Restaking đang có những bước tiến triển nhanh hơn bao giờ hết với sự ra đời của hàng loạt các giao thức Liquid Restaking và Liquid Native Restaking, không những vậy các dự án trong hai mảng này đang thu hút TVL cực kì mạnh mẽ với nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy Restaking thời gian gần đây có những bước tiến triển mạnh mẽ như thế nào thì mọi người tham khảo trong bài viết cập nhật Restaking: Bùng nổ trước thềm EigenLayer Mainnet dưới đây nhé.
Những Khái Niệm Cơ Bản Cần Nắm Rõ
Liquid Staking, Restaking, Liquid Restaking & Liquid Native Restaking
Chỉ từ câu chuyện Ethereum chuyển đổi từ Proof of Work sang Proof of Stake đã tạo ra quá nhiều các xu hướng và nó nối tiếp nhau diễn ra từ đó thúc đẩy thị trường tăng trưởng, bùng nổ mạnh mẽ.
Chúng ta cùng nhìn nhận lại thị trường Proof of Stake trong thời gian qua đã có sự biến đổi như thế nào và các xu hướng mới bao gồm:
- Liquid Staking Derivatives (LSD): Ra đời dựa trên vấn đề của việc stake ETH trên Ethereum khi mà số lượng ETH để tham gia stake tối thiểu phải là 32 ETH và tài sản của người dùng sẽ bị khóa. Từ đó, các nền tảng LSD ra đời để người dùng có thể tham gia với số lượng ETH bất kì và nhận về 1 tài sản đại diện và được peg 1 - 1 với ETH, sau đó sử dụng LST đó tham gia vào thị trường DeFi để kiếm thêm lợi nhuận.
- LSDfi: Ra đời dựa trên việc có quá nhiều nền tảng LSD. Bởi vì có quá quá nhiều nền tảng LSD dẫn tới việc ra đời của quá nhiều các LST và vấn đề ở đây là các LST này thiếu Use Case một cách trầm trọng. Từ vấn đề đó mà các dự án LSDfi ra đời với các mảnh ghép như CDP, Indexing, AMM,... dành riêng và tập trung cho mảng LST.
- Restaking: Restaking ra đời trong bối cảnh nằm trong xu hướng LSDfi nhưng dần dần được tách ra do quá lớn. Restaking là khái niệm được giới thiệu đầu tiên bởi EigenLayer. Hình dung một cách đơn giản thì các LST sẽ được stake thêm lần thứ hai (restake) trên các Validator trên mạng lưới EigenLayer. Vậy khi tham gia Restaking trên EigenLayer người dùng sẽ nhận được lợi nhuận từ staking ETH trên Ethereum và restaking LST trên EigenLayer.
- Liquid Restaking: Tương tự như Liquid Staking thì khi người dùng tham gia restaking LST trên EigenLayer khiến cho họ bị khóa thanh khoản trên giao thức. Các dự án mảng Liquid Restaking ra đời để giải quyết vấn đề này, người dùng gửi LST vào giao thức Liquid Restaking sau đó nhận về LRT Token với tỷ lệ 1 - 1 và được peg với ETH, song song với đó giao thức Liquid Restaking cũng sẽ gửi LST Token vào EigenLayer.
- Liquid Native Restaking: Tương tự như các giải pháp Liquid Restaking thì Liquid Native Restaking ra đời đẻ giúp người dùng có thể vận hành 1 Node trên Ethereum & EigenLayer mà không cần tới 32 ETH, tương tự như sản phẩm của Rocket Pool.
- LRTfi: Trong bối cảnh các dự án Liquid Restaking và Liquid Native Restaking liên tục được sinh ra làm số lượng các LRT Token liên tục gia tăng thì cần có sự ra đời của các dự án LRTfi ra đời để gia tăng số lượng Use Case cho các LRT Token. Tuy vậy, các dự án LRTfi vẫn có thể là các dự án LSDfi hay các dự án DeFi thông thường.
Có thể nhận thấy rằng Proof of Stake trên Ethereum đã sinh ra xu hướng Liquid Staking Derivatives sau đó là LSDfi rồi tới Restaking, Liquid Restaking, Liquid Native Restaking và tạm thời cuối cùng đang là LRTfi. Liệu LRTfi có phải là xu hướng chốt sổ cho Proof of Stake trên Ethereum hay không?
