Options là một công cụ tài chính rất phổ biến trong thị trường đầu tư truyền thống với lượng Volume giao dịch lớn hơn Futures. Tuy nhiên, trong DeFi việc giao dịch Options vẫn còn khá xa lạ với đa số nhà đầu tư cá nhân và nép vế hoàn toàn khi so sánh với giao dịch Futures.
Liệu Options có tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới và đâu là những dự án nổi bật nào trong ngành này? Mọi người hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng Quan Về Options
Định nghĩa về Options
Options - Hợp Đồng Quyền Chọn là một trong những loại sản phẩm phái sinh cho phép mọi người có quyền mua hoặc bán một loại tài sản bất kì với một mức giá cụ thể vào một thời điểm xác định trong tương lai.
Ví dụ: Quang Trưởng thực hiệu với Trần Bửu một hợp đồng quyền chọn với nội dung vào thời điểm ngày 29/03/2024, Trần Bửu sẽ phải bán cho Quang Trưởng 1.000 token ARB tại mức giá $2. Đến thời điểm hết hạn hợp đồng, nếu giá ARB chỉ còn $1, Quang Trưởng có quyền chọn không thực hiện hợp đồng trên và chỉ phải trả một khoản nhỏ phí premium (tránh được khoản lỗ -$1000).
Đây cũng là khác biệt giữa Hợp Đồng Quyền Chọn và Hợp Đồng Tương Lai khi hợp đồng mua bán trong tương lai bắt buộc phải được thực hiện.
Tiềm năng của Options
Nếu so về TVL thì tại thời điểm mình viết bài tổng TVL của toàn ngành Options mới chỉ khoảng $130M con số này còn thấp hơn cả một ngách mới như NFT Lending với TVL lên đến hơn $200M. Bên cạnh đó, nếu đặt Options cạnh với Perpetuals thì có thể thấy rằng Options có quy mô chỉ bằng 1/10 Perpetual khi tại thời điểm viết bài TVL của Perps đã là $1.3B. Còn nếu xa hơn so với toàn ngành DeFi (>$50B) thì Options vẫn thật sự nhỏ bé.
Bên cạnh TVL, so sánh về volume giao dịch giữa nhưng dự án hàng đầu ở cả 2 ngách Perps và Options, chúng ta có thể thấy rõ khoảng cách rất lớn ở thời điểm hiện tại từ đó có thể thấy phần nào có thể dự phóng tiềm năng của Options DeFi trong tương lai.
Ngành | Tên dự án | Total Volume Trading |
---|---|---|
Perpetual | > $1.000B | |
$116B | ||
Perpetual | $15B | |
Options | $1.19B | |
$57M | ||
Deri Protocol | $84M |
Có thể thấy rằng các nền tảng Perpetual đang trở nên phổ biến như thế nào trên cả DeFi lẫn CeFi. Ngay cả trên những sàn giao dịch lớn như Binance, OKX thì Perpetual cũng hoàn toàn lấn át, và nhiều users còn gần như không biết đến sự có mặt của tính năng giao dịch Options tại các sàn này. Điều này có thể do một phần tập khách hàng của 2 mảng tương đối khác nhau như Perp thì hướng đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ, trong khi đó Options hướng đến các nhà đầu tư là tổ chức, quỹ đầu tư,...
Những dấu hiệu cho thấy Options sẽ bùng nổ trong tương lai
Vào thời điểm giữa năm 2022, Binance và FTX (trước khi bê bối bị khui) đã cho ra mắt tính năng giao dịch Options trên nền tảng CEX. Có thể nói với việc nhiều ông lớn cùng cho ra mắt sản phẩm Options thì đây có thể được coi là dấu hiệu rõ nhất cho sự bùng nổ của ngách này trong tương lai.
Điều này được củng cố khi nhìn lại quá khứ, năm 2019 Binance cho ra mắt sản phẩm Perpetual và tới năm 2021 - 2023 những cái tên như dYdX, Perpetual, GMX bùng nổ mạnh mẽ. Như vậy năm 2022 Binance ra mắt sản phẩm Options có lẽ thị trường cần thời gian để tìm hiểu và làm quen với công cụ tài chính này. Và có lẽ năm 2024 - 2026 chúng ta sẽ có thể đón nhận điểm rơi của một xu hướng mới - OpFi?
