Layer 1 là gì? Layer 1 là một trong những nền tảng quan trọng trong thị trường crypto đóng vai trò thúc đẩy thị trường phát triển một cách đa dạng. Một trong những nền tảng Blockchain Layer 1 phổ biến nhất trong thị trường crypto hiện nay là Ethereum bên cạnh đó còn là BNB Chain, Solana, Polygon,... Vậy Layer 1 là gì và có điều gì thú vị mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về Layer 1, mọi người có thể tham khảo một số bài viết như:
Layer 1 Là Gì?
Bối cảnh ra đời của Ethereum
Tại vì sao lại là bối cảnh ra đời của Ethereum mà không phải là bối cảnh ra đời của Layer 1 trong thị trường crypto? Bởi vì Ethereum là một Blockchain Layer 1 đầu tiên của thị trường crypto, phải một thời gian dài sau thì các nền tảng Layer 1 tiếp theo mới ra đời nhưng tới nay 99% các Layer 1 thời điểm đó đều đã đi vào dĩ vàng và chỉ còn duy nhất Ethereum vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường.
- Ethereum: Ra đời vào 2013
- Monero ra đời vào thời điểm năm 2014.
- NEO được sáng lập bởi Da HongFei và Erik Zhang vào tháng 6 /2014.
- Cardano được sáng lập Charles Hoskinson ra đời vào 2015.
- Polkadot được sáng lập bởi Garvin Wood ra đời vào tận những năm 2020.
Vitalik Buterin xây dựng Ethereum với mục tiêu tạo ra một nền tảng blockchain linh hoạt và mở rộng hơn so với Bitcoin. Điểm nhấn của Ethereum chính là tính năng hợp đồng thông minh (Smart Contract), cho phép các bên thực hiện các thỏa thuận trực tiếp trên Blockchain mà không cần đến trung gian. Điều này mở ra những khả năng lớn cho các xu hướng sau này như DeFi, NFT, Gaming, Social,...
Rõ ràng viết tích hợp Smart Contract vào Blockchain đã tạo ra bước ngoặt to lớn thứ hai cho toàn bộ thị trường tiền điện tử sau sự ra đời của Bitcoin.
Tổng quan về Layer 1
Layer 1 là một nền tảng cơ sở hạ tầng là nơi kết nối giữa công nghệ Blockchain và Smart Contract giúp xây dựng các giao thức và ứng dụng phi tập trung ở trên. Một số những Layer 1 nổi bật trong thị trường crypto như: Ethereum, Solana, Near Protocol, Cardano,...
Ngoài Layer 1 thì trong thị trường Crypto có rất nhiều cách gọi khác nhau cho Layer 1 như Blockchain nền tảng, Smart Contract Platform, Nền tảng hợp đồng thông minh, Blockchain Layer 1,... Có rất nhiều cách gọi khác nhau tuy nhiên cách gọi phổ biến, ngắn gọn và đơn giản nhất chính là Layer 1. Ví dụ:
- Ethereum là một Layer 1. Ở trên Ethereum có nhiều các giao thức và ứng dụng phi tập trung được xây dựng như AAVE, Uniswap, Sushiswap, Metamask, Lido Finance,...
- Solana là một Layer 1. Trên Solana có nhiều giao thức và ứng dụng phi tập trung bao gồm Raydium, Orca, Marinade Finance, Solend, Apricot,...
- Near Protocol là một Layer 1. Trên Near Protocol cũng là một hệ sinh thái đa dạng về DeFi, NFT,. Gaming,...
Một số những ưu và nhược điểm của Layer 1
Layer 1 ra đời như một bước ngoặt với toàn bộ thị trường và Layer 1 có một số những ưu điểm như sau:
- Layer 1 là một Blockchain chính vì vậy nó thừa hưởng tất cả những đặc tính của công nghệ Blockchain như bảo mật, phi tập trung, an toàn và có khả năng mở rộng.
- Layer 1 có tích hợp Smart Contract nên các hoạt liên quan sâu tới tài chính như DeFi thì người dùng không cần phải tin tưởng vào một bên thứ 3 vì tất cả đều được thực thi một cách tự động bởi Smart Contract.
- Layer 1 có tính tùy chỉnh cao phụ thuộc vào tầm nhìn & sứ mệnh của đội ngũ phát triển.
Có thể thấy rằng các Blockchain Layer 1 có rất nhiều những ưu điểm, lợi ích tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng tồn tại nhiều nhược điểm. Một trong những nhược điểm của Ethereum đó chính là về khả năng mở rộng với tốc độ giao dịch chậm và phí giao dịch cao khiến Ethereum rất khó để Mass Adoption. Một số các giải pháp được đưa ra để giải quyết bài toán mở rộng trên Ethereum chính là:
- Các Layer 2 với mục tiêu đưa việc thực thi ra ngoài chuỗi nhưng bản thân các Layer 2 cũng cần nhiều thời gian để có thể phi tập trung được mạng lưới của mình.
