Frax Finance là một thương hiệu không còn xa lạ đối với người dùng DeFi, mặc dù có thể bản thân mọi người chưa hề sử dụng bất cứ sản phẩm nào của họ. Đó là vì độ phủ của đội ngũ xây dựng Frax Finance là rộng khắp toàn bộ các lĩnh vực có hiệu quả trong thị trường DeFi. Cho đến thời điểm hiện tại, Frax Finance đã xây dựng được cho mình một hệ sinh thái các sản phẩm chuyên dụng nhưng lại có sự liên kết mật thiết lẫn nhau.
Vậy để có thể tiếp cận với hệ sinh thái của Frax Finance một cách đơn giản mà toàn diện nhất thì mọi người hãy cũng Hak Research tìm hiểu trong bài viết lần này nhé!
Tổng Quan Về Frax Finance
Được sáng lập từ 2019 bởi Sam Kazemian, Travis Moore và Jason Huan, lúc này dự án được biết đến với cái tên là Decentral Bank. Sau đó không lâu, Decentral Bank được rebrand thành Frax Finance.
Frax V1 là phiên bản đầu tiên được triển khai từ tháng 5 năm 2020, là một giao thức stablecoin thuật toán nửa thế chấp (Fractional-Algorithmic Stablecoin) với native stablecoin là FRAX và token quản trị là FXS.
Vào tháng 3 năm 2021, Frax v2 đã được ra mắt, đưa đến thị trường một khái niệm mới là Algorithmic Market Operations controllers (AMOs). AMOs sẽ là các hệ thống hoạt động một cách tự động, mỗi AMO thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt và là những mảnh ghép quan trọng đối với toàn bộ hệ sinh thái của Frax. Hiện nay có các AMO bao gồm:
- Collateral Investor AMO
- Curve AMO
- Uniswap v3 Liquidity AMO
- FRAX Lending AMO
Trong tầm nhìn 2024, Frax lại bắt đầu triển khai nâng cấp dần từng module để tiến đến Frax V3 và thay vì sử dụng cơ chế nửa thuật toán nửa thế chấp, kể từ FIP188, stablecoin FRAX sẽ chính thức được duy trì ở tỷ lệ thế chấp tối thiểu là 100%. Tài sản đảm bảo cho FRAX đến từ crypto và RWA. Ngoài ra, còn nhiều chế độ mới được áp dụng đối với việc vận hành peg, bảo mật, quản trị đối với Frax Finance nói chung và stablecoin FRAX nói riêng.
Không chỉ gói gọn ở các AMOs và stablecoin FRAX, hệ sinh thái mà Sam Kazemian xây dựng còn có rất nhiều những sản phẩm bổ sung khác như FPI, Frax Oracles, BAMM, Frax Bridge, Frax Liquid Staking Derivatives, Frax Ferry, Frax Layer 2 và cả một hệ thống quản trị phức tạp nữa.
Để làm rõ được bức tranh tổng thể về hệ sinh thái rực rỡ của Frax Finance, chúng ta sẽ cùng phân tích từng mảnh ghép một trong phần tiếp theo của bài viết.
Hệ Sinh Thái Rực Rỡ Của Frax Finance
Stablecoin FRAX
Phiên bản đầu tiên của FRAX là một Fractional-Algorithmic Stablecoin. FRAX thế chấp một phần (=CR) bằng USDC và phần còn lại (=1-CR) bằng FXS thông qua việc điều chỉnh CR. Cụ thể, sau mỗi 1 giờ, nếu FRAX có giá trị lớn hơn $1 thì CR (tỷ lệ thế chấp USDC) giảm 0.25%, nếu FRAX nhỏ hơn $1 thì CR tăng 0.25% nhằm tăng cơ cấu thế chấp bằng USDC, và CR giữ nguyên khi giá 1 FRAX = $1.
Theo đó, ví dụ nếu Tỷ lệ tài sản thế chấp (CR) là 0.8 và số lượng tài sản thế chấp USDC là $100M thì giao thức có thể phát hành lên tới $125M FRAX.