Tổng kết lại, chúng ta có thể đúc kết một vài dữ kiện để đưa đến két luận rằng Options chắc chắn sẽ trở thành một xu hướng lớn trên thị trường crypto trong thời gian dài hạn:
- Thị trường Options trong TradFi phổ biển và được sử dụng nhiều hơn so với Hợp đồng tương lai (Future).
- Thị trường Options trong DeFi vẫn còn vô cùng bé so với Perpetual.
- Options mới được Binance quan tâm và bắt đầu giáo dục cộng đồng từ năm 2022, cùng thời điểm đó có cả FTX.com cũng triển khai sản phẩm Options.
- Các dự án Options vẫn đang trong quá trình giải quyết các vấn đề tồn đọng và khi giải quyết thành công chắc chắn sẽ có sự thay đổi lớn.
- Các dự án Options đang nở rộ rất nhiều.
Những ứng dụng phổ biến của Options
Bên cạnh những yếu tố nêu trên, chúng ta cần nhìn nhận thực tế rằng Options có chỗ đứng tại thị trường TradFi vì chính những giá trị thực tế mà nó mang lại cho nhà giao dịch và trong DeFi có lẽ các nhà đầu tư sẽ sớm nhận ra. Một số ứng dụng nổi bật của Options:
Bảo vệ tài sản
Options là một công cụ tài chính có thể giúp các nhà đầu tư, quỹ đầu tư hay các tổ chức phòng ngừa các rủi ro liên quan đến những tài sản mình đang nắm giữ trong tương lai.
Ví dụ: Groot đang sở hữu 100 BTC tại mức giá $30,000 và tất nhiên Groot kì vọng giá BTC sẽ có sự tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên, Groot nhận thấy trong thời gian tới có nhiều tin xấu có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản của mình nên anh đã mua thêm một quyền chọn bán với giá kích hoạt tại ngưỡng $29,000 với thời hạn 1 tháng và đi kèm với đó là $20 phí premium thực hiện quyền chọn cho mỗi $BTC.
Nếu như thị trường tăng giá thì Groot đạt được lợi nhuận của mình và chỉ cần trả phí cho quyền chọn của mình là 20$ cho mỗi BTC. Còn nếu như ngược lại, thì Groot có thể bán 100 BTC của mình tốt hơn giá thị trường nếu giá BTC đó giảm xuống dưới $29,000.
Delta Neutral
Delta Neutral là một chiến lược giúp cân bằng vị thế giúp triệt tiêu toàn bộ các rủi ro tương ứng với đó là các lợi nhuận từ việc các tài sản tăng giảm có nghĩa là Groot sẽ không lo lắng khi nắm giữ một loại tài sản hay cổ phiếu bất kì với chiến lược Delta Neutral.
Đầu tư sinh lời
Tương tự các công cụ tài chính phổ biến trên thị trường với các sản phẩm Options thì các nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa trên dự phóng của mình để thực hiện mua bán các hợp đồng quyền chọn với đòn bẩy để thu lợi từ sự thay đổi giá các tài sản đầu tư.
Bên cạnh các tính năng dành cho nhà đầu tư cá nhân, Options còn là một lựa chọn yêu thích của các Market Maker để thực hiện các nghiệp vụ như hedging, arbitrage hay scalping,...
Những vấn đề mà Options DeFi đang gặp phải
Phân mảnh thanh khoản
Một trong những vấn đề mà Option đang gặp phải đó chính là câu chuyện về "phân mảnh thanh khoản". Mọi người hình dung rằng, mỗi hợp đồng quyền chọn (Option) sẽ phải có những yếu tố sau đây:
- Tài sản cơ sở: Là tài sản được 2 bên đồng ý giao dịch trong tương lai nó có thể là Crypto, kim loại, thực phẩm, cổ phiếu, trái phiếu,...
- Giá thỏa thuận: Là mức giá 2 bên đồng ý thực hiện hợp đồng trong tương lai cố định.
- Ngày đáo hạn: Là thời điểm hợp đồng được thực thi.
- Kỳ hạn hợp đồng: Tính từ thời điểm hợp đồng chính thức được kí đến ngày đáo hạn.
