Giới thiệu
Delphi Labs là Nhóm nghiên cứu và phát triển giao thức của Delphi, với một đội ~50 người chuyên xây dựng Web3. Trước đây họ từng tập trung vào phát triển cho hệ sinh thái Terra. Khi Terra sụp đổ, họ phải lựa chọn một căn cứ mới để tập trung nguồn lực của mình vào. Mục tiêu của Delphi Labs là nghiên cứu tất cả những L1 và L2 đã hoặc sẽ mainet, để tìm ra đâu sẽ là điểm sáng tiếp theo của Defi.
Phương pháp của Delphi Labs là họ sẽ dự đoán rằng thời kỳ cuối cùng của Defi sẽ như thế nào và chọn một hệ sinh thái phù hợp với tầm nhìn đó.
Bài viết dựa trên tìm hiểu và đánh giá của đội ngũ Hak Research và không được coi là lời khuyên đầu tư.
Các Tiêu chí về một Layer 1 của Delphi Labs
Delphi Labs cho rằng, đến kỷ nguyên Mass-adoption, trải nghiệm cuối cùng của người dùng Defi sẽ được tổng hợp vào một giao diện duy nhất, giống như cách các sàn CEX build giao diện. Chứ không phải với mỗi công việc (lending, staking, trading,…) lại phải sử dụng một protocol chuyên biệt trên những giao diện khác nhau nữa.
Điều này đòi hỏi tốc độ và khả năng kết hợp đồng bộ của các hợp đồng thông minh khác nhau và khả năng kết nối của các blockchain khác nhau cũng như một hệ sinh Defi thái sôi động để tạo điều kiện cho tính thanh khoản.
Có hai quan điểm lớn về kỷ nguyên cuối của Defi sẽ trông như thế nào:
– Quan điểm thứ nhất là tất cả hoạt động của Defi vẫn sẽ được thực thi bởi cùng một blockchain (Monolithic chain). Giống như đa số chúng ta đang thấy hiện tại ở Ethereum, Solana,…
– Quan điểm thứ hai là sẽ có một lượng lớn các blockchain chuyên biệt, mỗi cái đều có sự thiết kế và cân bằng khác nhau để phục vụ cho duy nhất một dApp hoặc một nhóm các dApp có liên quan mật thiết đến nhau. Rồi hệ thống Cross-chain bridge sẽ phát triển mạnh mẽ để kết nối thanh khoản giữa các dApp/hệ sinh thái như vậy.
Quan điểm của Delphi Labs là các dự án cần sự chuyên môn hóa, và nên được build trên những blockchain chuyên biệt. Có 3 lợi ích chính củng cố cho việc chuyên môn hóa các Blockchain:
– Chi phí cho các nguồn lực(về tech, về nhân sự,…) có thể tính toán dễ dàng.
– Khả năng tùy chỉnh: tức là có thể sửa hoặc thay đổi, nâng cấp lớp cơ sở hạ tầng dễ hơn
– Đảm bảo tính tự chủ, giảm bớt sự lệ thuộc của dApp vào các quyết định của lớp cơ sở hạ tầng như hiện tại.
Ưu điểm của mô hình chuyên biệt hóa blockchain:
Về mặt chi phí
Nhu cầu về không gian khối hay nhu cầu về sức mạnh tính toán của blockchain ngày càng nhiều, và một blockchain dù có nhanh đến như nào thì nhu cầu đó vẫn sẽ tăng đến mức vượt xa khả năng mà một blockchain có thể đáp ứng.
Không gian khối có giới hạn nên việc build sản phẩm trên một blockchain đòi hỏi phải cạnh tranh với các sản phẩm khác về tài nguyên của hệ thống. Nó dẫn đến chi phí sử dụng sản phẩm ngày càng gia tăng, có thể làm gián đoạn trải nghiệm người dùng nếu chuỗi bị tạm ngừng hoạt động.
