi hoạt động trong cuộc sống của chúng ta.
Khái niệm Metaverse lần đầu xuất hiện từ những năm 1990 trong một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snowcrash của Neal Stephenson, mô tả tương lai trong đó hàng triệu cá nhân tương tác trong môi trường không gian ảo. Khái niệm này còn được phổ biến hơn nữa trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Ready Player One năm 2011 của Earnest Cline, trong đó những người bình thường đeo tai nghe VR và đăng nhập vào một thế giới ảo để thực hiện trí tưởng tượng của họ.
Ở thời điểm hiện tại, Các công ty công nghệ lớn như: Facebook, Google hay Epic Game đều tập trung phát triển và đầu tư vào mảng Metaverse. Đặc biệt là Facebook khi tổ chức này đã đổi tên thành Meta thể hiện cho tham vọng cực kì lớn của họ trong việc dẫn đầu trong ngành công nghiệp Metaverse.
Tổng quan về Metaverse
Metaverse là một không gian ảo nơi người dùng có thể tương tác với nhau và với các thực thể kĩ thuật số trong thời gian thực. Mọi người có thể thấy việc áp dụng Metaverse trong nhiều lĩnh vực như: Trò chơi, ứng dụng xã hội, nội dung và trải nghiệm số. Nó cho phép người dùng tương tác với nhau trong một không gian ảo, chia sẻ và trải nghiệm các hoạt động như mua sắm, giải trí, du lịch, học tập, làm việc và giao tiếp dưới dạng nhân vật số hóa của chính họ.
Xét về mặt khái niệm, Metaverse cho phép người di chuyển liên tục giữa các thế giới ảo, trò chơi hoặc các ứng dụng khác nhau trong khi vẫn trì danh tính kĩ thuật số nhất quán. Khái niệm này đang được phát triển và hoàn thiện nhưng với những công nghệ mới gần đây, chúng ta sẽ được tiếp cận với Metaverse trong tương lai gần.
Ngoài ra, Metaverse dựa trên sự tích hợp của công nghệ thực tế ảo tăng cường như Augmented Reality (AR) và Virtual Reality (VR) tạo ra những trải nghiệm sống động cho người dùng trong thế giới Metaverse.
Augmented Reality (AR) và Virtual Reality (VR) là gì?
Augmented Reality (AR) là công nghệ kết hợp thông tin kĩ thuật số với thực tế ảo bằng cách sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay kính AR để hiện thị các đối tượng ảo trên thế giới thực. AR thường sử dụng camera và thiết bị đeo trên người để tạo hình ảnh 3D trong thực tế để tạo ra trải nghiệm chân thực hơn.
Virtual Reality (VR) là một môi trường hoặc mô phỏng do máy tính tạo ra cho phép người dùng tương tác và khám phá thế giới ba chiều trong thời gian thực. VR hiện đang được sử dụng trong chơi game, giải trí, giáo dục,... với nhiều ứng dụng đang xuất hiện hàng ngày. VR có thể cách mạng hóa cách chúng ta tương tác với người khác bằng những trải nghiệm thực tế ảo.
Nhìn chung, việc sử dụng môi trường và các thiết bị ảo giúp người dùng tăng cường khả năng trải nghiệm cũng như tương tác với người khác trong thế giới thực.
Metaverse Hoạt Động Như Thế Nào?
Metaverse hoạt động theo cách rất giống với Internet ở thời điểm hiện tại nhưng với sức mạnh từ việc kết hợp công nghệ như trí tuệ nhân tạo, thị giác máy tính và Blockchain để tạo ra một thế giới ảo đa dạng. Người dùng có thể tạo và tùy chỉnh avatar của mình và tham gia vào các hoạt động trong thế giới ảo, tương tác với nhau bằng giọng nói hoặc chat và thậm lí là mua và bán đồ vật ảo bằng tiền số.
Metaverse được cấu thành từ 4 lớp cấu tạo cơ bản sau:
- Foundation Layer: Là một phần của kiến trúc mạng đảm bảo khả năng truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị mạng. Chúng ta có thể xem Foundation Layer như một mạng lưới Internet ở thời điểm hiện tại.
