Doanh thu là một trong các yếu tốt quyết định các dự án có trải qua mùa đông crypto trong chu kì lần này hay không. Vậy doanh thu của các dự án đến từ đâu và chúng ta có thể kiểm tra doanh thu dự án ở đâu thì mọi người cùng mình tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Doanh Thu Dự Án Đến Từ Đâu?
Doanh thu là gì?
Doanh thu (tiếng Anh: Revenue) là dòng tiền mà dự án thu về từ các hoạt động của người dùng như là giao dịch, mua bán, cho vay,... trên nền tảng của dự án hay là dòng tiền đến từ việc các dự án kinh doanh các sản phẩm và nó đến từ việc người dùng sử dụng sản phẩm.
Tại sao giao thức cần doanh thu
Các giao thức DeFi tương tự như các doanh nghiệp, công ty ngoài truyền thống họ cũng cung cấp các sản phẩm tới người dùng tương tự như các hoạt động kinh doanh ngoài thị trường tài chính truyền thống. Nên việc một giao thức hoạt động hiệu quả có nghĩa là giao thức có người dùng và doanh thu chứng tỏ nó đang hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, các giao thức vẫn có các chi phí hoạt động như lương của đội ngũ phát triển, lương của developers, chi phí marketing,... Tuy trong thời gian đầu dự án có thể bán một phần token trong phần bổ tokenomic thì vẫn có thể duy trì việc phát triển giao thức nhưng token không có mãi đến bán được nên về dài hạn dự án phải tạo ra doanh thu để duy trì dự án và phát triển thêm các sản phẩm mới.
Tùm lại, giao thức trong DeFi tương tự như một công ty ngoài TradFi muốn tồn tại thì phải tạo ra được doanh thu và lợi nhuận.
Doanh thu dự án đến từ đâu?
Trong thị trường Crypto có nhiều loại giao thức thuộc các mảng khác nhau như DEX, Lending & Borrowing, Derivatives, Yield Farming, Liquid Staking,...
- AMM: Doanh thu của các AMM chủ yếu đến từ phí giao dịch. Phí giao dịch thường là 0.3% có thể cao hơn hoặc thấp hơn tuy theo các giao thức có các chiến lược khác nhau.
- Lending & Borrowing:
- Derivatives: Đến từ phí mở các lệnh đòn bẩy.
- Infastructure: Các dự án thuộc mảng cơ sở hạ tầng có doanh thu đến từ việc các dự án sử dụng dịch vụ của mình. Ví dụ các dự án phải trả USDC cho dịch vụ của Chainlink.
- Liquid Staking: Doanh thu của các dự án thuộc phân khúc này đến từ phí sử dụng dịch vụ của người dùng.
Như đã nói ở trên, các dự án trong DeFi cũng liên tục mở rộng sản phẩm của mình để có thêm người dùng và doanh thu. Ví dự các AMM phải triển khai thêm các mảng như Launchpad, Prediction, Lending & Borrowing,... Điều này cũng xảy ra tương tự với các dự án khác nhau ở các mảng khác nhau.
Các dự án liên tục liên tục cho ra mắt các sản phẩm mới để thu hút người dùng và tạo ra doanh thu hoặc các dự án có thể phát triển multichain để tìm kiếm các vùng đất mới cuối cùng cũng vì mục đích có thêm người người và doanh thu.
Bên cạnh đó một số dự án sẽ có những doanh thu mà người dùng ít khi để ý tới và cũng tương đối khó để kiểm tra ví dụ: Các dự án Lending & Borrowing còn có phí thanh lý các tài sản của người dùng.
Các tiêu chí đánh giá dự án có hoạt động hiệu quả
Mỗi một dự án chúng ta có những tiêu chí khác nhau để đánh giá nó đang hoạt động hiệu quả hay không. Chúng ta sẽ cùng nhau đi vào chi tiết từng mảnh ghép nhé.
- TVL của dự án đang tăng trưởng, đi ngang hay có sự suy giảm. Lí do?
- Số lượng người dùng active mỗi ngày ít hay nhiều? Có tăng trưởng không?
- Dự án có thường xuyên update, cải thiện sản phẩm không? Sau mỗi lần update số lượng người ủng hộ trên MXH có nhiều không? Số lượng người dùng mỗi ngày có tăng không?
Một số tiêu chí chung cho toàn bộ các dự án để chúng ta áp dụng sau đó chúng ta sẽ đến từng tiêu chí các các mảnh ghép khác nhau:
Với các dự án thuộc mảng DEX chúng ta có một số tiêu chí như sau:
- Volume giao dịch của dự án đó so với các đối thủ cùng chain, cùng ngành như thế nào? Có lớn không? Có duy trì đều đặn không?