Đến năm 2021, chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại của FRAX, Frax Finance đã công bố ra FRAX V2 đồng thời giới thiệu khái niệm về AMO. Sau đó, đích thực là AMO đã giúp cho nền tảng này được tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhiều.
AMO đầu tiên được phát triển là Curve AMO, có tác dụng điều chỉnh nguồn cung FRAX dựa trên lượng tài sản thế chấp có sẵn sao cho vẫn duy trì được tỷ giá của FRAX với USD. Từ giai đoạn tháng 9/2021 đến đầu năm 2022, 60% FRAX đã được phát hành thông qua Curve AMO.
Cụ thể, Curve AMO sẽ điều chỉnh thanh khoản của FRAX trong các pool: Frax/USDC Base Pool; FRAX3CRV trên Curve Finance bằng cách đem cả tài sản thế chấp (USDC) + FRAX vào trong FRAX3CRV. Khi giá FRAX giảm thì Curve AMO sẽ rút FRAX khỏi pool, khi giá FRAX tăng thì Curve AMO sẽ bơm thêm FRAX vào pool.
Frax Finance đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp thanh khoản cho pool FRAX3CRV vậy nên số lượng token CRV được phân bổ dưới dạng incentive sẽ được tích lũy bởi Frax. Về lâu dài, Frax có thể trở thành một bên nắm giữ voting power lớn trong Curve DAO.
Tuy nhiên FRAX V2 vẫn còn giữ tỷ lệ thế chấp USDC trong khoảng 85-100%, điều này vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro, nhất là sau khi USDC mất peg vào tháng 3 2023. Vì vậy, FRAX V3 nâng mức CR sàn của stablecoin FRAX lên 100%.
Hiện nay thanh khoản của FRAX trên Curve chủ yếu nằm ở các pool với DAI, PYUSD, USDe, USDC, 3Crypto. Đặc biệt trong đó cần để ý tới PYUSD của Paypal, PYUSD chỉ được bắt cặp duy nhất với FRAX trên Curve ở thời điểm hiện tại. Việc boost cho pool này là do chính Paypal nhúng tay và điều đó khẳng định được uy tín của Frax đối với Paypal - một ông lớn trong lĩnh vực tài chính, thanh toán của thế giới tài chính truyền thống.
Hệ thống AMOs của Frax Finacne
Ngoài Curve AMO trực tiếp đảm bảo được khả năng thanh khoản của FRAX trên thị trường, các AMO khác cũng giữ vai trò quan trọng trong việc tận dụng được FRAX vào các hoạt động DeFi.
- Lending AMO trực tiếp bơm FRAX vào trong lending pool trên Aave hoặc Compound để điều chỉnh lãi suất vay - cho vay đối với FRAX trên các nền tảng đó. Mục đích của Lending AMO đảm bảo rằng những người đi vay trên thị trường muốn vay FRAX sẽ vay FRAX với lãi suất cố định, từ đó người đi vay có thể dự đoán lãi suất cho vay của mình một cách ổn định hơn. Với APR, APY có thể kiểm soát được, Lending AMO có thể kích thích nhu cầu vay FRAX của người dùng và từ đó gia tăng tính năng cho FRAX.
- Collateral Investor AMO mang tài sản thế chấp USDC nhàn rỗi để farm trên các giao thức DeFi, từ đó mang lại một nguồn lợi nhuận nữa cho Frax. Hiện tại, các giao thức đã được tích hợp bao gồm: Aave, Compound và Yearn.
- Uniswap v3 Liquidity AMO tương tự với cách mà Curve AMO hoạt động. Khác ở chỗ, AMO Uni v3 AMO sẽ cung cấp thanh khoản cho FRAX và các stablecoin khác trên Uniswap V3 chứ không phải trên Curve.
