Real World Assets đang là một ngành giúp cho thị trường Crypto nói chung và DeFi nói riêng tiến từ Underground lên Mainstream. Vậy nếu như trong những ngành dẫn đầu ắt hẳn chúng ta cũng sẽ có những dự án dẫn đầu, liệu Ondo Finance có thể vượt qua hàng loạt các đối thủ sừng sỏ trong cùng ngành để vươn lên dẫn đầu hay không thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Sự Chuyển Hướng Nhịp Nhàng Của Ondo Finance
Sự ra đời của Ondo Finance và LaaS
Ngay từ khi được ra mắt và giới thiệu đến cộng đồng thì người dùng biết đến Ondo Finance với hai dòng sản phẩm phẩm chính là Liquidity As a Service và Structure Finance. Đặc điểm của 2 sản phẩm này bao gồm:
- Liquidity As a Service: Giao thức Ondo Finance sử dụng thanh khoản của người dùng để cho các giao thức khác có nhu cầu thuê.
- Structure Finance: Là một dạng sản phẩm tài chính cho phép người dùng có thể nhận được mức lợi nhuận cố định trong bối cảnh thị trường DeFi có nhiều biến động.
Tuy nhiên, mọi thứ không diễn ra quá thuận lợi đối với Ondo Finance. Đầu tiên với dòng sản phẩm LAaS, Ondo Finance mặc dù có xuất phát điểm tương đồng với Tokemak nhưng với việc xuất phát chậm hơn dẫn tới Ondo bị Tokemak bỏ xa trong cuộc đua về việc cho thuê thanh khoản. Khi mà TVL của Tokemak nhanh chóng tăng tức $11M lên mức $1.2B thì Ondo Finance chỉ đạt được con số khoảng $120M. Tại thời điểm đó Tokemak đã trở thành một trong các dự án dẫn đầu xu hướng DeFi 2.0.
Một phần lí do thất bại trong cuộc chiến Liquidity As a Service đó chính là việc đội ngũ của Ondo Finance bị tốn thời gian và sự tập trung cho mảng Structure Finance. Tại thời điểm năm 2020 - 2021, ngành Structure Finance dự kiến sẽ lên ngôi bởi những lợi ích nó mang lại và đặc biệt là câu chuyện về lãi suất cố định. Tuy nhiên, ngành này cũng thất bại và không thành công như mọi người mang đợi.
Lí do mà Structure Finance thất bại bởi vì thực tế hầu hết những người tham gia vào thị trường Crypto mong muốn một hiệu suất lợi nhuận nhiều ngàn phần trăm và họ sẵn sàng chấp nhận nhiều ro để có được mức lợi nhuận đó. Nên tại thời điểm thị trường đó, bối cảnh đó với lượng người dùng đó thì mô hình này không thật sự hoạt động hiệu quả.
Từ đó, mặc dù xây dựng nhiều sản phẩm nhưng một sản phẩm thì không hợp thời, còn sản phẩm còn lại thì lại thua đối thủ. Có thể nói rằng sau thời gian đầu phát triển thì Ondo Finance đã thua một cách toàn diện.
Bước sang một kỉ nguyên mới
Vào giai đoạn tháng 6/2022, sau sự kiện Terra - UST sụp đổ có thể đội ngũ phát triển của Ondo Finance nhận ra một vài những yếu tố như:
- DeFi cũng sụp đổ theo khi mà TVL của toàn ngành giảm nhanh chóng từ mức $164B xuống chỉ còn $54B chỉ trong vòng chưa đầy một tháng. Rõ ràng, với yếu tố này thì ngành LAaS và Structure Finance khó còn đất để tiếp tục phát triển.
- Thị trường chung bao gồm cả TradFi và DeFi sẽ bước vào mùa đông và đúng như vậy. Thị trường Crypto đi vào mùa gấu trong khi đó khủng hoảng bắt đầu đi vào suy thoái.
Chính vì yếu tố đó mà Ondo Finance quyết định ngưng phát triển các sản phẩm cũ và bước sang một giai đoạn mới chính là Ondo V2.
Bước Chuyển Mình Đầy Ấn Tượng Của Ondo Finance
Tại sao lại là RWA & Trái phiếu
Mình tin rằng có nhiều yếu tố khác nhau để đội ngũ phát triển của Ondo Finance lựa chọn ngành Real World Assets và trái phiếu. Đầu tiên, đó chính là kinh nghiệm và kiến thức của đội ngũ phát triển. Khi nhắc đến Nathan Allman đóng vai trò là Founder & CEO của Ondo Finance, có một số đặc điểm nổi bật như:
Rõ ràng, trước khi bước vào thị trường Crypto thì Nathan đã có những hoạt động trong TradFi liên quan trực tiếp đến DeFi và ngành Real World Asset.