- Các pool thanh khoản của dự án có dày không? Khi gaio dịch có trượt giá nhiều không? Nếu giao dịch trượt giá nhiều chính tỏ LP đang từ bỏ dự án và nếu trượt giá nhiều tất nhiên người dùng cũng sẽ không sử dụng sản phẩm này.
Với các dự án thuộc mảng Lending & Borrowing thì có một số tiêu chí như sau:
- Tổng số tiền cho vay/Tổng số tiền trong giao thức là bao nhiêu %. % thấp chứng tỏ giao thức đang hoạt động không hiểu quả khi người cho vay thì nhiều mà người vay thì ít.
- Dự án hỗ trợ bao nhiêu tài sản thế chấp, lãi suất là bao nhiêu so với các đối thủ cùng ngành như thế nào?
Với các dự án thuộc mảng cơ sở hạ tầng thì chúng ta tìm hiểu xem dự án có nhiều khác hàng hay không? % chiếm lĩnh thị trường như thế nào?
Tìm Kiếm Doanh thu Dự Án Ở Đâu?
Thường thì mình sẽ kiểm tra các doanh thu dự án ở website: Token Terminal tại trang web này bạn không chỉ có thể kiểm tra được giao thức dự án mà chúng ta có thể kiểm tra được nhiều các tiêu chí khác. Một số các tiêu chí quan trọng như:
- Total Value Locked: Tổng tài sản bị khóa trong giao thức.
- Volume: Volume giao dịch (Với DEX, Derivatives thì là Trading Volume, với Lending & Borrowing thì là Borrow Volume,...)
- Revenue: Doanh thu của giao thức.
- Treasury: Ngân quỹ của giao thức,
- Daily Active Users: Số lượng người dùng hoạt động trên ngày của giao thức.
Hiện tại Token Terminal chưa hỗ trợ nhiều các blockchain khác nhau nên nếu với các dự án mà bạn không tìm thấy bạn có thể kiểm tra các thông tin về TVL, Volume giao dịch,...
Linh Động Trong Đánh Giá
Ở thời điểm hiện tại khi mà thị trường crypto đang trong mùa đông giá lạnh nên nếu các dự án bạn đang đầu tư mà doanh thu và lượng người dùng hàng ngày vẫn tăng trưởng đều đặn thì quá tuyệt vời rồi. Nhưng nếu dự án mà bạn đang quan sát tất cả các thông số về TVL, Doanh thu hay Daily active users đều giảm thì chúng ta sẽ đánh giá trên một vài tiêu chí sau:
- Dự án có cập nhật và nâng cấp sản phẩm đều đặn hay không?
- Dự án có ra mắt sản phẩm mới không? Phản ứng của cộng đồng như thế nào?
- Dự án có kêu gọi vốn thành công và liệu số tiền đó có giúp họ sống sót qua mùa đông không?
Thực Tế Thị Trường
Theo một số các dự án mình theo dõi ở thời điểm hiện tại như AAVE, Maple hay Goldfinch thì chính xác các dự án này cũng tạo ra doanh thu tuy nhiên theo báo cáo tài chính các quý của dự án này đều báo lợi nhuận âm vì họ phải chịu lượng chi phí nhiều hơn doanh thu họ tạo ra.
Hiện tại hầu hết các dự án này đều phải dựa trên nguồn tiền từ các quỹ đầu tư đổ vào họ. Còn với các dự án như Uniswap hay Maker DAO thì có vẻ họ đang có lợi nhuận thực nhưng hiện tại chưa thể kiểm chứng được thông tin này mình chỉ suy đoán dựa trên hoạt động kinh doanh của họ.
Tổng Kết
Doanh thu là yếu tố cực kì quan trọng đối với các dự án trong downtrend. Có thể nói tiền là máu của doanh thì thì nó cũng tương tự với các dự án DeFi. Việc các dự án có doanh thu ở trong downtrend chứng tỏ dự án vẫn có những sức hút nhất định với thị trường.
Mình tin chắc yếu tố này sẽ là một trong những yếu tố cực kì quan trọng đối với việc lựa chọn dự án để quan sát trong 2022 và 2023.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Phân Tích Worldcoin: Liệu Có Phải Một Khoản Đầu Tư Xứng Đáng Cho Chu Kì Lần Này? - December 14, 2024
- Uprising Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Uprising - December 13, 2024
- Story Protocol Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Story Protocol - December 13, 2024