Việc dự phóng các xu hướng của thị trường crypto giúp chúng ta phần nào có sự chuẩn bị cho tất cả những gì xảy ra bởi vị thị trường crypto vốn khó đoán. Chẳng ai có thể ngờ một dự án ít tiếng vang như StepN có thể mở ra một xu hướng Move to Earn hay việc đưa ảnh lên blockchain hay còn gọi là NFT và những bức ảnh đó có thể mua bán với giá trị lên đến hàng trăm ETH. Cho nên hay có sự chuẩn bị kĩ càng cho một năm 2023 đầy bất ngờ sắp tới.
Chúng ta đã cùng nhau trải qua bài viết Xu Hướng Thị Trường Crypto Trong Năm 2023 | Phần 1, mọi người có thể đọc lại và bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi tới phần 2.
Xu Hướng Thị Trường Crypto Trong Năm 2023
Các dự án Lending kết hợp giữa P2P và Lending Pool
Các vấn đề tồn đọng với các dự án Lending Pool
Một số dự án nổi bật trong mảng này đó chính là AAVE, Compound, Solend, Apricot, Jet Protocol, BenQi, Bastion Protocol, Aurigami,...
Cơ chế hoạt động của các dự án này tương đối đơn giản đó chính là người dùng sẽ cùng nhau deposit các tài sản vào 1 pool thì mỗi tài sản sẽ có các pool độc lập để lấy tiền lãi. Bên cạnh đó, người có nhu cầu vay sẽ deposit tài sản thế chấp vào nền tảng sau đó tới các pool có tài sản muốn vay và vay tài sản với mức vay từ 60 - 85% giá trị thế chấp.
Nhược điểm lớn nhất của các mô hình này đó chính là việc do có quá nhiều gửi tiền vào nền tảng nhưng lại quá ít tiền vay nên số tiền lãi ít ỏi được chia sẻ cho tất cả mọi người dẫn đến việc tài sản người dùng gửi vào không thật sự được tối ưu. Bên cạnh đó, việc cung - cầu chênh lệch lãi suất giữa bên vay và cho vay quá lớn hiểu một cách đơn giản là người gửi tiền vào thì lãi suất quá thấp trong khi người đi vay phải chịu mức lãi suất cao.
Các vấn đề tồn đọng với các dự án Lending P2P
Đối với mảng Lending P2P thì người dùng sẽ cung cấp các thông tin về nhu cầu của mình bao gồm lãi suất kì vọng, tài sản thế chấp muốn nhận, cách chi trả, ngày đáo hạn và các thông tin khác. Chính vì việc có quá nhiều điều kiện như vậy khiếp việc khớp lệnh các khoản vay với các nền tảng Lending P2P cực kì khó khăn trong khi thanh khoản DeFi còn rất hạn chế.
Chính vì hạn chế này nên chúng ta có giải pháp Lending Pool ra đời.
Các dự án Lending kết hợp giữa mô hình Lending P2P và Lending Pool
Dự án nổi bật nhất trong mảng này đó chính là Morpho Labs đã giải quyết tương đối triệt để các vấn đề tồn đọng của các Lending Pool và Lending P2P. Dự án áp dụng mô hình P2P hiểu đơn giản chính là Oderbook trong việc các bên vay hấp thụ các khoản vay của bên cung cấp tài sản bảo đảm bên cạnh đó lấy lãi suất giữa trên lãi suất của AAVE và 1 mãi là xu hướng của thị trường crypto
NFT Finance - Mảnh ghép quan trọng tiếp theo trong xu thế phát triển của NFT
NFT đã dẫn dắt thị trường crypto bắt đầu tư giai đoạn GameFi bắt đầu bùng nổ nhưng tại thời điểm đó dấu ấn của các NFT chưa quá nhiều cho đến khi xu hướng Move to Earn bắt đầu đi xuống thì thời điểm này các bộ sưu tập NFT mới chính thức dẫn dắt thị trường trong giai đoạn cuối Q2 cho đến hết năm 2022.
Có thể nói mảnh ghép NFT là một trong những mảnh ghép giúp Crypto, Blockchain tiến gần hơn tới cuộc sống con người. Thực tế đã chứng minh rằng các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Twitter, Facbook, Instagram đã tích hợp NFT vào nền tảng của mình bên cạnh đó rất nhiều các thương hiệu lớn ngoài cuộc sống như Nike, Adidas,… đã lấn sân vào mảng NFT khi phát hành các bộ sưu tập NFT của riêng mình. Ngay cả Cristiano Ronaldo cũng đã phát hành bộ NFT của mình trên nền tảng Binance.
