Toàn bộ ngành Liquid Staking Derivative (LSD) đã bùng nổ mạnh ngay trước và sau bản nâng cấp Shang Hai của Ethereum kéo theo đó là sự tăng trưởng của những dự án LSDfi với một cái tên nổi bật là Tenet Protocol. Cùng Hak Research phân tích Tenet Protocol để tìm lời đáp cho câu hỏi liệu đây có phải là tương lai của LSDfi hay chỉ là bánh vẽ.
Để hiểu thêm về nội dung chính mọi người có thể tham khảo các bài viết:
Tổng Quan Về Tenet Protocol
Tenet Protocol là gì?
Tenet là một Blockchain Layer 1 được phát triển trên nền của EVM với một cơ chế đồng thuận mới mang tên Diversified Proof Of Stake (DiPoS), đây được coi là một bản cải tiến của cơ chế POS thông thường giúp cho Tenet dễ dàng trở thành Blockchain riêng dành cho các tài sản LSD.
Những token nền tảng được Tenet dự kiến hỗ trợ trong tương lai thông qua việc biểu quyết là ETH, ATOM, BNB, MATIC, ADA và DOT.
Cơ chế hoạt động của Diversified Proof Of Stake
Cùng ôn lại một chút về PoS thì cơ chế đồng thuận này ra đời để giải quyết vấn đề nhức nhối của PoW liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều năng lượng cũng như gây ảnh hưởng đến môi trường. Để tham gia xác thực trên một Blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận PoS thì người dùng cần phải staking native token vào các validator thay vì sử dụng sức mạnh phần cứng như PoW.
Liquid Staking Derivative cũng được ra đời từ đó để giúp người dùng có thể nhanh chóng thoát khỏi vị thế staking của mình trong bất kỳ trường hợp nào với các Liquid Staking Token (LST).
Về bản chất thì cách mạng lưới Tenet xác thực không khác quá nhiều các Blockchain thông thường, thứ tạo ra sự khác biệt cho DiPoS đó chính là việc người dùng có thể sử dụng nhiều token khác nhau để tham gia staking:
- Người dùng có thể sử dụng TENET là native token để tham gia staking và nhận về tTENET.
- Người dùng cũng có thể dùng các LST được phát hành bởi các giao thức LSD để staking và nhận về tLST để tham gia các hoạt động DeFi trên Tenet.
Tenet Stablecoin Protocol
Tenet Stablecoin Protocol là một sản phẩm CDP được xây dựng trên mạng lưới Tenet, người dùng có thể gửi tài thế chấp là các tLST nhận được từ việc staking ở trên để mint ra một stablecoin có tên là LSDC.
Về bản chất thì cơ chế của Tenet Stablecoin Protocol không quá khác biệt một nền tảng CDP khác là Liquity với LUSD, điểm khác biệt lớn nhất là việc nền tảng này hỗ trợ các tài sản tLST do chính Blockchain nền tảng phát hành.
Một vài sự liên quan đến Binance
Đầu tiên chúng ta sẽ nhìn vào lịch sử hoạt động của CEO dự án Tenet Protocol là ông Gregory Gopman:
- 6/2017-4/2020: làm Co-Founder và Advisor cho Akash Network.
- 4/2021-7/2021: làm Head of Product cho Ethernity Chain.
- 6/2021-1/2022: làm Ecosystem Growth cho Kadena.
- 1/2022-9/2022: làm Chief Marketing Officer cho Ankr.
Có tổng cộng 3 trong 4 dự án kể trên đều được niêm yết trên sàn giao dịch Binance bao gồm Ethernity Chain, Kadena và Ankr.
Ngoài ra 2 trên 3 LST đầu tiêu được Tenet Stablecoin Protocol dự kiến hỗ trợ khi phát hành là:
- stETH: được phát hành bởi LIDO, hiện tại đang là nền tảng LSD lớn nhất thị trường hiện nay.
- bETH: LST cho ETH được phát hành bởi sàn giao dịch Binance.