Tiếp theo, thời gian làm việc trong TradFi cũng trau dồi cho Nathan nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô dẫn tới phiên bản Ondo V2 sau này. Rõ ràng, trong bối cảnh 2022 đã có nhiều dấu hiệu về việc nền kinh tế thế giới sẽ đi vào suy thoái khi FED liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, trong bối cảnh này trái phiếu chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ lên ngồi vì nó mang lại hiệu suất cao, an toàn và thanh khoản cực kì tốt.
Khi nước Mỹ vĩ đại đi vào suy thoái thì khả năng cao cả thế giới cũng phải chao đảo theo vì sức ảnh hưởng của đồng Dollar hiện tại là quá lớn. Chính vì vậy, nhu cầu của trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ dần trở nên phổ biến, tuy nhiên để mua được nó thì phải đáp ứng được một số điều kiện và tất nhiên nếu bạn là một người nước ngoài thì sẽ rất khó để tiếp cận được với loại tài sản này. Vậy tại sao chúng ta không mã hóa dưới dạng token sau đó mang lên DeFi để giao dịch?
Cuối cùng, khi nhìn vào dàn đối tác của Ondo Finance thì thật sự uy tín với những cái tên như BlackRock hay Pimco. Bản thân đội ngũ phát triển của Ondo Finance cũng từng làm việc tại Maker DAO - giao thức đầu tiên áp dụng thành công RWA để tối ưu hóa lợi nhuận cho Treasury của mình. Chính xác hơn họ là những người tham gia vào hội đồng quản trị của Ondo USDY LLC với:
- Justin Schmidt: Trong quá khứ Justin từng làm Head of Strategy tại Talos và Head of Digital Assets tại ngân hàng Goldman Sachs.
- Sébastien Derivaux: Sébastien là một trong những người đầu tiên tạo ra Real-World Finance của Maker DAO.
Một số thuật toán cần biết trước khi đọc
- US Money Markets là thị trường tài chính ngắn hạn trong nền kinh tế Hoa Kỳ, nơi các tổ chức và nhà đầu tư giao dịch các công cụ tài chính có thời hạn ngắn, như giấy nợ doanh nghiệp, chứng khoán có kỳ hạn ngắn và các công cụ tài chính khác. Mục tiêu của USM là bảo đảm thanh khoản và bảo toàn vốn, thường được sử dụng cho việc quản lý tiền mặt ngắn hạn.
- Short-term US Treasuries là các chứng khoán nợ của Chính phủ Hoa Kỳ có thời hạn ngắn, thường dưới một năm. Bao gồm các loại như Treasury bills (T-bills), là công cụ đầu tư có tính thanh khoản cao. Mục tiêu của nó là cung cấp cho nhà đầu tư một lựa chọn an toàn với mức độ rủi ro thấp hơn so với nhiều loại đầu tư khác.
- Bank Demand Deposits là số tiền mà một người gửi tiết kiệm trong ngân hàng có thể rút bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước. Thường được sử dụng cho việc giao dịch hàng ngày và thanh toán. Mục tiêu của nó là bảo đảm tính thanh khoản và dễ dàng truy cập tiền mặt.
- ETF of Short-term US Treasuries là một quỹ đầu tư được giao dịch trên thị trường chứng khoán, chủ yếu đầu tư vào các chứng khoán nợ của Chính phủ Hoa Kỳ có thời hạn ngắn. ETF (Exchange-Traded Fund) có thể mua bán như cổ phiếu thông thường. Mục tiêu của nó là cung cấp cho nhà đầu tư sự đa dạng hóa với thanh khoản cao và khả năng giao dịch linh hoạt.
Phát triển sản phẩm đa dạng của Ondo Finance
US Dollar Yield Token - USDY
USDY là một trái phiếu được mã hóa được đảm bảo bới trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn (Short-term US Treasuries) và tiền gửi không kì hạn của ngân hàng (Bank Demand Deposits). Cơ chế hoạt động của USDY như sau:
- Bước 1: Người dùng sẽ cần đăng kí với nền tảng. Sau đó, người dùng có thể gửi tiền cho nền tảng bằng 2 cách, một là chuyển khoản USD thông qua ngân hàng hoặc gửi USDC lên trên nền tảng thông qua Website. Tại thời điểm Ondo Finance nhận được tài sản của bạn thì giao dịch mới được coi là hoàn thành, thời điểm này được đặt tên là Closing Date. Trong bối cảnh, tiền gửi là USDC thì đội ngũ Ondo phải chuyển nó qua USD và gửi vào tài khoản chính của ngân hàng của Ondo thường sẽ mất 1 ngày làm việc.
