Synthr đang thay đổi cách thức DeFi hoạt động. Với khả năng tương tác và thanh khoản không trượt giá trên nhiều chuỗi khối, Synthr mang đến giải pháp đa chuỗi toàn diện.
Synthr Là Gì?
Tổng Quan Về Synthr
Synthr là một sàn giao dịch phái sinh phi tập trung cho phép bạn tạo và giao dịch các tài sản phái sinh như: Cổ phiếu, trái phiếu, coin, chỉ số,... mà không cần thông qua các sàn giao dịch truyền thống.
Cơ Chế Hoạt Động Của Synthr
SyAsset CDPs Là gì?
CDP là viết tắt của Collateralized Debt Positions, hiểu đơn giản nó là các tài sản được dùng để thế chấp vào giao thức để vay ra các tài sản khác ví dụ như Maker DAO mọi người có thể thế chấp các crypto assets của mình để có thể mint ra DAI - stablecoin được gắn peg với $1.
Ví dụ: Bạn có thể gửi ETH vào Synthr để đúc ra syUSD với tỷ lệ thế chấp là 150%. Sau đó anh em có thể sử dụng syUSD để tham gia vào các hoạt động tài chính khác trên giao thức để kiếm thêm lợi nhuận.
Phân loại các CDP
- Các đồng tiền thông thường: Synthr chấp nhận thế chấp là các đồng tiền ổn định, ít có tính biến động cao như : ETH và các Stablecoin.
- Các Yield Bearing Token: là những token nhận được từ các giao thức lớn trên thị trường, đại diện cho cổ phẩn của bạn trong các pool hay farm,.... Ví dụ bạn có thể gửi LP token ETH/USDC (nhận được khi gửi ETH và USDC vào pool ETH/USDC trên Curve) làm tài sản thế chấp để đúc syUSD, sau đó gửi syUSD và các Vault trên giao thức để kiếm lợi nhuận.
Phương pháp sử dụng CDP
- Phương pháp đầu tiên là thế chấp tài sản ở mức cao để tạo ra các tài sản tổng hợp. Sau đó các tài sản tổng hợp này sẽ được gửi vào các AMM để cung cấp thanh khoản. Tuy nhiên hiệu quả của AMM hiện nay trên thị trường không cao, hầu hết các dự án đều phải sử dụng incentive để kích thích thanh khoản cho pool, điều này chỉ được một thời gian, sau đó khi token lạm phát, incentive nhận được giảm, thanh khoản kém, phí giao dịch thấp không hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Phương pháp thứ hai là mô hình nhóm nợ (Dept Pooling Model): Điển hình của phương pháp này là dự án Synthentic. Synthetic chấp nhận thế chấp là các SNX token để đúc ra các sUSD. Người dùng sẽ tạo ra khoản nợ trong giao thức mà anh em chính là chủ nợ của nó. Giao thức sẽ loại bỏ sự cần thiết của AMM, cho phép hoán đổi trực tiếp từ aUSD sang các tài sản tổng hợp khác mà không có bất kì chi phí trượt giá nào. Phương pháp này tạo nên hiệu quả sử dụng CDP cao hơn.
Synthr được xây dựng dựa trên mô hình của Synthetix - Dept Pooling Model (Mô hình nhóm nợ)
Đầu tiên tại Synthr mọi người sẽ không bị giới hạn về tài sản thế chấp như Synthetic chỉ chấp nhận SNX, ở Synthr các tài sản thế chấp được chấp nhận là USDT, USDC, ETH, Yield Bearing Token, sau đó các CDP này sẽ được dùng để đúc các tài sản tổng hợp, ví dụ như: syUSD, syBTC, syETH,... Việc chấp nhận tài sản thế chấp là các đồng có tính thanh khoản cao sẽ giảm đáng kể rủi ro thanh lý và ngăn chặn các sự kiện domino như Luna.
Tuy nhiên giống với Synthetix, sau khi tạo ra các tài sản tổng hợp mọi người sẽ chia sẻ một tỷ lệ trong tổng nợ và tỷ lệ này được theo dõi bằng việc phát hành token của nhóm nợ và sẽ được tạo cùng lúc với việc phát hành các tài sản tổng hợp. Việc thay đổi giá trị của tổng nợ sẽ làm thay đổi khoản nợ và tỷ lệ thế chấp của mọi người. Điều này cực kỳ quan trọng, vì nếu không đáp ứng được tỷ lệ thế chấp là 150%, tài sản thế chấp của mọi người sẽ có nguy cơ bị thanh lý.
Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động này, chúng ta cùng tìm hiểu ví dụ sau đây:
Huy gửi 150.000 USDC vào Synthr và vay ra 50.000 syUSD, lúc này Huy sở hữu 100 cổ phần đại diện cho 100% nhóm nợ.
Sau đó, Phát thấy dự án Synthr khá hấp dẫn nên đã gửi 150.000 USDC của mình vào Synthr và vay ra 10 syBTC trị giá 50.000$ (giả sử giá BTC hiện tại là 5.000$/BTC). Vì Phát vay số tiền tương ứng là 50.000$ giống Huy nên Phát cũng được phát cho 100 cổ phần nhóm nợ. Tổng giá trị hiện tại cuả nhóm nợ là 100.000$ gồm 50.000$ syUSD của Huy và 50.000$ syBTC của Phát.
Giả sử giá BTC tăng lên 10.000$/BTC, tức là giá trị khoản nợ của Phát tăng lên là 100.000$ syBTC, giá trị syUSD của Huy vẫn giữ nguyên là 50.000$ syUSD. Do đó, tổng nợ hiện tại là 150.000$. Do tỷ lệ cổ phần nhóm nợ của Phát và Huy bằng nhau đều là 100 tương đương 50%, nên số nợ của Phát và Huy sẽ bằng 50% x 150.000$ = 75.000$. Do giá trị syBTC của Phát tăng lên 100.000$ và giá trị nợ của Phát trong giao thức là 75.000$ nên Phát sẽ thu được lợi nhuận là 25.000$. Còn Huy, Huy vẫn giữ 50 syUSD, tuy nhiên giá trị nợ của Huy trong giao thức đã tăng lên 75.000$ nên Huy đã lỗ mất 25.000$, và khi muốn lấy lại được số tiền thế chấp, Huy phải trả lại giao thức 75.000$ và rất có nguy cơ bị thanh lý nếu không nạp thêm tiền vào tài khoản.
Tuy nhiên, Synthr sẽ cung cấp cho mọi người một công cụ để phòng ngừa rủi ro bị thanh lý, bằng cách mọi người có thể gửi các tài sản tổng hợp vào pool Hedge để đổi lấy Hedge Token. Các Hedge token sẽ tự động tăng giá trị để có thể giúp mọi người hoãn bị thanh lý nợ. Khi mọi người gửi tài sản thế chấp vào Hedge Pool, Hedge Pool sẽ dùng nó để gửi vào các Stability Pool (Nhóm ổn định) để kiếm thêm phí từ việc cung cấp thanh khoản cho quá trình thanh lý.
Ví dụ: Để phòng ngừa rủi ro, Huy đã gửi 50.000 syUSD của mình vào Hedge Pool và nhận về 50.000$ Hedge Token, sau khi BTC tăng giá lên 10.000$, giá trị của Hedge Token cũng sẽ tự động tăng lên 50% cho anh em để ngăn chặn nguy cơ bị thanh lý. Sau đó anh em có thể deposit thêm tiền để hoàn trả nợ sau đó.
Stability Pool, Liquidation
Sau khi đã tìm hiểu được cơ chế thế chấp của giao thức thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cơ chế thanh lý và đơn vị đứng ra bảo đảm quá trình thanh lý của giao thức.
Stability Pool: Đơn vị đứng ra bảo đảm thanh khoản cho quá trình thanh lý. Khi tỷ lệ thế chấp của anh em giảm xuống dưới ngưỡng là 150% thì quá trình thanh lý bắt đầu diễn ra.
Để đảm bảo thanh khoản cho quá trình thanh lý, Synthr xây dựng Stability Pool để mọi người có thể gửi vào các tài sản tổng hợp và cung cấp thanh khoản cho quá trình thanh lý. Đồng thời mọi người cũng sẽ nhận được khoản tiền lãi từ tiền gửi của mình.
