I. Uniswap là gì?
Uniswap là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được xây dựng trên blockchain của Ethereum, cho phép tất cả mọi người có thể swap các token của mình một cách nhanh chóng và đơn giản.
Hiện tại thì khối lượng giao dịch hàng ngày của Uniswap đang dẫn đầu trong tất cả các DEX, chiếm hơn 50% tổng khối lượng của thị trường Defi.
Uniswap cũng đã kêu gọi được $11M vào tháng 4 năm 2020 với sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư nối tiếng như a16z, Paradigm, ParaFi Capital,..
Gần đây thì nền tảng AMM DEX này cũng có ý định gọi vốn thêm $100M với định giá $1B.
II. Phân tích cơ chế hoạt động của Uniswap
Khác với cơ chế hoạt động của các sàn giao dịch tập trung, nơi người mua và người bán đặt lệnh mua và bán để tạo thành sổ lệnh (Orderbook) từ đó giá sẽ thay đổi theo nguyên tắc cung cầu. Uniswap sử dụng cơ chế AMM để thay thế cho sổ lệnh. AMM sẽ sử dụng một pool thanh khoản gồm một cặp token có giá trị tương đương nhau. Khi người dùng chuyển đổi giữa 2 loại tài sản, giá sẽ thay đổi theo lượng token còn lại trong pool.
1. Các nhân tố chính tham gia vào bộ máy của Uniswap
Người cung cấp thanh khoản (Liquidity Providers)
Các Liquidity Providers (LP) sẽ nhận được 0.3% phí giao dịch của cặp token mình cung cấp thanh khoản khi các trader sử dụng nền tảng.
Các trường hợp Liquidity Providers thường thấy:
- Các dự án cung cấp thanh khoản tạo pool cho token của họ, giúp cộng đồng có thể dễ dàng giao dịch và tương tác với các giao thức Defi khác.
- Các token holder, họ thường mua và nắm giữ tài sản lâu dài. Nếu giữ token nằm im thì sẽ không được lợi gì nên cung cấp thanh khoản sẽ là một nguồn thu nhập thụ động.
- Các Liquidity Providers chuyên nghiệp, nhóm người này chuyên đi cung cấp thanh khoản để kiếm lợi nhuận.
Các nhà giao dịch (Trader)
Về cơ bản, các Trader sẽ sử dụng Uniswap tương tự như các sàn giao dịch tập trung để kiếm lợi nhuận.
Các trường hợp Trader thường thấy:
- Trader cá nhân, sử dụng nền tảng để kiếm lợi nhuận từ việc giao dịch các token.
- Các MM Bot, kiếm lợi nhuận bằng chênh lệch giá.
- Những người dùng, giao thức sử dụng Uniswap cho các hoạt động Defi khác.
Các nhà phát triển dự án (Developers)
Vì là sản phẩm mã nguồn mở nên các dự án khác có thể dễ dàng tích hợp Uniswap trên sản phẩm của họ.
2. Thuật toán của Uniswap
Về bản chất, Uniswap sử dụng cơ chế Automated Market Maker (AMM) để tính toán giá trị của token. Cơ chế này giúp người dùng có thể swap token ở mọi giá trị token với mọi khối lượng và làm tăng tính thanh khoản cho các cặp token kém thanh khoản.
AMM hoạt động theo cơ chế khá đơn giản theo công thức toán học:
x*y=k
Trong đó:
- x là số lượng token A.
- y là số lượng token B.
- k là tổng giá trị của lượng token A và B. (Mình sẽ gọi tắt là pool AB)
Các Liquidity Providers cần có cả 2 loại token này với giá trị tương đương nhau để tạo một cặp thanh khoản, sau đó gửi vào pool AB.
Khi một Trader mua token A, có nghĩa là token A sẽ được rút khỏi pool AB và token B sẽ được thêm vào pool.
Giá token sẽ thay đổi theo tỉ lệ của lượng token còn lại trong pool AB.
Ví dụ:
- Chúng ta sẽ tạo pool với cặp token USDC/ETH, với tổng số tiền gửi vào sẽ là 1000 USDC và 100 ETH. Với k không đổi.
- Như vậy ta sẽ có: USDC*ETH ⇔ 1000*100= 100000. Với giá 1 USDC sẽ bằng 0.1 ETH và 1 ETH bằng 10 USDC.
- Sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi chúng ta mua hoặc bán cặp token này:
- Trường hợp 1: Ta swap 500 USDC lấy ETH, thì khi đó
x’= 1000+500= 1500 USDC
y’= 100000/1500= 66.66 ETH
Ta nhận được: 100-66.66= 33.33 ETH
=> Giá ETH/USDC tăng vì lượng ETH trong pool giảm.
