Là một trong những giao thức cực kì thành công trong xu hướng DeFi 2.0 với mô hình Protocol - Own - Liquidity, hiện nay Olympus DAO đang sử dụng lượng thanh khoản mình sở hữu để xây dựng một hệ sinh thái cho riêng mình. Trong bài viết này, mình và mọi người sẽ cùng tiếp tục điểm qua các dự án đang được hỗ trợ hoặc xây dựng bởi Olympus DAO.
Để hiểu hơn về bài viết này, mọi người có thể tham khảo một số các bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về Hệ Sinh Thái Olympus DAO
Tổng quan về Olympus DAO
Tại thời điểm mới ra đời, khi đó DeFi đối diện với các vấn đề thanh khoản không bền vững khi mà các LP chạy theo incentive khiến các dự án đau đầu với việc làm sao để thu hút thanh khoản và giữ chân được các LP với nền tảng của mình. Tại thời điểm đó, Olympus DAO ra đời với khái niệm Protocol - Own - Liquidity đã gây bão trong thị trường.
Tới nay tuy mô hình của Olympus DAO đã không còn sự hiệu quả khi mà mô hình đó gặp vấn đề với thị trường giá xuống nhưng hướng đi của Olympus DAO đã có những sự thay đổi. Tới nay, Olympus DAO có Tresury lớn thuộc TOP 5 thị trường crypto và Olympus DAO phải nghĩ tới việc làm sao để sử dụng lượng POL một cách hiệu quả thì câu trả lời chính là xây dựng hệ sinh thái.
Hiện tại, Tresury của Olympus DAO có giá trị tổng cộng là $226.83M trong đó đã có đến gần $167.72M là stablecoin.
Sentiment - Nền tảng Undercollateralized Borrowing được xây dựng trên Arbitrum
Sentiment là một nền tảng cho phép người dùng có thể vay đến gấp 5 lần tài sản bảo đảm thông qua việc sử dụng Margin Account. Có thể hiểu một cách đơn giản thì Sentiment có nhiều nét tương đồng với các nền tảng Leverage Yield Farming. Cơ chế hoạt động của Sentiment khá đơn giản bao gồm các bước như:
- Bước 1: Người cho vay sẽ deposit tài sản của mình vào một pool chung. Pool chung này sẽ đảm bảo lượng thanh khoản dồi dào cho người những đi vay và người cho vay sẽ nhận về LToken đại diện tài sản của mình trong pool.
- Bước 2: Người đi vay sẽ mở tài khoản Margin Account và đưa tài sản thế chấp vào đó rồi vay ra tài sản mình mong muốn vay.
- Bước 3: Người vay sẽ kiếm lời thông qua mục Trade và Invest trên chính nền tảng,
Tuy nhiên, có vẻ các dự án trong xu hướng này không được sự đón nhận đông đảo từ cộng đồng. Mình nghĩ có một số các lí do khiến các dự án thuộc mảng Leverage Yield Farming hay Undercallateralized Borrowing chưa bùng nổ:
- Việc sử dụng đòn bẩy quá lớn đặc biệt trên DeFi tương đối rủi ro khi thanh lý có thể xảy ra bất kì lúc nào.
- Các giao thức được tích hợp vào các nền tảng chính không thật sự quá đa dạng và có mức lợi nhuận cao.
- Hầu hết đều là các dự án mới nên người dùng khá ngần ngại trong việc các dự án có thể bị hack.
Gamma Strategies - Nền quản giúp cung cấp thanh khoản trở nên dễ dàng hơn
Gamma Strategies giúp việc cung cấp thanh khoản trên Uniswap V3 trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mọi người có thể thấy rằng, để cung cấp thanh khoản trên V3 mà kiếm được lợi nhuận yêu cầu LP phải có kiến thức và phải theo dõi thị trường thường xuyên để luôn luôn điều chỉnh vùng giá cung cấp thanh khoản được tối ưu nhất.
Gamma Strategies hoạt động với cơ chế như sau:
- Bước 1: Người dùng gửi 1 cặp token vào vault của Gamma Strategies sau đó nhận về LP Token đại diện cho tài sản trong pool của người dùng.