(Phí giao dịch tăng đột biến đến mức bất khả thi để thực hiện các tác vụ giao dịch khiến Ethereum không thể được sử dụng trong gần 3 tiếng)
Một ví dụ cho case này là về Gamefi. Gamefi cần điều kiện chi phí giao dịch thấp, nếu phí mint NFT quá cao hoặc chuỗi tạm dừng hoạt động thì game không thể vận hành.
Về khả năng tùy chỉnh cơ sở hạ tầng
Tất cả các ứng dụng build trên một Monolithic-chain phải chấp nhận một loạt các quy định thiết kế, bao gồm cơ chế đồng thuận của nền tảng, bảo mật, thời gian chạy, mempool, VM, v.v. của chain đó, nó khiến cho các dApp không được tạo điều kiện phát triển một cách tối đa.
Trong khi đối với những application-specific chain (là các blockchains được tùy chỉnh để vận hành một ứng dụng duy nhất), nó có thể tùy chỉnh các quy định trong cách thiết kế cơ sở hạ tầng để tối ưu hóa cho Dapp mà nó vận hành.
Thay vì chấp nhận lựa chọn 2 trong bộ ba bất khả thi (phân quyền)-(bảo mật)-(khả năng mở rộng) của một nền tảng nhất định, một application-specific chain có thể điều chỉnh các tính chất trên dựa trên nhu cầu của ứng dụng đó. Ví dụ như một con game thì có thể không cần nhiều đến phân quyền và bảo mật và do đó có thể được chạy bởi một blockchain tập trung (hoặc một private/permissioned blockchain) với những node được yêu cầu phần cứng cao hơn bình thường để tăng hiệu suất.
Các yếu tố có thể tùy chỉnh: các giải pháp để xử lý MEV, các mô hình phí, phân phối staking reward, mempools/cơ chế đồng thuận, vai trò của Validator, bảo mật,…v.v
Trong bất kỳ chain nào, các Dapp đều bị rò rỉ giá trị dưới dạng gas fee & MEV đến lớp giao thức bên dưới (Tức là tiền đổ vào DApp sẽ bị đổ một phần xuống lớp cơ sở hạ tầng). Sự chuyên biệt sẽ nội bộ hóa dòng tiền từ gas fee/MEV (giống như dYdX) (Tức là giá trị của cả hệ thống vẫn nằm trong hệ thống đó, không bị rò gỉ sang chỗ khác). Với kiểu chuyên biệt hóa này, L1 và Dapps sẽ thống nhất với nhau một token quản trị.
Về tính tự chủ
Khi xây dựng trên các monolithic-chain thì dApp chỉ việc áp dụng những hộp đồng thông minh mà layer 1 cung cấp. Sự khác biệt chính giữa hợp đồng thông minh và application-specific chain là application-specific chain có quyền tự chủ trong khi hợp đồng thông minh thì không. Các hợp đồng thông minh chịu sự quản lí từ blockchain. Điều này dẫn đến rủi ro khi các tính năng/nâng cấp mới trên L1 có thể gây hại cho UX của các hợp đồng thông minh.
Tầm quan trọng của sự tự chủ cũng trở nên rõ ràng trong các case lỗi phần mềm. Một dApp bị tấn công không thể phục hồi bằng cách fork mà không thuyết phục được lớp blockchain để fork.
Nhược điểm của Specialisation – Sự chuyên biệt hóa
Những nhược điểm chính đối với việc chuyên biệt hóa các blockchain:
Chi phí – khởi chạy một chuỗi độc lập mất thời gian và tốn kém về tài chính hơn là triển khai các hợp đồng thông minh trên một chuỗi có sẵn trước đó. Đòi hỏi dev phải có trình độ hoặc không thì phải đông, phải khởi động một đội validator riêng cũng như phải bổ sung nhiều công cụ phức tạp ở cơ sở hạ tầng (indexing, ví, explorer, v.v.)