- Bước 2: Các khoản tiền gửi vào Ondo Finance sẽ thuộc những cohort khác nhau (Cohort ở đây ám chỉ một nhóm người có đặc điểm chung), đặc điểm chung ở đây là có cùng ngày Closing Date. Closing Date là thời điểm quyết định người dùng bắt đầu kiếm lại và thời gian người dùng có thể yêu cầu reddem trong tương lai.
- Bước 3: Trong 3 ngày làm việc kể từ thời điểm Closing Date thì người dùng sẽ nhận được Token Certificate. Token Certificate là một bản PDF ghi lại số tiền gửi và số tiền quy đổi mà Ondo Finance cung cấp cho người dùng. Cho tới khi Token (USDY) của người dùng chính thức được phát hành thì Token Certificate sẽ không còn giá trị nữa.
- Bước 4: Sau khoảng thời gian bị hạn chế khoảng 30 ngày thì người dùng có thể yêu cầu và claim Token của mình thông qua 1 thông báo của Ondo Finance bằng email.
Chúng ta mới chỉ đến bước thứ tư khi mà chúng ta có thể yêu cầu về Token USDY của mình, tuy nhiên về cách hoạt động của việc yêu cầu phần thưởng hay Reddem lại tài sản của mình thì sẽ qua một số bước như sau. Đầu tiên, với việc yêu cầu phần thưởng. Điều này này đơn giản khi người người dùng đã nhận về USDY thì họ có thể yêu cầu phần thưởng của mình trên chính website của Ondo Finance.
Tiếp theo, về việc yêu cầu lấy lại phần tài sản của mình thường sẽ diễn ra trong vòng 2 ngày làm việc và sẽ có thêm phí giao dịch:
- Nếu người dùng reddem ít hơn $100K thì số tiền người dùng nhận về sẽ là USD và phải chịu mọi khoản phí liên quan đến chuyển khoản. USDY sẽ quy đổi trực tiếp ra Đô la Mỹ.
- Nếu người dùng reddem nhiều hơn $100K thì mọi khoản phí chuyển khoản sẽ do Ondo thanh toán.
Đối với những người có yêu cầu reddem nhiều hơn $100K thì chỉ cần có Token Certificate là họ có thể reddem được. Tuy nhiên, với những người reddem ít hơn $100K thì họ phải đợi đến khi USDY của họ được phát hành. Để giải quyết được vấn đề này thì người dùng có thể giao dịch, mua bán, chuyển nhượng Token Certificate trên thị trường thứ cấp.
USDY có một số các đặc điểm như sau:
- USDY được phát hành bởi Ondo USDY LLC.
- Người nắm giữ USDY có thể nhận được lợi nhuận từ những tài sản đảm bảo của chính USDY.
- USDY được phát hành và tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ.
- Công ty Ankura Trust bảo vệ những người nắm giữ USDY. Trong bối cảnh Ondo USDY LLC không đáp ứng yêu cầu quy đổi kịp thời thì Ankura Trust sẽ phải thanh lý danh mục đầu tư và hoàn trả cho chủ sở hữu mã thông báo USDY.
Tính đến thời điểm viết bài USDY mang lại APY 5.2% cho các nhà đầu tư của mình. Nhìn vào mô hình hoạt động của USDY chúng ta đã thấy rõ về một mô hình khi kết hợp giữa DeFi và TradFi nó như thế nào? Đó chính là rắc rối và tốn rất nhiều thời gian. Nếu như với các nhà đầu tư tổ chức thì việc này hết sức bình thường nhưng đối với nhà đầu tư cá nhân thì họ phải để ý đến những yếu tố bất lợi do quy định trong TradFi tạo ra bao gồm:
- Quá trình KYC bằng việc cung cấp thông tin cá nhân cơ bản, xác minh danh tính mình bằng Passport, Chứng minh nhân dân hay giấy phép lái xe. Còn với các nhà đầu tư tổ chức sẽ yêu cầu nhiều hơn nữa. Quá trình xét duyệt mất từ khoảng 3 - 4 ngày.
