Blur V2 là gì? Blur là một trong những nền tảng NFT Marketplace hàng đầu trên thị trường hiện nay với việc chiếm tới 60% khối lượng giao dịch NFT. Mới đây Blur cũng đã ra mắt phiên bản Blur V2 với những tính năng đặc biệt được công bố. Vậy Blur V2 có những sự thay đổi nào so với phiên bản Blur V1 trước đó hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Trước khi vào bài viết, mọi người có thể tham khảo thêm một số bài viết sau để có thể hiểu hơn nhé:
Blur Là Gì?
Tổng quan về Blur
Blur là một nền tảng NFT Marketplace Aggregator trên Ethereum được thiết kế dành cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Blur tổng hợp dữ liệu từ nhiều sàn giao dịch NFT khác nhau như: OpenSea, LookRare, X2Y2,... để người dùng có thể giao dịch NFT chỉ trên một nơi duy nhất với một mức giá tốt nhất.
Blur được ra mắt vào tháng 10/2022 và nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những Marketplace NFT hàng đầu trên Ethereum. Mục tiêu của Blur là xây dựng một nền tảng công bằng và trao quyền cho cộng đồng. Chủ sở hữu token BLUR (token chính của nền tảng) có thể tham gia vào các quyết định quản trị, kiếm phần thưởng và truy cập vào các tính năng độc quyền.
Blend - Nền tảng NFT Lending được triển khai trên Blur
Blend là một giao thức Lending dành cho NFT được triển khai trên nền tảng Blur. Blend áp dụng mô hình Lending P2P cho phép người dùng muốn vay dựa trên tài sản thế chấp là NFT của họ với bất kỳ người cho vay nào sẵn sàng đưa ra mức giá cạnh tranh nhất với khoản vay.
Blend viết tắt của Blur Lending được phát triển bởi Blur Core Contributor cùng với sự hợp tác với Paradigm, cung cấp cho người dùng những khoản vay tốt nhất với lãi suất được xác định bởi thị trường.
Buy Now Pay Later (BNPL) - Mua NFT Blue Chip với một khoản tiền nhỏ thanh toán trước
Buy Now Pay Later (BNPL) cho phép người dùng mua trước NFT Blue Chip bằng tiền vay. Người dùng sẽ phải trả một khoản tiền lãi nhất định được cộng dồn hàng ngày với mức lãi suất tùy thuộc vào giá trị khoản vay mà người dùng vay.
Ví dụ: Giá Azuki hiện tại đang là 7.33 ETH và Alice muốn mua Azuki theo hình thức BNPL. Alice sẽ phải trả tối thiểu 0.43 ETH và vay 6.9 ETH với lãi suất 3.06%/ ngày. Đây là mức lãi suất rất cao và Alice có thể lựa chọn trả 2.42 ETH và vay 4.91 ETH chỉ với mức lãi suất 0.01%/ngày.
Nhìn chung, BNPL là một giải pháp thú vị giúp người dùng có thể sở hữu các NFT Blue Chip với một khoản tiền phải trả trước nhỏ hơn rất nhiều so với việc mua NFT. Tuy nhiên, để có toàn quyền sử dụng NFT, người dùng cần phải hoàn trả khoản vay của mình.
Ngoài ra, đây cũng có thể là một giải pháp đầu cơ khi người dùng có thể mua NFT và bán lại khi chúng tăng giá để hoàn trả khoản vay. Lợi nhuận kiếm được đến từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán NFT.
Mô Hình Kiếm Điểm Blur Points
Blur Points là gì?
Blur Points là điểm của người dùng hoạt động trên Blur thông qua các hoạt động như: Đặt giá thầu, niêm yết NFT,... Blur sẽ dựa vào số điểm của từng người mà trao thưởng bằng token BLUR (token chính của nền tảng) thông qua các đợt Airdrop.
Cách kiểm Blur Point trên nền tảng Blur
Hiện tại có 3 cách kiếm điểm trên Blur bao gồm: Điểm đặt giá thầu, điểm niêm yết và điểm cho vay. Tất cả các điểm đều có giá trị như nhau vì vậy 1 Điểm đặt giá thầu = 1 Điểm niêm yết = 1 Điểm cho vay.
Đối với điểm đấu thầu:
- Điểm được thưởng cho người dùng đặt giá thầu trên các bộ sưu tập dựa trên khối lượng 24 giờ của bộ sưu tập.