Thiếu khả năng kết hợp đồng bộ – trên một monolithic chain, các ứng dụng chạy trên một state machine chung và do đó được hưởng lợi từ khả năng đồng bộ. Application-specific chain hiện không thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc này.
Hạn chế này khiến cho token rehypothecation (rehypothecation nói đến việc người/tổ chức cho vay sử dụng tài sản thế chấp của người đi vay cho mục đích riêng của họ) không thể phát huy. (ví dụ: yield farming, token sau khi staking nếu được đem đi sử dụng sẽ tận dụng được một nguồn thanh khoản lớn ví dụ như stETH, L-DOT)
Đúc kết những yêu cầu của Delphi Labs về một lớp cơ sở hạ tầng
Tóm lại, định hướng của Delphi Labs là:
- Delphi Labs tập trung vào các ứng dụng DeFi
- Delphi Labs cho rằng rằng các mảnh ghép của DeFi sẽ được hội tụ lại và tạo được một trải nghiệm All-in-one cho người dùng.
- Delphi Labs tin rằng ngày càng có nhiều DApp multichain và các DApp nên tự có cách để triển khai trên nhiều chuỗi.
Dựa trên những ràng buộc này, có một số yêu cầu chính:
Tốc độ: Mặc dù sẽ không bao giờ nhanh như CEX, nhưng càng tiệm cận với tốc độ của CEX càng tốt. Blocktimes của các chain sẽ là yếu tố xác định trải nghiệm Defi kém hơn như thế nào so với các dịch vụ mà CEX cung cấp. Block times nhanh hơn cải thiện hiệu quả sử dụng vốn bằng cách cho phép cập nhật nhanh hơn, thanh lý nhanh hơn và do đó khuyến khích cho đòn bẩy cao hơn.
Ecosystem: Ngoài quyền không bị giám sát và không cần sự cho phép, lợi thế lớn của Defi Supper Apps so với CEX là khả năng tổng hợp dịch vụ và số lượng Dapp có thể tích hợp vào một hệ sinh thái các sản phẩm tài chính. Trong khi CEX bị giới hạn về các sản phẩm tài chính có thể cung cấp tới user, DApps có thể tích hợp với bất kỳ sản phẩm DeFi nào, cho phép người dùng có thể ký quỹ chéo vị thể của LP, vaults, farms, vị thế staking, NFTs,v.v.
Phi tập trung: Điểm khác biệt chính của Defi Supper Apps so với CEX là phi tập trung, tức là không bị quản lý, không cần sự cho phép và chống kiểm duyệt. Phi tập trung là một thuật ngữ vẫn còn đang được thị trường định nghĩa, nhưng cuối cùng, bất kỳ chuỗi nào Delphi Labs triển khai đều cần phải có các đảm bảo về tính bảo mật và khả năng tồn tại mạnh mẽ. Nhiều L1 và Rollup L2 có độ trễ giao dịch thấp nhưng nó thường phải trả giá bằng tính phi tập trung hoặc khả năng bảo mật. (Đánh giá của Delphi Labs về sự tập trung là chủ quan, nó xác định được thông qua các yếu tố như: centralised points of failure, khả năng chống lại cuộc tấn công, mức độ tập trung của hoạt động quản trị/staking, số lượng node, số lượng các tổ chức độc lập đóng góp vào sự phát triển, v.v.)
Khả năng tương tác Cross-chain: Các chuỗi sẽ cần Cross-chain bridge để giao dịch tài sản và truyền tin xuyên chuỗi một cách cẩn thận, bảo mật mà không cần miễn cưỡng tin tưởng vào bên thứ 3. Nếu không không các chain sẽ không thể giao tiếp với nhau, hoặc chỉ có thể làm như vậy trong sự lo sợ vì phải đối mặt với rủi ro lớn bị tấn công.
