Từng là một trong những Parachain quan trọng trong hệ sinh thái Polkadot nhưng giờ đây Manta Network đã chuyển mình để trở thành một Layer 2 trên Ethereum với nhiều điểm khác biệt so với các Layer 2 phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy sự khác biệt nó nằm ở đâu và khác biệt như thế nào thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nhìn Về Quá Khứ Của Manta Network
Trong quá khứ, Manta Network là một Blockchain nền tảng hướng đến việc trả lại quyền riêng tư về tay người dùng bằng việc áp dụng công nghệ zkSNARK. Với công nghệ zkSNARK, Manta Network vừa đảm bảo được quyền riêng tư cho người dùng nhưng cũng vừa đảm bảo được các thông số về khả năng mở rộng, khả năng tương tác, khả năng bảo mật và tính dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.
Đội ngũ phát triển của Manta Network là những giá sư đầu ngành về tiền điện tử tại Mỹ từng có kinh nghiệm tại nhiều trường đại học như Harvard, MIT hay các dự án trong Web3 như Algorand, Consensys. Trong quá khứ và thời gian qua Manta đã trải qua những đợt kêu gọi vốn bao gồm:
- 02/02/2021: Tại vòng Pre Seed, dự án kêu gọi thành công $1.1M với sự dẫn đầu của Polychain bên cạnh đó là sự tham gia của 3AC, Multicoin Capital, Alameda Research, Genblock Capital,...
- 19/10/2021: Tại vòng Seed, dự án kêu gọi thành công $5.5M với sự dẫn đầu của CoinFund, ParaFi Capital bên cạnh đó là sự tham gia của Zee Prime Capital, SNZ Holding, SkyVision Capital, Moonrock Capital,...
- 17/11/2021: Tại vòng không được tiết lộ, dự án kêu gọi thành công $28.8M với thông tin không được tiết lộ.
- 19/07/2023: Tại vòng Series A, dự án kêu gọi thành công $25M với sự dẫn đầu của Polychain, QiMinng Venture Partners bên cạnh đó là sự tham gia của Coin Fund, Alliance DAO, SevenX Ventures,...
Trong TOP 10 dự án đầu giá Parachain đầu tiên thành công trên hệ sinh thái Polkadot thì Manta Network đứng thứ 7 với hơn 4M DOT kêu gọi thành công từ cộng đồng tương đương với số tiền khoảng $34M. Tuy nhiên, đội ngũ phát triển của Manta Network đã hoàn lại DOT cho cộng đồng của mình.
Sự Thay Đổi Không Quá Bất Ngờ
Bối cảnh hệ sinh thái Polkadot
Rõ ràng trong thời gian qua Polkadot và hệ sinh thái của mình không có những hoạt động hay cập nhật nổi bật. Gần đây nhất tại một sự kiện của Polkadot thì Garvin Wood có chia sẻ về tầm nhìn Polkadot 2.0 với nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, tuy nhiên mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó.
Cơ sở hạ tầng không nâng cấp và thay đổi, hệ sinh thái không có những mảnh ghép mới lạ và đang đi vào lối mòn không còn phù hợp với xu hướng, các đội ngũ phát triển Parachain đóng băng trong giai đoạn 2022 - 2023 là tất cả những yếu tố để miêu tả một Polkadot rời rạc, thiếu tầm nhìn, thiếu hành động và vẫn chỉ là một tương lai đầy hứa hẹn từ 2020 tới nay.
Thực tế thì Polkadot không phải cái tên đầu tiên và duy nhất. Chúng ta vẫn đaã từng thấy bánh xe lịch sử nghiền nát những Blockchain nền tảng không phát triển, đổi mới như Neo, Monero, Oasis Protocol,... và nhiều cái tên đang nằm trong danh sách báo động như Cardano, Celo,...
Rõ ràng, việc nằm trong một Blockchain nền tảng thiếu tích cực thì đội ngũ phát triển của Manta Network phải có một chiến lược mới.
Manta Network chuyển mình trở thành Layer 2
Dựa trên thế mạnh và nguồn lực có sẵn của mình với công nghệ Zero-knowledge đã dẫn tới bước chuyển mình diễn ra vào mùa hè 2023 khi Manta Network quyết định trở thành một nền tảng Layer 2 trên Ethereum với một số những đặc điểm nổi bật như sau:
- Tham vọng của Manta Network là trở thành một nền tảng zkEVM.
- Nền tảng Manta cho phép các nhà phát triển xây dựng các ZKApp bằng ngôn ngữ lập trình Sodility quen thuộc trên Ethereum.
- Manta Network sẽ sử dụng Celestia là lớp DA và OP Stack để cải thiện khả năng mở rộng. Tuy nhiên, sau này Manta đã chuyển đổi sang bộ công cụ Polygon CDK để xây dựng zkEVM.
