Orderly Omnichain là bước tiến đột phá tiếp theo của Orderly Network. Ban đầu, Orderly Network được xây dựng trên Near Protocol và tập trung hỗ trợ hệ sinh thái này. Nhưng hệ sinh thái Near phát triển không quá nổi bật đặc biệt là các mảnh ghép DeFi chưa thu hút được người dùng thật. Do vậy, L1 này dường như là một ngôi nhà không đủ lớn với một dự án có tầm nhìn như Orderly.
Vậy nên dự án đã chọn hướng phát triển Omnichain để tiếp cận với tất cả các hệ sinh thái, trở thành nền tảng cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho những dự án orderbook dex & perps trong thời gian tới.
Để tìm hiểu chi tiết về Orderly Omnichain và tìm năng của nó thì hãy cùng mình đọc hết bài viết này nhé!
Giới Thiệu Về Orderly Network
Orderly Network là một nền tảng cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng sổ đặt hàng (Oderbook) & thanh khoản cho các dự án xây dựng sàn giao dịch giao ngay (Spot) và hợp đồng tương lai vĩnh viễn (Perpeptual). Dự án phát triển Orderbook nhưng không xây dựng giao diện người dùng cuối mà cho các dApp sử dụng sổ lệnh này cung cấp dịch vụ đến người dùng cuối.
Ban đầu Orderly Network phát triển trên Blockchain Layer 1 Near Protocol. Do đó, các dApp DeFi trên Near có thể cung nhau sử dụng sổ lệnh của Orderly để cung cấp dịch vụ giao dịch cho người dùng cuối. Từ đó, nó tạo ra một thị trường giao dịch với thanh khoản chung giảm đi sự phân mảnh thanh khoản trên Near Protocol.
Với một dự án DeFi nhận được số tiền đầu tư hơn 20 triệu đô từ các quỹ như Pantera Capital, DragonFly Capital, Sequoia Capital, IOSG, Jump Crypto, GSR và với định giá vòng gần nhất là 200 triệu đô thì đội ngũ phát triển phải có năng lực và nhiều kinh nghiệm cùng sản phẩm thực tốt.
Hiện tại sau hơn 1 năm phát triển, Orderly Network đã hoàn thiện xong sản phẩm và bắt đầu cho việc mở rộng business đánh dấu bằng sự kiện hợp tác với Layerzero ra mắt Orderly Omnichain đưa sự hiện diện của mình đến các Layer 1 & Layer 2 khởi đầu với việc mainnet và deploy trên Arbitrum vào đầu tháng 11/2023.
Tổng Quan Về Orderly Omnichain
Orderly Omnichain cũng giống như sản phẩm sổ đặt hàng CLOB như trước. Nhưng nó có thể hỗ trợ cho tất cả các chuỗi nhờ kết hợp với LayerZero, một giao thức cơ sở hạ tầng cho Omnichain. Thị trường của Orderly Omnichain là tất cả các chuỗi khối, kể cả là chuỗi EVM hay non-EVM.
Với sổ lệnh CLOB, lệnh của người dùng sẽ được đặt hoàn toàn trên chuỗi nhưng khớp lệnh sẽ được xử lý ngoài chuỗi giống như sàn CEX. Khả năng này mang lại tốc độ khớp lệnh rất cao đối với một nền tảng giao dịch.
Orderly Omnichain không chỉ cho phép người dùng trên tất cả các mạng lưới giao dịch với một sổ lệnh chung cho 1 cặp tài sản mà bất cứ dApp trên mạng nào cũng có thể sử dụng sổ lệnh này để cung cấp dịch vụ cho người dùng hay hệ sinh thái đó. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của Orderly Omnichain so với các nền tảng CLOB khác trong Crypto. Hầu như các dự án như Aevo hay ParaDex hay thậm chí là dYdX V3 đều chỉ hỗ trợ người dùng từ nhiều chuỗi sử dụng thông qua chuyển tiền bằng Bridge. Nhưng Orderly Omnichain thì người dùng có thể sử dụng sản phẩm thông qua một DEX nào đó sử dụng sổ lệnh của Orderly Omnichain.
Những Hạn Chế Của AMM Trong DeFi
AMM là một bước đột phá lớn và ý tưởng đã thay đổi nền kinh tế Crypto với khả năng hỗ trợ giao dịch tự động và không có sự can thiệp của con người. Và AMM cũng phát triển xuyên suốt theo thị trường DeFi. Nhưng nó cũng có nhiều điểm hạn chế mà chưa khắc phục được.