- ankrBNB: đây hiện tại đang là LST cho BNB lớn nhất hiện nay.
Cơ Chế Tokenomics Của TENET
Cơ chế tokenomics chủa Tenet Protocol sẽ được chia làm 3 loại token khác nhau là TENET, tTENET, veTENET cùng Hak Research tìm hiểu chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết.
TENET token
Như phần lớn các Blockchain khác thì TENET sẽ là native token được sử dụng với các mục đích:
- Làm phí giao dịch cho mạng lưới.
- Làm token chính cho các cặp LP trên mạng lưới.
- Tham gia Staking trên mạng lưới.
- Làm phần thưởng cho block reward và incentive.
tTENET
Sau khi staking TENET thì người dùng sẽ nhận lại được một LST là tTENET với tỉ lệ 1:1 và các lợi ích:
- Nhận phí giao dịch từ người dùng sử dụng mạng lưới.
- Nhận phần thưởng lạm phát từ block reward.
- Tham gia các hoạt động DeFi trên mạng lưới như giao dịch trên DEX và làm tài sản thế chấp trên Tenet Stablecoin Protocol.
veTENET
veTENET là token quản trị của mạng lưới, để có được veTENET thì người dùng cần phải khoá tTENET với thời gian tối thiểu là 1 tuần và tối đa 4 năm với thời gian khoá càng lâu sẽ càng nhận được nhiều veTENET.
Có thể nói người nắm giữ nhiều veTENET sẽ nắm giữ được nhiều quyền lực để điều phối mạng lưới khi có thể tham vào các hoạt động sau:
- Vote để lựa chọn Liquid Staking Token nào sẽ được tham gia làm validator nào trên mạng lưới.
- Vote để điều khiển phần thưởng khối (block reward) riêng biệt cho từng validator.
- Vote để điều khiển Incentive tới các pool thanh khoản cho LST trên mạng lưới.
Ngoài các quyền lực điều khiển mạng lưới, người nắm giữ veTENET cũng sẽ nhận được nhiều nguồn doanh thu khác nhau:
- Phí từ các giao thức trên mạng lưới.
- Hoạt động hối lộ từ các giao thức phát hành LST.
Phí từ các giao thức trên mạng lưới sẽ được phân chia theo theo nhiều thành phần và tỉ lệ khác nhau, tuy nhiên veTENET holder gần như hưởng lợi từ mọi hoạt động diễn ra trên Blockchain này.
hoạt động | tỉ lệ phí |
---|---|
TENET Validator |
|
TENET Stablecoin Protocol |
|
TENET Money Market |
|
TENET Decentralized Exchange |
|
Liệu Tenet Protocol Sẽ Trở Thành Tương Lai LSDfi Hay Chỉ Là Bánh Vẽ
Lợi ích của các LST holder trên Tenet Protocol
Trước khi đi vào sâu hơn chúng ta sẽ đề cập đến lợi ích mà những người nắm giữ LST có thể nhận được trên mạng lưới Tenet theo một quy trình như sau:
- Mang ETH đi staking trên nền tảng Lido để nhận lại stETH với lãi suất hằng năm khoảng 4.8%.
- Sử dụng stETH để staking trên mạng lưới để nhận phần thưởng phí giao dịch và block reward bằng token TENET, một tài sản khác có tên là tstETH sẽ được mint ra và trả cho người dùng staking.
- Mang tstETH đi thế chấp ở trên Tenet Stablecoin Protocol để mint ra stablecoin LSDC, mỗi vị thế thế chấp và mint sẽ được gọi là CLIPs và người nắm giữ CLIPs cũng sẽ nhận được phần thưởng từ block reward.
- Mang LSDC đi cung cấp thanh khoản với một stablecoin khác để nhận được phí giao dịch khi người dùng swap token và incentive từ phần thưởng lạm phát.
Liệu một cuộc chiến tiện ích cho LST có nổ ra?