- Bước 2: Gamma Strategies có nhiều chiến lược khác nhau như chiến lược phạm vi rộng, chiến lược phạm vi hẹp và chiến lược ổn định trên Uniswap V3. Mỗi chiến lược sẽ có những ưu và nhược điểm riêng.
Có thể thấy rằng hệ sinh thái được xây dựng trên Uniswap V3 có một tương lai khá sáng sủa và bản thân Gamma cũng nhận được sử ủng hộ đông đảo từ người dùng khi mà
Tại thời điểm việt bài, Gamma Strategies đang có một lượng TVL lớn và mới đạt mức ATH trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, dự án cũng đã chứng tỏ được việc giải quyết được một vấn đề tương đối lớn trong việc cung cấp thanh khoản trên thị trương khi mà cả lượng Fees và Revenue đều có sự tăng trưởng song song với TVL.
Silo Finance - Nền tảng Lending & Borrowing tiềm ẩn nhiều sự đổi mới
Có thể nói Silo Finance là một nền tảng Lending & Borrowing cực kì tham vọng khi mà dự án hướng đến cả 2 mô hình là Lending Pool và Lending CDP. Nghĩa là:
- Lending Pool: Không đi theo lối mòn của AAVE và Compound thì Silo Finance quyết định đi theo hướng Isolated Pool - xây dựng các pool thanh khoản độc lập để hướng đến hạn chế rủi ro và có thêm đa dạng các loại tài sản thế chấp.
- CDP: Nền tảng cũng phát hành ra Stablecoin của riêng mình là XAI mang ý nghĩa là định tuyến giữa các pool khi vay cùng với ETH bên cạnh đó là người dùng có thể sử dụng XAI trong DeFi.
Hiện tại, sau một khoảng thời gian phát triển Silo Finance đã có những sự thay đổi như:
- Tích hợp với Chainlink, sử dụng dịch vụ Oracle của đơn vị hàng đầu thị trường.
- Triển khai trên Arbitrum để có thể tiếp cận nhiều tập khách hàng hơn nữa.
Khi dự án bắt đầu triển khai trên Arbitrum thì lượng TVL trên Silo Finance đã tăng trưởng 100% tính đến thời điểm viết bài. Tuy nhiên, Silo Finance vẫn còn một chặng đường rất dài ở phía trước cần theo dõi và quan sát trước khi có những quyết định đầu tư.
Vendor Finance - Nền tảng Lending P2P
Vendor Finance là một nền tảng Lending P2P được xây dựng trên đa chuỗi và hiện tại Vendor Finance đang có mặt trên hệ sinh thái Ethereum và Arbitrum. Vendor Finance với sản phẩm của mình đem lại những sự khác biệt cho thị trường crypto như sau:
- Tài sản không sợ bị thanh lý.
- Lãi suất cố định không bị dao động như các nền tảng Lenidng P2Pool.
- Các điều kiện khoản vay được cài đặt và tuy chỉnh phụ thuộc vào nhu cầu của người cho vay.
- Các khoản vay đa dạng giúp người đi vay có thêm nhiều sự lưạ chọn.
- Thời hạn các khoản vay cố định giúp người đi vay chủ động trong dòng tiền.
- Tính năng Rollovers giúp người đi vay thiết lập các khoản vay không kì hạn.
Mặc dù mô hình của Vendor Finance không có gì mới lạ và có nhiều sự cải tiến nổi bật tuy nhiên hầu hết các giao thức Lending & Borrowing lớn hiện nay chủ yếu đi theo mô hình Lending Pool. Gần đây có một dự án kết hợp giữa Lending P2P và Lending Pool đang khá phổ biến chính là Morpho Labs.
Tổng Kết
Trên đây là 4 dự án tiếp theo nằm trong hệ sinh thái ccủa Olympus DAO trước mắt vẫn còn rất nhiều các dự án khác mong mọi người tiếp tục đồng hành cùng Hak Research.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Cudis Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Cudis - October 4, 2024
- Len Sassaman Là Ai? Tất Tần Tật Về Người Được Cho Là Satoshi Nakamoto - October 4, 2024
- IOnet Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử IOnet - October 4, 2024