Frax LSD
Frax Finance ra mắt frxETH vào tháng 11 năm 2022. Vào thời điểm đó, vì Lido gần như đã chiếm thế độc quyền thị trường LSD nên rõ ràng nếu như một giao thức LSD có cơ chế tương tự như Lido được xây dựng để cạnh tranh sẽ bị đẩy ra khỏi đường đua ngay lập tức. Do đó, để có cho mình một chỗ đứng nhất định (thể hiện qua TVL), câu trả lời là giao thức LSD mới phải offer cho người dùng mức APR cao hơn so với Lido.
Vậy làm sao mà Frax có thể thiết kế được một LST với mức lợi suất tiềm năng cao hơn so với Lido? Hệ thống Frax Ether bao gồm ba thành phần chính, Frax Ether (frxETH), Staked Frax Ether (sfrxETH) và Frax ETH Minter:
- frxETH được gắn peg với ETH, theo tỷ lệ 1:1. Trong quá trình duy trì peg, tỷ giá thường thấy nằm trong khoảng từ 1.01 đến 0.9900 vẫn được coi là chưa bị mất peg.
- sfrxETH là phiên bản tự động cộng gộp lợi suất của frxETH. Tất cả lợi nhuận tạo ra từ trình Frax Ether validator sẽ được phân phối cho người nắm giữ sfrxETH. Bằng cách convert từ frxETH thành sfrxETH, người dùng sẽ nhận được lợi suất staking và được auto-compounding, phần lời sẽ được tính thành frxETH khi người dùng reddem từ sfrxETH trở lại frxETH.
- Frax ETH Minter ( frxETHMinter ) Đóng vai trò hỗ trợ cho các giao dịch convert ETH thành frxETH, tạo ra frxETH mới bằng với số lượng ETH đã được gửi vào giao thức cũng như khởi chạy các validator node khi đạt đủ số lượng ETH tối thiểu.
Mấu chốt nằm ở sfrxETH, do token này được sinh ra từ frxETH nên số lượng của nó tối đa chỉ có thể bằng supply của frxETH. Tuy nhiên, một cơ số frxETH phải được sử dụng để cung cấp thanh khoản cho cặp frxETH/ETH trên Curve, vì vậy số lượng sfrxETH còn lại sẽ nhỏ hơn frxETH. Trong khi frxETH và sfrxETH cùng phải chia sẻ lấy lợi nhuận từ Frax Ether Validator, nếu như nhu cầu thanh khoản càng nhiều thì sfrxETH càng ít đi so với tổng frxETH, cũng có nghĩa là holder của sfrxETH sẽ càng được hưởng nhiều lợi nhuận hơn từ việc liên tục cộng gộp reward.
Dữ liệu lịch sử cho thấy lợi suất của sfrxETH cao hơn rõ rệt và đồng thời cũng có mức độ ổn định cao so với những LST khác như stETH, cbETH, rETH.
Hiện tại, Frax LSD là giao thức LSD trên Ethereum có TVL lớn thứ 5 trên thị trường, đứng sau Lido, Rocket Pool, Binance staked ETH Mantle Staked ETH. Theo đó Frax thậm chí còn được ra mắt trước Binance LSD và Mantle LSD nhưng không phát triển bằng hai thế lực này.
Frax Price Index
Frax Price Index là một hệ thống gồm 4 token bao gồm FRAX, FPI, FPIS và veFPIS. Đây dường như là một sản phẩm độc lập hoàn toàn về mặt ý tưởng, cung cấp một tài sản có thể sở hữu để chống lại ảnh hưởng của lạm phát.
Biến động của token Frax Price Index - FPI chính bằng tỷ lệ lạm phát CPI của Hoa Kỳ. Bằng cách theo dõi chỉ số này mỗi ngày, cũng như theo dõi biến động giá trị của một rổ hàng hóa thông qua oracle, FPI biểu diễn tương đối chính xác sự tăng giá chung của mọi hàng hóa. Dĩ nhiên FPI cũng sẽ giảm giá trị trong bối cảnh CPI thể hiện giảm phát.
