Plasma là gì? Plasma là một giải pháp Layer 2 trên Ethereum với mục tiêu giải quyết vấn đề về tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng trên Ethereum. Vậy Plasma có điều gì thú vị thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về Plasma, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về Plasma
Lịch sử ngắn gọn của Plasma
Plasma là một giải pháp Layer 2 (L2) được đề xuất cho Ethereum vào năm 2017 bởi tác giả Vitalik Buterin cùng nhiều nhà phát triển khác như Joseph Poon - người đồng sáng lập dự án Lighting Network (mạng lưới tầng 2 của Bitcoin tập trung vào khả năng thanh toán) ra đời vào năm 2015.
Plasma là gì?
Plasma là một kỹ thuật mở rộng các khả năng xử lý giao dịch của Ethereum bằng cách tạo ra các chid-chain (chuỗi con) hoạt động song song với blockchain chính để giảm bớt khối lượng công việc cho mạng chính là Ethereum. Mỗi chuỗi con được mở rộng từ Layer 1sẽ được quản lý bởi một Smart Contract trên Layer 1.
Plasma Contract có chức năng như một cầu nối cho phép người dùng di chuyển tài sản giữa Ethereum và Plasma Chain. Điều này hoạt động tương tự như Ethereum với các Sidechain tuy nhiên việc được quản lý bởi Smart Contract trên Layer 1giúp Plasma có tính bảo mật và phi tập trung cao hơn nhiều so với Sidechain.
Cơ chế hoạt động của Plasma
Thực thi off-chain
Khả năng mở rộng của Ethereum là tệ nhất trong những Blockchain nền tảng hiện nay với tốc độ giao dịch chậm khoảng 15 - 20 TPS/giây và phí giao dịch cũng quá cao. Trong bối cảnh, hầu hết các giao dịch trên Ethereum thực sự không cần tới sự tham gia của toàn bộ các Validator ví như việc thanh toán tiền cafe, tiền xăng hay gửi tiền.
Rõ ràng, với những hoạt động đơn giản như vậy hoàn toàn có thể thực thi ngoài chuỗi để tối ưu hóa về tốc độ giao dịch và phí giao dịch. Plasma là một trong những giải pháp tiên phong trong việc đưa giao dịch ra ngoài chuỗi để xử lý sau đó sẽ gửi về Ethereum để đồng thuận lần cuối.
State Commitments
State commitments tạm dịch là cam kết trạng thái, là một kỹ thuật được sử dụng để xác minh rằng dữ liệu trạng thái của một hệ thống blockchain đã không bị thay đổi. Để giải quyết vấn đề này, các Operator chịu trách nhiệm tạo Block trên Plasma bắt buộc phải gửi trạng thái mạng lưới Plasma xuống Ethereum theo định kỳ để đảm bảo tính bảo mật và phi tập trung cho mạng lưới.
Nạp và rút tiền từ Plasma Chain
Các Plasma Chain sẽ được kiểm soát bởi một On-chain Contract và chính Contract này sẽ giải quyết vấn đề nạp rút tiền qua lại giữa Plasma Chain và Ethereum. Bên cạnh đó, Contract này cũng chịu trách nhiệm trong việc theo dõi trạng thái mạng lưới từ thông tin mà Operator gửi xuống từ đó có những hành động trừng phạt những hành vì không trung thực thông qua bằng chứng gian lận (Fraud Proof). Đi vào chi tiết hơn:
- Nạp tiền: Người dùng có thể gửi ETH hoặc bất kì một ERC 20 vào trong On-chain Contract sau đó Operator có trách nhiệm tạo lại môt số tiền trong tương tự cho người dùng trên Plasma Chain.
- Rút tiền: Việc rút tiền trên Plasma Chain tương tự như trên các nền tảng Optimistic Rollup. Sẽ có khoảng thời gian thử thách (Challeger Time), trong khoảng thời gian đó bất kì au cũng có thể thách thức rút tiền bằng các sử dụng bằng chứng gian lận (Fraud Proof) hoặc trong trường hợp ngược lại thì rút tiền sẽ thành công.
Xử lý tranh chấp
Để việc di chuyển từ trạng thái mạng lưới từ trạng thái cũ sang trạng mới mà không có bất kì một hành vi độc hại nào diễn ra thì Plasma Chain sử dụng bằng chứng gian lận (Fraud Proof). Bằng chứng gian lận được coi là công cụ thực thi công lý trong việc đảm bảo an ninh mạng lưới giữa Child-chain, Parent-chain hay Root-chain (đóng vai trò là Ethereum).
Bất kì lúc nào khi Block được gửi từ Child-chain về Parent-chain hay từ Parent-chain về Root-chain thì bất kì ai cũng có thể đưa ra một Bằng chứng gian lận về việc đã có những hành vi độc hại trong Block. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian 7 ngày giao dịch ở trên Child-chain hay Parent-chain có thể bị đảo ngược bất kì lúc nào nếu như có tranh chấp xảy ra.
Tuy nhiên, Plasma vẫn tồn tại một số những ưu & nhược điểm sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
Cung cấp một khả năng mở rộng cao: Tốc độ giao dịch nhanh và chi phí rẻ. | Không thể triển khai Smart Contract. Chỉ có thể giải quyết các nhu cầu thông thường như chuyển mã thông báo, giao dịch,... đơn giản. |
Các chuỗi con có thể được tùy chỉnh để phù hợp với cá nhân hay tổ chức sử dụng. | Do DA off-chain nên sẽ có thể bị ảnh hưởng về tính toàn vẹn của blockchain. |
Giảm tải cho mạng lưới Ethereum vì đưa thực thi và DA ra khỏi ngoài chuỗi. | Viết rút tiền từ Layer 2 về Layer 1 sẽ tốn nhiều thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc đầu tư của người dùng. |
Quá khứ đầy hi vọng
Trong giai đoạn đầu phát triển, khi đó các mảnh ghép về DeFi, Gaming, NFT hay Social chưa phổ biến như hiện nay nên Plasma gần như giải quyết được tất cả những vấn đề cơ bản nhất của người dùng crypto (tại thời điểm đó) với tốc độ giao dịch nhanh và chi phí cực kì rẻ.
Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển Plasma bắt đầu hụt hơi khi mà nhiều mảng mới ra đời yêu cầu sự đòi hỏi về việc thực thi Smart Contract trên Layer 2 và yêu cầu có nhiều sự bảo mật hơn là việc để DA off-chain. Chính vì vậy, vị thế của Plasma dần dần biến mất trong Layer 2 mà thay thế vào đó là những giải pháp Rollup bao gồm zkRollup & Optimistic Rollup.
Nhiều dự án giai đoạn đã từ bỏ giải pháp Plasma để chuyển sang Rollup nổi bật nhất chính là Arbitrum.
Tổng Kết
Có thể thấy rằng Plasma ngày nay đã mất vị thế của mình vào Rollup và theo mình sẽ rất rất khó để Plasma lấy lại vị thế của mình. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm được Plasma là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Diligence Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Diligence - January 21, 2025
- JailbreakMe Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử JailbreakMe - January 21, 2025
- 5 Dự Án Airdrop Xứng Đáng Làm Nhất Trong 2025 - January 21, 2025