Mempool là gì? Mempool là một trong những mảng quan trọng trong hầu hết các blockchain hiện nay và cũng là nơi sinh ra lợi nhuận cho những thợ đào hay validator. Vậy mempool là gì, nó có những ưu nhược điểm như thế nào thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mempool Là Gì?
Lịch sử hình thành
Lịch sử của mempool trong blockchain bắt đầu từ khi Satoshi Nakamoto tạo ra Bitcoin vào năm 2009. Nhưng thời điểm đó, mempool chưa được đặt tên và chỉ là một phần của codebase. Khi mạng Bitcoin phát triển, mempool trở thành một phần quan trọng của quá trình xác nhận giao dịch. Các node mạng sao lưu mempool và cập nhật nó khi một giao dịch mới được tạo ra.
Có thể thấy rằng hầu hết những khái niệm cơ bản trong blockchain đều chủ yếu xuất phát từ whitepaper của Bitcoin được viết bởi Satoshi Nakamoto.
Tổng quan về mempool
Mempool là viết tắt của Memory Pool ám chỉ một không gian, khu vực lưu trữ các giao dịch chờ được các miner hay validator đưa vào blockchain. Các giao dịch sẽ được lưu vào mempool trước khi được đào khối vào blockchain bởi các miner hoặc validator. Các giao dịch trong mempool được đưa vào khối dựa trên các tiêu chí như phí giao dịch, kích thước giao dịch và độ ưu tiên của giao dịch đó.
Mỗi node sẽ có mempool khác nhau và các node phải luôn luôn chia sẻ thông tin về mempool của mình với các node khác.
Mọi người có thể hình dung về cơ chế hoạt động và vị trí của mempool trong blockchain như sau:
- Bước 1: Người dùng tạo ra giao dịch và sẽ sign trên ví của chính mình.
- Bước 2: Các node trên blockchain sẽ kiểm tra xem giao dịch có hợp lệ hay không?
- Bước 3: Nếu giao dịch hợp lệ nó sẽ được đưa tới mempool.
- Bước 4: Tại mempool các thợ đào hoặc validator sẽ lựa chọn các giao dịch dựa trên một số các tiêu chí chủ yếu là phí giao dịch để đưa vào blockchain.
Thông thường các thợ đào hoặc validator sẽ lựa chọn những giao dịch có phí cao hoặc họ có những giao dịch để kiếm lời từ việc kinh doanh chênh lệch giá để đưa vào blockchain trước. Đó chính là vì sao nói rằng mempool là mỏ vàng của những thợ đào.
Bên cạnh đó, các nodes trên mạng blockchain thường có một giới hạn về kích thước mempool. Nếu mempool đã đầy, các giao dịch mới sẽ được từ chối và người dùng sẽ cần phải trả phí giao dịch cao hơn để đảm bảo rằng giao dịch của họ sẽ được ưu tiên đưa vào mempool.
Ưu điểm của Mempool trong Blockchain
- Ưu tiên phí giao dịch cao: Điều này thu hút các thợ đào tham gia blockchain từ đó khiến mạng lưới trở nên phi tập trung và có mức độ bảo mật cao hơn.
- Kiểm soát tốc độ giao dịch: Mempool phần nào đó có thể giúp chúng ta dự đoán được tốc độ giao dịch trên mỗi blockchain để có biện pháp phòng ngừa.
- Kiểm soát phí: Người dùng có quyền quyết định mình trả bao nhiêu phí cho một giao dịch trên một blockchain.
Nhược điểm của Mempool trong Blockchain
Bên cạnh những ưu điểm thì mempool cũng có một số các nhược điểm như:
- Mempool có thể bị tắc nghẽn: trong tương hợp khi Mempool bị đầy khiến cho các giao dịch không thể hoàn thành làm cho mạng lưới trên Blockchain trở nên chậm chạp và đắt đỏ.
- Phí bị đẩy lên cao: Do các miner lựa chọn các giao dịch có phí cao để thực hiện trước khiến cho vào những thời điểm thị trường biến động mạnh người đến sau có thể đặt phí cao hơn người tới trước dẫn tới tình trạng phí bị đẩy lên cao quá mức.
- MEV: Mempool là nơi quyền lực của miner là tối thượng nên sẽ có một số các hoạt động gian lận của các miner để kiếm lợi.
- Giao dịch chậm: Việc tuân theo thị trường phí có thể khiến những người mới tham gia gặp khó khăn nếu họ đề xuất các mức phí thấp.
- Tính duy nhất của mempool: Mỗi node sẽ có Mempool của riêng mình và sẽ luôn chia sẻ cho các node khác vì vậy nếu có những trục trặc trong việc chia sẻ Mempool thì mạng lưới Blockchain sẽ gặp một số những vấn đề.
Một số những hiểu nhầm về Mempool
- Không phải tất cả giao dịch trong Mempool sẽ được đưa vào khối mới nhất.
- Mỗi node sẽ có mỗi cấu hình Mempool khác nhau nhưng chúng ta sẽ có kích thước tối đa và cơ chế hoạt động chung giữa Mempool của các node.
- Mempool chỉ là nơi chưua những giao dịch đang được sắp xếp để đưa vào các block trên blockchain chứ không phải nơi chứa các block của blockchain.
Một sự chú ý lớn đó chính là không phải tất cả các blockchain đều có Mempool. Vẫn tồn tại một số các blockchain có những cơ chế hoạt động khác nhau mà không cần Mempool như:
- IOTA: IOTA không sử dụng mempool để xác nhận các giao dịch trên mạng. Thay vào đó, IOTA sử dụng một cơ chế gọi là "Tangle", trong đó các giao dịch được liên kết với các giao dịch khác trên mạng để xác nhận tính hợp lệ.
- Nano: Nano là một blockchain khác không sử dụng mempool để xác nhận các giao dịch. Thay vào đó, Nano sử dụng một cơ chế gọi là "block lattice" để xác nhận các giao dịch, trong đó mỗi tài khoản trên blockchain Nano có một chuỗi khối riêng biệt.
- Solana: Solana có thời gian tạo khối chỉ khoảng 0.4s nên việc có Mempool là không cần thiết. Các validator sẽ xác thực và đưa thẳng giao dịch vào block.
Tổng Kết
Ngày nay chúng ta có những Mempool có giá trị lên tới hàng trăm triệu thậm chí lên tới hàng tỷ đô vào những thười điểm thị trường nóng hổi của bitcoin hay Ethereum. Mempool là một khái niệm cơ bản mà bất kì khi vào thị trường crypto cũng nên biết.
Mong rằng qua bài viết này mọi người đã hiểu thêm về Mempool là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Rise Chain Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Rise Chain - October 12, 2024
- Wayru Network Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Wayru Network - October 12, 2024
- GPUnet Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử GPUnet - October 11, 2024