Tại sao Restaking sẽ bùng nổ?
Đây là một câu hỏi lớn để chúng ta giải quyết bởi vì chỉ khi Restaking bùng nổ thì Liquid Restaking, Liquid Native Restaking và LRTfi mới thực sự có đất diễn. Thì có một số các lí do nổi bật khi cho Restaking chắc chắn sẽ bùng nổ trong thời gian sắp tới bao gồm:
- Khi EigenLayer chính thức mainnet thì lợi nhuận người dùng thu về có thể lên tới 10% trên năm cộng với lợi nhuận khi tham gia LSD thì con số có thể lên tới gần 15%. Có thể nói rằng đây là một con số cực kì hấp dẫn cho bất kì ai đang nắm giữ Ethereum.
- Ngay cả trong bối cảnh EigenLayer chưa chính thức mainnet nhưng TVL của dự án đã đạt con số gần $2B thể hiện được mức độ quan tâm lớn của cộng đồng. Tuy nhiên không thể phủ nhận làn sóng FOMO Airdrop khi mà EigenLayer cũng có chương trình tính Point cho những người sử dụng của mình.
- Các dự án Liquid Restaking, Liquid Native Restaking cũng đã có những con số TVL lên đến hàng trăm triệu đô trong bối cảnh EigenLayer chưa chính thức mainnet.
- Trong những vòng kêu gọi vốn gần nhất EigenLayer đã nhận được $50M từ nhiều quỹ đầu tư lớn từ đó thể hiện mức độ quan tâm, kì vọng của các quỹ vào mảng Restaking.
Cập nhật Restaking: Bùng Nổ Trước Thềm EigenLayer Mainnet
Cập nhật EigenLayer & Các bước cuối cùng
Xung quanh EigenLayer chúng ta sẽ có một số các hoạt động chính bao gồm:
- Cập nhật kĩ thuật xung quanh EigenLayer.
- Hệ sinh thái EigenLayer với câu chuyện các dự án sẽ tích hợp EigenLayer làm lớp DA hoặc một số các dịch vụ khác.
- EigenLayer mở rộng chấp nhận thêm nhiều LST Token khác nhau.
Một trong những cập nhật quan trọng thời gian gần đây của EigenLayer chính là thông tin giữa sự hợp nhất giữa Ethereum và Cosmos. Ethereum và Cosmos, mặc dù khởi đầu với mục tiêu khác nhau, đang dần hội tụ. Họ đối mặt với thách thức kỹ thuật tương tự như MEV, phân mảnh thanh khoản, và phân quyền rộng rãi. Ethereum được xác nhận là lớp thanh toán kết hợp, trong khi Cosmos phát triển như một trung tâm thử nghiệm. EigenLayer giúp cộng đồng Cosmos tiếp cận nguồn bảo mật và thanh khoản phi tập trung hàng đầu của Ethereum, và ngược lại.
Tiếp theo chúng ta sẽ đến với hệ sinh thái của EigenLayer. Có thể nói rằng hệ sinh thái của EigenLayer đang giãn nở cực kì mạnh mẽ theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Điểm qua một số điểm nổi bật của hệ sinh thái EigenLayer có thể kể đến bao gồm:
- Liquid Restaking: Renzo Protocol, Rio Network, Kelp DAO, Swell, RestakeFi, Genesis, Inception, Rest Finance, Yield Nest, Supermeta,...
- Liquid Native Restaking: Ether.fi, Puffer Finance.
- Hệ sinh thái các dự án sử dụng dịch vụ của EigenLayer: Mantle Network, AltLayer, Hyperlane, Polyhera, Witness Chain, Celo, Espresso, Blockless, Layer AI,...
Điều đặc biệt ở đây là chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn nhưng hệ sinh thái EigenLayer đã phát triển nằm ngoài những gì mà một dự án Layer 1, Layer 2 có thể làm được.
Cuối cùng, trong bối cảnh thị trường đang có rất nhiều các LST nhàn rỗi. Thấy được nhu cầu như vậy EigenLayer đã liên tục thông báo về việc hỗ trợ nhiều LST Token mới như của Binance, Stader Labs, Origin, ANKR, Stakewise, Swell,... Tính đến thời điểm hiện tại EigenLayer đã hỗ trợ tới 9 loại LST Token khác nhau.
