Trong thị trường Crypto sẽ có 2 định hướng phát triển chung đó chính là non EVM và EVM. Việc chúng ta quan sát được định hướng phát triển của các Layer 1 và Layer 2 giúp chúng ta có những tiêu chí cụ thể để đánh giá các dự án này có đang phát triển đúng cách hay không? Từ đó có những quyết định đầu tư tương đối rõ ràng.
Và trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẻ điểm qua một số các định hướng phát triển nổi bật từ đó lựa ra các tiêu chí thành công thường thấy trong thị trường crypto.
Non EVM & EVM
Định nghĩa
EVM viết đầy đủ của Ethereum Virtual Machine, muốn nói đến các blockchain hướng đến việc tương đồng với Ethereum về ngôn ngữ lập trình Sodility và Vyper đặc biệt là Sodility. Với việc tương thích EVM, các dự án tren Ethereum có thể dễ dàng phát triển trên các L1 này bằng cách copy code sau đó có những sự tinh chỉnh ít hoặc nhiều tùy thuộc vào mức độ tương thích là cao hay thấp là có thể hoạt động trên L1 đó.
Non EVM là các blockchain mà không tương thích EVM nó sử dụng một ngôn ngữ lập trình khác. Các developer trên Ethereum muốn phát triển dự án của mình trên các non EVM này bắt buộc phải học ngôn ngữ lập trình mới dẫn đến để xây dựng được một dự án trên một non EVM mất rất nhiều thời gian.
Ví dụ: Bạn đang sinh sống ở Việt Nam tất cả mọi thử xung quanh bạn đều phải sử dụng tiếng Việt nhưng đột nhiên bạn phải đến Pháp. Gần như bạn xuất phát lại từ đầu khi phải học lại ngôn ngữ để có thể kiếm việc làm tại đây. Thì ở đây ngôn ngữ ngữ lập trình sẽ tương tự với tiếng Việt hay tiếng Pháp.
Chính vì vậy các non EVM cần rất nhiều thời gian để phát triển và phải có những tác động trực tiếp để thu hút các developer đến với hệ sinh thái của mình.
Non evm | evm | cả hai |
---|---|---|
Solana, Aptos, Sui Blockchain, Cosmos, Cardano,... | BNB Chain, Polygon POS, Celo, Fantom,... | Near Protocol - Aurora, Avalanche - C Chain, Polkadot - Moonbeam,... |
Đối với các dự án vừa non EVM vừa EVM thì mọi người hình dung đó chính là Layer 1 của dự án là non EVM nhưng vì muốn thu hút các dự án trên Ethereum mở rộng qua blockchain của mình mà không tốn quá nhiều chi phí thì họ xây dựng 1 Layer 2 là một EVM Blockchain với nhiệm vụ ở trên.
Ví dụ như:
- Near Protocol là 1 non EVM vì sử dụng ngôn ngữ lập trình chính là Rust bên cạnh đó thời gian gần đây họ có hỗ trợ thêm Javascript. Near Protocol vì muốn thu hút các dự án lớn trên Ethereum hay các dự án chuyên phát triển multichain như Aave, Uniswap, Curve Finance,... họ quyết định triển khai Aurora là 1 Layer 2 tương thích cao với EVM từ đó các dự án trên Ethereum dễ dàng xây dựng và phát triển trên Near Protocol thông qua Aurora.
- Avlanche là 1 concept Internet Of Blockchain nhưng trong thời gian đầu thay vì hướng tầm nhìn đến IOB thì họ quyết định xây dựng 1 EVM Chain đó chính là Avalanche C Chain nên đã thu hút được nhiều tên tuổi lớn như AAVE, Curve Finance,... Họ đã rất thành công với chiến lược này tuy nhiên về mặt tầm nhìn chính của họ thì chưa có gì đặc biệt.
Trường hợp ngoại lệ
Trong các trường hợp trên thì core team là người chủ động xây dựng các EVM Chain nhưng cũng có những dự án thì các developers là người chủ động phát triển EVM Chain.
Ví dụ như:
- Neon Labs là 1 EVM Blockchain trên Solana tuy nhiên tuy đã nhá hàng từ tháng 12/2021 đến giờ dự án vẫn chưa có tăm hơi.
- Nitro Labs là một SVM trên Cosmos. Nghĩa là Nitro Labs hỗ trợ các dự án trên Solana có thể phát triển trên Cosmos một cách dễ dàng thay vì phải xây dựng 1 blockchain hoàn toàn mới.
- EvMos cũng là 1 sản phẩm của đội ngũ developer trên hệ sinh thái Cosmos giúp các dự án trên Ethereum dễ dàng mở rộng qua Cosmos.
- Tương tự với EvMos chúng ta có Moonbeam của Polkadot hay Moonriver trên Kusama.