- Trượt giá: AMM sử dụng công thức tích không đổi (x*y=k), với công thức này Pool thanh khoản càng dày sẽ càng ít trượt giá. Nhưng ảnh hưởng bởi trượt giá là điều không tránh khỏi cho các nhà giao dịch.
- Tốc độ giao dịch: Các dApp DeFi đặc biệt là trên Ethereum có tốc độ xử lý giao dịch rất chậm do tất cả đều được thực hiện trên Onchain mà mạng lưới Ethereum còn rất chậm. Việc lệnh mất nhiều thời gian để thực hiện sẽ mang lại trải nghiệm người dùng không tốt và gây ra nhiều rủi ro khác.
- Độ trễ: Xuất phát từ khả năng xử lý giao dịch chậm, lúc giá ban đầu mà bạn thực hiện lệnh cho đến lúc lệnh của bạn được hoạn thành thì có thể bạn sẽ chịu mức giá khác dó có nhiều lệnh được xử lý trong quá trình lệnh của bạn bị treo. Từ đó, bạn cũng chịu rủi ro bị tấn công MEV.
- Phân mảnh thanh khoản: Đối với mỗi cặp tài sản cần một Pool thanh khoản riêng. Ví dụ, chỉ với ETH thì trên thị trường có bảo nhiều tài sản đều add cặp với nó, tạo ra các cặp như ETH-USDC, ETH-USDT, ETH-DAI, ETH-LUSD,... Do đó, ETh bị phân mảnh và chia nhỏ trên nhiều Pool thanh khoản.
- Giao diện phức tạp: Đối với một AMM thì có nhiều sản phẩm đi kèm như giao diện thêm thanh khoản, khuyến khích thanh khoản,... rất rối mắt nhưng lại thiếu đi các tính năng như đặt lệnh limit hay biểu đồ Trading.
- Rủi ro bảo mật: AMM hoạt động dựa vào Pool thanh khoản nhưng các Pool này có rủi ro rất lớn là bị Hacker tấn. Các cuộc tấn công có thể làm mất hết tiền trong Pool, ảnh hưởng trực tiếp đến người cung cấp thanh khoản.
Orderly Omnichain Giải Quyết Được Vấn Đề Gì?
Sổ lệnh kết hợp với Omnichain tạo ra một một Orderbook chung cho tất cả các chuỗi. Ngay cả các dApp trên các chuỗi cũng dễ dàng tích hợp để cung cấp khả năng giao dịch Spot, Perp cho người dùng. Nó cũng giải quyết được rất nhiều hạn chế mà thị trường đang gặp phải.
Giải Quyết Hạn Chế Của Sàn CEX
Hầu hết các nhà đầu tư trong Crypto đều sử dụng qua sàn CEX, loại sàn này có sổ lệnh để hỗ trợ giao dịch cho người dùng. Ngoài những lệnh do người dùng đặt thì còn có các Market Maker tạo thanh khoản giao dịch.
Sàn CEX có giao diện thân thiện với người dùng, thanh khoản tốt cho những Token phổ biến. Tuy nhiên, tiền của người dùng do sàn quản lý, trên tài khoản chỉ hiện là con số cho đến khi mình rút tài sản về ví Metamask hay ví lạnh thì mới là chính mình quản lý.
Việc sàn quản lý tài sản có nhiều rủi ro như sàn sử dụng tiền của người dùng cho nhiều mục đích khác hay sàn có thể ôm tiền bỏ trốn hay sàn làm thất thoát tiền của người dùng. Điển hình là FTX sụp đỗ người dùng có nguy cơ mất tiền.
Sổ lệnh của sàn CEX cũng là tập trung có thể được vận hành bởi sàn CEX hoặc bên thứ ba. Có rất nhiều rủi ro như xóa lệnh người dùng hay chèn lệnh ảo. Ngay cả sàn CEX như Binance cũng từng gặp một số lỗi với Orderbook và tạo ra các cây nến quét râu dài từ giá BTC vài chục nghìn xuống vài nghìn, đã gây ra hậu quả là hàng loạt lệnh bị thanh lý.
Với Orderly Omnichain, các giao dịch hoàn toàn trên chuỗi và không một ai có thể can thiệp vào lệnh của người dùng. Tiền của người dùng là do họ quản lý, dự án cũng không có quyền truy cập hay chuyển tiền của người dùng.