Rõ ràng, nước đi này của EigenLayer ngay lập tức phát huy hiệu quả dẫn tới TVL của EigenLayer tăng trưởng mạnh mẽ. Qua yếu tố này đâu đó cho thấy khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách hoàn hảo của đội ngũ phát triển dự án.
Các dự án Liquid Restaking ồ ạt ra đời & nhận được nhiều sự quan tâm
Mặc dù EigenLayer chưa mainnet và người dùng deposit tài sản trực tiếp vào EigenLayer hay gián tiếp thông qua các giao thức Liquid Restaking nhưng các giao thức Liquid Restaking đã đạt mức TVL lên đến hàng trăm triệu đô và chưa có dấu hiệu dừng lại. Điều này thể hiện mức độ quan tâm lớn của cộng đồng với các giao thức Liquid Restaking.
Tiếp theo, các quỹ đầu tư cũng đã và đang đầu tư liên tục vào các dự án Liquid Restaking bao gồm:
- Tại vòng Seed, Renzo Finance kêu gọi thành công $3.2M được dẫn đầu bởi Maven 11 Capital bên cạnh đó là sự tham gia của Figment Capital, IOSG Capital, OKX Ventures, SevenX Ventures,...
- Rio Network nhận được sự đầu tư của nhiều quỹ lớn như Polychain, Coinbase Ventures, HackVC, Hakss3, Haskey Capital,...
- Tại vòng Pree Seed, Puffer kêu gọi thành công $650K với sự tham gia của Jump Capital, IoTex và Arcanum Capital và nhận được Grant từ Ethereum Foundation. Tiếp theo, Puffer kêu gọi thành công số tiền $5.5M với sự tham gia của Lemniscap, Faction, LBank Labs, SNZ Capital,... bên cạnh đó có một số các Angel Investor nổi bật như Sreeram Kannan, Calvin Liu đến từ EigenLayer, Frederick Allen đến từ Coinbase, Mr Block đến từ Curve Finance,...
- Ether.fi nhận được sự đầu tư của nhiều quỹ lớn như North Island Ventures, Node Capital, Chapter One, Purpose, Arrington Capital,...
Từ đây có thể dễ dàng nhận ra rằng ngay cả người dùng và các quỹ đầu tư cũng đang dành sự quan tâm đặc biệt cho mảng Restaking. Không chỉ dừng lại ở đó, hiện tại cũng có rất nhiều các cá nhân cũng đang đăng kí để trở thành 1 Node Operator trên Ethereum và EigenLayer thông qua các nền tảng Liquid Native Restaking vì không cần quá nhiều tài sản thế chấp.
Các cập nhật quan trọng của các dự án Liquid Restaking
Tính đến thời điểm hiện tại chúng ta đang có khoảng 5 dự án trên đường đua với sự dẫn đầu của Ether.fi với gần $500M TVL, tiếp theo là Kelp DAO - sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Stader Labs với $250M TVL, tiếp theo là Renzo Protocol với $150M TVL, ở vị trí kế cuối là Eigenpie - dự án nằm trong hệ sinh thái của Magpie (Campie, Radpie, Penpie,...) với $50M và cuối cùng là Genesis LRT với chưa đầy $500K.
Đầu tiên chúng ta sẽ điểm qua với một số cập nhật đến từ Ether.fi sẽ có một số điểm nổi bật như:
- 27/10/2023: Ether.fi ra mắt chương trình Earn Point cho những người dùng nắm giữ eETH.
- 09/11/2023: Ether.fi ra mắt chương trình Solo Staking đi kèm với công nghệ DVT.
- 14/11/2023: Ra mắt chương trình Ambassador để thúc đẩy giáo dục, marketing,... của dự án tại nhiều khu vực khác nhau.
- 14/12/2023: Giới thiệu chương trình đón giáng sinh cho phép người dùng sáng tạo nội dung để nhận về phần thưởng.
Tiếp theo chúng ta sẽ đến với những cập nhật của Renzo Protocol với một số điểm nổi bật như:
- 18/12/2023: Renzo Protocol chính thức triển khai Beta Mainnet và cho phép người dùng đưa ETH vào giao thức.
- 03/01/2023: Renzo Protocol triển khai chương trình Earn Point cho những người dùng tham gia vào giao thức.