Có thể thấy rằng nắm bắt được xu hướng Layer 2 đang ngày càng gần kề, bên cạnh đó thế mạnh của đội ngũ phát triển là công nghệ zk nên việc Manta Network chuyển hướng từ một Blockchain Layer 1 trên Polkadot thành một Blockchain Layer 2 trên Ethereum là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Mô Hình Hoàn Toàn Mới & Kế Hoạch Airdrop Thu Hút Thanh Khoản
Mô hình hoạt động hoàn toàn mới
Mô hình mà Manta Network hướng đến đó chính là Passive Income (thu nhập thu động) mà mình đã từng đề cập trong một bài viết trước đây, mọi người có thể xem thêm tại đây. Có nghĩa là thông thường tài sản của người dùng trong Hot Wallet sẽ đừng im, không sinh lời nhưng các Blockchain nền tảng mới ra đời thời gian gần đây với chiến lược của mình đã cho các tài sản này tự động sinh lời mà người dùng không cần làm bất cứ điều gì.
Nếu mang vào cuộc sống hiện nay nó giống như việc tài khoản ngân hàng của bạn sẽ tự động tăng lên mà không cần gửi tiết kiệm hay làm bất cứ điều gì cả. Mô hình của Manta Network cũng hoạt động theo cơ chế tương tự như sau:
- Khi người dùng gửi ETH vào Manta thì Manta sẽ đưa ETH này đến đối tác LSD của mình là StakeStone. StakeStone sẽ cầm ETh để mang đi stake rồi từ đó chia sẻ lại lợi nhuận với người dùng và StakeStone cũng trả cho người dùng STONE đại diện cho ETH trong nền tảng. STONE này có thể sử dụng trong hệ sinh thái DeFi của Manta.
- Khi người dùng gửi USDC vào Manta thì Manta sẽ đưa ETH này đến đối tác Real World Assets của mình là Mountain Protocol. Mountain Protocol sẽ sử dụng USDC này để đi mua trái phiếu chính phủ Mỹ rồi từ đó chia sẻ lại lợi nhuận với người dùng và Mountain Protocol cũng trả cho người dùng wUSDM đại diện cho USDC trong nền tảng. wUSDM này có thể sử dụng trong hệ sinh thái DeFi của Manta.
Thực tế đây không phải là một mô hình hoàn toàn mới mà trước đó có một dự án đã từng áp dụng chính là Blast nhưng Manta Network vẫn có một số điểm khác biệt. Nếu như Blast chỉ dừng lại ở việc chia sẻ lợi nhuận thì Manta Network còn đưa thêm cho người dùng nhiều chiến lược hơn nữa bao gồm:
- Lợi nhuận bổ sung đến từ chương trình Box Pieces/NFT được quy đổi ra Token MANTA.
- Lợi nhuận bổ sung đến từ việc cung cấp thanh khoản trên các giao thức DeFi, GameFi, SocialFi và các dApp khác đã được triển khai trên Manta Pacific.
- Lợi nhuận bổ sung đến từ việc thu hoạch Incentive mà Manta dành cho các dự án nổi bật trong hệ sinh thái của họ.
- Lợi nhuận bổ sung đến từ việc lượng ETH của người dùng đem đi Restaking trên EigenLayer.
Những điểm khác biệt của Manta Network cũng đến từ một số những sáng tạo của đội ngũ phát triển nhưng nó chưa dừng lại ở đó.
Phần thưởng NFT & Airdrop cho những người tới sớm
Đi kèm với việc đưa ra thiết kế mô hình hoạt động kiểu mới thì ngay lập tức Manta Network đã giới thiệu chương trình tìm kiếm MANTA Airdrop. Đầu tiên, Manta đưa ra khái niệm Box Pieces, để có được Box Pieces người dùng cần phải:
- Di chuyển tài sản (USDC, ETH) sang Manta Network.
- Mời bạn bè cũng tham gia.
Đầu tiên về phương diện cá nhân, mỗi 1 ETH (hoặc giá trị USDC tương đương) sẽ nhận 25 Box Pieces mỗi tuần. 25 Box Pieces này được kết hợp thành Lucky Box, mỗi Lucky Box sẽ được mở ra thành nhiều loại NFT theo từng cấp bậc khác nhau như:
- Cấp 1: Tier One Backers
- Cấp 2: Leaderboard Scores
- Cấp 3: Secure Multisig
- Cấp 4: Legit Teams
- cấp 5: Fixed High Yields
- Cấp 6: L33t Codes
Chưa dừng lại ở đó có một số điểm đáng chú ý tiếp như sau:
- Mở càng nhiều tỉ lệ % ra NFT hiếm sẽ càng cao.
- Thu thập đủ 6 NFT ở 6 cấp độ khác nhau thì người dùng có thể hợp nhất nó lại thành 1 NFT quý hiếm nhất là The First Modular L2.
Bên cạnh đó, Manta Network cũng công bố những phần thưởng dành cho người dùng và dự án trên hệ sinh thái của mình như sau:
- 30.000.000 MANTA sẽ được phân bổ cho những ai nắm giữ NFT từ cấp 1 đến cấp 6. Cấp càng cao thì phần thưởng nhận về càng lớn.
- 15.000.000 MANTA phân bổ cho những ai nắm giữ NFT quý hiếm nhất là The First Modular L2.