- Trong một bộ sưu tập, các giá thầu có “rủi ro” cao nhất sẽ kiếm được phần lớn điểm. Tức là nếu giá sàn (Floor Price) của một bộ sưu tập là 1.01 ETH và có 100 người đặt giá thầu ở mức 1 ETH. Nếu Bod đặt giá thầu ở mức 0.99 ETH thì Bod sẽ không kiếm được nhiều điểm vì có 100 người đặt giá thầu ở phía trước anh ấy. Nhưng nếu Bod đặt giá thầu ở mức 1.01 ETH thì anh ấy sẽ kiếm được nhiều điểm hơn nữa vì bây giờ Bod đang chấp nhận “rủi ro” nhiều nhất.
- Giá thầu của người dùng hoạt động càng lâu thì người dùng càng nhận được nhiều điểm. Khi một giá thầu được chấp nhận, nó sẽ ngừng kiếm điểm.
Một số người dùng cố gắng đặt giá thầu xa so với giá sàn hiện tại của một bộ sưu tập sẽ không nhận được Blur Points. Điểm chỉ thưởng có người dùng đặt giá thầu sát với giá sàn nhất trên các bộ sưu tập đang hoạt động.
Đối với điểm niêm yết:
Điểm niêm yết hoạt động khác với điểm đặt giá thầu. Dưới đây là một số cách giúp người dùng kiếm được nhiều Blur Points thông qua điểm niêm yết:
- Người dùng niêm yết càng nhiều NFT thì càng nhận được nhiều điểm.
- Niêm yết các NFT Blue Chip.
- Sử dụng tất cả các công cụ niêm yết mà Blur cung cấp như: Niêm yết theo giá sàn, giá sàn đặc điểm và ladder list.
Ngoài ra để tránh các hành vi gian lận, Blur đã sử dụng hệ thống để phân tích loại bỏ các nhà giao dịch có hoạt động niêm yết không tự nhiên (liên tục niêm yết NFT với giá không thực tế hoặc niêm yết các bộ sưu tập không còn hoạt động).
Đối với điểm cho vay:
Trên một số bộ sưu tập hỗ trợ phương thức cho vay, điểm niêm yết đã được thay thế bằng điểm cho vay. Vì vậy, người dùng không thể kiểm được cả điểm niêm yết và điểm cho vay cùng một lúc. Chẳng hạn, nếu một bộ sưu tập kiếm được số điểm sau đây mỗi ngày trước khi cho vay được kích hoạt:
- Listing: 50 điểm mỗi ngày
- Bidding (Đặt giá thầu): 50 điểm mỗi ngày
Vì vậy, người dùng có thể kiếm tối đa 100 điểm đối với bộ sưu tập này. Nếu sau đó bộ sưu tập hỗ trợ phương thức cho vay, điểm sẽ thay đổi thành:
- Listing: 0 điểm mỗi ngày
- Lending: 50 điểm mỗi ngày
- Bidding: 50 điểm mỗi ngày
Vì vậy, người dùng vẫn chỉ kiếm được tối đa 100 điểm với bộ sưu tập này và sẽ không bị pha loãng điểm so với các bộ sưu tập khác. Ngoài ra, người dùng cũng có thể kiếm cả điểm đặt giá thầu và điểm cho vay cùng lúc bằng cách sử dụng cùng một ETH trong nhóm của mình.
Có 2 cách yếu tố quyết định đến điểm Blur Points mà người dùng nhận được từ việc Lending bao gồm:
- Khoản vay tối đa: Đây là số lượng ETH tối đa mà ai đó có thể vay bằng một NFT duy nhất. Max Borrow càng cao thì càng tốt.
- APY - Đây là tiền lãi người dùng kiếm được từ đề nghị cho vay của mình sau khi chấp nhận khoản vay. APY càng thấp thì càng tốt.
Người dùng cũng có thể thực hiện nhiều ưu đãi cho vay trên cùng một bộ sưu tập với các khoản vay và APY khác nhau và kiếm điểm cho tất cả chúng. Ví dụ: Nếu một bộ sưu tập có giá sàn là 10 ETH, bạn có thể đưa ra ưu đãi với khoản vay tối đa 9 ETH với APY là 50% và một ưu đãi khác với khoản vay tối đa 5 ETH với APY là 20% và kiểm được Blur Points cho cả hai ưu đãi này.
Ngoài 3 cách kiếm điểm trên, Loyalty (lòng trung thành) cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến điểm Blur Points của người dùng. Nếu địa chỉ ví người dùng chỉ thực hiện giao dịch và niêm yết NFT trên Blur thì chỉ số Loyalty sẽ đạt mức 100% và khi đó người dùng sẽ có nhiều ưu đãi hơn trong việc kiếm điểm Blur Points.