Tiêu Chí Giúp Non - EVM Blockchain Thành Công
Tiêu biểu cho 1 Blockchain nền tảng phát triển theo hướng Non - EVM đó chính là Solana và gần đây đang nổi lên đó chính là StarkNet.
Đặc điểm nổi chội nhất của Solana đó chính là:
- Solana phải có đầy đủ các cơ sở hạ tầng như Oracle, API, Wallet,... để cho các dự án sau khi xây dựng xong có thể chạy được luôn.
- Hackathon Global. 2 lẫn mỗi năm, mỗi hackathon Solana thu hút hàng chục ngàn các developer và hàng trăm dự án mới sau hackathon. Chi phí hackathon của Solana rơi vào $5M/hackathon.
- Sự kiện Hackathon Offline - Hacker House của Solana diễn ra thường xuyên tại rất nhiều thành phố lớn trên nhiều quốc gia khác nhau.
Điều hỗ trợ các developer nhiều nhất đó chính là các công cụ lập trình và các grant từ các chương trình hackathon giúp các dự án có bệ phóng ban đầu.
Vậy khi bạn nhìn vào các Blockchain nền tảng định hướng non EVM bạn cần phải quan sát sự hỗ trợ của đội ngũ phát triển về việc hỗ trợ, giải đáp có nhanh chóng, nhiệt tình hay không? Các sự kiện hackathon offline cũng như global có được diễn ra thường xuyên không? Số lượng các developer tham gia có nhiều không? Sau mỗi hackthon thì số lượng các developer tham gia có tăng trường mạnh không? Số lượng các dự án có bùng nổ không? Tất cả các thông số có tăng trưởng sau mỗi kì hackathon không? Hackathong có diễn ra thường xuyên hay không?
Bên cạnh đó để một hệ sinh bùng nổ nó cần phải xây dựng những dự án thuộc đúng xu hướng đang hoặc sắp diễn ra hay không? Các dự án được xây dựng và phát triển có những inovation nào đặc sắc không hay chỉ là những bản fork từ những dự án đã có sẵn?
Từ việc trả lời những câu hỏi trên chúng ta có thể trả lời cho việc dự án có đang xây dựng, phát triển và có khả năng thành công hay không?
Sau Solana thì hiện tại mình đang quan sát StarkNet sản phẩm đến từ nhà StarkWare.
Tiêu Chí Giúp EVM Blockchain Thành Công
Thực chất các EVM có những cách thành công khá khá nhau thì chúng ta sẽ cùng nhau đi vào các case cụ thể nhé.
BNB Chain
Đầu tiên là BNB Chain, sự thành công của BNB Chain đến từ chính người tạo ra nó là CZ. Bằng bàn tay ma thuật của mình CZ đã tạo ra cả một hệ sinh thái của riêng mình mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào các dự án multichain.
Một trong những hoạt động sôi nổi nhất là CZ tạo ra để thu hút developer đó chính là chương trình The Most Valuable MVB, đã có rất nhiều dự án được ươm mầm thành công từ chương trình này.
Nổi bật nhất trong hệ sinh thái của BNB Chain đó chính là Pancakeswap theo một số thông tin không chính thức thì đây chính là sản phẩm của đội ngũ Binance được xây dựng và phát triển nhằm dẫn dắt xu hướng DeFi trên toàn bộ hệ sinh thái tại thời điểm đó. Và đến thời điểm hiện tại Pancakeswap vẫn là sản phẩm nổi bật nhất trên hệ sinh thái của BNB Chain về doanh thu, hoạt động, người dùng, TVL,...
Để hiểu thêm về cách mà Pancakeswap đã thành công như thế nào. Bạn có thể đọc thêm bài viết này để hiểu thêm về dự án này:
Series 5: Real Builder in Winter | PancakeSwap – Đứa Con Ngoan Của Changpeng Zhao
Tính đến thời điểm hiện tại CZ đã tương đối thành công khi lèo lái cả con thuyền DeFi lẫn CeFi. Tuy nhiên hệ sinh thái của BNB Chain không phải không có điểm yếu khi mà số lượng các dự án mang lại những inovation thật sự cho thị trường gần như là chưa xuất hiện.
Avalanche
Rõ ràng Avalanche đã có một chiến lược thành công khi không tập trung phát triển Subnet ngay từ đầu phải nếu làm như vậy sẽ rất mất thời gian. Nắm bắt được xu hướng thị trường là EVM Blockchain nên Avalanche đã tập trung ngay vào C Chain của mình là 1 blockchain tương thích EVM cao.
Điểm hay của Avalanche họ có những dự án native cực kì tiềm năng ngay từ đầu chứ không phải multichain như Trader Joe, Pangolin, BenQi. Rồi sau này với sự kết hợp của các DeFi Top Tier như AAVE, Curve Finance, Uniswap và các gói incentive thì hệ sinh thái của Avalanche C Chain đã bùng nổ thật sự.