- Thời gian từ khi Token Certificate chuyển đổi sang USDY thường mất 40 ngày. Trong khoảng thời gian này thì sẽ không được làm gì, nếu có nhu cầu mua bán, chuyển nhượng bắt buộc người dùng phải tham gia vào thị trường thứ cấp.
- Bất cập đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ dưới $100K phải chịu phí chuyển khoản và chỉ đến khi nhận được USDY mới có thể reddem tài sản của mình, còn đối với các nhà đầu tư lớn họ có thể reddem bất kì lúc nào và không mất phí chuyển khoản.
- Khi reddem người dùng bắt buộc phải nhận Đô la Mỹ và tài khoản ngân hàng của họ phải chấp nhận đồng Đô la Mỹ.
Có thể thấy rằng điều kiện cuối cùng sẽ cực kì khó cho những người dùng trong thị trường DeFi. Rõ ràng, sản phẩm này chủ yếu hướng đến các khách hàng lớn và doanh nghiệp với mô hình hoạt động bài bản, chuyên nghiệp, có đội ngũ pháp lý đứng sau.
Ondo Short-Term US Government Bond Fund (OUSG)
OUSG Token được phát hành bởi Ondo I LP. Cơ chế hoạt động của sản phẩm này như sau:
- Bước 1: Tương tự USDY, người dùng tổ chức hay cá nhân bắt buộc phải KYC với nền tảng. Sau khi KYC thành công thì người dùng sẽ gửi USDC của họ vào giao thức,
- Bước 2: Ondo IM sẽ đóng vai trò chuyển USDC thành USD thông qua Coinbase. Sau đó lượng USD này sẽ thông qua một số ngân hàng chuyển tới tài khoản tiền mặt tại Clear Street.
- Bước 3: Ondo IM sẽ sử dụng USD tại Clear Street để mua ETF of Short-term US Treasuries. Song song với quá trình đó người dùng sẽ nhận được mã thông báo OUSG đại diện cho tài sản của họ trong quỹ.
- Bước 4: Khi ETF trả cổ tức thì Ondo IM sẽ tự động compound .
Bên cạnh quá trình người dùng đưa USDC hoặc các Stablecoin vào OUSG để kiếm lợi nhuận thì cũng còn những bước trong việc reddem tài sản:
- Bước 1: Người dùng sẽ gửi yêu cầu reddem trên nền tảng website của dự án.
- Bước 2: Smart Contract sẽ ghi lại yêu cầu của người dùng.
- Bước 3: Đơn vị kiểm toán sẽ tính toán và chấp nhận đề nghị của người dùng nếu nó hợp pháp.
- Bước 4: Ondo IM sẽ bán lượng cổ phiếu ETF tại Clear Street để chi trả cho việc quy đổi của người dùng.
Thực tế để vận hành một sản phẩm như này cần rất nhiều bên khác nhau như Clear Street, Ondo I GP, Ondo Capital Management, Coinbase, Ondo Finance Inc, Ondo I LP, Những người giám sát tài sản thay mặt khách hàng hay các nhà kiểm toán độc lập.
Bên cạnh OUSG thì Ondo Finance cũng sẽ chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm mới chính là OMMF. Trong bối cảnh OUSG tập trung vào Short-term US Treasuries (SHV) - Trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn thì OMNI lại tập trung vào US Government Money Market Funds. US Government Money Market Funds là một loại quỹ thị trường tiền của Chính phủ Hoa Kỳ. Đây là những quỹ đầu tư tiền tệ chủ yếu vào các công cụ tài chính ngắn hạn mà Chính phủ Hoa Kỳ và các cơ quan liên quan phát hành. Các công cụ này bao gồm chứng khoán, giấy nợ và các công cụ tài chính khác với thời hạn ngắn.
Quỹ thị trường tiền này thường được thiết kế để đảm bảo an toàn vốn, duy trì tính thanh khoản cao và cung cấp lợi suất ổn định. Nói chung, các nhà đầu tư trong US Government Money Market Funds mong đợi thu nhập ổn định và mức rủi ro thấp hơn so với việc đầu tư vào các loại quỹ khác có mức độ rủi ro cao hơn.