FPI được mint ra từ FRAX stablecoin, trong khi FRAX của người dùng sẽ được giao thức sử dụng để làm vốn đi farm kiếm yield, lợi suất nhận được sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng theo thời gian của FPI. Theo đó, nếu như người dùng tin rằng FPI sẽ mang lại lợi suất tốt hơn hoặc bằng so với lạm phát thì người dùng sẽ gửi FRAX của mình cho Frax Finance quản lý.
Hệ thống được quản trị bởi những người nắm giữ token FPIS, nếu như trong trường hợp yield không đủ để đảm bảo được giá trị của FPI tăng theo lạm phát, FPIS sẽ được mint thêm và bán ra để gây quỹ, sau đó hỗ trợ cho FPI (giống như việc tăng vốn điều lệ).
Sau cùng veFPIS được phát triển thêm, người dùng có thể lock FPIS của họ trong tối đa 4 năm để nhận lại số lượng veFPIS nhiều gấp bốn lần (ví dụ: 100 FPIS bị khóa trong 4 năm sẽ được nhận lại 400 veFPIS). veFPIS không phải là token có thể chuyển nhượng cũng như không giao dịch trên thị trường. Sau cùng số liệu CPI lấy từ oracle Chainlink sẽ được thay thế bằng những cuộc biểu quyết bởi hội đồng những người stake veFPIS.
BAMM
Borrow AMM (BAMM) là một phiên bản ứng dụng mô hình AMM cho việc Lending & Borrowing. Không giống các mô hình Lending P2Pool hay CDP, Borrow AMM hoạt động mà không cần đến bất kỳ oracle nào, giống như các AMM DEX vậy.
Với mỗi cặp token A&B trong một pool được xác định tỷ giá thông qua công thức x*y=k, với x là supply của A trong pool, y là supply của B trong pool, người dùng có thể sử dụng A làm tài sản thế chấp để vay B (và ngược lại) với mức LTV nhất định, lãi suất được điều chỉnh dựa trên hiệu quả sử dụng vốn (vay càng nhiều lãi càng cao).
BAMM sẽ được bổ sung cơ chế thanh lý mềm “Soft liquidation”, giống với cơ chế thanh lý “LLAMMA” của crvUSD. Về cơ bản, khi xu hướng giá trị tài sản thế chấp đi xuống, khoản vay sẽ được thanh lý dần dần và thanh lý toàn bộ khi chạm threshold. Ngược lại, khi giá trị tài sản thế chấp có xu hướng tăng lên, khoản vay sẽ dần được “buy back” sao cho khi giá tài sản thế chấp trở về vị thế ban đầu, cũng sẽ đạt đúng lượng thế chấp ban đầu.
Hiện nay thì ý tưởng về BAMM mới chỉ nằm trên giấy tờ, tuy nhiên đây hoàn toàn có thể trở thành tiền đề để phát triển một xu hướng mà các lending protocol không bị phụ thuộc vào Oracle như hiện nay. Là sản phẩm được phát kiến bởi Frax team, BAMM sẽ chỉ được xây dựng độc quyền trên Fraxtal Layer 2 của Frax.
Frax V3
Frax V3 là nâng cấp mới nhất của Frax Finance, trong đó có nhiều module mới được xây dựng, quan trọng hơn là FRAX cũng được tái thiết kế thêm một lần nữa.
Upgrade Stablecoin FRAX
Do đây là sự nâng cấp của nhiều module rời rạc nên việc nâng cấp lên Frax V3 sẽ là một quá trình dài, được cấu thành bởi sự nâng cấp, ra đời của từng mảnh ghép. FRAX stablecoin là sự thay đổi đầu tiên khi tăng CR lên tối thiểu 100%, nói cách khác là phải được bảo chứng ít nhất 100% bằng USDC.
