Xu hướng Passive Income ngày càng phổ biến trong thị trường Crypto với hàng loạt cách dự án từ nền tảng đến các giao thức DeFi. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về mô hình các dự án đang hoạt động như thế nào nhé.
Chần chờ gì nữa cùng mình đi sâu vào bài viết xu hướng Passive Income ngày càng phổ biến trong thị trường Crypto nhé.
Tổng Quan Về Passive Income
Passive Income là gì?
Passive Income tạm dịch là Lợi nhuận thụ động, trong cuộc sống hàng ngày yếu tố này thể hiện qua việc khi mọi người gửi tiền vào ngân hàng và số tiền này sẽ tự động sinh lời mà không cần phải làm gì, đi kèm với đó là cũng không cần quan tâm đến việc ngân hàng làm gì để sinh lời để trả lại cho mình. Yếu tố này cũng đúng một phần trong thị trường Crypto nhưng nó đã lên đến một tầng cao mới.
Nếu như trong ngân hàng việc gửi tiền vào ngân hàng để lấy lời đồng nghĩa với việc số lượng tài sản đó sẽ bị khóa trong ngân hàng và không thể làm được gì nhưng với thị trường Crypto thì lời vẫn tiếp tục sinh ra nhưng tài sản lại không bị khóa.
Cơ chế hoạt động của Passive Income
Thông thường các nền tảng Passive Income trong thị trường Crypto hoạt động theo một số bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Người dùng gửi các tài sản nhàn rỗi vào nền tảng.
- Bước 2: Nền tảng sẽ cầm tài sản này để đưa vào các hoạt động sinh lời như Staking, Lending & Borrowing, Cung cấp thanh khoản, Real World Assets,... và trả lại cho người dùng một tài sản đại diện cho tài sản của người dùng trong nền tảng.
- Bước 3: Người dùng tiếp tục các tài sản đại diện trên nền tảng để sinh lời.
Các Nền Tảng Passive Income Trong Thị Trường Crypto
Bối cảnh thị trường thiếu sáng tạo
Có thể nói rằng các hệ sinh thái ngày nay với những mảng ghép DEX, Lending & Borrowing, Derivatives, NFT, Web3 Game,... không còn thu hút dòng tiền và người dùng. Chính vì vậy, các nền tảng sau này muốn ra đời thì phải có mũi nhọn và sự khác biệt. Một số câu chuyện rõ ràng nhất chúng ta thấy đó là:
- Arbitrum thành công nhờ tập trung vào Perp DEX và hệ sinh thái Ponzi được xây dựng trên chính nền tảng Perp DEX đó.
- Base mặc dù chưa thành công những cũng nổi lên nhờ tập trung vào SocialFi với con bài chủ chốt là Friend.tech.
- Một số các Blockchain nền tảng mới ra đời cũng đi vào những ngách riêng như Blockchain NFT, Blockchain Gaming,...
Trong một bối cảnh như vậy rõ ràng để những nền tảng mới ra đời bắt buộc phải có những sự đổi mới, sáng tạo thì mới có thể hấp dẫn người dùng.
Thực tế nếu nhìn vào bức tranh rộng hơn thì yếu tố Passive Income đã bắt đầu len lỏi với các nền tảng Stablecoin với một số ví dụ điển hình như:
Blast - Khơi mào cho xu hướng Passive Income
Blast không sử dụng khái niệm Passive Income mà sử dụng Native Yield. Đầu tiên, Blast là một nền tảng Optimistic Rollup (Layer 2) trên Ethereum được xây dựng trên bộ công cụ OP Stack của Optimism. Thứ hai, mô hình của Blast đưa ra cho người dùng đó chính là:
- Khi người dùng gửi ETH vào nền tảng Blast thì lượng ETH này tự động được mang đi staking trên Lido Finance để lấy lợi nhuận. Nên kể cả ETH người dùng để không trên Blast thì vẫn sinh lời bình thường.
- Khi người dùng gửi Stablecoin vào nền tảng như USDC, USDT thì sẽ được tự động chuyển thanh sDAI - sản phẩm mang lại nhuận của Maker DAO trong ngành Real World Assets. Blast sẽ gửi lại người dùng USDB đại diện cho tài sản của họ trong nền tảng và sử dụng Stablecoin này trong hệ sinh thái Blast.
Thực tế nếu chỉ như này thì chưa thể làm cho người dùng FOMO mà Blast kết hợp thêm nhiều yếu tố như công bố nhận được sự đầu tư của nhiều quỹ lớn, hứa hẹn về việc có Airdrop trong tương lai và đặc biệt đội ngũ phát triển của Blast còn có cả Founder của Blur - một trong những nền tảng từng airdrop khủng trong quá khứ.