So sánh giữa các sản phẩm của Ondo Finance
Header | OUSG | OMMF | USDY |
---|---|---|---|
Tài sản thế chấp | Short-term US Treasuries | US Government Money Market Funds | Short-term US Treasuries Bank Demand Deposits |
Lợi nhuận | Đi theo lãi suất Short-term US Treasuries của BlackRock và có trừ phí | Đi theo lãi suất của Money Market Funds và có trừ phí | Lãi suất được quy định bởi Ondo Finance |
Phạm vi của NĐT | Global | Global | Non US |
Phân loại NĐT | Tổ chức Cá nhân đủ điều kiện | Tổ chức Cá nhân đủ điều kiện | Tổ chức Cá nhân đủ điều kiện |
Tổ chức phát hành | Ondo I LO | Ondo I LP | Ondo USDY LLC |
Pháp lý | Limited Partnership Interest | Limited Partnership Interest | Senior Secured Loan |
Sự khác biệt lớn nhất giữa các sản phẩm của Ondo Finance chính là tài sản thế chấp đứng sau từ đó dẫn tợi hiệu suất của mỗi sản phẩm cũng khác nhau. Tuy nhiên, điểm tương đồng giữa các sản phẩm này là nó chỉ phủ hợp với các nhà đầu tư tổ chức đã có kinh nghiệm và đội ngũ làm việc chuyên nghiệp. Còn với cá nhân thì bắt buộc họ phải KYC và đây sẽ là yếu tố dẫn tới Ondo Finance bỏ rơi nhiều nhà đầu tư cá nhân.
Bài toán tiếp theo của Ondo Finance chính là làm sao để sản phẩm của họ đến tay của tất cả mọi người trong khi vẫn đảm bảo về quyền riêng tư?
Flux Finance - sản phẩm dành cho đại chúng
Flux Finance là một Decentralized Lending Protocol được phát triển bởi đội ngũ của Ondo Finance. Flux Finance là một phiên bản fork của Compound V2 với cơ chế hoạt động tương đối đơn giản:
- Bước 1: Người dùng sẽ gửi USDC hoặc các Stablecoin vào giao thức Flux Finance.
- Bước 2: Người dùng sẽ nhận về fToken đại diện cho tài sản và lãi suất trong tương lai. Ví dụ người dùng gửi USDC vào giao thức sẽ nhận về fUSDC.
- Bước 3: Để có thể tham gia vay trên Flux Finance thì bắt buộc người dùng phải nắm giữ một lượng OUSG nhất định.
Rõ ràng, đây là một mô hình dành cho đại chúng và cũng giải quyết được vấn đề thanh khoản của các nhà đầu tư tổ chức hay cá nhân được KYC ở phía trên. Những cá nhân hay tổ chức nắm OUSG có thể tiếp tục tối ưu hóa lợi nhuận của mình bằng việc thế chấp một phần OUSG và các loại tài sản khác. Trong tương lai khả năng cao các tài sản như USDY hay OMMF cũng sẽ trở thành tài sản thế chấp trên Flux Finance.
Rõ ràng, người cho vay tìm kiếm được những khách hàng lớn trong thị trường DeFi và ngược lại các khách hàng lớn có thể sử dụng đòn bẩy để tối ưu hóa lợi nhuận của mình. Tại thời điểm viết bài APY của các Stablecoin trên Flux Finance đang khá cao và thực sự hấp dẫn nếu đặt cạnh AAVE hay Compound trong cùng một nền tảng.
Giải quyết bài toán về phí giao dịch
Ban đầu Ondo Finance được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái Ethereum, điều này làm cho người dùng phải đối mặt với một mạng lưới chậm trễ và quan trọng hơn là phí gas rất cao. Chính vì vậy mà hiện tại Ondo Finance cũng đã hỗ trợ nhiều mạng lưới hơn ví dụ với USDY người dùng có thể lựa chọn trên Ethereum hoặc Mantle hay OUSG người dùng có thể giữa chọn Polygon để rẻ hơn.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì Flux Finance mới chỉ có mặt trên hệ sinh thái Ethereum và đội ngũ Ondo cũng chưa bật mí về việc di chuyển Flux Finance lên các nền tảng Layer 2 khác hoặc một nền tảng Layer 1 nào rẻ hơn.
Những thành tựu đầu tiên của Ondo Finance
TVL của Ondo Finance đã có sự thay đổi một cách cực kì lạc quan kể từ khi ra mắt các sản phẩm về Real World Assets khi TVL đã tăng từ không lên con số hơn $200M và tại thời điểm viết bài cùng với sự hồi phục của thị trường Crypto thì đang có dấu hiệu giảm nhẹ.
Trong $180M ở thời điểm viết bài, trọng lượng của OUSG lớn hơn hẳn với $145M trong khi đó của USDY là $35M. Đội ngũ Ondo Finance kì vọng OMMF sắp ra mắt sẽ tạo thêm lực kéo cho TVL của nền tảng.