Chúng ta có nhiều ngày đáo hạn khác nhau, nhiều giá thỏa thuận khác nhau dẫn đến mỗi giá và ngày đều cần phải có 1 pool thanh khoản riêng từ đó gây ra tình trạng phân mảnh thanh khoản.
Thị trường chưa được "educated"
Options được biết đến phổ biến trong thị trường tài chính truyền thống còn trong DeFi và Crypto vẫn còn rất mới mẻ với cả người dùng cá nhân hay các tổ chức và cả các giao thức muốn hạn chế tiếp xúc với TradFi sau những sự đổ vỡ của 3AC, FTX Alameda Research,...
Chính vì vậy việc Binance và các sàn CEX ra mắt mảng Options là một tín hiệu đáng để kì vọng người dùng sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với nội dung truyền thông cho ngách này trong thời gian sắp tới.
Rủi ro cho những nhà cung cấp thanh khoản
Đối với các sản phẩm quyền chọn thì sẽ có 2 loại quyền chọn cơ bản như sau:
- Quyền chọn mua - Call Options: Cho phép người dùng quyền được mua với một loại tài sản được lựa chọn trong hợp đồng tại mức giá cụ thể trong tương lai.
- Quyền chọn bán - Put Options: Cho phép người dùng quyền được bán với một loại tài sản được lựa chọn trong hợp đồng tại mức giá cụ thể trong tương lai.
Bên cạnh 2 loại quyền chọn cơ bản, chúng ta cũng có những kiểu quyền chọn khác nhau bao gồm:
- Quyền chọn kiểu Âu: Người mua và nắm giữ quyền chọn phải chờ đến ngày đáo hạn mới được thực hiện quyền của mình.
- Quyền chọn kiểu Mỹ: Người mua và nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện quyền chọn của mình bất kì lúc nào tính từ ngày hợp đồng hình thành đến khi đáo hạn.
Đối với quyền chọn kiểu nào thì người cung cấp thanh khoản hay Options Writer cũng sẽ có rủi ro. Điều này hiện dang là rào cản cho những nhà đầu tư cá nhân tham gia vào việc cấp thanh khoản cho các nền tảng Options.
Một số giải pháp
Everlasting Options - Hợp Đồng Quyền Chọn không có ngày đáo hạn
Làm sao để giải quyết được vấn đề phân mảnh thanh khoản thì chúng ta cần nhìn lại các yếu tố tạo nên phân mảnh thanh khoản bao gồm:
- Tài sản cơ sở
- Giá thực thi
- Ngày đáo hạn
Việc cho phép ít các loại tài sản góp phần lớn việc phân mảnh thanh khoản, bởi vì các tài sản có vốn hóa càng nhỏ khi giảm thì giảm quá nhanh và khi tăng lại quá chóng mặt gây rủi ro rất lớn cho những Nhà Cung Cấp Thanh Khoản (Write Options) nên tài sản chỉ nên xoay quanh các loại tài sản blue-chip như BTC, ETH,...
Bên cạnh đó, nếu như loại bỏ được Ngày Đáo Hạn thì 1 trong các yếu tố gây phân mảnh thanh khoản sẽ tiếp tục bị triệt tiêu. Điều này làm mọi người nhớ đến việc các Hợp Đồng Tương Lai tiến đến Mô Hình Perpetual và đã thành công như nào. Nếu như Future có Perpetual thì Options có Everlasting nơi ngày đáo hạn sẽ không còn nữa.
DOV - Những máy bơm thanh khoản cho các nền tảng Options
DOV là viết tắt của DeFi Options Vault nhằm ám chỉ các dự án thu hút tiền của các nhà đầu tư và sử dụng tiền đó đi cung cấp thanh khoản (Write Options) cho các giao thức Options. Mục đích tối thượng của các DOV là giải quyết vấn đề phân mảnh thanh khoản trên Options nhưng vẫn phải đảm bảo được lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Mặc dù không có incentive đến từ chương trình Liquidity Mining nhưng các DOV lại khá tự hào khi có thể tạo ra được nguồn doanh thu organic đến từ phí bán, giao dịch các hợp đồng quyền chọn trên các nền tảng Options.