Có thể nói Curve Wars nổ ra là một cuộc chiến thanh khoản cho các dự án Liquid Staking Derivative nói riêng và các dự án stablecoin nói chung. Vậy khi thanh khoản bắt đầu đủ cho LST do các giao thức LSD phát hành thì điều tiếp theo họ cần làm là gì để thu hút thêm người dùng sử dụng giao thức?
Câu trả lời đơn giản nhất có lẽ là bổ sung thật nhiều tiện ích cho LST do chính mình phát hành. Những tiện ích đang được dự án sử dụng nhiều đó chính là làm tài sản thế chấp cho các nền tảng Lending, thêm nhiều cặp giao dịch để người dùng farming trên các DEX hay cho phép người dùng giao dịch đòn bẩy trên các sàn giao dịch phái sinh.
Tuy nhiên nếu so sánh lợi nhuận mà người dùng có thể nhận được từ các hoạt động trên với lợi ích của Tenet Protocol mang lại sẽ là khá khập khiễng. Việc tích hợp LST của mỗi dự án trên Tenet Protocol cũng không phải là chuyện đơn giản là chuyện đơn giản khi cần phải thông qua voting bằng veTENET.
Để nhanh chóng tích hợp cũng như tăng nguồn yield cho LST của mình lên mạng lưới của Tenet thì dự án cần phải lựa chọn một trong hai cách sau đây:
- Mua TENET thông qua tiền dự trữ của treasury hoặc bán bond để mua token gián tiếp từ người dùng sau đó mang đi lock để nhận lại veTENET và tự vote cho tài sản LST của chính mình.
- Sử dụng native token của dự án để hối lộ cho những người nắm giữ veTENET vote cho tài sản LST của mình.
Nhìn chung thì cả hai cách trên hoặc là làm giảm nguồn cung của TENET hoặc là tạo ra doanh thu cho veTENET holder đều mang lại lợi ích cho cả 3 bên: Tenet Protocol, dự án LSD, người dùng nắm giữ LST hoặc TENET.
Dự án sẽ là bánh vẽ nếu những điều sau đây xảy ra
Đầu tiên chúng ta có thể nói đến cơ chế đồng thuận DiPoS, sẽ không sai nếu nói đây là bán restaking khi sử dụng các LST vào việc đồng thuận. Founder của Ethereum là Vitalik Buterin cũng đã có một bài viết nói về một số lỗ hỏng bảo mật tuy khó nhưng vẫn có thể xảy ra với restaking, như vậy thì dự án vẫn có một vài rủi ro liên quan đến việc bị hack.
Tiếp theo đó chính là việc sử dụng TENET làm block reward và incentive không hợp lý sẽ làm cho token này lạm phát quá mức và nếu lạm phát vượt quá mức giảm phát từ việc lock veTENET thì đây gây ra hiệu ứng tác dụng ngược. Vì vậy đội ngũ phát triển Tenet Protocol cần phải cân đo đong đếm việc phân bổ ở thời gian đầu để tránh việc dự án chết yểu.
Việc thực hiện đúng roadmap đã đề ra của mình cũng rất quan đối với Tenet Protocol, bởi vì các sản phẩm như Tenet Stablecoin Protocol hoàn thiện càng sớm thì lượng người dùng đổ vào nền tảng càng nhiều.
Tổng Kết
Trên đây là bài phân tích Tenet Protocol từ Hak Research, hy vọng mọi người đã chắt lọc ra được một vài dự phóng về tiềm năng tăng trưởng cũng như rủi ro trong tương lai của Tenet Protocol. Nếu mọi người tìm ra được những điểm hay ho hoặc bất hợp lý thì cũng có thể đề cập đến đội ngũ chúng mình thông qua các kênh social như Telegram hay Discord.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Cách Kiếm Tiền Bằng Cung Cấp Thanh Khoản Và Những Rủi Ro Cần Biết - December 13, 2024
- Hướng Dẫn Tham Gia OKX Cryptopedia Babylon - December 9, 2024
- Hướng Dẫn Làm Airdrop Sniper - December 9, 2024