Các giao thức truyền tin nhắn giữa các chuỗi hay các Bridge vấn đang gặp rất nhiều hạn chế về bảo mật, phân mảnh thanh khoản, trải nghiệm người dùng không liền mạch. Nhưng với ZetaChain, một Blockchain có thể kết nối với bất kỳ một Blockchain nào khác, trở thành cơ sở để phát triển hệ sinh thái dApp Omnichain hay còn gọi là odApp.
Ở số thứ 8 của Series Crypto Unlock mình sẽ giới thiệu cho bạn về mọi chi tiết về dự án ZetaChain. Qua các thông tin cơ bản về dự án bạn còn biết được những đánh giá cá nhân của mình về ZetaChain, Omnichain cũng như tìm năng phát triển của dự án trong tương lai.
Tổng Quan Về ZetaChain
ZetaChain là gì?
ZetaChain là một Blockchain Layer 1 dựa theo cơ chế đồng thuận PoS, được xây dựng bằng bộ công cụ Cosmos SDK và Tendermint Consensus. Là nên tảng tương thích EVM cho phép phát triển các dApp Omnichain (odApps) nhờ vào khả năng kết nối và tương tác với các Blockchain khác.
ZetaChain là Blockchain đầu tiên và duy nhất có thể kết nối và tương tác với tất cả các Blockchain khác. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giá trị xuyên nhiều chuỗi và lớp, cho phép gửi tin nhắn và gọi hợp đồng thông minh. Lần đầu tiên một Blockchain cho phép các dApps Omnichain (odApps) xây dựng trên một Blockchain nhưng có thể tương tác với các Blockchain khác, tận dụng tính thanh khoản trên nhiều mạng cũng như đọc và cập nhật trạng thái trên tất cả các mạng được kết nối.
ZetaChain là nền tảng truyền tin hay là bên trung gian để các Blockchain có thể giao tiếp, trao đổi dữ liệu cho nhau. Nó giải quyết các vấn đề về Crosschain (chuỗi chéo) và Multichain (đa chuỗi) và nhằm mục đích mở ra hệ sinh thái tài chính toàn cầu và tiền điện tử với tên gọi là Omnichain.
ZetaChain hỗ trợ phát triển một hệ sinh thái tiền điện tử đa chuỗi thực sự linh hoạt, nơi người dùng và nhà phát triển có thể di chuyển, tương tác với bất kỳ Blockchain nào trên một giao diện duy nhất như: thanh toán, DeFi, thanh khoản, trò chơi, bảo mật, quyền riêng tư,...
ZetaChain kết nối được với tất cả các mạng lưới EVM, non-EVM như Solana, Bitcoin, Doge,... Các dApp được triển khai trên hợp đồng thông minh Omnichain của ZetaChain là mặt định tương tác được với tất cả các Chain kết nối với ZetaChain. Và người dùng có thể sử dụng các loại ví để tương tác với các chuỗi nguồn khi tương tác với ZetaChain như Metamask, Keplr, XDEFI,...
ZetaChain là chuỗi khối Proof of Stake (PoS) được xây dựng trên Cosmos SDK và công cụ đồng thuận Tendermint PBFT. Do đó, ZetaChain có thời gian tạo khối nhanh (5 giây) và xác nhận gần như tức thì. Công cụ đồng thuận Tendermint PBFT đã cho thấy khả năng mở rộng tới 300 Node đang được sản xuất. Với những nâng cấp trong tương lai với chữ ký BLS thông lượng giao dịch trên ZetaChain có thể đạt tới 100 TPS.
Cấu trúc
Mạng lưới PoS của ZetaChain được vận hành bằng Validators. Chứa trong mỗi trình xác thực (Validators) là ZetaCore và ZetaClient. ZetaCore chịu trách nhiệm sản xuất chuỗi khối và duy trì trạng thái được sao chép. ZetaClient chịu trách nhiệm quan sát các sự kiện trên chuỗi bên ngoài (Observer) và ký các giao dịch gửi đi (TSS Signer).
ZetaCore và ZetaClient được nhóm lại với nhau và được điều hành bởi các nhà khai thác nút (Node Operator). Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà điều hành nút để tham gia xác thực với điều kiện có đủ trái phiếu được đặt cọc.