Sự hoàn thiện về yếu tố công nghệ: Như chúng ta đã thấy với Solana và các chuỗi khác, đặc biệt là những chuỗi dựa trên những cải tiến hoàn toàn mới và mang tính thử nghiệm, một công nghệ chưa hoàn thiện có thể dẫn đến một quá trình phát triển khó khăn và những rủi ro như blockchain ngừng hoạt động. Blockchain ngừng hoạt động rất có vấn đề đối với một ứng dụng có đòn bẩy (vì việc thanh lý cần diễn ra kịp thời)
Tính thân thiện của ngôn ngữ lập trình: Hệ sinh thái có ngôn ngữ hoặc máy ảo đặc trưng thì có thể nhận sự thiệt thòi và rủi ro cao hơn vì ngôn ngữ đó sẽ không thể được sử dụng ở nơi khác nếu hệ sinh thái đó không thành công.
Đánh giá các hệ sinh thái
Bản tóm tắt so sánh các L1 và L2 của Delphi Labs
Ethereum
Những lợi thế lớn nhất của việc build trên Ethereum L1 là:
1. Hệ sinh thái: Ethereum L1 có hệ sinh thái dApp lớn nhất và phát triển nhất cũng như tính thanh khoản cao nhất, là một mảnh đất màu mỡ cho Defi
Cơ cấu Defi TVL & Stablecoin
2. Network Effect của EVM: Ethereum có cộng dev lớn mạnh nhất
3. Phi tập trung: Ethereum được cho là L1 phi tập trung nhất. Có mức độ an ninh kinh tế cao nhất, được thử nghiệm nhiều nhất và có sự đồng thuận của cộng đồng kể từ những thay đổi nhỏ nhất ở lớp cơ sở hạ tầng.
Hạn chế lớn nhất là tốc độ và chi phí. Blocktime khoảng 12-14s khiến việc cung cấp đòn bẩy cao trở nên cực kỳ khó khăn và thường làm ảnh hưởng đến trải nghiệm giao dịch. Gas fee cao khiến các mô hình thanh lý hoạt động kém hiệu quả, gây hại cho người dùng. Tất cả những điều này dẫn đến UX giao dịch kém hơn.
Các L2 được gửi gắm nghĩa vụ khắc phục những nhược điểm này và hướng tới khả năng mở rộng cho Ethereum L1, và lựa chọn build trên L2 thì cũng thừa hưởng được network effect của EVM. Tuy nhiên các L2 hiện tại thì cũng phát sinh những vấn đề khác không phù hợp với tầm nhìn của DL.
L2 Rollup
Rollups hứa hẹn thừa hưởng được khả năng bảo mật cùng cấp độ với Ethereum với chi phí thấp hơn và UX nhanh hơn, nhưng điều này đi kèm với một vài sự đánh đổi.
Rollup L2 có thời gian rút tiền lâu, điều này làm tăng thêm độ phức tạp khi muốn tương thích với những Bridge yêu cầu độ trễ thấp. Nói chung, Rollup L2 hiện được coi là không phù hợp với những gì Delphi Labs coi là mô hình cross-chain tối ưu.
Optimistic Rollups
Mợi thế chính của ORU là họ dễ dàng tận dụng tính thanh khoản và cộng đồng của Ethereum để khởi động hệ sinh thái DeFi của họ. Optimism và Arbitrum đã có hàng tỷ đô la trong TVL với các giao thức bluechip như Aave, Uniswap, Curve, Synthetix và GMX thúc đẩy sự chấp nhận của người dùng.
Tuy nhiên, mặc dù là nhanh hơn Ethereum, thế hệ ORU đầu tiên trên Ethereum như Optimism và Arbitrum không có khả năng đạt được cường độ tps cao hơn so với các EVM L1 như Polygon hoặc BSC (≈50 tps)
Arbitrum đã theo đuổi mô hình multi-rollup, với Arbitrum One và Arbitrum Nova là những chain đầu tiên. Trong một hệ sinh thái multi-rollup, cầu lại đóng một vai trò quan trọng nhưng không may, chức năng Rollup-bridging vẫn chưa phát triển. Các chức năng của cầu nối hiện tại không có gì ngoài việc chuyển các token, truyền dữ liệu trên L1 thì vẫn đắt (mặc dù các sự phát triển Ethereum trong tương lai như EIP-4488 có thể giảm thiểu điều này).