Tuy nhiên một phần lớn do thị trường mới ở vị thế bắt đầu nên với các sản phẩm NFT thì người dùng chỉ có thể đơn giản là nắm giữ và sử dụng các tính năng đi kèm của NFT 9nếu có). Tuy nhiên, khi nắm giữ trong một thời gian dài đặc biệt với những bộ NFT có giá trị cao thì người dùng bắt đầu có nhu cầu muốn cho vay, muốn NFT có thể trở thành tài sản trên nhiều nền tảng thế chấp để có thêm nhiều hoạt động liên quan tới tài chính để không bị lãng phí nguồn lực khi đầu tư vào NFT.
Chính vì vậy nhiều dự án với xu hướng NFT Finance hay NFT 2.0 hay NFT Interactive đã được ra đời. Và dưới đây là một số dự án nổi bật trong mảng này chính là:
- BenDAO, NFTfi,…: Là những nền tảng Lending P2P đầu tiên dành cho các bộ sưu tập NFT bluechip (ý muốn nói đến những bộ sưu tập có vốn hoá và mắc thanh khoản cao). Với các nền tảng này thì người dùng đơn giản có thể gửi NFT của mình vào để lấy lãi suất và người vay có thể đến vay vay NFT. Ngay cả AAVE cũng từng chia sẻ về việc họ đang nghiên cứu về việc sử dụng NFT làm tài sản thế chấp trên nền tảng của họ.
- SudoSwap: Được mệnh danh là AMM đầu tiên dành cho các NFT thay vì các NFT Marketplace. Uniswap cũng đã chính thức công bố hợp tác với SudoSwap để cùng nhau xây dựng 1 AMM chuyên biệt dành cho NFT. Uniswap thể hiện mức độ quan tâm sâu sác tới mảng NFT khi mua lại sàn giao dịch NFT Marketplace Aggregator Genie và mới triển khai chính thức thời gian gần đây.
- NFTperp: Nền tảng Perpetual dành cho các bộ sưu tập NFT bluechip khi mà người dùng dự phóng được giá của bộ sưu tập NFT nhưng không đủ tài chính để đầu tư thì họ có thể chơi Long - Short các bộ sưu tập NFT trên nền tảng này.
- Một số nền tảng mới cho cho phép người dùng mở các hợp đồng Option cho các dự án NFT. Tuy nhiên, Option với DeFi còn tồn đọng rất nhiều vấn đề liên quan tới thanh khoản thì trong một thị trường còn bé hơn rất nhiều thì sẽ tương đối khó để các nền tảng này có thể thanh công sớm.
Nếu nhưng chúng ta đã quen thuộc với cụm từ DeFi vậy cụm từ NFTFi cũng sẽ trở nền phổ biến. Nếu trong ngành DeFi chúng ta có những cái tên nổi bật như AAVE, Uniswap, Curve Finance, Compound, Maker DAO,… thì liệu trong ngành NFTFi những cái tên nào sẽ dẫn đầu? Những ngành quen thuộc trong DeFi như Yield Farming, CDP (thay vì nhận crypto asset làm tài sản thế chấp để mint ra stablecoin thì chấp nhận NFT để mint ra stablecoin thì sẽ diễn biến ra sao?), Leverage Farming,…
Có thể nói ngành NFTFi sẽ còn phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian sắp tới nếu các bộ sưu tập NFT giữ được vị thế của mình trên thị trường. Đội ngũ của Hak Research đã từng có một bài viết về NFT Finance mọi người có thể đọc lại tại đây
Layer 3: Kế thừa và phát huy từ các mảnh ghép Layer 2
Layer 3 là cụm từ được nhiều các nền tảng Layer 2 nhắc đến thời gian gần đây. Tuy có cách đọc giống nhau nhưng cách triển khai Layer 3 của từng Layer 2 lại có sự khác biệt rõ rệt. Tính đến hiện tại có những nền tảng Layer 2 bao gồm ZkSync, StarkWare và Optimism đã chia sẻ về tầm nhìn của mình về Layer 3 chỉ có Arbitrum chưa có thông tin gì nhiều.
