Open Campus là một nền tảng được xây dựng với mục tiêu đem lại tính phi tập trung, minh bạch và công bằng trong lĩnh vực giáo dục. Một điểm thú vị của Open Campus là các thiết kế tokenomics khá độc đáo với trọng tâm là token EDU. Trong bài viết này, hãy cùng Hak Research tìm hiểu về những điểm thú vị trong nền kinh tế của Open Campus nhé.
Open Campus Là Gì?
Open Campus là một nền tảng được xây dựng với mục tiêu đem lại tính phi tập trung, minh bạch và công bằng trong lĩnh vực giáo dục. Với Open Campus, mội người đều có quyền xây dựng, phát triển và quảng bá những nội dung của mình đến toàn cầu và ngược lại dựa trên những nguồn thông tin chất lượng mà họ tạo ra thì có thể tạo ra doanh thu từ đó.
Thị trường giáo dục vốn là một thị trường vô cùng béo bở ngoài TradFi tuy nhiên trong thị trường crypto thì gần như chưa có một dự án nào thành công. Open Campus là một trong những lá cờ đầu với mục tiêu đưa công nghệ blockchain vào ngành giáo dục và tạo nên một xu hướng mới cho thị trường crypto.
Mô Hình Hoạt Động Của Open Campus
Trước khi đi sâu vào mô hình hoạt động của Open Campus, chúng ta cùng điểm qua các đối tượng chính tham gia vào nền kinh tế của Open Campus bao gồm:
- Content Creators: Là những người sáng tạo nội dung trên Open Campus. Đây có thể là những cá nhân riêng lẻ hoặc một tập thể người sáng tạo (tập hợp những người sáng tạo nội dung) sản xuất video, tài liệu giáo dục chất lượng cao.
- Co - Publishers: Đây là những nhà đồng xuất bản các nội dung giáo dục có nhiệm vụ quảng bá các nội dung giáo dục đến với nhiều phụ huynh, học sinh hơn để nhận được phần chia sẻ doanh thu từ các Creators.
- Learners: Đây là những học sinh tham gia học trên Open Campus, họ sẽ được tiếp cận với những giáo viên, nhà sáng tạo nội dung hàng đầu từ nhiều quốc gia khác nhau.
- Foundation: Đây là một tổ chức được thành lập bởi Open Campus nhằm mục đích kết nối các thành phần trong hệ sinh thái Open Campus bằng cách tận dụng kiến thức chuyên môn về giáo dục và web3 của các đối tác có kinh nghiệm lâu năm trong thị trường.
Sau đây là mô hình hoạt động trên Open Campus được triển khai theo các bước sau:
- Bước 1: Các người sáng tạo nội dung (Creators) tạo ra các nội dung giáo dục trên Open Campus.
- Bước 2: Người tạo nội dung sẽ phải trả 1 lượng token EDU để nội dung của họ được xem xét trước khi đăng tải lên Open Campus.
- Bước 3: Người đánh giá ngang hàng tiến hành phê duyệt nội dung từ người tạo nội dung. Sau khi nội dung được phê duyệt, người tạo nội dùng có thể trả thêm một khoản tiền được thanh toán bằng token EDU để nội dung của họ có thể được mã hóa dưới dạng Publisher NFT.
- Bước 4: Người tạo nội dung có thể bán các Pulisher NFT này trên các NFT Marketplace để nhận về 1 khoản tiền. Tuy nhiên, họ sẽ bị trích ra một khoản nhỏ từ lợi nhuận bán NFT và số tiền này sẽ được chuyển vào Treasury của Open Campus.
- Bước 5: Bất kì người dùng nào cũng có thể mua các Publisher NFT này để trở thành Co Publisher và sẽ nhận được một phần chia sẻ doanh thu từ các người sáng tạo nội dung.
- Bước 6: Các Co Publisher chịu trách nhiệm quảng bá nội dung đến với nhiều người học. Càng giới thiệu được nhiều người học thì họ sẽ nhận được càng nhiều doanh thu được chia sẻ từ người tạo nội dung.
- Bước 7: Người học (Learner) có thể đăng kí tài khoản trên Open Campus, mua các khóa học được thanh toán bằng token EDU và nhận được chứng chỉ bằng NFT sau khi hoàn thành khóa học.
Đánh Giá Về Open Campus
Flywheel của Open Campus
Flywheel của Open Campus sẽ được diễn ra như sau:
Open Campus thu hút được càng nhiều Learners tham gia học trên nền tảng → Lượng tiền kiếm được từ các Learners càng nhiều —> Các Content Creators và Co - Publishers nhận được nhiều doanh thu hơn —> Tạo nhiều content hơn, quảng bá nhiều hơn —> Thu hút nhiều Learners hơn → ….
Nhìn vào Flywheel của Open Campus chúng ta thấy mô hình kinh tế trở nên bền vững hơn so với các tựa game đã từng tạo nên tiếng vang lớn với phong trào Play To Earn như: Axie Infinity,... Dù nó vẫn mang một chút hơi hướng Ponzi khi càng nhiều người tham gia thì sẽ càng tạo ra nhiều lợi nhuận, tạo thành một nền kinh tế phát triển đi lên.
Nhưng tạo sao mình nói mô hình kinh tế của Open Campus trở nên bền vững hơn rất nhiều so với các tựa game Play To Earn trước đây vì Open Campus đã đưa ứng dụng của mình đến nhiều hơn trong thế giới thực và phân định rõ ràng về vai trò của từng thành phần người dùng trong nền tảng của mình:
- Content Creator: Chỉ cần tập trung vào viết Content.
- Co - Publishers: Chỉ cần tập trung vào quảng bá, giới thiệu khóa học.
- Learner: Chỉ cần tập trung tập vào việc học.
Một điểm nữa mình thấy khá độc đáo của Open Campus là họ đã đưa được mô hình Affiliate Marketing truyền thống vào trong nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, để đạt được Flywheel hoàn hảo như vậy thì Open Campus cần phải xây dựng được cơ sở hạ tầng gồm một lượng người dùng, các Content Creator và Co - Publishers ban đầu. Vậy Open Campus đã làm được những gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Open Campus với những bước tiến ban đầu
OC Alliance đã có những thành viên đầu tiên bao gồm: CoderSchool - một nền tảng học trực tuyến dành cho những người yêu thích lập trình tại Việt Nam, Atiom - Một công ty với các khóa học trực tuyến giúp nâng cao kĩ năng mềm, …
Ngoài ra trong thời gian vừa rồi, Open Campus đã thành lập DAO cho phép người dùng sử dụng token EDU để tham gia vào các cuộc bỏ phiếu cho các quyết định trên nền tảng. Điều này nhằm mục đích tạo nên một nền tảng phi tập trung hướng đến cộng đồng và tất nhiên Token EDU là một phần vô cùng quan trọng trên nền tảng.
Tổng kết
Nhìn chung, bước đi đầu tiên của Open Campus đang là đưa mô hình của họ đến với nhiều nền tảng học trực tuyến. Điều này giúp Open Campus có được một lượng người học cũng người sáng tạo nội dung có sẵn trên các nền tảng. Tất nhiên, khi Open Campus ngày càng phát triển thì token EDU sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Trên đây là tất cả thông tin mình muốn cung cấp trong bài viết này, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức thú vị.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Bitcoin MEV: Những Điều Bạn Cần Biết - October 11, 2024
- Phân Tích CAT 20: Tiêu Chuẩn Mới Được Unisat Hỗ Trợ - October 11, 2024
- Tour de Berance Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Tour de Berance - October 2, 2024