Router Protocol là gì? Router Protocol là một cơ sở hạ tầng thanh khoản chuỗi chéo nhằm mục đích cung cấp liền mạch cơ sở hạ tầng cầu nối giữa các giải pháp blockchain Layer 1 và Layer 2.
Để hiểu hơn về Router Protocol, mọi người có thể đọc một số bài viết dưới đây:
Router Protocol Là Gì?
Tổng quan về Router Protocol
Router Protocol là một nền tảng cơ sở hạ tầng crosschain-liquidity cho phép khả năng tương tác giữa hai blockchain độc lập. Có thể hiểu Router Protocol giống như nền tảng cung cấp cơ sở hạ tầng cầu nối xuyên chuỗi giữa các giải pháp blockchain layer 1 và layer 2, cho phép người dùng hoán đổi tài sản của họ từ các mạng khác nhau một cách liền mạch theo cách gần như tức thì và chi phí thấp.
Sản phẩm chính đầu tiên của Router Protocol là cầu nối mạng Polygon và Ethereum. Cầu nối Polygon và Ethereum sẽ cung cấp một giải pháp mở rộng quy mô cho Ethereum gần như tức thì, không tốn kém và cực kỳ linh hoạt. Điều này sẽ cho phép người dùng tận dụng tốt nhất cả hai chain, người dùng Polygon sẽ được hưởng lợi từ tính thanh khoản của Ethereum và người dùng Ethereum sẽ có thể tận dụng khả năng mở rộng thông cao Polygon.
Cơ chế hoạt động của Router Protocol
Cơ chế hoạt động của Router Protocol được bao gồm các sản phẩm như sau:
- Sharding: Định nghĩa là sự phân chia các tập hợp giao dịch lớn thành các tập hợp nhỏ hơn hay còn được gọi là phân đoạn, các node ( nút xác thực ) sẽ được tách ra thành các sharding nhỏ để giải quyết các giao dịch và sharding cũng được nhiều dự án quy mô lớn sử dụng để hỗ trợ khả năng mở rộng.
- Advanced Consensus Protocols: Giao thức đồng thuận có thể được xem là một xương sống của một Blockchain, Consensus giúp cho các node trên cùng blockchain đạt được sự đồng thuận chung nhằm hỗ trợ một blockchain riêng lẻ triển khai theo đúng định hướng của các nhà phát triển.
- Plasma: Được biết như là một giải pháp mở rộng trên layer-2,nhằm hỗ trợ tạo ra các chuỗi non-custodial hay còn gọi là sidechain. Các sidechain hỗ trợ trong việc xử lí các giao dịch riêng lẻ mà không ảnh hưởng đến chuỗi chính khi có vấn đề gặp sự cố hoặc bị hack trên giao thức, khi đó chỉ có sidechain bị ảnh hưởng tổn thất chứ không liên quan để chuỗi chính của giao thức.
- State Channel: State Channel là công nghệ hỗ trợ các giao dịch off-chain để giảm thiểu các giao dịch on-chain giúp xử lí nhiều giao dịch hơn, công nghệ trên được Ethereum sử dụng để nâng cao thông lượng giao dịch của chuỗi khối.
- RollUps: Là một giải pháp mở rộng phổ biển trên layer 2, giống với State channel và Plasma thì Rollups cũng mang đến biện pháp giao dịch off-chain để nâng cao thông lượng giao dịch nhưng bên cạnh đó còn giúp giảm fees giao dịch và hỗ trợ các nhà phát triển. Rollups còn một điểm nổi bật là khi giao dịch off-chain kết thúc thì lịch sử giao dịch sẽ không bị xóa bỏ mà thay vào đó sẽ được lưu trên chuỗi chính.
Sự khác biệt của Router Protocol
Sự khác biệt của Router Protocol gồm những yếu tố như sau:
- Tạo thanh khoản liền mạch giữa nhiều blockchains khác nhau.
- Cho phép một loạt các trường hợp sử dụng tận dụng và mở rộng khả năng kết hợp của DeFi trên nhiều blockchains.
- Thúc đẩy di chuyển thanh khoản và nỗ lực của nhà phát triển hướng tới các “chuỗi và giải pháp mới nổi” khác nhau.
- Cuối cùng tạo nên một hệ sinh thái đa chuỗi phát triển mạnh.
- Unified Gas Fees: Sử dụng token quản trị để thực hiện các giao dịch đa chuỗi
- Cross-chain Governance: Hỗ trợ người dùng tham gia quản trị trên nhiều chuỗi.
- Best Price Discovery: Giúp giao dịch với mức giá tốt nhất kết nối từ nhiều DEX.
- Unified Aggregator: Cho phép giao tiếp và chuyển tài sản giữa các chuỗi dễ dàng.
Lộ trình phát triển Router Protocol
Quý 4/2021:
- Khời chạy testnet Router Protocol.