Validators gồm các thành phần như Basic Validators, Observers và TSS signer:
- Basic Validators: Mỗi nút xác thực có thể bỏ phiếu cho các đề xuất khối với quyền biểu quyết tỷ lệ thuận với số tiền đặt cọc (ZETA) được liên kết, ủy quyền. Mỗi trình xác thực được xác định bằng khóa chung đồng thuận của nó. Người xác thực cần phải trực tuyến mọi lúc, sẵn sàng tham gia vào quá trình sản xuất khối không ngừng phát triển. Khi hoàn thành công việc, người xác thực sẽ nhận được phần thưởng khối và phí giao dịch.
- Observers: Là người quan sát, theo dõi các chuỗi được kết nối bên ngoài để biết các giao dịch, sự kiện, trạng thái có liên quan nhất định tại các địa chỉ cụ thể thông qua các nút đầy đủ của chuỗi bên ngoài. Người quan sát sẽ chia thành hai vai trò: người sắp xếp thứ tự (Sequencer) và người xác minh (Verifier). Sequencer phát hiện các hành động, sự kiện, trạng thái bên ngoài có liên quan và báo cáo cho người xác minh. Sau đó người xác minh sẽ xác minh và bỏ phiếu trên ZetaChain để đạt được sự đồng thuận. Hệ thống cần ít nhất một trình sắp xếp thứ tự (Sequencer) và nhiều trình xác minh.
- TSS Signers: ZetaChain nắm giữ chung các khóa ECDSA/EdDSA tiêu chuẩn để tương tác được xác thực với các chuỗi bên ngoài. Các khóa được phân phối giữa nhiều người ký theo cách mà chỉ phần lớn trong số họ có thể ký thay mặt cho ZetaChain. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng không bao giờ có bất kỳ thực thể đơn lẻ hoặc một phần nhỏ nút nào có thể ký tin nhắn thay mặt ZetaChain trên các chuỗi bên ngoài. Hệ thống ZetaChain sử dụng cổ phần ngoại quan và các ưu đãi tích cực hay tiêu cực để đảm bảo an toàn kinh tế.
Observers được giao nhiệm vụ giám sát các chuỗi bên ngoài để biết các giao dịch có liên quan. Các máy chủ quan sát liên tục quét các sự kiện chuỗi bên ngoài chịu trách nhiệm cho cả việc đốt và đúc tiền gốc (ZETA), tin nhắn và cuộc gọi hợp đồng thông minh.
Tóm lại kiến trúc ZetaChain bao gồm người xác nhận, người quan sát và người ký. Người xác thực tham gia vào quá trình sản xuất khối và nhận phần thưởng tỷ lệ thuận với số tiền đặt cược của họ, người quan sát đạt được sự đồng thuận về các sự kiện và trạng thái chuỗi bên ngoài. Còn người ký, theo kiểu phân tán, giữ các khóa ECDSA/EdDSA tiêu chuẩn để ký tin nhắn thay mặt cho ZetaChain. Tất cả các vai trò có thể được sắp xếp trong cùng một nút máy tính.
Công nghệ
Công nghệ nổi bật nhất của ZetaChain chính là khả năng kết nối và Blockchain Layer 1 tương thích EVM. Từ 2 điểm công nghệ đó, ZetaChain trở thành Blockchain Layer 1 tương thích EVM kết nối được với tất cả các Blockchain khác.
Về Blockchain EVM thì đơn giản được xây dựng bằng Cosmos SDK và lựa chọn phát triển lớp thực thi tương thích EVM. Mình đánh giá cao bước đi, nó vừa dễ dàng thu hút được các nhà phát triển, nhưng dự án cũng muốn hướng đến việc trở thành cơ sở cho các dự án lớn trên EVM như Uniswap, Aave,... chuyển sang ZetaChain để trở thành các dApp Omnichain.
Còn về khả năng kết nối thì mạng lưới ZetaChain sử dụng các Validator tải xuống trạng thái và dữ liệu của các mạng lưới khác để nhận biết giao dịch xuyên chuỗi. Sau đó, các Validator sẽ đồng thuận giao dịch và gửi đến chuỗi khác. Với khả năng này, ZetaChain không cần các Light Node gắn trên các Blockchain để tạo sự kết nối, cho phép khả năng mở rộng cao.
