Liquidity As a Service viết tắt LAaS là gì? LAaS là các dự án coi việc cung cấp thanh khoản cho các giao thức, DAO,... là một dịch vụ có mất phí, đổi lại các dự án có nguồn thanh khoản dồi dào mà không lo sợ về những vấn đề Liquidity Mining tạo ra. Vậy LAaS có điều gì thú vị thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về Liquidity As a Service, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về LAaS
Những vấn đề tồn đọng trong DeFi
Liquidity Mining là cuộc cách mạng khiến DeFi bùng nổ với sự khởi đầu đến từ Compound. Có thể hiểu một cách dễ dàng là người dùng tham gia sử dụng giao thức và nhận về phần thưởng là Native Token của dự án. Có thể nói đây là một chiến lược win - win giữa dự án, người dùng hay những người cung cấp thanh khoản. Nhưng Liquidity Mining cũng là con dao 2 lưỡi có thể giết chết một dự án trước khi nó kịp trưởng thành.
Ví dụ ta có một bài toán sau đây. Dự án A mới ra mắt và để thu hút thanh khoản, TVL dự án đã phát hành Token A1 để thực hiện chiến dịch Liquidity Mining. Flyweel chết chóc sẽ diễn ra như sau:
- Bước 1: Dự án A phát hành token A1 để thực hiện chương trình Liquidity Mining.
- Bước 2: Người dùng tham gia sử dụng giao thức dưới dạng cung cấp thanh khoản để dự án hoạt động.
- Bước 3: Người dùng nhận phần thưởng A1 đến từ dự án.
- Bước 4: Hầu hết người dùng sẽ bán A1 để đổi ra Stablecoin hoặc các Altcoin có giá trị lớn vì bản chất đây là 1 hình thức kinh doanh. Điều này xảy ra với hầu hết các dự án kể cả A1 có nhiều hay ít Use Case.
- Bước 5: Token A1 giảm giá mạnh.
- Bước 6: Giá trị Incentive giảm dần. Ví dụ ban đầu người dùng cung cấp thanh khoảng $10.000 để nhận phần thưởng A1 tương đương $200 mỗi ngày. Nhưng áp lực bán A1 quá lớn khiến $200 giảm chỉ còn $150 rồi $100 rồi $50.
- Bước 7: Incentive quá ít dẫn tới người dùng ngưng cung cấp thanh khoản. Dự án hết thanh khoản và chết. Nếu như lúc này dự án tiếp tục bơm Incentive nhiều hơn thì quay về bước 4.
Rõ ràng, Liquidity Mining là con dao hai lưỡi. Nế biết sử dụng LM một cách bài bản, chuyên nghiệp thì dự án sẽ rất thành công và ngược lại. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là LM có ảnh hưởng xấu đến giá của Native Token chính vì vậy mà LAaS đã ra đời.
LAaS là gì?
LAaS là viết tắt của Liquidity As a Service tạm dịch là Thanh Khoản Như Một Dịch Vụ nhằm ám chỉ các dự án chuyên cho các dự án khác thuê thanh khoản. Tạm hiểu là, dự án mới khởi động hoặc đã khởi động từ lâu có nhu cầu bootstrap thanh khoản cho pool của mình nhưng lại không muốn sử dụng Native Token hay không muốn sử dụng quá nhiều Native Token thì sẽ lấy tiền để đi thuê thanh khoản từ các giao thức chuyên làm dịch vụ này.
Nhờ có LAaS mà dự án không phải lo lắng quá nhiều về việc Native Token bị dump quá mạnh dẫn đến không còn sức hút với những nhà cung cấp thanh khoản. Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường xấu các LP ngần ngại trong việc cung cấp thanh khoản vì những nỗi lo về rủi ro Hack, Rugpool, Smartcontract,... thì việc sử dụng nhiều Native Token hơn để làm Incentive không phải một chiến lược dài hạn.
Với LAaS, các dự án ngay lập tức có được số lượng thanh khoản mình mong muốn và rất bền vững không cần lo lắng về việc toàn bộ thanh khoản bốc hơi chỉ trong một vài tiếng đồng hồ.
