ve(3,3) là gì? ve(3,3) là một trong những giải pháp độc đáo xunh quanh các vấn đề liên quan đến dự án bao gồm cả LP, Users & Holder. ve(3,3) ngày nay đã trở nên vô cùng quen thuộc với cộng đồng nhưng khi nó được giới thiệu thì nó thực sự đã tạo ra cơ sốt cho thị trường DeFi.
Chần chờ gì nữa, mọi người cùng mình tìm hiểu ve(3,3) là gì trong bài viết dưới đây nhé.
Tổng Quan Về ve(3,3)
Động lực ra đời của ve(3,3)
ve(3,3) ra đời trong bối cảnh thị trường DeFi đang bùng nổ mạnh mẽ với ngòi nổ đến từ cơ chế Liqidity Mining, nghĩa là dự án sẽ sử dụng Native Token của mình để làm phần thưởng cho người dùng trên nền tảng. Có thể nói rằng Liquidity Mining đã có những tác động tích cực giúp các dự án mới khi chưa có nguồn tài chính dồi dào từ các quỹ đầu tư nhưng vẫn có thể bootstrap thanh khoản. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại vẫn đề về việc nếu dự án quá lạm dụng Liquidity Mining thì sớm muộn dự án cũng không thể trụ vững trong thị trường DeFi.
Bởi vì nếu như người dùng và LP cứ nhận được Incentive là Native Token mà Use Case của nó không quá đặc biệt chỉ đơn giản là stake thì khả năng cao họ sẽ bán nó làm giá trị của Native Token giảm từ đó dẫn tới Incentive giảm rồi tất cả mọi người rời bỏ dự án.
Để giải quyết bài toán Liquidity Mining này thì Curve Finance đã giới thiệu mô hình veToken. Với mô hình veToken thì người dùng bắt buộc phải tham gia sâu hơn vào các hoạt động trên giao thức mà không chỉ người dùng mà ngay cả LP muốn tối ưu lợi nhuận thì cũng phải khóa CRV để nhận veCRV từ đó bỏ phiếu cho các pool có lợi cho mình.
Với mô hình veToken thì nó đã giải quyết được bài toán người dùng, LP vẫn khóa Native Token và phần thưởng Incentive của mình nếu muốn tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, veToken vẫn có một số những vấn đề đặc biệt là Native Token của người dùng có thể bị khóa trong giao thức đến 4 năm (bằng chu kì Halving của Bitcoin). Chính ve(3,3) ra đời để giải quyết vấn đề còn tồn đọng này.
ve(3,3) là gì?
Mô hình một dự án ve(3,3) lần đầu được giới thiệu bởi Andre Cronje với nền tảng AMM Solidly được xây dựng và phát triển trên mạng lưới Fantom. ve(3,3) là sự kết hợp giữa Vote Escrow đến từ Curve Finance và (3,3) của nền tảng Olympus DAO. Hiểu một cách đơn giản thì:
- Vote Escrow: Là hành động khóa Token để có quyền biểu quyết trên giao thức. Thường sẽ có thời gian khóa và khóa càng lâu thì sức mạnh vote sẽ càng nhiều. Ví dụ: Khóa 1 CRV trong 4 năm thì nhận về 1 veCRV và nếu khóa trong 1 năm chỉ nhận về 0.25 veCRV. veCRV sẽ có quyền quản trị trên Curve Finance.
- (3,3): Đây là lí thuyết trò chơi được giới thiệu bởi Olympus DAO. Với mô hình này ban đầu sẽ hoạt động có lợi cho tất cả mọi người sau đó nó di chuyển tới chỗ nguy hại cho tất cả mọi người và cuối cùng nó tìm dến điểm cân bằng khi mà không ai còn có lợi ích quá nhiều.
Solidly với ve(3,3) hoạt động như thế nào?
Để hiểu chi tiết về cơ chế hoạt động của Solidly mọi người có thể đọc thêm tại đây. Một số các đặc điểm của Solidly có thể kể đến như:
- Pool thanh khoản kết hợp cả mô hình của Uniswap V2 cho các tài sản biến động và mô hình của Curve Finance cho các tài sản Stable.
- SOLID & veSOLID: Khóa SOLID nhận về veSOLID. Ví dụ như 6 tháng từ 1 SOLID thành 0.125 veSOLID.
Người nắm giữ veSOLID sẽ nhận một số lợi ích bao gồm:
- Nhận SOLID từ chương trình khóa.
- Nhận tất cả phí giao dịch từ các nhóm mà họ biểu quyết.
- Biểu quyết nhóm thanh khoản nhận được Incentive.
- Nhận lối hộ từ những DAO, giao thức,... cần sự biểu quyết của họ.
Mọi người không nhìn nhầm đâu Nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) không nhận được bất kì điều gì cả, quyền lợi sẽ về tay những người nắm giữ veSOLID. Các nhà cung cấp thanh khoản trên Solidly có thể khóa LP Token để nhận được phần thưởng là SOLID và nếu như họ muốn tối ưu hóa lợi nhuận thì sẽ tiếp tục phải khóa tiếp SOLID để tham gia biểu quyết cho pool mình cung cấp thanh khoản.
Ưu điểm của mô hình ve(3,3)
Rõ ràng, mô hình ve(3,3) có một số những ưu điểm nhất định như:
- Tạo ra sự khan hiếm cho SOLID bởi vì muốn có SOLID phải cung cấp thanh khoản để nhận SOLID, làm LP mà muốn tối ưu hóa lợi nhuận thì phải khóa toàn bộ SOLID của mình để tham gia biểu quyết. Từ đó, tạo ra động lực tăng trưởng cho SOLID.
- Bootstrap thanh khoản nhanh chóng cho giao thức khi mà chỉ có làm LP mới có được SOLID, ngoài ra không có bất kì một cách nào khác.
Nhược điểm của mô hình ve(3,3)
Bên cạnh ưu điểm, mô hình này cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Thời gian đầu lượng lạm phát của các Native Token như SOLID là rất lớn vậy nên nếu không có sự tính toán cẩn thận dự án rất dễ thất bại. Solidly đã thất bại, học hỏi và nâng cấp thì Velodrome trên Optimism đã thành công và Aerodrome cũng là được điều tương tự.
- Khi tính toán sai lầm thì đơn giản là rất khó để có thể thay đổi kết quả. Và nếu như dự án không thật sự hấp dẫn thì cũng sẽ không thu hút được các LP.
Tổng Kết
ve(3,3) đã tạo ra sự đột phá trong thị trường DeFi nhưng Solidly đã thất bại, phải đến khi Velodrome xuất hiện thì họ mới có thể khôi phục lại ve(3,3).
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Rise Chain Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Rise Chain - October 12, 2024
- Wayru Network Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Wayru Network - October 12, 2024
- GPUnet Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử GPUnet - October 11, 2024