Taproot Assets là gì? Taproot Assets là một giao thức giúp phát hành tài sản trên mạng lưới Bitcoin, và có thể được di chuyển thông qua mạng lưới tầng 2 của BTC là Lightning Network. Vậy giao thức này có gì đặc biệt thì cũng mình tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về dự án mọi người có thể tham khảo một số bài phân tích dưới đây:
Tổng Quan Về Taproot Assets
Trong lịch sử của BTC thì đã có rất nhiều đề xuất liên quan đến việc mang tài sản lên mang lưới của BTC. Với thiệt kế của mình, Taproot Assets có thể di chuyển tài sản lên BTC và Lightning theo một cách riêng tư và mở rộng hơn.
Taproot Assets (trước đây là Taro) là một giao thức giúp phát hành tài sản trên mạng lưới BTC, có thể được trao đổi thông qua mạng mạng lưới tầng 2 của BTC là Lightning Network với tốc độ cao, chi phí thấp. Có thể hiểu cốt lõi của Taproot Assets là khai thác sự bảo mật và ổn định của mạng lưới BTC trong khi thừa hưởng được tốc độ, sự mở rộng, và chi phí thấp từ Lightning Network. Taproot Assets là giao thức được phát triển bơi Lightning Labs.
Taproot Assets giúp người dùng phát hành mọi loại tài sản trên BTC như Stablecoins, Shares, Tickets, "quyền sở hữu", hay các tác phẩm nghệ thuật mà không gặp những rào cản về mặt kĩ thuật.
Các loại tài sản sử dụng Taproot Assets scripts, điều này cho phép chúng có thể thực hiện được nhiều chức năng giống như BTC. Hiện tại thì Lightning Labs đang tập trung vào phát triển cho stablecoin.
Cơ Chế Hoạt Động
Taproot Assets được định dạng là BIP 341. Taproot Assets sử dụng cây Merkle và Taptweak để cam kết thông tin xác định tạo và quyền sở hữu tài sản.
Taproot Assets có thể được chuyển on-chain, hoặc sử mở Lightning Network channels. Để phát hàng tài sản và chuyển nó đi thì, giao dịch Bitcoin cần được tạo. Điều này cần người dùng phải có BTC để trả phí giao dịch. Mỗi tài sản tạo ra cũng cần một lượng nhỏ satoshis.
Người dùng tạo ra tài sản đều có thể tạo ra những luật lệ xung quanh loại tài sản đó. Họ có thể giới hạn tổng cung, hoặc để nó không bị giới hạn để phát triển cho các mục đích sau này.
Các tài sản Taproot được gửi vào Lightning Channel để thực hiện các giao dịch.
Cấu Tạo Chính
Taproot Assets được định dạng là BIP 341. Taproot Assets sử dụng cây Merkle và Taptweak để cam kết thông tin xác định tạo và quyền sở hữu tài sản.
Taptweak
Khi một Transaction được thêm vào một Block, nó phải được cam kết và không thể nào chỉnh sửa hay thay đổi. Để đảm bảo tính xác thực của dữ liệu, Lightning Labs sử dụng một kĩ thuật gọi là Taptweak cho phép họ có thể tiết lộ dữ liệu một cách có trọn lọc mà không tiết lộ private Key.
Sparse Merkle Tree
Sparse Merkle Tree SMT(cây Merkle rải rác) là một cấu trúc dữ liệu, nơi mà nó có thẻ chứng minh một loại dự liệu cụ thể nào đó không tồn tại trong cấu trúc của nó. SMT là một kho lưu trữ những dữ liệu đã được xác thực. SMT cho phép người dùng có thể kiểm tra tính xác thực của một loại dữ liệu mà không cần phải tải toàn bộ dữ liệu.
Merkle Sum Trees MST
MST cho phép sự hiệu quả trong khâu xác minh bằng cách cam kết về số lượng của giá trị.
Điểm Nổi Bật Của Taproot Assets.
Tài sản được phát hàng trên Taproot có thể gửi vô Lightning Network channels, nơi mà các node có thể cung cấp chuyển đổi từ BTC sang Taproot Assets. Điều này cho phép Taproot Assets có thể tương tác với Lightning Network một cách đầy đủ hơn.