Orderly Omnichain có thể tập trung thanh khoản hơn tất cả các sàn CEX khi dùng một sổ lệnh cho mỗi loại tài sản duy nhất. Ví dụ đối với giao dịch Futures BTC trên CEX có nhiều cặp như BTC-USD, BTC-USDC, BTC-USDT, BTC-TUSD,... nhưng các dự án như Orderly có thể chỉ dùng một cặp duy nhất đối với BTC là BTC-PERP.
Giải Quyết Hạn Chế Của AMM
Orderly Omnichain giải quyết được những hạn chế của các AMM trong DeFi. Khi nó có khả năng khớp lệnh nhanh hợp rất nhiều lần, giảm các giao dịch chạy trước hay tấn công MEV, hạn chế phân mảnh thanh khoản cho các cặp tài sản giao dịch.
Orderly cung cấp bộ cung cụ để các dApp phát triển giao diện thân thiện với người dùng. Một giao diện thân thiện và hỗ trợ tất cả các loại lệnh giới hạn trên Orderly sẽ là sản phẩm tối ưu cho các nhà giao dịch Full Time.
Orderbook của Orderly được tạo thanh khoản bởi các lệnh giới hạn của người dùng và các đội MM nên vấn đề thanh khoản không còn quá lớn. Đặc biệt là Orderly Omnichain sẽ là một nền tảng hay lớp thanh khoản chung tất cả các chuỗi. Chưa một AMM nào trở thành lớp thanh khoản chung cho tất cả các chuỗi.
Tiềm Năng Của Orderly Omnichain
Như những phân tích ở trên, Orderly Omnichain là nền tảng cung cấp sổ lệnh chung cho tất cả các chuỗi. Nó cho phép các dApp (DEX) trên bất kỳ chuỗi nào sử dụng sổ lệnh này. Khi sử dụng sổ lệnh dự án sẽ thừa hưởng luôn thanh khoản sẵn có của Orderbook đó từ các dApp khác cùng sử dụng. Và dự án có người dùng giao dịch cũng góp phần làm tăng tính thanh khoản cho sổ lệnh Orderly.
Sàn giao dịch Spot hay Perp sử dụng Orderbook không quá mới và có nhiều dự án sử dụng cầu nối để cho phép người dùng từ nhiều chuỗi khác chuyển tài sản đến dự án. Nhưng Orderly Omnichain không phát triển giao diện người dùng cuối mà chỉ chung cấp sổ lệnh còn lại các dApp sử dụng thanh khoản trên Orderly sẽ tạo giao diện người dùng.
Từ đó, nó tạo thành một hệ sinh thái các dự án xây dựng dựa trên lớp thanh khoản là Orderly. Khi người dùng sử dụng dApp dựa trên Orderly trong một hệ sinh thái vô hình họ được cung cấp ở mức giá tốt nhờ thanh khoản sâu được tổng hợp từ nhiều chuỗi. Và họ cũng đóng thanh khoản vào sổ lệnh chung của Orderly.
Mình rất Bulish vào Omnichain và Orderbook ở chu kỳ tiếp theo nên mình đánh giá cao sản phẩm mà Orderly Omnichain đang xây dựng. Đây là dự án mình đánh giá rất cao và không riêng mình mà các quỹ đầu tư cũng vậy khi họ đã đầu tư hàng chục triệu đô la cho dự án này.
Xây dựng thanh khoản tập trung như Orderly sẽ là một đối thủ mà ngay cả các sàn CEX như Binance cũng phải lo lắng. Chỉ cần một sự kiện nào đó xảy ra mà làm người dùng không tin tưởng CEX nữa, họ sẽ kéo qua DeFi và một Orderbook như Orderly sẽ là lựa chọn lý tưởng.
Tổng Kết
Orderly Omnichain đang là một cơ sở tốt cho các DEX Spot hay Perpeptual xây dựng bên trên, thừa hưởng thanh khoản vô cùng sâu. Nhưng không có công nghệ hay mô hình nào là hoàn hảo và Orderly Omnichain cũng vậy.
Orderly Omnichain sử dụng sổ lệnh CLOB tức là Orderbook được vận hành bởi bên thứ ba và khớp lệnh Off-chain. Nó chưa phải là một nền tảng phi tập trung hoàn toàn.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Cog Finance Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Cog Finance - November 25, 2023
- Eddy Finance Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Eddy Finance - November 13, 2023
- Syndr Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Syndr - November 13, 2023