Cũng nhờ cách này mà các thông tin truyền xuyên chuỗi được bảo mật tốt nhờ mạng lưới ZetaChain. Quá trình xác thực cũng diễn ra nhanh chóng như một giao dịch trên Blockchain thông thường, không cần mất vài tiếng hay vào ngày để hoàn thành giao dịch.
Cơ chế hoạt động
Một giao dịch diễn ra trên ZetaChain được thực hiện như sau:
- Người dùng tạo giao dịch: Người dùng sử dụng một ví tiền điện tử để tạo giao dịch. Giao dịch bao gồm các thông tin sau: Địa chỉ ví gửi, địa chỉ ví nhận, số lượng tiền gửi, dữ liệu giao dịch.
- Người dùng ký giao dịch: Người dùng sử dụng khóa riêng của mình để ký giao dịch. Việc ký giao dịch giúp đảm bảo tính bảo mật của giao dịch.
- Giao dịch được gửi đến mạng lưới: Giao dịch được gửi đến mạng lưới ZetaChain thông qua một node (Sequencer).
- Giao dịch được xác minh: Các Validator của ZetaChain sẽ xác minh tính hợp lệ của giao dịch. Verifier sẽ xác minh các thông tin bao gồm kiểm tra chữ ký của người dùng và đảm bảo rằng giao dịch không vi phạm các quy tắc của mạng lưới.
- Giao dịch được thêm vào khối: Nếu giao dịch hợp lệ, nó sẽ được thêm vào một khối mới do ZetaCore tạo ra. Khối mới sẽ được thêm vào Blockchain của ZetaChain.
- Giao dịch được xác nhận: Các Validator của ZetaChain sẽ xác nhận khối mới theo PoS. Quá trình xác nhận giúp đảm bảo tính an toàn và bảo mật của Blockchain.
- ký để gửi dữ liệu: TSS Signer sẽ ký một tin để chuyển dữ liệu hoặc Token đến địa chỉ ví trên chuỗi đích sau khi giao dịch đã được xác nhận trên mạng lưới ZetaChain.
- Giao dịch được hoàn thành: Giao dịch sẽ được hoàn thành khi nó gửi đúng thông tin, dữ liệu hay Token đến ví người dùng ở chuỗi đích sau khi. Hay có thể hiểu là số tiền được chuyển từ địa chỉ ví gửi đến địa chỉ ví nhận.
Cụ thể, các Observers của ZetaChain sẽ theo dõi các Blockchain bên ngoài bằng cách:
- Tải xuống các khối từ các blockchain bên ngoài: Các Observers sẽ tải xuống các khối từ các Blockchain bên ngoài và lưu trữ chúng trong kho lưu trữ của mình.
- Tìm kiếm các giao dịch có liên quan: Các Observers sẽ tìm kiếm các giao dịch có liên quan đến ZetaChain trong các khối từ các Blockchain bên ngoài. Các giao dịch có liên quan bao gồm các giao dịch chuyển tài sản giữa ZetaChain và các Blockchain bên ngoài, các giao dịch tạo hoặc cập nhật hợp đồng thông minh trên các Blockchain bên ngoài,...
- Thông báo các giao dịch có liên quan đến ZetaChain: Các Observers sẽ thông báo các giao dịch có liên quan đến ZetaChain cho ZetaChain. ZetaChain sẽ sử dụng các thông báo này để cập nhật trạng thái của mình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ giao dịch trên ZetaChain:
- Số lượng giao dịch trong mạng lưới: Nếu có nhiều giao dịch trong mạng lưới, thời gian thực hiện giao dịch sẽ lâu hơn.
- Dữ liệu của giao dịch: Nếu dữ liệu của giao dịch lớn, thời gian thực hiện giao dịch sẽ lâu hơn.
- Tốc độ kết nối internet: Nếu tốc độ kết nối internet của người dùng chậm, thời gian thực hiện giao dịch sẽ lâu hơn.