Ngoài ra, nếu xem xét về Long-term, ORU phải chịu áp lực về việc các alt L1 và ZK Rollup hoàn toàn có thể thay thế vai trò của ORU.
Những điều này không phù hợp với những gì Delphi Labs coi là mô hình cross-chain tối ưu.
ZK Rollup
ZK-proof có khả năng trở thành một công nghệ trụ cột – cốt lõi cho trạng thái cuối cùng của thị trường public blockchain. Các ZK-proof có thể chứng minh tính toàn vẹn của việc thực thi, khiến chúng phù hợp để phát triển những bridge an toàn, hiệu quả giữa các hệ sinh thái riêng biệt.
Nhưng khó có thể dự đoán được việc phát triển ZK-rollup thì bao lâu mới chiếm được thị phần. Không gian ZK-rollup vẫn còn sơ khai với một số tay chơi cũng đang ở giai đoạn chưa trưởng thành như Starkware, zkSync và Polygon.
StarkEx không phải là một nền tảng có mục đích mở rộng cho L1 nhưng bản thân công nghệ này đã rất xuất sắc, bằng chứng là nó được một số dApp thành công sử dụng, như là dYdX, Immutable X. Nhưng dYdX gần đây đã thông báo rằng họ sẽ chuyển từ StarkEx sang app-chain Cosmos, chủ yếu do lo ngại về vấn đề phân quyền. Cầu StarkGate (được xây dựng bởi nhóm Starkware) thì có giới hạn deposit và thanh khoản trong StarkNet không đáng kể (~ 650 ETH).
Những ZK-EVM như Polygon Hermez, Scroll và zkSync 2.0 thì có những sự cân bằng khác nhau về lựa chọn tốc độ và lựa chọn tương thích EVM. Mặc dù cũng có thể lạc quan trước sự tăng trưởng của họ, nhưng roadmap trong tương lai thì không đáng tin cậy.
Lưu ý cuối cùng: tất cả ZK-rollup đều base trên một công nghệ mới, rất phức tạp mà chỉ một số rất hạn chế các chuyên gia về lĩnh vực này mới thực sự hiểu được. Điều này gây khó dễ cho các nhà phát triển muốn xây dựng dApp trên ZK-rollup, đồng thời cũng khó có thể đánh giá về tiến trình của ZK-rollup.
Modular (Celestia Rollups)
Celestia tiếp cận mô hình blockchain modular từ một góc độ khác và điều này cho phép Celestia cung cấp bảo mật cho các rollups/appchains mà vẫn đảm bảo khả năng mở rộng cao.
Khả năng đó giải quyết một trong những vấn đề chính của Cosmos – yêu cầu đối với mỗi chuỗi phải tạo validator của riêng nó – một điều cần thời gian và công sức đáng kể và không khả thi đối với nhiều dApp.
Tuy nhiên build trên Celestia thì cần có chi phí lớn để thích ứng với những công nghệ mới lạ mà họ đang sử dụng. Ngoài ra còn một số rủi ro về kỹ thuật. Và các đề xuất phát triển Ethereum trong tương lai như EIP-4844 có thể làm mất đi sự cần thiết của Celestia.
Polkadot
Lợi thế duy nhất của Polkadot là có thâm niên hoạt động và XCMP- crosschain message protocol (tương tự như IBC của Cosmos). XCMP vẫn chưa có đầy đủ chức năng, nhưng khi ra đời, nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong khả năng tương tác và thúc đẩy sự sáng tạo đối với cross-chain app.