Một số những nhược điểm của LAaS bao gồm:
- Chi phí thuê thanh khoản sẽ cao hơn khá nhiều. Điều này sẽ phù hợp với các dự án đã có doanh thu, người dùng ổn định hoặc những dự án đã kêu gọi vốn thành công. Còn với những dự án chưa có gì thì đây là một sản phẩm khá khó để tiếp cận.
- Thanh khoản được cho thuê đôi khi nhiều hơn cần thiết điều này làm lãng phí thanh khoản trong bối cảnh DeFi đang rất khát thanh khoản.
Một Số Các Dự Án Tiềm Năng Trong Mảng LAaS
Tokemak - Dự án dẫn đầu ngành LAaS
Tokemak là dự án đầu tiên đưa ra khái niệm LAaS. Sản phẩm của Tokemak ra đời đã nhận được sử dủng hộ đông đảo cộng đồng Crypto với nhiều dự án tham gia sử dụng như Balancer, Curve Finance,... Mô hình hoạt động của Tokemak tương đối đơn giản với một số bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Người dùng cung cấp thanh khoản vào chung 1 pool (sẽ có nhiều pool khác nhau như ETH, USDC, DAI,...)
- Bước 2: Giao thức sẽ đến thuê. Quá nhiều giao thức cùng thuê thanh khoản ví dụ cùng là thuê ETH thì sẽ trải qua đấu giá.
- Bước 3: Giao thức cùng với Tokemak ghép cặp thanh khoản trên các nền tảng AMM khác nhau.
Tokemak là dự án duy nhất đến nay vẫn kiên trì bám đuổi mảng LAaS với bản cập nhật V2, Tokemak tiếp tục tối ưu và nâng cấp sản phẩm để thu hút được người dùng và giao thức. Mọi người có thể tham khảo bài viết Tokemak V2: Dấn Thân Vào Thị Trường LSDfi & Stablecoin để hiểu về những gì Tokemak đang tham vọng xây dựng trong tương lai tới đây.
Ondo Finance - Rời bỏ LAaS đến với RWA
Một trường hợp ngoại lệ mình muốn giới thiệu để mọi người chính là Ondo Finance. Nhưng với việc không phải dự án dẫn đầu ngành nên có thể rằng Ondo Finance đã không kinh doanh hiệu quả trong một thời gian tương đối dài. Trong quá khứ, Ondo Finance tham vọng nắm giữ cả LAaS và cả RWA nhưng thực tế không cho họ lựa chọn nhiều như vậy.
Cuối cùng, Ondo Finance đã loại bỏ sản phẩm LAaS và tập trung vào phát triển các sản phẩm RWA như OUSD, USDY, OMMF,...
Conic Finance - LAaS dành riêng cho Curve Finance
Conic Finance xây dựng một pool thanh khoản chung gọi là Omnipool là nơi tổng hợp toàn bộ thanh khoản của người dùng gửi vào và sau đó là phân bổ thanh khoản theo trọng số vào các Pool trên Curve để kiếm về lợi nhuận.
Có thể nói rằng nếu như Tokemak tập trung phân phối vào nhiều các nền tảng AMM khác nhau như Curve Finance, Uniswap V3 hay Balancer thì Conic Finance chỉ tập trung vào Curve Finance. Bản thân dự án Conic cũng liên quan ít nhiều đến đội ngũ phát triển của Curve.
Tổng Kết
LAaS tuy đã là quá khứ của DeFi được gắn mác DeFi 2.0. Liệu LAaS có thể quya trở lại và bùng nổ một lần nữa cùng với thị trường DeFi.
- “Vì Sao Chúng Tôi Lạc Quan Về Optimistic” – Ed Felten - September 29, 2023
- Những Tổ Chức Nào Đang Ủng Hộ Bitcoin? - September 29, 2023
- stEUR & Stablecoin Mang Lãi Suất Cố Định Của Angle Protocol - September 29, 2023