Dự án chia sẻ nhiều thông tin nhất về Layer 3 hiện tại đó chính là nền tảng ZkSync khi họ công bố mình sẽ ra phiên bản testnet cho layerr 3 đầu tiên vào Quý 1/2023. Tuy nhiên, với thói quen delay của mình thì mình nghĩ sớm nhất thfi phải tới Quý 3 hoặc thậm chí Quý 4 chúng ta mới thấy những hình hài đầu tiên của Layer 3.
Tuy nhiên, mình nghĩ Layer 3 sẽ đóng vai trò thúc đẩy xu hướng Layer 2 mạnh mẽ hơn hơn là việc tự tạo thành một xu hướng trong thị trường crypto. Tuy nhiên, tại thời điểm ra mắt mà nhiều nền tảng như Uniswap, AAVE, Compound, Lido Finance,… tuyên bố việc họ sẽ phát triển trên một chain riêng trên Layer 3 của ZKSync thì sẽ thực sự tạo thành một cơn sốt Layer 3.
Vì vậy hãy chuẩn bị cho tất cả tình huống có thể xảy ra trong tương lai.
Credit Protocol: Nơi giao thoa giữa DeFi và TradFi
Credit Protocol không còn là viễn tưởng về một vùng đất nơi giao thoa giữa DeFi và TradFi nữa mà nó đã đâu đó trở thanh sự thật trong năm 2022. Khi mà
- Maker DAO cung cấp một khoản vay từ $100M DAI đến $1B DAI cho ngân hàng lớn và lâu đời tại Mỹ bằng khoản thế chấp đến từ thế giới thực.
- Goldfinch đã cung cấp hơn $100M đầu tiên cho các công ty khởi nghiệp tại khu vực châu Á và Đông Nam Á.
- Maple đã cung cấp hơn $1B các khoản vay cho các công ty hoạt động trong thị trường crypto.
- TrueFi tương tự Maple Finance nhưng ngoài cho vay các công ty trong thị trường crypto thì dự án này cho vay cả những cá nhân nổi tiếng và được xác thực bởi nền tảng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các nền tảng Credit Protocol có liên quan tới việc cho vay các công ty liên quan tới thị trường crypto đã thực sự bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi mà FTX và Alameda sụp đổ thì có những bên vay của Maple rồi cho Alameda vay thì do Alameda không có khả năng hoàn trả thì các đơn vị kia cũng tuyên bố “bùng nợ” với Maple khiến nền tảng này phải gánh một khoản nợ xấu trong tương lai.
Tuy nhiên, vấn đề này diễn ra chủ yếu là do việc đánh giá chủ quan của của những người quản lý Pool khi không có động thái thanh lý sớm tài sản thế chấp và quá dễ dãi trong việc chấp nhận các điều kiện vay. Chính vì vậy các nền tảng Credit Protocol vẫn còn rất nhiều việc cần làm để có thể giải quyết được phần lớn các rủi ro liên quan đến các bên vay phá sản.
Thời gian gần đây thì Goldfinch là một trong những đơn vị khá hay ho khi họ không cho các công ty trong thị trường crypto vay mà họ cho các công ty khởi nghiệp ở khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Bên cạnh đó, họ bắt đầu chi tiền để xây dựng hệ sinh thái cho riêng mình với 2 dự án là AlloyX - giúp cải thiện tính thanh khoản cho nền tảng và Caparace Finance - 1 dự án bảo hiểm cho các khoản vay cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên Goldfinch. 2 dự án này đều đã kêu gọi vốn từ những quỹ đầu tư uy tín trong thị trường
Tổng Kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi qua phần 2 của các xu hướng của thị trường crypto có thể diễn ra trong năm 2023.
Với một năm 2023 không được đánh giá cao về kinh tế, lạm phát tuy nhiên thường thị trường tài chính sẽ có sự hồi phục sớm hơn so với realtime của thị tường kinh tế sản xuất. Chính vì vậy nếu như FED thành công trong việc hạ cánh an toàn thị rất có thể thị trường sẽ sớm trở lại vào giao đoạn cuối năm sau.
Bên cạnh sự lạc quan chúng ta cũng cần phải có sự chuẩn bị cho những trường hợp xấu nhất nếu thị trường tiếp tục sụp đổ.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Làm Airdrop B3dotFun - September 18, 2024
- Phân Tích Friend.tech: Thấy Gì Từ Sự Thất Bại Của Friend.tech - September 18, 2024
- Hướng Dẫn Làm Airdrop Story Protocol - September 17, 2024