- Các Layer 1 với hiệu suất cao như Solana hay Internet Computer thì đã giải quyết được bài toán mở rộng tuy nhiên vấn đề lớn hơn xảy ra đó là tính phi tập trung của mạng lưới là rất thấp.
- Các Layer 0 như Polkadot, Cosmos hay Avalanche được ra đời tuy nhiên cũng tồn tại nhiều khuyết điểm như mô hình cực kì phức tạp, việc tương tác giữa các giao thức hay ứng dụng không được xuyên xuốt tạo ra một trải nghiệm người dùng chưa thật sự tốt.
Có thể thấy rằng vấn đề của Ethereum đang được rất nhiều bên tham gia cũng giải quyết với những cách tiếp cận khác nhau tuy nhiên tới thời điểm hiện tại chưa có một giải pháp nào được coi là toàn diện bởi vì trong các giải pháp lại nảy sinh ra những vấn đề mới.
Tuy vậy, với một vấn đền nan giải như vậy đã tạo ra các xu hướng chủ đạo trong thị trường Crypto như Layer 1 Wars - đã diễn ra hai lần trong hai chu kì tăng trưởng gần nhất của toàn bộ thị trường, hay Layer 2 Wars - mới chỉ xảy ra trong Optimistic Rollup giữa Arbitrum và Optimism, trong tương lai sẽ là câu chuyện của zkRollup giữa zkSync, StarkNet, Scroll, Taiko hay Linea.
Một số công nghệ mới được đưa vào Layer 1
zkRollup - Công nghệ Layer 2 cực kì tiềm năng
Optimistic Rollup thời gian gần đây và hiện đang là công nghệ tốt nhất cho các giải pháp Layer 2. Tuy nhiên, về dài hạn zkRollup sẽ là giải pháp Layer 2 tốt nhất của Ethereum tuy nhiên để xây dựng zkRollup tốn rất nhiều thời gian vì độ phức tạp của công nghệ này/. Một số ưu điểm của zkRollup so với Optimistic Rollup bao gồm:
- Khả năng mở rộng của giải pháp zkRollup cho chỉ số 1000x so với Layer 1 hơn rất nhiều so với từ 10 - 100x của các giải pháp Optimistic Rollup.
- Thời gian rút tiền từ Layer 2 về Layer 1 của zkRollup chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn nếu so với các nền tảng Optimistic Rollup. Ở điều này các giải pháp Optimistic Rollup cũng đang tích cực thay đổi từ 10 ngày xuống chỉ còn khoảng chưa tới 1 tiếng.
- Với công nghệ ZKP, các nền tảng ZkRollup cho phép quyền riêng tư trở thành một quyền tùy chỉnh với các nhà phát triển và người dùng.
Sự khác biệt này chủ yếu đến từ việc sử dụng bằng chứng giao dịch trong khi các giải pháp Optimistic Rollup sử dụng Fraud Proof thì các giải pháp zkRollup sử dụng Validity Proof. Tuy nhiên, các giải pháp zkRollup cần phải cải thiện nhiều tính năng trong tương lai như việc tương thích với EVM, trải nghiệm người dùng,...
Parallel Execution - Giải pháp được sử dụng bởi các Layer 1 thế hệ mới
Các Blockchain thông thường, các giao dịch thường được xử lý một cách tuần tự nhưng với các Blockchain thể hệ mới như Sui, Aptos, Monad, Linea hay Fuel Labs thì các dự án này lựa chọn cách tiếp cận là thực thi song song. Với thực thi song song, có để đưa TPS của một blockchain nâng lên cấp số nhân và giải quyết được vấn đề mở rộng trên Ethereum.
Mình đã trình bày rất chi tiết về Thực Thi Song Song trong bài viết Thực Thi Song Song (Parallel Execution) Là Gì? Ưu, Nhược điểm & Cơ Chế Hoạt Động Của Parallel Execution. Mình tin rằng thực thi song song hay Parallel Execution sẽ trở thành một "hot keyword" trong chu kì bùng nổ tiếp theo của thị trường chính vì vậy đừng quên theo dõi các dự án sử dụng giải pháp này nhé.
Một số những yếu tố giúp một Layer 1 thành công
Không có công thức chung cho một giao thức Layer 1 thành công tuy nhiên các Layer 1 thành công thường sở hữu một số các đặc điểm như sau:
- Layer 1 phải được chống lưng bởi một thế lực lớn trong hoặc ngoài thị trường Crypto như câu chuyện của BNB Chain được chống lưng bởi Binance, Solana được chống lưng bởi Sam FTX và Alameda Research,...
- Layer 1 phải nắm bắt được xu hướng của thị trường (hiểu được thị trường sẽ đi theo hướng nào, các nhà phát triển cần gì) đó là câu chuyện của EVM Blockchain trong giai đoạn 2021 với BNB Chain, Polyogn, Avalanche, Fantom,...
- Layer 1 phải có những chiến lược thu hút các nhà phát triển như Grant, Hackathon, Offline,... để phát triển một hệ sinh thái toàn diện, đầy đủ các mảnh ghép.
