Lending & Borrowing là một mảnh ghép vô cùng quan trọng trong thị trường Defi (Decentralized Finance). Nó đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn của một hệ sinh thái. Là nơi kéo dòng tiền rất lớn từ thị trường tài chính truyền thống (TradFi) sang thị trường DeFi. Trong bài viết này, hãy cùng mình khám phá sự khác biệt giữa Uncollateralized Lending và Credit Protocol nhé.
Uncollateralized Lending Là Gì?
Uncollateralized Lending là một mảnh ghép trong mảng Lending & Borrowing hướng đến người dùng là các cá nhân, tổ chức trong thị trường tài chính truyền thống.
Các cá nhân hay tổ chức khi sử dụng nền tảng Uncollateralized Lending có thể tiếp cận khoản vay mà không cần tài sản thế chấp. Tương tự như việc bạn vay tiền thông qua các App vay tiền hiện nay, chỉ cần KYC danh tính là có thể vay được một số tiền phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, phải trả 1 khoản lãi suất cao hơn mức bình thường.
Dự án điển hình thuộc mảng Uncollateralized Lending đó là TrueFi (TRU).
Credit Protocol Là Gì?
Credit Protocol hay còn gọi là Under-Collateralized Lending là hình thức cho vay với tài sản thế chấp có giá trị ít hơn tài sản vay. Lấy một ví dụ đơn giản khi bạn có 1 chiếc xe máy có giá trị 10 triệu đồng và bạn thế chấp chiếc xe đó vay được 20 triệu đồng thì đấy gọi là Under-Collateralized Lending.
Các dự án điển hình thuộc mảng Credit Protocol đó là: GoldFinch, Credix Protocol...
Các bạn có thể đọc bài viết chi tiết về Credit Protocol tại đây.
Điểm Tương Đồng Giữa Uncollateralized Lending Và Credit Protocol
- Các khoản vay được trao đổi thông qua hợp đồng thông minh: Cả Uncollateralized Lending và Credit Protocol đều cho phép các khoản vay trao đổi thông qua hợp đồng thông minh trên Blockchain.
- Tính minh bạch: Cả hai đều có tính đáng tin cậy cao, vì các khoản vay được bảo về bởi hợp đồng thông minh trên Blockchain, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.
Điểm Khác Biệt Giữa Uncollateralized Lending Và Credit Protocol
Header | Đặc Tính | Uncollateralized Lending | Credit Protocol |
---|---|---|---|
1 | Tính đảm bảo | Không cần tài sản đảm bảo cho khoản vay | Tài sản đảm bảo có giá trị thấp hơn khoản vay |
2 | Tính rủi ro | Rủi ro cao vì không có tài sản đảm bảo cho khoản vay | Rủi ro thấp hơn vì có 1 phần tài sản đảm bảo |
3 | Quy trình xác minh | Không yêu cầu quy trình xác minh tài sản, đảm bảo tính linh hoạt, giảm chi phí | Quy trình xác minh nghiêm ngặt, đảm bảo tính chính xác thông tin tài sản đảm bảo |
4 | Tính phổ biến | Chưa có nhiều dự án Defi làm về mảng này | Có nhiều dự án, nhận được sự chú ý nhiều từ các quỹ lớn |
Lợi Ích Và Hạn Chế Của Uncollateralized Lending Và Credit Protocol
Uncollateralized Lending
Lợi ích:
- Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn: Với Uncollateralized Lending, người vay không cần phải sở hữu bất kỳ tài sản đảm bảo nào để vay tiền. Điều này làm giảm rào cản tiếp cận tài chính cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp không có nhiều tài sản để thế chấp.
- Không bị mất tài sản: Uncollateralized Lending giúp tránh được tình trạng mất tài sản trong trường hợp không thể trả nợ. Điều này giúp người vay bảo vệ tài sản của mình và giảm thiểu rủi ro.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Uncollateralized Lending không yêu cầu người vay phải cung cấp thông tin về tài sản đảm bảo và thẩm định giá trị của chúng. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí đăng ký và vay tiền.
Hạn Chế:
- Rủi ro cao hơn: Vì Uncollateralized Protocol không yêu cầu bất kỳ tài sản đảm bảo nào, nên rủi ro cho người cho vay sẽ cao hơn. Điều này có thể dẫn đến lãi suất cao hơn cho người vay.
- Thanh khoản thấp hơn: Uncollateralized Protocol có thể dẫn đến việc thanh khoản thấp hơn cho người cho vay. Trong trường hợp người vay không trả nợ, người cho vay có thể khó khăn trong việc thu hồi số tiền vay.
- Không phù hợp với mục đích vay: Uncollateralized Protocol không phù hợp cho các khoản vay lớn hoặc dài hạn. Điều này là do việc không có tài sản đảm bảo có thể khiến cho việc thu hồi tiền vay trở nên khó khăn hơn trong trường hợp người vay không trả nợ.
Credit Protocol
Lợi ích:
- Phi tập trung: Credit Protocol là một giao thức phi tập trung, nghĩa là nó không yêu cầu sự can thiệp của bên thứ 3 nào, chẳng hạn như ngân hàng truyền thống.
- Khả năng trao đổi: Credit Protocol cho phép các tài sản kỹ thuật số được trao đổi một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.
- Tiết kiệm chi phí: Do không có sự can thiệp của bên thứ 3, Credit Protocol giúp giảm thiểu chi phí giao dịch và tăng khả năng truy cập vốn người dùng.
Hạn chế:
- Rủi ro cao: Như với bất kỳ hình thức cho vay nào, Credit Protocol cũng mang lại một mức độ rủi ro cao, chẳng hạn như rủi ro mất vốn hoặc rủi ro phá sản.
- Khó đoán: Các khoản vay và cho vay tài sản kỹ thuật số thông qua Credit Protocol có thể khó đoán và khó tính toán, đặc biệt là khi giá của các tài sản này có thể thay đổi liên tục.
- Phát triển hạn chế: Credit Protocol vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và chưa được áp dụng rộng rãi. Do đó, việc đánh giá và quản lý rủi ro có thể khó khăn và cần thời gian để trở nên hiệu quả hơn.
Tổng Kết
Tóm lại, Credit Protocol và Uncollateralized Protocol là hai phương thức vận hành khác nhau trong lĩnh vực DeFi (Decentralized Finance). Credit Protocol cho phép người vay có thể thế chấp tài sản để nhận được khoản vay, trong khi đó Uncollateralized Protocol không yêu cầu bất kỳ tài sản đảm bảo nào và những người vay sẽ phải đảm bảo trả tiền vay bằng cách duy trì mức độ tín dụng tốt.
Trong khi Credit Protocol đem lại sự an toàn hơn cho người cho vay bằng việc đảm bảo trả lại khoản vay bằng cách sử dụng tài sản đảm bảo, Uncollateralized Protocol lại mang lại sự linh hoạt hơn cho người vay.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Soon Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Soon - September 19, 2024
- Hướng Dẫn Làm Airdrop B3dotFun - September 18, 2024
- Phân Tích Friend.tech: Thấy Gì Từ Sự Thất Bại Của Friend.tech - September 18, 2024