Những Dự Án Tiềm Năng Trong Ngành Options
Dopex - Cánh én dẫn đầu mảng Options trên hệ sinh thái Arbitrum
Dopex là một nền tảng Options phi tập trung nhằm xây dựng tính thành khoản cao và bền vững trên hệ sinh thái Arbitrum nói riêng và DeFi nói chung bằng cách hạn chế các tổn thất vô thương và tối đa hóa phần thưởng thông qua các ưu đãi như Liquidity Mining hay các phần thưởng khác.
Dopex là một hệ sinh thái với nhiều các loại sản phẩm khác nhau như SSOV (Single Staking Options Vault), Options Liquidity Pools và Atlentic Options. Chúng ta sẽ bắt đầu đi vào từng sản phẩm mà Dopex đang cung cấp trên hệ sinh thái Arbitrum.
Single Staking Options Vault
SSOV cho phép người dùng khóa các tài sản nhàn rỗi để cung cấp tính thanh khoản cho giao thức và kiếm lại lợi nhuận từ tài sản của mình. Dopex kiếm lợi nhuận từ tài sản nhàn rỗi của người dùng bằng cách sử dụng các tài sản trên để làm tài sản thế chấp để bán các quyền chọn cho các trader.
Cơ chế hoạt động của SSOV được diễn ra như sau:
- Bước 1: Người dùng chọn vault mà họ muốn cung cấp tính thanh khoản tùy chọn, cũng như thời điểm đáo hạn và hết hạn (hàng tuần/hàng tháng).
- Bước 2: Người dùng ký gửi và khóa tài sản cơ bản vào kho tiền, tài sản này đóng vai trò là tài sản thế chấp.
- Bước 3: Người dùng kiếm được nhiều nguồn lợi nhuận thụ động trên các tài sản bị khóa bao gồm lạm phát DPX, tài sản mang lại lợi nhuận và phí bảo hiểm.
- Bước 4: Dopex cung cấp tính thanh khoản cho các trader bằng cách bán các quyền chọn mua và quyền cho bán có tài sản bảo đảm.
- Bước 5: Các trader khi mua các hợp đồng quyền chọn phải trả phí.
- Bước 6: Khi quyền chọn tới ngày đáo hạn chúng sẽ được thực hiện và trả lại tài sản thế chấp cho những nhà cung cấp thanh khoản.
Các hợp đồng mà Dopex tạo ra dựa trên SSOV là những hợp đồng quyền chọn kiểu Âu và đã hỗ trợ nhiều loại tài sản như: ETH, stETH, BTC, DPX, rDPX, GMX, CRV, gOHM, MATIC.
Nơi các hợp đồng quyền chọn trên được giao dịch, mua bán chính là Options Liquidity Pools.
Bản thân Dopex cũng có một hệ sinh thái để cung cấp thanh khoản cho mình đó chính là Jones DAO, Silo Finance và trong tương lai có thể có thêm Orbital. Có thể nói tầm nhìn để giải quyết vấn đề thanh khoản trên Dopex đó chính là xây dựng các DeFi Options Vaults để tạo nên một lượng thanh khoản dồi dào cho thị trường Option.
Atlantic Options - Sản phẩm mới ra mắt của Dopex
Straddles là chiến lược trọng tâm của bộ sản phẩm Atlantic Options. Straddles bao gồm 2 chiến lược khác nhau là Long Straddle và Short Straddle. Trong đó, chiến lược Long Straddle là các trader sẽ mua cả quyền chọn mua và quyền chọn bán cho cùng một tài sản với cùng giá thực hiện và ngày hết hạn khi này trader sẽ đặt cược tài sản này sẽ có sự biến động lớn trong thời gian sắp tới (tăng hoặc giảm mạnh).
Bên cạnh Long Straddle thì Short Straddle thể hiện tầm nhìn cho 1 loại tài sản không có sự biến động mạnh trong khoảng thời gian hợp đồng quyền chọn có tác dụng khi này trader sẽ bán cả quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng mức giá thực hiện và ngày hết hạn.
Sự tiến bộ của Atlantic Straddles so với các chiến lược Straddles tiêu chuẩn ở phía chức năng dành cho những người trader.