Giới Thiệu Về Blur V2
Vào ngày 05/07/2023, Blur đã thông báo ra mắt chính thức phiên bản Blur V2 với hai cập nhật lớn quan trọng:
- Giao dịch NFT với phí Gas ít hơn 50% so với phiên bản Blur V1: Điều này giúp người dùng có thể tiết kiệm được phần lớn chi phí trong quá trình giao dịch. Chẳng hạn trong phiên bản Blur V1, người dùng cần tới 32 USD cho mỗi lần mua NFT thì bây giờ người dùng chỉ phải trả 16 USD để mua NFT trên Blur V2.
- Trait Bidding - Đặt giá thầu với các thuộc tính có trong một bộ sưu tập: Với phiên bản Blur V1 chỉ áp dụng Collection Bids (giá thầu cho bộ sưu tập) thì phiên bản Blur V2 hỗ trợ Trait Bids (giá thầu cho các đặc điểm trong bộ sưu tập). Nhìn chung, Trait Bids hoạt động tương tự như Collection Bids ngoại trừ việc cho phép người dùng đặt giá thầu cho các đặc điểm cụ thể thay vì toàn bộ bộ sưu tập. Tuy nhiên, hiện tại Trait Bidding chỉ áp dụng với 12 bộ sưu tập NFT trên Blur. Mọi người có thể tham khảo tại đây.
Để mình đưa ra một ví dụ để mọi người có thể hiểu hơn về Trait Bidding:
Với bộ sưu tập Azuki hiện tại cho giá sàn là 7.468 ETH. Trong phiên bản V1, người dùng chỉ có thể đặt giá thầu cho bộ sưu tập và dữ liệu trên Blur được biểu diễn dưới dạng Order Book như dưới đây.
Trong phiên bản Blur V2, người dùng có thể đặt giá thầu cho các đặc điểm trong bộ sưu tập. Với Azuki, người dùng có thể đặt giá thầu cho đặc điểm Background như: Dark Purple với giá thầu 6.2 ETH, Red với giá thầu 6.2 ETH hay đối với đặc điểm Clothing với Golden Cat Kigurumi: 27 ETH,....
Cách tính điểm Trait Bidding Points trên Blur:
Điểm đặt giá thầu đã được cập nhật để kết hợp với Trait Bids. Điểm Blur Points được phân bổ dành cho Trait Bids sẽ không khác nhiều so với Collection Bids. Nghĩa là nếu một bộ sưu tập được phân bổ 100 điểm đấu thầu mỗi ngày trước đó thì khi có Trait Bids bộ sưu tập đó cũng chỉ được phân bổ 100 điểm đấu thầu mỗi ngày. Sự khác biệt duy nhất là những điểm đó được phân phối trên các giá thầu bộ sưu tập và giá thầu đặc điểm. Đây là cách tính điểm Blur Points dành cho Trait Bidding được áp dụng trên Blur:
- Điểm Trait Bids = (Giá Trait Bids /Giá thầu bộ sưu tập hàng đầu) x (Số NFT có đặc điểm đó).
- Giá Trait Bids của người dùng càng cao và càng có nhiều vật phẩm trong đặc điểm đó (số lượng NFT trong đặc điểm đó càng nhiều) thì người dùng càng nhận được nhiều điểm.
- Trọng số mà Trait Bids có thể nhận được dựa trên giá của nó bị giới hạn. Điều này có nghĩa là người dùng không thế đặt giá thầu gấp 1000 lần giá sàn của một bộ sưu tập NFT, họ sẽ không nhận được bất kì Blur Points nào.
- Đặt giá thầu với các đặc điểm ở mức trung bình có thể sẽ nhận được nhiều điểm hơn so với giá thầu đặc điểm ở mức hiếm.
Đánh Giá Về Blur V2
Blur thay đổi vai trò người tham gia giao dịch NFT
Trước khi đánh giá về Blur V2, chúng ta cùng điểm qua sự thay đổi vai trò người dùng khi tham gia giao dịch NFT:
- Trước khi xuất hiện Blur, OpenSea là nơi tập trung phần lớn khối lượng giao dịch trong thị trường NFT. Và do phí bản quyền cao đối với mỗi bộ sưu tập nên đa phần người dùng tham gia mua, bán với vai trò là Collector hoặc Holder.
- Khi xuất hiện Blur với những công cụ đặc biệt và phong trào không tính phí bản quyền hoặc phí bản quyền có thể tùy chỉnh bởi người bán giúp các nhà giao dịch NFT phải trả ít khoản phí hơn khi giao dịch từ đó xuất hiện thêm đối tượng người dùng thứ ba là Trader.