Hệ Sinh Thái ZetaChain
ZetaChain bản chất là Blockchain Layer 1 tương thích EVM nên dự án thu hút rất nhiều dự án. Có đến hàng trăm dự án đang hoạt động trên mạng lưới và nhiều dự án khác vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Điểm quan trọng nhất là hệ sinh thái ZetaChain không có nhiều dự án chất lượng.
Hệ sinh thái của ZetaChain cũng rất đa dạng, có đầy đủ tất cả các mảnh ghép. Đặc biệt là ZetaChain tập trung phát triển DeFi Omnichain để cải thiện thanh khoản trong thị trường DeFi. Ngoài ra, mảng Gaming và Social cùng phát triển không kém.
ZetaChain cũng tổ chức rất nhiều Hakathon để thu hút nhà phát triển và các ý tưởng cũng như dự án hoạt động trên hệ sinh thái. Zeta từng hợp tác với DoraHack để tổ chức Hakathon và Zeta cũng tự mình tổ chức Hakathon với tổng tiền thưởng lên đến 5 triệu đô. Qua đó, chúng ta thấy được nền tảng đang phát triển hệ sinh thái rất tốt, họ cũng không ngại chi tiền lớn để đạt được mục đích đó.
Hệ sinh thái ZetaChain có 2 dự án nổi bật nhất là Eddy Finance và LEDX. Eddy Finance là sàn DEX cho phép giao dịch tài sản Native tiếp xuyên chuỗi một cách nhanh chóng và an toàn. LEDX là dự án Lending được hỗ trợ phát triển bởi Frax, Chiliz và ZetaChain.
Token ZETA, Trung Tâm Của ZetaChain
ZETA là Token gốc của ZetaChain và dùng để thanh toán phí cho mạng lưới. Sử dụng cơ chế đồng thuận PoS nên các Validator trên mạng lưới cần Stake ZETA để tăng bảo mật. ZETA là một Token đa chuỗi được phát hành nguyên bản trên nhiều chuỗi và lớp. Người dùng có thể trực tiếp di chuyển đồng xu ZETA từ chuỗi A sang chuỗi B với một cú Click chuột. Cơ chế này là đốt số lượng X ZETA trên chuỗi A và sau đó đúc số lượng X ZETA trên chuỗi B.
Ngoài việc được dùng làm phí và làm cổ phần trong các Validator thì Token ZETA thể hiện một khía cạnh khác là chức năng quản trị. Người nắm giữ Token ZETA được tham gia quản trị nền tảng. Và ZETA cũng được coi là đơn vị trung gian để luân chuyển giá trị giữa các chuỗi khối. Nhưng mình không đánh giá cao cách sử dụng này, có chăng nó cũng chỉ là tạm thời. Về lâu dài, Omnichain sẽ có các Pool thanh khoản dùng cho tất cả các chuỗi, nó mang lại một ứng dụng chưa từng có trong Crypto.
ZetaChain sẽ dần dần ủy quyền quản trị Blockchain cho những người nắm giữ ZETA Token thông qua bỏ phiếu trực tuyến. Lưu ý rằng ZETA là một trong những Token đa chuỗi đầu tiên được phát hành nguyên gốc trên nhiều chuỗi và lớp.
ZRC-20 là một tiêu chuẩn Token được tích hợp vào nền tảng hợp đồng thông minh Omnichain của ZetaChain. Với ZRC-20, các nhà phát triển xây dựng các dApps có thể phát hành các tài sản gốc trên tất cả chuỗi được kết nối nào. Điều này làm cho việc xây dựng các giao thức Omnichain DeFi và dApps như Omnichain DEX, Omnichain Lending, Omnichain Portfolio Management và bất kỳ thứ gì khác liên quan đến mã thông báo có thể thay thế trên nhiều chuỗi từ một nơi cực kỳ đơn giản như thể tất cả chúng đều nằm trên một chuỗi duy nhất.
Tiềm Năng Airdrop
Khả năng rất cao là ZetaChain sẽ dành một phần nguồn cung ZETA Token để thưởng cho cộng đồng. Vì sao ZetaChain lại có tiềm năng Airdrop cao như thế? Tại vì Zeta có chương trình kiếm được thưởng thông qua lượt giới thiệu, sử dụng Zeta Bridge, tìm kiếm lỗi của dự án. Với điểm thưởng này chắc chắn khi Mainnet nó được dùng để đổi thành Token ZETA.