Sự thành công của Avalanche đến từ sự nhạy bén trong kinh doanh khi biết đâu sẽ là xu hướng của thị trường và chuẩn bị để nắm bắt đó.
Các chương trình incentive của Avalanche không quá nhiều lên đến hàng trăm triệu thậm chí tỷ đô như các hệ sinh thái nhưng nó lại vô cùng hiệu quả trong việc thu hút người dùng và TVL.
Tính đến hiện tại một số dự án trên Avalanche cũng đang phát triển rất tích cực như:
Series 4: Real Builder in Winter | Trader Joe – Từ Kẻ Đi Sau Trở Thành Vị Thế Người Dẫn Đầu
Thời gian gần đây từ thời điểm thị trường Avalanche mới bắt đầu những bước đầu tiên để hoàn thiện tầm nhìn Internet Of Blockchain của mình với Subnet. Tuy lôi kéo được DeFi Kingdom từ Harmony qua với hệ sinh thái của mình.
Arbitrum
Arbitrum tuy không phải là L1 những cũng là một L2 định hướng phát triển theo EVM Blockchain. Một trong những tiêu chí giúp Arbitrum có phần lấn lướt Optimism đó là:
1. Về cách triển khai thu hút các dự án
Với Arbitrum thì họ welcome tất cả các dự án đến với họ, còn với Optimism thì họ có sự cẩn trọng hơn trong việc các dự án bắt buộc phải KYC nếu muốn phát triển trên Optimism. Chính vì sự khác biệt này thì trong 2 Optimistic Rollup Chain tốt nhất thì phần lớn các developer sẽ lựa chọn Arbitrum khi thông tin của họ không bị public quá nhiều.
2. Tích hợp với các sàn giao dịch
Việc rút tiền từ L2 về L1 thời gian đầu tốn rất nhiều thời gian dẫn đến việc bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư ở các hệ sinh thái khác. Điều này làm cho việc rút nạp trực tiếp với sàn giao dịch sẽ giải quyết toàn bộ các vấn đề ở trên và Arbitrum đã nhanh hơn Optimism rất nhiều trong việc kết nối với các sàn lớn như Binance.
Từ đó, lượng người dùng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng các dự án trên Arbitrum.
3. Chọn mũi nhọn chính xác
Nếu như bạn nhìn trên hệ sinh thái Optimism thì sẽ không có mũi nhọn nào cụ thể họ có tất cả các mảnh ghép liên quan tới DeFi, NFT, Gaming, Web3 nhưng không có mảnh ghép hay dự án nào là nổi bật.
Nhưng nhìn ngược lại thì Arbitrum họ sở hữu cho mình mũi nhóm là Derivative với 2 gọng kìm là GMX thuộc Perpetual và Dopex thuộc Option. Và họ đẩy cực kì mạnh cho công cuộc xây dựng thanh khoản cho GMX thông qua Vovo Finance, Rage Trade,...
Mọi người có thể hiểu chi tiết về cuộc chơi trên Arbitrum và Real Yield thông qua bài viết sau:
Real Yield Là Gì? Làn Gió Mới Cho Thị Trường DeFi
Hệ Sinh Thái Arbitrum & Phong Trào Real Yield
Optimism
Thời gian gần đây Optimism đã tương đối thành công trong một khoảng thời gian ngắn có thời điểm đã vượt lên trên cả Arbitrum. Và đây là công thức thành công của Optimism trong mùa đông crypto.
- Airdrop hàng ngàn đến vài chục ngàn đô để thu hút sự quan tâm của toàn thị trường.
- Ra mắt token đi với đó là tạo chương trình incentive tức là các dự án sử dụng token OP để thực hiện chương trình Liquidity Mining để thu hút người dùng.
- Bắt tay với ông lớn ở đây chính là AAVE để thu hút cộng đồng người dùng và người hâm mộ của AAVE lên hệ sinh thái của mình.
Tuy nhiên, sự thành công của Optimism không duy trì được bao lâu khi điểm nhấn của Optimism là incentive và khi incentive có dấu hiệu cạn kiệt thì cũng là lúc người dùng từ bỏ hệ sinh thái
Tổng Kết
Trong tương lai mình tin chắc dù là có L1 mới hay L2 mới thì hướng đi chủ yếu sẽ dựa trên non EVM hoặc EVM. Điều quan trọng nhất chúng ta cần phải nhận thấy rõ ràng L1 hay L2 đó đang đi theo con đường nào? Chiến lược của họ phát triển ra sao? Và từ đó có những quyết định đầu tư của riêng mình.
Ngoài ra, khi các non EVM bùng nổ thì rất có thể một loại xVM nào đó sẽ được ra đời ví dụ như Solana ngày càng phổ biến nên đã có một vài các dự án bắt đầu triển khai SVM (Solana Virtual Machine).
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Meteora Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Meteora - January 19, 2025
- Infinite Games Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Infinite Games - January 18, 2025
- Valhalla Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Valhalla - January 18, 2025