Nhược điểm trong mô hình Parachain của Polkadot là các Parachain phải đánh đổi sự tự chủ lấy khả năng tương tác với network (về lý thuyết thì trạng thái Parachain có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào) trong khi Cosmos cung cấp khả năng tương thích cho các chain mà không yêu cầu bất kỳ kết nối nào với chain trung tâm.
Mặc dù có cộng đồng công nghệ và dev, nhưng adoption của người dùng trên Polkadot không cao với 3 parachains hàng đầu – Acala, Moonbeam và Parallel – có tổng thanh khoản là $150M. Mà aUSD là stablecoin lớn nhất hệ sinh thái mới bị depeg trầm trọng do lỗi free mint.
Dù cùng là Internet of Chain, nhưng nhìn chung không thấy Polkadot có bất kỳ lợi thế đáng kể nào so với Cosmos hoặc các Rollup cho DeFi dApps.
Fast Monoliths-chain
Phương pháp build everything-in-one trên một monolithic-chain thì hấp dẫn hơn đối với các dev. Vì việc xây dựng dApp dưới dạng tập hợp các hợp đồng thông minh dễ dàng hơn nhiều so với việc ra một app-chain mới, chi phí phát triển của việc viết các hợp đồng thông minh ít hơn nhiều so với việc viết logic-app ở cấp độ blockchain. Các hợp đồng thông minh trên một chuỗi hiện tại không yêu cầu bộ validator riêng, có thể sử dụng ví và cơ sở hạ tầng hiện có và nói chung, việc thu hút người dùng dễ dàng hơn khi xây dựng trên một chuỗi có sẵn bằng cách khai thác network effect của nó.
Solana
Solana đạt thông lượng giao dịch cao trong khi vẫn duy trì sự phân quyền, với 1972 validators và Hệ số Nakamoto mạnh so với các chuỗi PoS khác. Và với số lượng validator khủng như vậy thì cạnh tranh giành quyền xác thực rất khốc liệt khiến doanh thu từ việc này sẽ là thua lỗ nếu Solana không có trợ cấp dành cho các validators. Vậy còn phải xem xét khi Solana không còn trợ cấp nữa thì sẽ như nào.
Solana đã gây dựng một hệ sinh thái mạnh mẽ gồm các dự án và TVL trị giá $1.5B, là vị trí đầu tiên trong số các non-EVM chain. Thể hiện rằng Solana có cách phát triển văn hóa tốt, và có nền tảng tài chính mạnh với một mùa tăng trưởng NFT ấn tượng.
Chi phí thấp và tốc độ cao khiến Solana trở thành mảnh đất hấp dẫn để xây dựng các DApp và do đó có hệ sinh thái DeFi phong phú, với nhiều AMM, moneymarket, perps và các sản phẩm DeFi khác (bao gồm cả những sản phẩm xuất sắc như Mango).
Chi phí thấp cũng là thách thức lớn nhất của Solana vì mạng có thể bị tạm dừng do phí quá rẻ khiến mạng bị spam. Mạng ngừng hoạt động là rủi ro đối với một số dự án DeFi vì các giao thức có thể tích lũy nợ xấu do việc thanh lý không thể thực hiện trong thời gian ngừng hoạt động.
Để giải quyết vấn đề này, Solana đã áp dụng một khoản phí ưu tiên. Nhưng vấn đề trên không chắc chắn khi nào có thể được giải quyết hoàn toàn.
Ngoài ra thì Solana có thể gặp áp lực cạnh tranh đến từ các L1 thế hệ mới như Aptos và Sui.
Aptos và Sui
Cả Aptos và Sui đều hướng tới việc tối đa hóa thông lượng của mạng tại mọi node, tương tự như Solana nhưng về mặt technical thì lại rất khác. Cả hai đều có chung khả năng mở rộng quy mô vượt trội, thông qua internal sharding of a validator và homogeneous state sharding. Những ý tưởng này hứa hẹn khả năng cung cấp giao dịch, truyền tin với độ trễ thấp nhất và thông lượng cao nhất trong các blockchain L1.