- Infrastructure Layer: Đây là cơ sở hạ tầng dành cho Metaverse, có thể kể đến các thiết bị phần cứng giúp người dùng có trải nghiệm chân thực hay các công nghệ phần mềm dùng để phát triển thế giới Metaverse.
- Content Layer: Đây là lớp chứa những nền tảng, ứng dụng được thiết kế giúp người dùng khám phá, trải nghiệm không gian ảo 3D.
- True Metaverse: Đây là lớp cuối cùng của Metaverse, khi các lớp ở dưới phát triển đến một mức độ nhất định thì chúng ta có thể trải nghiệm một không gian ảo thực sự.
Các Lợi Ích Của Metaverse
Dù Metaverse mới được giới thiệu trong thời gian ngắn gần đây và chưa được ứng dụng rỗng rãi trong thế giới thực nhưng chúng ta có thể thấy một số lợi ích mà nó mang lại như:
- Hình đại diện kĩ thuật số: Hình đại diện kĩ thuật số là một phương pháp để thể hiện bản thân vì chúng đại diện cho phiên bản của chính mình trong không gian ảo.
- Phát triển phi tập trung: Metaverse được phát triển theo một thế giới mở nơi người dùng có thể chia sẻ, tương tác với nhau tương tự như trong đời sống thực.
- Làm việc trực tuyến: Metaverse giúp giải quyết giải quyết tất cả các mối bận tâm hiện tại về làm việc từ xa. Chúng ta đã thấy những phòng họp ảo được thử nghiệm và mang đến trải nghiệm chân thật đối với những người tham gia.
- Thiết bị phần cứng: Khi Metaverse được ứng dụng nhiều hơn vào trong đời sống, chúng ta sẽ có những thiết bị như tai nghe thực tế ảo đưa chúng ta đến một không gian đa chiều về âm thanh,...
- Trải nghiệm các trò chơi thú vị: Việc áp dụng Metaverse giúp các dự án Gaming đem đến những trải nghiệm thú vị và mới lạ mà đa phần người dùng chưa bao giờ được trải nghiệm với các tựa game truyền thống.
Metaverse Là Một Sự Tiến Hóa Hay Chỉ Là Trò Lừa Bịp
Trong thế giới thực, Metaverse hiện tại mới chỉ dừng lại ở những thử nghiệm quy mô nhỏ và chúng ta vẫn chưa thấy Metaverse được ứng dụng và đưa vào rộng rãi trong đời sống. Facebook đổi tên thành Meta và kì vọng Metaverse sẽ là tương lai của thế giới. Tuy nhiên thành công chưa thấy đâu, chúng ta đã thấy khoản lỗ hàng tỉ USD mà Facebook phải chịu trong một năm qua.
Hay trong thị trường Crypto, các dự án gán mác Metaverse thường là các dự án GameFi. Các dự án thường triển khai một nền kinh tế mở nơi người chơi được tham gia vào một xã hội thu nhỏ và tham gia các hoạt động để kiếm tiền trong game, mô hình này tương tự như tựa game nổi tiếng Minecraft. Tuy nhiên nếu theo những gì Metaverse được định nghĩa, các dự án này vẫn chưa đáp ứng được những gì Metaverse mạng lại. Một điểm cần lưu ý ở thời điểm hiện tại, rất nhiều dự án chỉ gán mác Metaverse để dụ dỗ các nhà đầu tư mắc bẫy vì vậy mọi người cần lưu ý kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Tổng kết
Dù có rất nhiều ý kiến trái chiều về Metaverse và những hữu ích mà nó mang lại trong đời sống. Nhưng Metaverse là một công nghệ mới với rất nhiều những lợi ích mà nó có thể mang lại vì vậy chúng ta nên cần nhiều thời gian hơn để phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng để chứng kiến một kỉ nguyên Metaverse trong tương lai.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Route-X Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Route-X - December 14, 2024
- Decentralized Science (DeSci): Tương Lai Của Khoa Học Phi Tập Trung - December 14, 2024
- Phân Tích Zero1 Labs: Tham Vọng Trở Thành Hệ Sinh Thái DeAI Toàn Diện - December 13, 2024