Vì ZetaChain là dự án không hút được cộng đồng nên chương trình điểm thưởng này đã mang lượng User vô cùng lớn đến với dự án. Cách này tiếp cận được nhiều người, khi nhiều người tham gia thì Token chia cho những người dùng sớm cũng giảm đáng kể.
Với xu hướng thưởng Token hay Airdrop Token cho nhà phát triển dự án trên hệ sinh thái gần đây thì khả năng ZetaChain cũng sẽ tập trung vào cả người dùng và nhà phát triển. Vì cả 2 thành phần quan trọng này sẽ tạo nên một hệ sinh thái Blockchain. Thường thì nhà phát triển sẽ nhận được nhiều Token vì ít người hơn, yêu cầu kiến thức và kĩ năng cao hơn so với người dùng cuối thông thường.
Ngoài chương trình điểm thưởng thì trải nghiệm hệ sinh thái ở giai đoạn Testnet cũng là một cách có thể nhận được Airdrop trong tương lai. Người dùng có thể vòi ZETA Testnet và tương tác với các dự án trong hệ sinh thái ZetaChain. Vì là Blockchain Layer 1 nên chúng ta chỉ có thể làm Airdrop trong Testnet, khi dự án Mainnet thì sẽ có Token ngay, đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được kết quả trung Airdrop hay không.
Chạy Node cũng là cách kiếm được phần thưởng Airdrop rất nhiều. Tuy việc chạy Node này không dành cho tất cả mọi người nhưng nó rất quan trọng đối với dự án. Yêu cầu người tham gia phải có kiến thức kĩ thuật và cơ sở vật chất đủ tốt.
Phiên bản Testnet của dự án đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Hệ sinh thái trên ZetaChain cũng nở rộ rất nhanh. Do đó, ngày đến Mainnet của dự án đang rất gần, nếu không có vấn đề gì thì quý 1 hoặc quý 2 năm 2024 ZetaChain sẽ chính thức Mainnet.
Blockchain Cho dApp Omnichain
Như đã nói ở phần công nghệ, ZetaChain là một Blockchain liên kết với tất cả các Blockchain khác. Và nó cũng là Blockchain Layer 1 tương thích EVM thông thường để các nhà phát triển có thể xây dựng dApp với ngôn ngữ Solidity hoặc các dự án đã hoạt động trên Ethereum dễ dàng di chuyển sang ZetaChain.
Nhưng điểm đặc biệt là các dApp chạy trên ZetaChain thì mặc địch tương thích với tất cả các Blockchain khác, kể cả Bitcoin hay Doge. Người dùng trên các chuỗi có thể tương tác với dApp ZetaChain, từ đó mở ra khả năng Omnichain cho tất cả các dApp hay còn gọi là dApp Omnichain (odApp).
ZetaChain là một Blockchain Layer 1 thông thương nên nó cho phép phát triển các dApp liên quan đến mọi lĩnh vực như DeFi, Game, Social, Web 3, DAO, Oracle, Wallet, Data Onchain, Bridge,...
ZetaChain Giải Quyết Vấn Đề Gì?
Đầu tiên, xét về công nghệ thìZetaChain đang giải quyết về vấn đề giao tiếp giữa các Blockchain. Như mình đã từng nói về công nghệ được xác thực bởi mạng lưới Blockchain mang lại độ an toàn cao. Tương tự như thế các tin nhắn được trao đổi giữa các Blockchain thông qua ZetaChain đều được xác thực và đồng thuận bởi mạng lưới ZetaChain.
Để có độ bảo mật và an toàn cao thì mạng lưới của ZetaChain càng phi tập trung và đặc biệt là ZetaChain sử dụng cơ chế động thuận PoS nên cần các Validator có cổ phần lớn. Phần lớn Token ZETA phải được Stake trong các Validator và giá trị của Token phải lớn, tức là Token ZETA có vốn hóa lớn.