Sau khi stablecoin FRAX đạt 100% CR, FRAX sẽ được duy trì peg với USD bằng cách sử dụng kết hợp các oracle Chainlink. Nếu FRAX CR giảm, AMO và Frax Governance sẽ cố gắng khôi phục CR về 100% và giữ giá FRAX ở mức 1 USD bất kể giá của các tài sản khác như USDC, USDT hoặc DAI.
sFRAX
sFRAX là một vault RWA của Frax Finance, có thể hiểu đơn giản đây là một module mà Frax xây dựng để cho người dùng tiếp cận với việc đầu tư thụ động vào các sản phẩm RWA do Frax cung cấp chiến lược. Để tham gia thì người dùng cần dep FRAX vào làm vốn, sau đó nhận lại sFRAX đại diện cho khoản tiền gửi của mình. Ngoài ra không thể dùng stablecoin nào khác, điều này sẽ add thêm một tính năng cho FRAX trong hệ sinh thái của Frax Finance.
FIP-277 đã chính thức đánh dấu sự kết hợp của Frax với đơn vị đối tác RWA đầu tiên là FinresPBC. FinresPBC sẽ tập trung vào việc đảm bảo các RWA có rủi ro thấp “tương đương tiền mặt” và tối ưu hóa để mang lại lợi nhuận cho những người stake sFRAX. Các khoản đầu tư RWA đó có thể nằm ở 4 dạng sau:
- Tín phiếu ngắn hạn (US T-bill)
- Hợp đồng Repo nghịch đảo
- USD dưới dạng tiền gửi vào Federal Reserve Bank
- Chứng chỉ quỹ của các money market mutual funds
Lợi nhuận từ sFRAX vault sẽ follow theo interest on reserve balances (IORB). Khi IORB oracle cho thấy lãi suất tăng lên, Frax Protocol sẽ thế chấp FRAX bằng tín phiếu kho bạc, Hợp đồng Repo nghịch đảo và/hoặc USD gửi tại Federal Reserve Banks. Khi IORB oracle cho thấy lãi suất giảm, Frax Protocol sẽ bắt đầu cân bằng lại tài sản thế chấp FRAX với tài sản onchain và các khoản vay thế chấp vượt mức trong Fraxlend.
FXS & Frax Governance
Frax Finance sử dụng mô hình vetokenomic với cặp FXS/veFXS. Về cơ bản, vetoken của Frax Finance có một vài đặc điểm như sau:
- Người dùng có thể khóa FXS của họ trong tối đa 4 năm với số lượng gấp bốn lần veFXS (ví dụ: 100 FXS bị khóa trong 4 năm sẽ trả lại 400 veFXS).
- veFXS không phải là token có thể chuyển nhượng cũng như không giao dịch trên thị trường thanh khoản.
- Số dư veFXS giảm tuyến tính khi mã thông báo sắp hết hạn khóa, đạt gần 1 veFXS trên 1 FXS khi thời gian khóa còn lại là 0. (Khuyến khích đặt cược lâu dài).
Lợi ích của người sở hữu veFXS là gần như tất cả nguồn doanh thu trọng yếu của toàn bộ hệ sinh thái, đơn giản vì veFXS là tài sản có thể ví như đại diện cho vốn sở hữu của người dùng đối với Frax Finance. Dòng tiền kiếm được từ AMO, các hoạt động vay-cho vay trên Fraxlend và phí Fraxswap thường được sử dụng để mua lại FXS từ thị trường, sau đó phân phối cho các nhà đầu tư veFXS dưới dạng lợi tức.
Ở thời điểm hiện tại thì Convex Finance đang là DAO nắm giữ nhiều veFXS nhất và chính là đơn vị có voting power mạnh nhất, một chân trụ quan trọng trong hội đồng quản trị của Frax Finance.
Phía sau đều là các whales thân cận với Frax Finance, ngoài ra chỉ có Stake DAO cùng với Pitch là 2 liquid wrapper của veFXS nhưng cũng nắm giữ một lượng không nhiều chỉ loanh quanh khoảng 1-2%.
Phần quan trọng của một vetokenomics là Gauges. Hệ thống Gauges của Frax có thể điều chỉnh incentive tới các Module như:
- Lending Gauges: Điều chỉnh incentive cho các pool cho vay FRAX trên Fraxlend, Aave hoặc Compound.