- 5.000.000 MANTA được phân bổ cho các dự án sử dụng làm chương trình Liquidity Mining để thu hút thanh khoản.
Hệ Sinh Thái Manta Network & Những Điều Cần Chú Ý
Những con số đáng chú ý
Có thể thấy rằng kể từ khi ra mắt chương trình Earn NFT đã thúc đẩy TVL của Manta Network tăng trưởng một cách mạnh mẽ từ mức $14.5M lên mức hơn $200M và chưa có dấu hiệu dừng lại. Có thể thấy rằng bằng một mô hình tương tự như Blast thì Manta cũng đã thành công khi lôi kéo được một số lượng nhất định dòng tiền đổ về hệ sinh thái của mình. Tuy nhiên, làn sóng FOMO của Manta không cao bằng Blast.
Đội ngũ phát triển cũng đã nhanh hóng triển khai chương trình Incentive để giữ dòng tiền trong tương lai với việc sử dụng 5.000.000 MANTA trao cho các giao thức trong hệ sinh thái. 5.000.000 MANTA được chia làm 2 phần:
- Phần 1 là 4.200.000 MANTA được sử dụng cho các giao thức DeFi trên Manta Network. Một số các dự án mà Manta thường xuyên chia sẻ có thể kể đến như QuickSwap, Izumi, PacificSwap, LayerBank, KiloEx,...
- Phần 2 là 800.000 MANTA được sử dụng cho các đối tác Web3 Wallet như OKX Wallet, Trust Wallet, Bitget Wallet, Bybit Wallet,... với mục tiêu là thu hút người dùng từ Web2 vào Web3.
Hệ sinh thái vẫn thiếu điểm nhấn
Mặc dù đã có khoảng thời gian dài xây dựng hệ sinh thái trước khi chuyển mình thành một nền tảng Layer 2 nhưng hệ sinh thái của Manta Network mặc dù có rất nhiều Protocol & DApp nhưng vẫn thiếu các dự án điểm nhấn, dự án trọng tâm của cả hệ sinh thái. Ở thời điểm hiện tại, hệ sinh thái Manta Network vẫn là những mảnh ghép DeFi đã tương đối lạc hậu như DEX, Lending hay Yield Aggregator.
Để một hệ sinh thái có thể đứng vững không bị phụ thuộc vào Airdrop, không bị ràng buộc quá nhiều bởi Incentive thì mỗi hệ sinh thái cần phải có một màu sắc riêng từ đó tạo nên khác biệt và thu hút người dùng. Đây sẽ là bài toán tiếp theo mà đội ngũ Manta Network cần phải giải quyết nếu muốn thực sự khác biệt với những nền tảng trên thị trường.
Tại sao Manta Network vẫn đáng chú ý
Những gì mà dự án đã làm được là điều làm cho chúng ta nên dành thời gian cho Manta Network cho hiện tại và tương lai. Thật sự không đơn giản để có thể trở thành một trong những Parachain đầu tiên trên hệ sinh thái Polkadot bởi đó thật sự là một cuộc chiến. Một cuộc chiến về sản phẩm, truyền thông, cộng đồng,... và các dự án chiến thắng đều thực sự giỏi đặc biệt yếu tố về Marketing.
Tiếp theo, sau khi rời bỏ Polkadot thay đổi tầm nhìn của mình từ một Layer 1 thành 1 Layer 2 nhưng Manta vẫn kêu gọi thành công $25M với sự dẫn đầu của Polychain, QiMinng Venture Partners bên cạnh đó là sự tham gia của Coin Fund, Alliance DAO, SevenX Ventures,... nâng tổng số tiền kêu gọi thành công lên đến $60M. Ta phải đặt ra một số câu hỏi như sau:
- Tại sao các quỹ đầu tư vẫn đặt niềm tin vào dự án này, đội ngũ này ngay cả khi họ đã thay đổi định hướng?
- Tại sao Polychain đã tham gia đầu tư từ vòng Pre Seed mà tới vòng này họ vẫn tiếp tục đầu tư?
Tuy nhiên, cũng có nhiều quỹ đầu tư vào dự án năm 2021 đã không đồng hành cùng với Manta Network trong vòng gần đây nhất vào tháng 7/2023.
Tiếp theo, mặc dù dự án chưa có những đột phát trong hệ sinh thái. Nhưng với những mảnh ghép cơ bản thì họ đang làm tương đối tốt và nếu như những mảnh ghép cơ bản này ngày càng phát triển sẽ làm nền tảng cho những ý tưởng, sáng tạo đột phá ra đời.
Cuối cùng, thực tế đội ngũ phát triển của Manta Network có một Profile và thành tựu tương đối dày trong thị trường Crypto với những dự án, công ty, tổ chức họ từng làm việc. Những con người này vẫn xứng đáng để chúng ta có thể kì vọng vào những sự đột phá trong tương lai.
Tổng Kết
Mặc dù mới chuyển mình nhưng Manta Network hứa hẹn trở thành một trong những đối thủ đáng gờm của những Arbitrum, Optimism, zkSync hay Starknet. Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm góc nhìn về Manta Network và hệ sinh thái của nó.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024