Quá trình thanh lý: Sẽ diễn ra trong trường hợp Tỷ lệ tài sản thế chấp giảm xuống dưới ngưỡng cho phép và mọi người không nạp thêm tài sản hoặc tiến hành thanh lý nợ theo tỷ lệ. Ban đầu khi tài sản thanh lý của mọi người giảm xuống dưới 150% thì giao thức sẽ bắt đầu cảnh báo đề nghị anh em nạp thêm tiền hoặc thanh lý bớt một phần nợ, nếu mọi người vẫn tiếp tục không làm gì, khi tài sản thế chấp của mọi người giảm xuống dưới mức 120% thì sẽ bắt đầu bị thanh lý. Giao thức sẽ đốt tài sản tổng hợp trong nhóm Stability Pool và thu phí thanh lý là 10%. Những người gửi tài sản tổng hợp vào để cung cấp thanh khoản cho Stability sẽ nhận được phí là 8%.
Oracel: Được sử dụng để lấy dữ liệu từ thế giới bên ngoài để sử dụng cho hợp đồng thông minh trong giao thức.
Sythetic Swap: Là sàn giao dịch phi tập trung, cho phép giao dịch các tài sản tổng hợp mà không bị trượt giá. Khi anh em muốn swap bất kì một syAsset nào sang một syAsset khác thì giao thức sẽ sử dụng nguồn cung cấp giá từ Oracle và tiến hành swap thành token tương ứng cho mọi người.
Vault: Nếu mọi người chưa biết phải làm gì sau khi thế chấp tài sản và vay ra các tài sản tổng hợp thì Vault là một sự lựa chọn hợp lý. Synthr thiết kế Vault với các chiến lược đầu tư khác nhau, phù hợp với nhu cầu và mức độ rủi ro mà mọi người chấp nhận. Hiện tại có 3 Vault chính mà mọi người nên quan tâm là Long Farm Vault, Short Farm Vault và Delta Neutral Vault. Ngoài ra mọi người cũng có thể tạo ra cho mình các Vault khác nhau để tối ưu hoá lợi nhuận cho mình.
Lộ Trình Phát Triển Của Synthr
- Q1 2023: Ra mắt Stability Pool, Short-Farm Vault, Delta-Neutral Vault, and Hedge Pool, Long-Farm Vault and LP incentives on partner DEXs
- Q2 2023: Ra mắt NuclearPort, DEX aggregator
- Q3 2023: Gọi vốn series - A, ra mắt syOptions
- Q4 2023: Listing cổ phiếu, ETFs, commodities, etc.
Core team
Update ...
Investor
Hiện tại Synthr đang thực hiện mục tiêu Multichain bằng cách hợp tác với rất nhiều dự án trên các nền tảng khác nhau: ApeSwap để triển khai trên hệ sinh thái BNBchain, Sei để triển khai trên Cosmos, ngoài ra mình còn thấy trên Website dự án có ghi là đang built trên Polygon, Arbitrum, AVAX,...
Dự án hiện tại chưa thực hiện gọi vốn nào từ các quỹ đầu tư.
Tokenomic
Thông tin tổng quan về Synthr
- Tên Token: Synthr
- Mã ký hiệu: SYNTH
- Loại token: ERC-20
- Tổng cung: 690,095,238
Token Allocation
Sàn Giao Dịch
Update....
Kênh Thông Tin Về Synthr
- Website: https://synthr.io/
- Twitter: https://twitter.com/synthr_defi t=unyrZSBszalaFD2tA8dYrw&s=08
- Discord: https://discord.gg/KkUzFPanf5
- Telegram: https://t.me/synthrcommunitychannel
Tổng kết
Synthr là một sàn giao dịch phi tập trung có nhiều nét tương đồng với dự án Synthetix. Dự án đang tận dụng những thế mạnh của Synthetix đồng thời loại bỏ những khuyết điểm, chấp nhận nhiều tài sản thế chấp hơn, mở khoá thanh khoản cho giao thức đồng thời cũng áp dụng nhiều chiến lược đầu tư mới như Delta Neutral để giúp giảm thiểu rủi ro cho người dùng.
Nếu các bạn quan tâm đến dự án Synthr thì cùng theo dõi mình để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- HyperPlay Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử HyperPlay - November 24, 2023
- Autoglyphs Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Autoglyphs - November 20, 2023
- Fidenza Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Fidenza - November 19, 2023