Bên cạnh Ondo Finance, Flux Finance cũng đang có chỉ số TVL tương đối khiêm tốn khoảng gần $20M.
Với những con số ở trên rõ ràng Ondo Finance còn rất nhiều bài toán cần phải giải quyết trước mắt để trở thành một trong những giao thức DeFi lớn mạnh và bền vững.
Thử Thách & Cơ Hội Của Ondo Finance
Thử thách trong thời gian sắp tới
Rõ ràng, sản phẩm của Ondo Finance có rất nhiều sức hút trong thị trường gấu. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát đang có dấu hiệu hạ nhiều từ giữa năm 2023 đến nay chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng tới lãi suất của trái phiếu chính phủ Mỹ.
Thực tế đúng như vậy sau khi có đà tăng trưởng mạnh năm 2022 với con số chỉ khoảng 1.2% đã lên cao đến mức gần 5%. Nhưng thời gian gần đây đã có sự điều chỉnh nhẹ xuống chỉ còn 4.2%.
Rõ ràng các sản phẩm của Ondo Finance hiện tại phụ thuộc rất nhiều vào lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và nếu chỉ số này tiếp tục giảm thì lúc đó sức khỏe của Ondo Finance sẽ thật sự đáng lo ngại.
Bên cạnh đó, rõ ràng sản phẩm của Ondo Finance chưa hướng 100% đến sản phẩm dành cho đại chúng kể cả Flux Finance. Và rõ ràng Ondo đang bỏ qua rất nhiều những khách hàng tiềm năng của mình. Cuối cùng, sản phẩm của Ondo Finance chỉ mang lại nguồn lợi nhuận cực kì thấp so với kì vọng của một nhà đầu tư khi bước chân vào DeFi và liệu rằng sản phẩm này của Ondo có đi vào vết xa đổ của sản phẩm Structure Finance mà họ đã từng làm hay không?
Cơ hội của Ondo Finance
Bên cạnh những thách thức thì vẫn còn đó rất nhiều cơ hội và động lực phát triển cho Ondo Finance. Đầu tiên, gần như 100% là Bitcoin ETF Spot và Ethereum ETF Spot sẽ được thông qua trong năm 2024 tiếp theo từ đó kéo theo nhiều tổ chức, công ty, tập đoàn, cá nhân vốn lớn tham gia vào thị trường Crypto. Nhu cầu về đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ là cực kì lớn vì các các tổ chức đầu tư khác nhiều so với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chính vì vậy, để giải quyết các bài toán phức tạp bên ngoài để mua được trái phiếu chính phủ Mỹ thì Ondo Finance là một lựa chọn tuyệt vời.
Tiếp theo, một khi đã mã hóa được những tài sản an toàn thì chắc chắn sẽ mã hóa được những tài sản có tính rủi ro cao hơn có thể là trái phiếu doanh nghiệm, kim loại,... từ đó tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm của mình để cho các nhà đầu tư có thêm lựa chọn.
Lạm phát giảm nhưng thực tế cho thấy rằng lãi suất ở Mỹ vẫn đang ở mức cao nhất trong nhiều năm qua. và nhiều nhà đầu tư vẫn tin tưởng rằng khủng hoảng hay thấp hơn là suy thoái sẽ mạnh mẽ hơn khi lãi suất được duy trì ở mức cao và khi bắt đầu giảm xuống đay. Chỉ khi ở đáy trong một thời gian thì kinh tế mới bắt đầu hồi phục.
Và nếu kinh tế Mỹ đi theo xu hướng như vậy thì T-Bills vẫn sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong 1 - 2 năm sắp tới. Trong khoảng thời gian đó, Ondo Finance dư sức để có thêm nhiều sản phẩm rủi ro lãi suất cao cho khoảng thời gian kinh tế bùng nổ trở lại và các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn.
Cuối cùng, trong bối cảnh thị trường Crypto hiện nay với các giao thức trong mảng Real World Assets cung cấp sản phẩm về T-Bills thì chỉ có Ondo Finance là cung cấp sản phẩm cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp hay các cá nhân có vốn mạnh.
Tổng Kết
Ondo Finance đang dần dần trở thành một trong những giao thức trong ngành RWA có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường Crypto. Tuy nhiên, công việc của họ vẫn còn rất nhiều. Thách thức rất lớn trước mặt nhưng nếu chinh phục thành công thì vị thế của Ondo sẽ thật sự khác biệt.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024