Một lợi thế khác của các chuỗi này là việc sử dụng ngôn ngữ Move (hoặc một biến thể Move, trong trường hợp của Sui) có độ thân thiện cao với các dev.
Nhưng Aptos và Sui cũng có những nhược điểm tương tự như các công nghệ mới khác: hệ sinh thái DeFi, cộng đồng chưa trưởng thành, khả năng tương thích cross-chain chưa phát triển và rủi ro kỹ thuật thì nhiều đáng kể.
Polygon
Vì lộ trình cho sự phát triển của các giải pháp rollup thì quá muộn, tức là cuộc chơi rollup sẽ về trung và dài hạn, nên khoảng trống trước mắt thì Polygon đảm nhận vai trò lấp đầy vào bằng cách trở thành một side-chain cho Ethereum.
Nói chung thì team Polygon làm business rất tốt nên chiếm được thị phần đáng kể trong hệ EVM. Polygon đứng thứ hai sau BSC về thu hút lượng người dùng Ethereum và có hệ sinh thái DeFi và game / NFT rất phong phú với TVL $2B.
Thế nhưng Polygon tồn tại những vấn đề về phi tập trung. Hơn nữa, các quyết định quản trị trong Polygon đôi khi không có tính phi tập trung. Một ví dụ là quyết định của core team là tăng gas fee lên 30 lần dường như được đưa ra mà không có nhiều sự tham gia của cộng đồng. Trong quá khứ, Polygon đã nhiều lần gặp phải sự có dẫn đến UX không tốt. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cross-chain bridge của Polygon cũng chưa tạo được sự tin tưởng lớn.
Near Protocol
Điểm khác biệt chính của Near Protocol là mô hình sharding đầy mới mẻ của nó.
Kiến trúc này có thể đạt được khả năng mở rộng cao với blocktime chỉ khoảng 1,3 giây. Nó thực hiện điều này trong khi duy trì sự phân quyền cũng có thể chấp nhận được, với ~ 100 node ở thời điểm hiện tại và có kế hoạch để gia tăng số lượng validator thông qua “chunkonly producers”, điều này sẽ giảm đáng kể yêu cầu phần cứng.
Tuy nhiên cấu trúc sharding của Near thì chưa phù hợp cho các trường hợp sử dụng Defi một cách phức tạp. Cộng đồng và hệ sinh thái của Near thì không được sôi nổi và mạnh mẽ như các đối thủ cạnh tranh, cùng với đó là rất ít cách để có thể kết nối với Defi của Near. Near cũng mới chỉ có Bridge sang Ethereum còn vẫn thiếu bridge sang các hệ khác.
Tất cả điều này khiến Near được đánh giá như một lựa chọn ngắn hạn
Avalanche
Avalanche khá giống với Cosmos vì có multi-domains có thể tương tác với nhau. Kiến trúc này cho phép các dApp build dễ dàng dưới dạng hợp đồng thông minh, khi đủ trưởng thành thì có thể trở thành một subnet để có khả năng tùy chỉnh, giúp giảm tải tắc nghẽn trên mạng chính, giảm phí. Đây cũng là một cách lành mạnh để phát triển hệ sinh thái.
Nhược điểm của Avalanche là nó là một hệ sinh thái tương đối mới. Khả năng cross-subnet chưa có, công cụ hạ tầng và cộng đồng dev vẫn chưa trưởng thành.
Lợi thế cạnh tranh của Avalanche là cơ chế đồng thuận mới lạ của nó. Mạng chính của Avalanche được điều hành bởi hơn 1000 node đồng thuận trong khi duy trì blocktime ấn tượng khoảng 1-2 giây. Nhưng nếu không có các biện pháp cẩn thận về MEV thì có nhiều node cũng chưa đánh giá được mức độ phi tập trung.