- Khi Blur triển khai chương trình Blur Points nhằm trao thưởng cho người dùng tham gia giao dịch trên nền tảng thì xuất hiện thêm một đối tượng người dùng mới là Farmer.
Khi nói về Collector (Người sưu tập), Holder hay Trader mọi người đều có những hình dung cơ bản về họ. Vì vậy trong bài viết này, mình sẽ tập trung vào Farmer trên Blur.
Farmer có ba cách để kiếm điểm trên Blur bao gồm: Đặt giá thầu, niêm yết và cho vay. Đa phần các Farmer đều lựa chọn đặt giá thầu để nhận điểm vì nó chỉ yêu cầu người dùng đặt thầu bằng ETH trên các bộ sưu tập.
Chiến lược Farming trên Blur
Thông thường các Farmer chỉ cố gắng farm điểm Blur Points chứ không muốn mua và nắm giữ NFT vì vậy họ sẽ đặt giá thầu một cách sao cho đủ xa để không bị khớp nhưng đủ gần để nhận được số Blur Point hợp lí.
Trong trường hợp bị khớp lệnh, tài sản NFT vừa mua trên Blur sẽ bị khóa 1 giờ trước khi có thể niêm yết và bán. Farmer sau đó có thể listing trên Blur với giá cao hoặc bán luôn để lấy ETH và đi đấu thầu tiếp.
Lợi ích và tác hại mà các Farmer đem lại cho Blur
Việc xuất hiện các Farmer giúp nguồn thanh khoản đem lại cho Blur là rất lớn. Điều này cũng giúp người dùng có thể mua và bán NFT nhanh và khớp lệnh ngay lập tức.
Tuy nhiên đây là nguồn thanh khoản ảo do các Farmer tạo ra và luôn di chuyển để đạt mức sinh lợi cao nhất. Những Farmer sẽ không trung thành với bất kì nền tảng hoặc tài sản cụ thể nào. Thay vào đó, họ tìm đến nơi nào mà có thể thu được lợi nhuận cao nhất và điều này có thể ảnh hưởng đến giá của các bộ sưu tập trên Blur.
Ngoài ra, các bộ sưu tập trên Blur cũng dễ bị thao túng bởi MM hay các cá voi, cá mập hơn vì ngoài việc tham gia điều khiển và phân phối giá thì họ có thể kiếm được điểm thưởng bằng Blur Points.
Blur V2 tác động như thế nào đối với Farmer
Blur V2 đem đến một tính năng là Trait Bids giúp người dùng có thể đặt giá thầu cho các đặc điểm trong một bộ sưu tập. Điều này có nghĩa là tổng điểm số dành cho bộ sưu tập không thay đổi nhưng sẽ phân phối cho Collection Bids và Trait Bids.
Trong trường hợp này các Farmer sẽ khó có thể kiếm được nhiều điểm như trong phiên bản Blur V1 vì điểm được phân bổ nhiều nơi trong bộ sưu tập và họ sẽ phải đặt giá thầu cho cả Collection Bids và Trait Bids và việc đặt giá thầu ở nhiều nơi như vậy khiến họ không thể kiểm soát được khoản tiền đấu thầu của mình.
Ngay sau xuất hiện Trait Points trên Blur, Farmer số 1 trên Blur - người chiếm điếm 10% TVL Blur và 8% tổng điểm Blur Points đã quyết định rút 7842 ETH thì Blur Pool và bỏ việc Farming.
Nhìn chung, Blur V2 cũng đã tác động phần nào đến Farmer về khoản điểm mà họ kiếm được nhưng lượng thanh khoản sẽ được trải đều hơn trong một bộ sưu tập.
Tổng kết
Blur V2 đem đến những tính năng mới giúp người dùng giao dịch với ít phí Gas hơn và có thể đặt giá thầu cho các đặc điểm trong một bộ sưu tập. Dù có tác động ít nhiều đến các Farmer nhưng nhìn chung Blur V2 giúp lượng thanh khoản chảy đều hơn vào bộ sưu tập chứ không chỉ tập trung vào giá sàn như trước đây. Trên đây là tất cả thông tin mình muốn giới thiệu về Blur V2, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Phân Tích OpenSea: Nhìn Lại Chặng Đường Thăng Trầm Của NFT Marketplace Hàng Đầu - September 19, 2024
- Hermans Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Hermans - September 18, 2024
- Based Ape Gang Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Based Ape Gang - September 17, 2024