Không chỉ dừng lại ở đó để khuếch đại và chiến lược đánh nhanh thắng nhanh thì Blast cũng giới thiệu mô hình Refferal với tối đa là 2 tầng. Từng các yếu tố trên trong bối cảnh còn chưa ra mắt mạng Mainnet thì Blast đã nhận về hơn $600M khoản tiền gửi vào nền tảng.
Manta Network - Khuếch đại mô hình của Blast
Manta Network là một nền tảng Blockchain Layer 2 kì vọng mang lại nhiều tầng lợi nhuận hơn nữa cho người dùng của mình. Những tài sản mà Manta Network chính là ETH và USDC, sự khác biệt lớn nhất giữa Manta Network và Blast chính vì việc nếu như với Blast người dùng chỉ gửi tiền vào một Multisig Wallet thì Manta Network đã có một hệ sinh thái hoạt động trước đó từ đó đảm bảo về tính an toàn cho người dùng.
Cơ chế hoạt động như sau:
- Khi người dùng gửi ETH tới nền tảng thì lượng ETH này sẽ được chuyển tới giao thức LSD StakeStone và được mang đi staking trên Ethereum để lấy lợi nhuận. Người dùng nhận về STONE đại diện cho khoản tiền gửi của mình và đi kiếm lợi nhuận.
- Khi người dùng gửi USDC tới nền tảng thì lượng USDC này sẽ được chuyển tới giao thức Mountain Protocol - nền tảng RWAs chuyên mua các sản phẩm về trái phiếu chính phủ Mỹ. Người dùng nhận về wUSDM đại diện cho khoản tiền gửi của mình và đi kiếm lợi nhuận.
Tiếp tục là một số sự khác biệt như đối với STONE và wUSDM thì nó có thể ngay lập tức kiếm thêm lợi nhuận từ hơn 100 các DApp trên hệ sinh thái Manta Network với các hoạt động như cung cấp thanh khoản, cho vay, đưa vào các giao thức Yield Aggregator,... tùy theo chiến lược mỗi người. Vậy tại sao Manta lại xây dựng hệ sinh thái nhanh chóng đến như vậy? Thực chất trước đó Manta từng là một Layer 1 trên hệ sinh thái Polkadot và đang trong giai đoạn chuyển mình.
Ngoài ra, STONE là một Token sử dụng công nghệ OFT của LayerZero từ đó có thể di chuyển Native sang nhiều Blockchain khác nhau.
Không dừng lại ở đó, Manta Network còn giới thiệu tới cộng đồng mô hình NFT, Points và Box tuy nhiên mình sẽ không đề cập đến nó trong bài viết lần này.
Đánh Giá Về Các Nền Tảng Sử Dụng Passive Income
Đánh giá cá nhân về Passive Income
Passive Income là một trong những ngách mới tiếp theo mà các Blockchain Layer 2 sử dụng để tạo ra điều gì đó mới mẻ với cộng đồng và người dùng. Nhưng nếu nói Passive Income là yếu tố chính và quan trọng giúp Blast hay Manta Network thu hút thành công hàng trăm triệu đô từ người dùng thì không hẳn. Theo mình thấy lí do lớn nhất để người dùng gửi tiền vào các nền tảng này chính là việc hi vọng Airdrop khổng lồ.
Trong một bối cảnh dài hạn thì đây cũng không thể là một yếu tố thu hút người dùng bởi vì 4 - 5% chắc chắn nó không phải một tỷ lệ hấp dẫn với những rủi ro mà người dùng phải đối mặt trong thị trường DeFi kể cả nâng con số đó lên 8 - 10%. Nên rõ ràng, Passive Income chỉ đóng vai trò chất xúc tác để làm mới câu chuyện.
Real World Assets đóng vai trò là Base Layer
Mình đang thấy các dự án về mảng RWAs đặc biệt là các dự án có liên quan tới trái phiếu chính phủ Mỹ. Giờ đây các dự án này thay vì việc chật vật tiếp cận người dùng với APR ít ỏi mà còn phải giáo dục người dùng về sản phẩm, về tính an toàn và thanh khoản cao của trái phiếu chính phủ Mỹ.
Các dự án RWA ngày nay hoàn toàn có thể hướng tới mô hình B2B thay vì B2C cũ kĩ. Việc các dự án tích hợp các sản phẩm RWA của Maker DAO, Ondo Finance,... cũng mở ra một cách tiếp cận mới cho mảng này.
Tổng Kết
Các nền tảng Layer 2 đang sử dụng Passive Income để thu hút người dùng mới và như một câu chuyện để hấp dẫn dòng tiền.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024