Tiếp theo chúng ta sẽ đến với những cập nhật của Puffer Finance với một số điểm nổi bật như:
- Trong quá khứ Puffer Finance chủ yếu cập nhật thông tin xung quanh đến 2 công nghệ họ đang nghiên cứu và phát triển bao gồm RAVe, Secure-signer.
- 29/01/2024: Puffer Finance chính thức triển khai mainnet cho phép người dùng deposit tài sản vào giao thức. Khi người dùng deposit ETH, LST hay Stablecoin vào Puffer Finance sẽ nhận về cả Puffer Point và EigenLayer Point.
Ngoài các dự án chính thức tham gia vào Liquid Restaking Wars thì cũng có nhiều dự án đang tích cực tham gia vào mảng này trong đó đặc biệt nhất chính là Pendle. Pendle đã hỗ trợ rất nhiều LRT Token của Ether.fi với eETH hay Kelp DAO với rsETH.
Cuộc chiến Earn Point & cơn sốt Airdrop
Một điểm chung mà chúng ta dễ dàng nhận thấy ở các dự án Liquid Restaking có thể kể đến như:
- Các dự án đều mới triển khai mainnet, một số dự án mới chỉ ở giai đoạn Beta Mainnet.
- Các dự án đều cùng nhau triển mai mô hình Earn Point - một trong những xu hướng mạnh mẽ thời gian gần đây để thu hút thanh khoản.
- Các dự án đều chia sẻ lại EigenLayer Point cho những người dùng của mình.
Không chỉ dừng lại ở đó nhiều dự án còn thưởng thêm EigenLayer Point cho người dùng của mình. Ví như Kelp DAO thưởng cho người dùng của họ EigenLayer Point nhiều hơn so với việc họ restake trực tiếp trên EigenLayer, chính nhờ điểm khác biệt này mà Kelp DAO đã có sự vươn lên về TVL so với các đối thủ cùng ngành.
Rõ ràng, ở thời điểm hiện tại điều thúc đẩy chính EigenLayer, Liquid Restaking và Liquid Native Restaking tăng trưởng một cách mạnh mẽ chính là câu chuyện về Airdrop/Retroactive, rõ ràng mô hình này đang cực thịnh ở thời điểm hiện tại và Blast - nền tảng Layer 2 sử dụng công nghệ Optimistic Rollup cũng đã kêu gọi thành công $2B TVL từ người dùng.
Cuộc chiến giữa các nền tảng Liquid Restaking dự kiến sẽ cạnh tranh nhiều hơn nữa khi nhiều dự án ra mắt. Lúc này mô hình Earn Point có khả năng sẽ trở nên bão hòa và các dự án sẽ phải có thêm những giải pháp mới để thu hút thanh khoản.
Ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua Liquid Restaking
Để nhận định các dự án chiến thắng trong cuộc chiến Liquid Restaking Wars lần này thật sự vẫn còn là quá sớm. Tuy nhiên, để đánh giá các dự án chúng ta sẽ dựa trên một số điểm như cách chúng ta phân tích cơ bản một dự án:
- Tổng quan về dự án, cơ chế hoạt động và sự khác biệt
- Investor & đội ngũ phát triển
- Chiến lược thu hút thanh khoản
Dựa trên 3 yếu tố trên dự án có công nghệ khác biệt nhất và cũng có sự hỗ trợ trực tiếp từ Ethereum Foundation (dự án duy nhất tính đến thời điểm hiện tại nhận được sư hỗ trợ trực tiếp) đó chính là Puffer Finance với công nghệ RAVe, Secure-signer. Tiếp theo là Ether.fi là dự án đang dẫn đầu trong cuộc đua TVL với gần $500M và một số quỹ đầu tư tên tuổi. Cuối cùng là một số dự án đã nhận sự đầu tư của nhiều quỹ khác nhau như Renzo Protocol, Rio Network.
Một trong những cái tên tiêu biểu khác chính là Kelp DAO - dự án được xây dựng bởi chính đội ngũ Stader Labs.
Tổng Kết
Trên đây là những cập nhật Restaking quan trọng trong thời gian qua và nếu như bạn là một nhà đầu tư Crypto thì bắt buộc phải quan tâm đến nó. Mong rằng qua bài viết cập nhật Restaking: Bùng nổ trước thềm EigenLayer Mainnet sẽ cung cấp tới mọi người nhiều thông tin quan trọng.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024