ZetaChain vừa cho phép tương tác giữa các Blockchain một cách nhanh chóng, an toàn. Và ZetaChain cũng cho phép các phát triển các dApp tương tự như các Blockchain tương thích EVM khác. Các dApp xây dựng trên ZetaChain có thể tương tác với tất cả các Blockchain khác nhờ sự liên kết của ZetaChain.
Các dApp này còn được gọi là dApp Omnichain, nó loại bỏ hoàn toàn chuỗi khóa, phân mảnh thanh khoản và tương tác liên mạch giữa các chuỗi. Từ đó mang lại trải nghiệm người dùng tốt, giảm phí, giảm thời gian xử lý và đơn giản hóa quá trình thực hiện.
ZetaChain Chính Là Tương Lai Của Omnichain
Mình khá quan tâm về Omnichain và ZetaChain chính là một trong những dự án tiềm năng nhất. Các dApp xây dựng trên ZetaChain hoàn toàn đơn giản và dễ dàng. Đặc biệt là mang lại khả năng tương tác liền mạch giữa các chuỗi trong một dApp. Nhưng còn các dApp lớn đã có mặt từ lâu trên thị trường thì sao?
Vì ZetaChain tương thích với EVM nên không chỉ các nhà phát triển bằng ngôn ngũ Solidity có thể xây dựng trên đây. Quan trọng nhất là các dApp lớn như Uniswap, Curve Finance, Aave,... có thể chuyển sang hoạt động trên ZetaChain. Tuy nhiên để chuyển nhà, các dApp này cần thay đổi mô hình với sản phẩm cho phù hợp với Omnichain.
Nhưng tất cả chỉ là lý thuyết, thực thế thì rất khó để các dApp lớn chuyển sang nếu họ chấp nhận đánh mất chính mình. Khả năng cao là ở chu kỳ tiếp theo các dApp lớn sẽ chuyển thành Layer 2 hay Appchain để phát triển một chuỗi ứng dụng riêng để tăng khả năng mở rộng và có khả năng tùy chỉnh cao hơn.
Ưu Và Nhược Điểm Của ZetaChain
Ưu điểm
- Khả năng kết nối với các chuỗi khối khác, kể cả các chuỗi khối không hỗ trợ Smart Contract như Bitcoin hay Dogecoin.
- Là Blockchain Layer 1 hỗ trợ Smart Contract, cho phép xây dựng các dApp Omnichain.
- Tương thích EVM, dễ dàng tiếp cận Dev và là nền tảng để các dApp trên chuỗi EVM chuyển sang.
- Sử dụng mạng lưới PoS để đồng thuận và xác thực các giao dịch mang lại độ bảo mật cao và nhanh chóng.
- Phát triển hệ sinh thái rất tốt, mở nhiều cuộc thị và trao thưởng với số tiền lớn để thu hút dự án cũng như nhà phát triển.
Nhược điểm
- Do tương thích EVM nên có nhiều dự án rác trên các chuỗi EVM khác di chuyển sang, khó lọc ra các dự án thực sự tốt.
- Khái niệm Omnichain khá mới, chưa có nhiều ý tưởng hay trong mảng này.
- Cần nhiều thời gian để phát triển và tiếp cận thị trường, khi thị trường nhận ra được tìm năng của Omnichain thì nhiều giải pháp sẽ được ra đời.
So Sánh ZetaChain Với Các Dự Án Thuộc Mảng Bridge
Tổng Kết
ZetaChain là Blockchain Layer 1 đầu tiên vừa có khả năng tương tác với các Blockchain khác, vừa hỗ trợ Smart Contract cũng như tương thích EVM. ZetaChain trở thành cơ sở hạ tầng để phát triển hệ sinh thái Omnichain, mang lại trải nghiệm dApp liền mạch với tất cả các Blockchain.
Như vậy, qua bài viết này bạn có thể thấy được tiềm năng của ZetaChain, góc nhìn và nhận định của mình về dự án. Góc nhìn của mình không hoàn toàn đúng, bạn chỉ nên đọc với tâm thế tham khảo là chính. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Somon OwOG Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Somon OwOG - December 21, 2024
- Small Bros Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Small Bros - December 21, 2024
- Điểm Mặt Những Dự Án Trong Binance Alpha - December 21, 2024