Cosmos
Số lượng validator trên chuỗi Cosmos thấp hơn nhiều so với Solana và Ethereum PoS. Tuy nhiên, Delphi Labs đánh giá sự phi tập trung qua Hệ số Nakamoto (số lượng tối thiểu validator cùng thông đồng để kiểm duyệt giao dịch), là 7-10 đối với hầu hết các Cosmos chain, 2 đối với Ethereum 2.0 và 31 đối với Solana.
Trong các Internet of chain, Cosmos có lợi thế cạnh tranh lớn nhất về công nghệ, ăn đứt Polkadot hay Avalanche. Khi mô hình Parachain của Polkadot thì thiếu đi tính tự chủ, phụ thuộc vào chuỗi chính thì các chuỗi Cosmos không có sự phụ thuộc vào Cosmos Hub mà vẫn đảm bảo được khả năng kết nối với nhau. Và Avalanche thì vẫn còn non trẻ.
Một điểm mạnh khác của Cosmos là có một phong cách build phân quyền với nhiều nhóm dev độc lập nhưng cùng hoạt động vì một mục tiêu phát triển cốt lõi.
IBC protocol của Cosmos thì có nhiều tác dụng hơn là chỉ chuyển token.
Terra là chain lớn nhất của Cosmos trước đây, sau khi sụp đổ, Terra cũng đã mang lại một cộng đồng lớn người dùng và dev cho HST Cosmos. Ngoài các dự án cũ của Terra, các dự án lớn khác như dXdY cũng có ý định chuyển sang build trên Cosmos.
Điểm yếu lớn nhất của nó là hệ sinh thái, với TVL hiện tại thấp hơn cả ETH L2. Ngoài ra thì Cosmos còn thiếu kinh phí, chưa chú trọng marketing và có thể là thiếu các kế hoạch cho L1 token. Mặc dù Cosmos tận dụng được nguồn dev và khách từ Terra đã sụp đổ nhưng những vấn đề trên vẫn là câu chuyện cần để thời gian trả lời.
Kết luận: Cosmos
Tóm lại, với những phân tích, đánh giá và so sánh ở trên, Delphi Labs quyết định rằng con đường tốt nhất là tập trung nỗ lực nghiên cứu và phát triển vào hệ sinh thái Cosmos.
Delphi Labs không hoàn toàn đặt hết niềm tin vào Cosmos và vì vậy, họ sẽ tiếp tục tích cực nghiên cứu và theo dõi các hệ sinh thái khác, theo dõi chặt chẽ các Fast Monoliths và sẵn sàng xem xét lại quan điểm của mình khi những trường hợp dưới đây xảy ra:
Delphi Labs đánh giá thấp nhiều chain do thiếu hoàn toàn cơ sở hạ tầng cho cross-chain bridge hoặc cơ sở hạ tầng hiện tại chưa trưởng thành hoặc không có tính chất Trustless (tính chất không cần tin tưởng vào các bên thứ 3). Nếu các chain có đội dev xuất sắc vẫn đang làm việc để phát triển/cải thiện những điều kiện này và tạo ra được công nghệ nào đó cạnh tranh được với IBC thì Delphi Labs sẽ có sự cân nhắc.
Một số công nghệ mới ra đời có khả năng trở thành cái mà thị trường cần trong cuộc chơi dài hạn, đặc biệt là zK-Rollup và Celestia Rollup như Fuel V2 cũng sẽ được cân nhắc nếu như chúng giảm được đáng kể những rủi ro kỹ thuật.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Copin.io: Khám Phá Insight Từ Perpetual DEX - October 30, 2024
- Counter Fire Tournament: Giải Đấu Game Web3 Hấp Dẫn Với Tổng Giải Thưởng Lên Đến 12,000 USDC - October 27, 2024
- Stader Labs Chính Thức Tích Hợp ETHx Vào Kelp DAO Trên Arbitrum - August 20, 2024