Lyra - Đứa con đầy tâm huyết nhà Synthetix
Lyra là một nền tảng Options phi tập trung cho phép các người dùng mua và bán những hợp đồng quyền chọn với tài sản trung tâm là các loại tiền điện tựa dựa trên các nhóm thanh khoản được xây dựng bởi các nhà cung cấp thanh khoản. Lyra bao gồm 2 thành phần chính:
- Liquidity Provider - Nhà Cung Cấp Thanh Khoản: là những người sử dụng sUSDC vào trong vault của Lyra (MMV). Thanh khoản này sẽ được sử dụng để tạo ra các hợp đồng Call hoặc Put Options.
- Trader: Là những người tham gia giao dịch mua và bán các hợp đồng quyền chọn từ vault của Lyra (MMV).
Hiện tại vault của Lyra chỉ chấp nhận một số tài sản là ETH, wBTC, sETH và sBTC về bản chất thì Lyra chỉ cung cấp các hợp đồng quyền chọn cho 2 loại tài sản là ETH và BTC. Vậy Lyra giải quyết bài toán về phân mảnh thanh khoản như thế nào?
Lyra sử dụng mô hình AMM với câu chuyện mang lại thanh khoản ngay lập tức cho những người trader thay vì Order Book bên cạnh đó Lyra cũng giới hạn ngày đoán hạn thay vì cho trader lựa chọn thoải mái thì mỗi kỉ nguyên của Lyra chỉ có một vài các khung thời gian nhất định. Bên cạnh đó mức giá Strike cũng được cố định bởi Lyra.
Mọi người có thể về cả mức giá Strike và Ngày đáo hạn cũng được giới hạn kết hợp với mô hình AMM và số lượng tài sản hỗ trợ chỉ dừng lại ở BTC, ETH khiến cho thanh khoản trên Lyra được sâu và ổn định. Điều này dẫn đến Lyra đang từng bước trở thành nền tảng Options phổ biến nhất mặc dù là người đến sau.
Opyn - Những builder thực thụ trên hệ sinh thái Ethereum
Khác với Lyra là một AMM thì Opyn là một nền tảng Oderbook cho phép:
- Các Trader có thể gặt các lệnh đúng với nhu cầu của mình mà không phải chịu trượt giá như các mô hình khác.
- Nguồn thanh khoản của Opyn tương đối dồi dào khi mà Opyn có các nhà cung cấp thanh khoản chính là mạng lưới hệ sinh thái dày đặc của mình như Ribbon Finance, Opeth, Gamma Portal, Fontis Finance, Optional Finance, Ziku Finance,...
Bên cạnh đó, Opyn cũng có nhiều đột phá như Everlasting Options, oToken và Partially Reserve.
oToken
Các hợp đồng quyền chọn bao gồm cả Call Options hay Put Options đều được token hóa dưới dạng oToken như oETH, oBTC, oUNI,... Việc token hóa các hợp đồng quyền chọn giúp cho các trader có thể dễ dàng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa trong DeFi để kiếm thêm được nhiều lợi nhuận.
Everlasting Options
Opyn lựa chọn một hướng đi khá mới đó chính là Everlasting Options (Quyền chọn vĩnh cửu) khi mà loạt yếu tố ngày đáo hạn ra khỏi các hợp đồng Options để giải quyết tính phân mảnh thanh khoản đối với giao thức Options tương tự như các dự án Perpetual đang thành công rực rỡ. Tuy nhiên, mô hình này của Opyn vẫn gặp nhiều cản trở về việc rủi ro cho các Nhà Cung Cấp Thanh Khoản khá lớn và cần hoàn thiện nhiều hơn.
Tổng Kết
Trên đây là một trong các dự án tiềm năng trong ngành Options mà đội ngũ Hak Research đã tổng hợp và quan sát trong thời gian vừa qua. Mỗi một dự án đều có những hướng đi riêng và đều đã đạt được một vài thành tựu nhất định.
Tuy nhiên, mô hình nào sẽ đánh bại các mô hình còn lại thì chúng ta cần quan sát nhiều hơn nữa trong thời gian sắp tới.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- SendAI Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử SendAI - December 21, 2024
- Mountain Protocol Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Mountain Protocol - December 19, 2024
- Phân Tích HSK: Coin Sàn HashKey Có Thể Làm Nên Chuyện? - December 19, 2024