- Trường hợp 2: Ta swap 50 ETH lấy USDC
y’= 100+50= 150 ETH
x’= 100000/150= 666.66 USDC
Ta nhận được: 1000-666.66= 333.33 USDC
=> Giá ETH/USDC giảm vì lượng ETH trong pool tăng.
3. Cơ chế hoạt động của Uniswap qua các phiên bản
Uniswap v1
Đây là phiên bản đầu tiên của Uniswap được ra mắt từ tháng 11 năm 2018.
Ở phiên bản này Uniswap chỉ cho phép thêm các cặp thanh khoản giữa $ETH và ERC-20 token, do đó chỉ có thể tạo một pool duy nhất cho mỗi loại tài sản dẫn đến việc giá của các token quá phụ thuộc vào $ETH.
Uniswap v2
Được ra mắt mắt vào 2020, Uniswap v2 đã có nhiều sự cải tiến từ v1, nổi bật nhất là việc người dùng có thể tạo các cặp thanh khoản giữa các token ERC-20.
Việc nâng cấp lên v2 này sẽ giúp:
- Các giao dịch sẽ nhanh hơn, tránh trượt giá, giảm phí giao dịch khi mà các giao dịch không cần phải thông qua $ETH nữa.
- Đối với các Liquidity Providers, Uniswap v2 giúp giảm thiểu nhiều rủi ro về Impermanent Loss khi có thể cung cấp thanh khoản với các cặp stablecoin.
- Mức phí giao dịch của Uniswap v2 sẽ nằm ở mức 0.3% mỗi giao dịch, phí này sẽ được trả cho các Liquidity Providers.
Uniswap v3
Phiên bản Uniswap v3 được ra mắt vào năm 2021 với nhiều cải tiến như thanh khoản tập trung, token LP Uniswap,..
- Thanh khoản tập trung giúp tăng tính hiệu quả sử dụng vốn. Nói một cách đơn giản, các phiên trước đây của Uniswap sử dụng cơ chế giá x*y=k, nó cho phép mọi người có thể swap token ở mọi giá trị token với mọi khối lượng, vì vậy hầu hết các khoản vốn từ 0 đến vô cực sẽ bỏ phí. Ở phiên bản Uniswap v3, người dùng có thể cung cấp thanh khoản ở một khoảng giá tùy chỉnh, giúp thanh khoản tập trung vào phạm vi giá mà hầu hết các hoạt động giao dịch diễn ra, từ đó tối ưu hóa nguồn vốn.
- Giờ đây, chúng ta hiểu rằng mỗi vị thế Uniswap LP là duy nhất vì mỗi người gửi tiền có thể đặt phạm vi giá của riêng họ. Điều này có nghĩa là không thể thay thế vị thế LP của Uniswap. Do đó, mỗi vị thế LP hiện được đại diện bởi một NFT.
4. Tầm nhìn trong tương lai của Uniswap
Không chỉ dừng lại ở việc phát triển một AMM cho các token ERC-20, Uniswap còn tham vọng xây dựng một AMM cho NFT qua việc Uniswap Labs đã mua lại sàn giao dịch NFT Genie.
1/ The Uniswap Universe is expanding 🦄
In pursuit of our mission to unlock universal ownership and exchange, we’re excited to share that we’ve acquired @geniexyz — the first NFT marketplace aggregator — expanding our products to include both ERC-20s and NFTs 🧞♂️ pic.twitter.com/vESlbE3kvy
— Uniswap Labs 🦄 (@Uniswap) June 21, 2022
III. Tổng kết
Mô hình hoạt động của Uniswap là bước tiến triển mới giúp Defi vươn lên một tầm cao mới với việc khắc phục nhiều yếu điểm trước đó:
- Tăng tính thanh khoản cho Defi nhờ AMM so với OrderBook trước đó.
- Việc hoạt động hoàn toàn tự động giúp kết nối người mua với người bán mà không cần một bên trung gian nào.
- Mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên vẫn còn một số rủi ro khi tham gia sử dụng các DEX nói chung và Uniswap nói chung:
- Rủi ro liên quan đến Impermanent Loss khi cung cấp thanh khoản một cặp token không phải stablecoin vì thị trường Crypto biến động rất lớn.
- Rủi ro về việc Hacker có thể lợi dụng việc tạo các cặp thanh khoản một cách dễ dàng để thông qua đó hack vào ví của người dùng thông qua việc chấp thuận các token.
- Rủi ro về bảo mật của các SmartContract trong Defi luôn luôn hiện hữu khi các sự cố bị hack có thể lên tới hàng trăm triệu đô.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Cách Kiếm Tiền Bằng Cung Cấp Thanh Khoản Và Những Rủi Ro Cần Biết - December 13, 2024
- Hướng Dẫn Tham Gia OKX Cryptopedia Babylon - December 9, 2024
- Hướng Dẫn Làm Airdrop Sniper - December 9, 2024