- Layer 1 phải có một công nghệ mới hoặc thực tiễn để tạo ra một câu chuyện đủ hay để tất cả người dùng có thể hiểu một cách dễ dàng. Như Near Protocol với Sharding, Celo với Mobile Blockchain, Casper với Blockchain Doanh Nghiệp,...
Một Blockchain thành công cần phải là sự kết hợp tổng hòa giữa hai yếu tố là Kinh Doanh và Công Nghệ. Một dự án có tốt đến mấy mà không có một chiến lược Marketing phù hợp và mạnh mẽ thì khả năng thành công sẽ rất thấp hay tốn rất nhiều thời gian để thành công. Một Blockchain quá thiên về yếu tố Kinh Doanh thì lại rất khó phát triển dài hạn trong thị trường crypto khi mà bạn không có quá nhiều điều khác biệt.
Một Số Những Nền Tảng Layer 1 Trong Chu Kì Sắp Tới
Ethereum - Ngai vàng được duy trì
Có một sự thật là nếu như Bitcoin được cho rằng vẫn tiếp tục thống trị toàn bộ thị trường crypto về dài hạn thì Ethereum cũng vậy, sẽ tiếp tục thống trị mảng Layer 1 trong khoảng thời gian dài tiếp theo. Để duy trì được vị thế của mình, Ethereum liên tục phải nâng cấp thay đổi bản thân để phù hợp với thời đại. Một số bản cập nhật nổi bật sắp tới như:
- The Surge: Tại bản cập nhật này sẽ thay thế lộ trình phát triển cũ là Sharding thành EIP-4488 với công nghệ tập trung là Danksharding. Tích hợp zkEVM đến từ ZkSync, Scroll, Polygon,... và giải pháp mở rộng Rollup với mục tiêu đạt đến 100.00 TPS trong tương lai.
- The Verge: Hỗ trợ các validator xác thực bằng chứng giao dịch SNARK của các giải pháp mở rộng zkRollup một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- The Scourge: Xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến MEV giúp trải nghiệm người dùng trên mạng lưới tốt hơn.
- The Splurge: Hoàn thiện một số các nâng cấp khác giúp mạng lưới Ethereum trở nên mượt mà hơn.
Aptos - Sui: Những cái tên tiếp theo thách thức Ethereum
Aptos và Sui là những Blockchain nền tảng thế hệ tiếp theo với nhiều sự cải tiên nếu như Aptos giải quyết vấn đề mở rộng thông qua Thuật toán Block-STM với thực thi song song thì Sui lại lựa chọn cách tiếp cận với Narwhall và Bullshark để giải quyết vấn đề nan giải trên Mempool bằng việc tách quá trình truyền dữ liệu và đồng thuận.
Không phải tự nhiên Aptos và Sui lại luôn đi chung một cặp như vậy, có một số các lí do ngắn gọn như sau:
- Đều xuất thân từ Facebook đặc biệt với dự án Diem. Sau khi Diem thất bại đội ngũ xây dựng dự án tách ra để làm những việc khác nhau trong thị trường crypto, trong đó có xây dựng Sui và Aptos.
- Cả hai dự án đều kêu gọi được hàng trăm triệu đô khi mà còn chưa mainnet.
- Cả hai dựa án đều sử dụng Move là ngôn ngữ lập trình trên nền tảng Blockchain của mình.
Với những yếu tố trên nhanh chóng đưa Sui và Aptos trở thành những Layer 1 Tier 1 trong thị trường crypto. Cả hai dự án đều được định giá tỷ đô khi mới lên sàn giao dịch.
Một số những tên tuổi đáng chú ý khác
Ngoài Aptos và Sui, chúng ta còn nhiều tên tuổi Layer 1 đáng chú ý trong thị trường crypto bao gồm:
- Aleo: Là một Blockchain ềnn tảng đã kêu gọi thành công gần $200M với công nghệ cốt lõi Zero-knowledge đưa quyền riêng tư tới người dùng.
- Celestia: Đưa tới cuộc cách mạng Modular Blockchain với việc tách quá trình Thực thi và Đồng thuận nhằm giải quyết vấn đề mở rộng.
- Monad: Nền tảng EVM Blockchain sử dụng thực thi song song với lời cam kết lên đến hàng chục ngàn TPS trong tương la gần.
- Linera: Với khái niệm Microchain và xuất thân từ Facebook dự kiến cũng mang tới làn gió mới trong thị trường crypto.
- Espresso System: Blockchain nền tảng hướng tới quyền riêng tư bằng những công nghệ tự phát triển.
Cơ hội đầu tư với các Layer 1 thường gắn với sự an toàn và sự bảo đảm nên mọi người có thể quan sát sự hình thành của các blockchain nền tảng để tìm kiếm các cơ hội đầu tư cho riêng mình.
Tổng Kết
Layer 1 đóng vai trò không thể thiếu trong thị trường crypto. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm được Layer 1 là gì và những tiềm năng của các Blockchain Layer 1 thế hệ mới.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024