- LP Gauges: Điều chỉnh incentive cho các pool tài sản có mặt FRAX trên các DEX như Fraxswap, Curve và Uniswap V2.
Đánh Giá Chiến Lược Phát Triển
Các sản phẩm chiến lược của Frax Finance hiện tại là stablecoin FRAX và Frax LSD. Nếu để ý kỹ, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ ràng chiến lược phát triển của Frax Finance đối với những thị trường này.
Stablecoin và LSD đều là những thị trường khổng lồ, được chứng minh bởi lịch sử tồn tại lâu dài cũng như xu hướng dòng tiền không ngừng đổ vào các giao thức lớn nhất ngành. Ở mỗi ngách, Frax đều không phải là người tiên phong mà thực tế là ăn theo các trend đó sau khi thị trường được định hình bởi những tay chơi đầu tiên. Đối với Stablecoin thì đó là DAI hay USDC, đối với LSD thì đó là Lido Finance hay RocketPool.
Sam Kazemian và những người cộng sự chắc chắn hiểu rằng: với vị thế của người đến sau, nếu không thể cung cấp được giải pháp phục vụ cho những nhu cầu đặc biệt, những nỗ lực của họ sẽ chẳng đi đến đâu. Vì thế Frax LSD và FRAX stablecoin đều có những thiết kế đặc biệt riêng.
Trong đó, Frax LSD vẽ thêm một LST phiên bản auto-compounding là sfrxETH cực kỳ hiệu quả về mặt hiệu suất sinh lời. Thậm chí mô hình này đã được học tập bởi Redacted Cartel để áp dụng cho Dinero và cho ra cặp LST pxETH & apxETH tương tự frxETH & sfrxETH.
Mặt khác, Frax Finance giới hạn số lượng FRAX được phát hành ra thị trường dựa trên quy mô thanh khoản mà họ nắm giữ trong pool FRAX3CRV, song phần lớn thanh khoản trên DEX của FRAX đều là do chính Frax Finance nắm giữ, do đó họ có thể đảm bảo rằng rủi ro peg của FRAX hoàn toàn có thể kiểm soát. Bên cạnh đó còn phát triển các AMOs bổ sung để gia tăng thêm tính năng cho FRAX.
Nhưng nhìn vào nhược điểm thì ta cũng có thể thấy rằng Frax Finance đầu tư vào quá nhiều ngóc ngách sản phẩm khác nhau. Các module AMOs sẽ đều tập trung hỗ trợ cho FRAX về mặt tính năng và thanh khoản, nhưng thực tế ngoài Curve AMO thì các AMO khác đều tác động không thực sự nhiều.
Và nếu như một hệ sinh thái sản phẩm mà từng sản phẩm trong đó đều active một cách rời rạc, thiếu sự cộng hưởng thì hướng đi của Frax sẽ trở nên dàn trải hơn. Họ vẽ ra rất nhiều game, nhưng nhìn vào FXS trên phương diện đầu tư cá nhân thì chúng ta không thấy được sự hấp dẫn của nó.
Tổng Kết
Có thể nói rằng, team Frax là một trong những đội ngũ có lực build bền nhất thị trường trong suốt chu kỳ vừa rồi, tuy trong số đó không có một sản phẩm nào lead được market nhưng họ luôn dành cho mình một chỗ đứng nhất định. Trong chu kỳ này, Fraxtal Layer 2 và các thay đổi lớn trong Frax V3 sẽ chính là những động lực tăng trưởng chủ yếu cho Frax Finance.
Hy vọng qua bài viết này mọi người có thể hình dung được về hệ sinh thái đồ sộ của Frax Finance và những định hướng của team trong thời gian tới để tìm cho mình những cơ hội đầu tư hiệu quả.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- BHO Network Chính Thức Phi Tập Trung Hoàn Toàn - November 19, 2024
- Copin.io: Khám Phá Insight Từ Perpetual DEX - October 30, 2024
- Counter Fire Tournament: Giải Đấu Game Web3 Hấp Dẫn Với Tổng Giải Thưởng Lên Đến 12,000 USDC - October 27, 2024