Những người tham gia Taproot Assets khi chuyển tài sản chịu một khoản phí xác minh và lưu trữ. Thông tin sẽ được lưu trữ dưới dạng off-chain trong nhưng kho được gọi là "Universes".
Một số điểm nổi bật của Taproot Assets như:
- Thân thiện với người dùng: Mức phí xác minh thấp và chỉ cần kết nối với giao dịch BTC. Giao thức không yêu cầu kiến thức về toàn ngành blockchain.
- Taproot Assets cho phép việc trao đổi giữa tài sản và BTC.
- Taproot Assets có thể phát hành cả những tài sản độc lạ cũng như các bộ sưu tập
- Taproot Assets channels có thể được tạo bên cạnh BTC channels, cho phép giao thức có thể rời khỏi Lightning Network mà không tốn thêm bất kì tài nguyên nào. VD: Duy có thể tạo ra 2 channels với Dũng trong một giao dịch BTC. Trong đó, 1 channels cho tài sản, 1 channels cho BTC.
- Trong tương lai sẽ bao gồm cơ chế Zero-Knowledge như là một phần trong giao dịch TaprootAsset.
Cách Phát Hành Tài Sản
Để phát hành tài sản trên Taproot Assets, mọi người thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tạo Assets ID
Để phát hành tài sản người dùng cần định danh cho chúng. Chúng tạo ra 32-byte Assets ID được tạo bằng cách băm (hashing) 3 yếu tố sau:
- The outpoint: dùng để mint tài sản.
- An assets tag: Dùng để phân loại tài sản, tùy chỉnh các yếu tố tùy vào người mint.
- Meta Information: Các thông tin như link, ảnh, video, tải liệu.
Bước 2: Assets script
Assets script giúp cho giao thức biết là tài sản đó sẽ dành cho ai, số lượng bao nhiêu. Taproot Assets cho phép người dùng tạo nhiều tài sản trong 1 giao dịch duy nhất, tuy nhiên các loại tài sản đó phải có những thông số khác nhau của riêng nó.
Bước 3: Assets leaves
Mỗi lá (leaves) sẽ bao gồm loại, giá trị, và độ dài(TVL:type, value, length). Nó bao gồm thông tin như phiên bản, ID tài sản, số lượng, cùng như các dữ liệu liên quan tới các lần di chuyển (transfer) trước của loại tài sản này. VD: chữ kí.
Bước 4: Tạo Sparse Merkle Sum Tree
Việc tạo 1 cây PMS giúp người phát hành có thể quản lí được tài sản. Mỗi tài khoản được định danh bằng chìa khóa của nó (256-bit). Và mỗi lá (Assets Leaves) của cây sẽ bao gồm thông tin liên quan đến số lượng tài sản mà tài khoản đó đang nắm giữ.
Bước 5: Phát hành tài sản
Khi Taproot Assets publish giao dịch và được xác nhận trong bitcoin blockchain thì không có cách nào đảo ngược lại trong việc tạo ra tài sản.
Ứng Dụng Của Taproot Assets
Hiện tại giao thức đang hỗ trợ người dùng tạo ra tài sản trên mạng lưới BTC và có thể giao dịch thông qua Lightning channels. Tuy nhiên ứng dụng rõ ràng nhất được cộng đồng cũng như Lightning Labs hướng tới đó là phát triển stablecoin và mảng thanh toán.
Tổng Kết
Taproot Assets đang mở ra những hướng đi khác trong việc khai thác tiềm năng của mạng lưới BTC. Việc phát hành được các loại tài sản sẽ giúp cho mạng lưới BTC có nhiều ứng dụng hơn trong tương lai từ đó nâng cao thêm được giá trị của mình. Qua bài viết mình hy vọng mọi người đã có được cái nhìn tổng quan về giao thức cũng như câu hỏi Taproot Assets là gì.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Diligence Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Diligence - January 21, 2025
- JailbreakMe Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử JailbreakMe - January 21, 2025
- 5 Dự Án Airdrop Xứng Đáng Làm Nhất Trong 2025 - January 21, 2025