- Audit bởi Certik & Halborn.
Quý 1/2022:
- Khởi chạy mainet Router v1 trên Polygon và BSC .
- Bắt đầu phát triền Router v2 .
- Tích hợp với nhiều chuỗi tương thích EVM hơn –Avalanche, Fantom, Ethereum.
- Hacken audit.
Quý 2 - Quý 3/2022:
- Ra mắt SDK (Software Development KIT) hay còn gọi là bộ phát triển phần mềm.
- Khởi động Router’s CrossTalk Library.
- Tích hợp với nhiều chuỗi tương thích EVM-Arbitrum, Optimism, HarmonyAurora, Cronos.
- Khởi chạy các chương trình liquidity incentive staking.
Quý 4/2022 - Quý 1/2023:
- Router V2 khởi chạy.
- Tích hợp Non-EVM chain – Algorand, Solan
Investors & Partners
- Ngày 1/12/2020: Huy động được $480.000 từ Seed Round với mức giá $0.175
- Tháng 1/2021: Huy động được $100.000 từ Private Round 1 với mức giá $0.20
- Tháng 2/2021: Huy động được $281.000 từ Private Round 2 với mức giá $0.275
- Tháng 12/2021: Huy động được $4.10M từ Funding Round
Core Team
- CEO/ Co-Founder, RAMANI RAMACHANDRAN: Ông là người đã rất thành công trong lĩnh vực tiền điện tử, kể từ năm 2014 đến nay ông đã triển khai nhiều dự án crypto và đã thu được nhiều thành công lớn.
- CTO/ Co-Founder, SHUBHAM SINGH: Ông là Full-stack Developer và Technical Architect trong lĩnh vực blockchain kể từ năm 2016, ông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình và đã có rất nhiều thành công.
Tokenomics
Thông tin về token của Router Protocol
- Token Name: Router Protocol.
- Ticker: ROUTE.
- Blockchain: Ethereum.
- Token Standard: ERC-20.
- Contract: 0x16eccfdbb4ee1a85a33f3a9b21175cd7ae753db4
- Token Type: Utility.
- Total Supply: 20,000,000 ROUTE
Router Protocol Token Allocation
- Seed Round: 3% tổng 600,000 ROUTE
- Private Round: 7.61% tổng 1,521,818 ROUTE
- Reward Pool: 17.22% tổng 3,444,000 ROUTE
- Ecosystem Fund: 25.42% tổng 5,084,000 ROUTE
- Team: 15% tổng 3,000,000 ROUTE
- Liquidity Provision Fund: 1.75% tổng 350,000 ROUTE
- Foundation: 20% tổng 4,000,000 ROUTE
- Strategic Partners: 10% tổng 2,000,000 ROUTE
Token Use Case
- Quản trị:Người nắm giữ các token ROUTE có thể tham gia vào việc bỏ phiếu cho các đề xuất liên quan đến các sửa đổi và nâng cấp của giao thức Router
- Chia sẻ doanh thu: Doanh thu của Router Protocol đến từ phí giao dịch và một phần doanh thu sẽ được chia sẻ cho các validators cũng như liquidity provider
- Giảm phí giao dịch: người dùng có thể trả tiền phí giao dịch khi thực hiện Cross-chain thông qua Router.
- Unified Gas & transaction Fee: Sử dụng token ROUTE hoặc native token của chain đang thực hiện giao dịch để tiến hành thanh toán phí giao dịch cross-chain.
Sàn Giao Dịch
Hiện token $ROUTE được giao dịch trên các sàn lớn như là: Gate, Kucoin, Uniswap ...
Kênh Thông Tin Dự Án
- Twitter: https://twitter.com/routerprotocol
- Telegram: https://t.me/routerprotocol
- Medium: https://routerprotocol.medium.com/
- Discord: https://discord.com/invite/yjM2fUUHvN
- Github: https://github.com/router-protocol
Tổng Kết
Hiện nay có rất nhiều chuỗi chéo cung cấp thanh khoản trên blockchain, ở nhiều giai đoạn khác nhau khác nhau về số lượng tài sản và sự chênh lệch về phí giao dịch cũng như tốc độ nhanh chậm của lệnh giao dịch. Router Protocol có thể giải quyết những vấn đề trên tận dụng tốt nhất các phương pháp tiếp cận giải pháp bắc cầu có thể so sánh như truyền dữ liệu chuỗi chéo để thực hiện các hành động xuyên chuỗi
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Route Protocol để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình, cùng để lại bình luận góp ý cho mình trong các bài viết tiếp theo nhé!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Cudis Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Cudis - October 4, 2024
- Len Sassaman Là Ai? Tất Tần Tật Về Người Được Cho Là Satoshi Nakamoto - October 4, 2024
- IOnet Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử IOnet - October 4, 2024