Prisma Finance là gì? Prisma Finance là một giao thức cho vay phi tập trung cho phép người dùng có thể mint ra stable coin mkUSD bằng cách thế chấp các Liquid Staking Tokens(LST) như stETH, rETH, frxETH. Dự án không chỉ được nhắc đến bởi nhiều các KOLs, TVL của dự án cũng đã chứng kiến sự gia tăng chóng mặt trong những ngày vừa qua. Vậy điều gì làm nên sức hút cho Prisma Finance như vậy, mọi người cũng mình đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Để hiểu hơn về Prisma Finance, mọi người có thể tham khảo một số bài viết:
Tổng Quan về Prisma Finane
Prisma Finance là gì?
Prisma Finance là một giao thức cho vay phi tập trung cho phép người dùng mint ra stablecoin mkUSD được thế chấp hoàn toàn bằng các Liquid Staking Tokens (LST). mkUSD có thể được dùng để cung cấp thanh khoản trên Curve Finance hoặc Convex Finance để có thể nhận về phí giao dịch, CRV, CVX và PRISMA bên cạnh lợi nhuận từ việc stake ETH.
Với việc thế chấp các Liquid Staking Tokens để mint ra mkUSD khiến cho việc sử dụng vốn của người dùng được tối ưu hơn và làm cho thị trường DeFi được sôi động hơn.
Cơ Chế Hoạt Động
Khi người dùng tham gia sử dụng Prismia Finance sẽ trải qua một số các bước như sau:
- Thế chấp tài sản: Người dùng có thể gửi các LST bao gồm wstETH của Lido Finance, rETH của Rocket Pool, cbETH của Coinbase và sfrxETH của Frax Finance vào các Vault của dự án với số tiền cho các khoản vay thấp nhất là $2000 mkUSD (trong đó 200 mkUSD là Liquidation Reserve)
- Mint Stablecoin: Tỷ lệ tài sản thế chấp tối thiểu trên Prisma Finance là 120%. Ví dụ nếu bạn muốn vay $2000 mkUSD từ Prismia Finance, bạn phải cần có tối thiểu $2400 tài sản thế chấp tương ứng ($2400 USD rETH, cbETH...).
- Cung cấp thanh khoản: Khi người dùng đã nắm giữ được mkUSD thì có thể cung cấp thanh khoản trên các nền tảng như Curve Finance, Convex Finance.
- Stability Pool: Người dùng cũng có thể gửi mkUSD vào cung cấp thanh khoản cho các Stability Pool và các Pool này đóng vai trò là Pool thanh lý tài sản trên Prisma Finance.
Một Số Điểm Cần Chú Ý Của Prisma Finance
Liquidation Reserve
Khi một Vault được kích hoạt, giao thức sẽ nắm giữ 200 mkUSD để phục vụ cho các phí gas và khoản này được gọi là Liquidation Reserve, phòng cho trường hợp khoản vay bị thanh lý. Tuy nhiên, 200 mkUSD này sẽ được trả lại khi mà người dùng hoàn trả lại khoản vay.
Một điểm quan trọng cần chú ý là Liquidation Reserve được coi là một phần của khoản vay, do đó khi người dùng vay mức tối thiểu là $2.000 mkUSD thì chỉ có thể cầm ra $1.800 mkUSD để tham gia DeFi.
Stability Pool
Nhiệm vụ chính của Stability Pool đó là cung cấp một lượng thanh khoản cần thiết để mua lại các tài sản bị thanh lý (LST) trong các Vaults.
Ví dụ: Khi 1 Vault bị thanh lý, một lượng mkUSD (tương ứng với số tiền của khoản nợ) từ Stability Pool được dùng để mua lại các tài sản thể chấp từ Vault đó, và số tài sản thế chấp đó được chuyển tới Stability Pool.
mkUSD có trong Stability Pool được người dùng cung cấp (Stabability Providers). Theo thời gian, nếu như có nhiều Vaults bị thanh lý, các Stability Providers sẽ thấy số tiền mkUSD của họ giảm so với số tiền ban đầu họ đưa vào Stability Pool. Đổi lại, họ sẽ nhận được một phần tương ứng của những tài sản bị thế chấp.
Thường thì các Vaults sẽ bị thanh lý nếu giá trị bị trượt nhẹ khỏi tỉ lệ 120%, điều này sẽ giúp cho các Stability Providers nhận được tài sản thế chấp có giá trị lớn hơn so với khoản nợ mà họ bù đắp. Có nghĩa là họ có cơ hội mua lại các tài sản thể chấp với mức giá ưu đãi hơn mà không cần tốn phí gas hay dùng bots.
Ví dụ: Đang có tổng cộng 2.000.000 mkUSD trong Stability Pool, và bạn đã gửi 200.000 mkUSD vô Stability Pool. Nếu một Vault có khoản nợ 200.000 mkUSD và tài sản thế chấp là 300 rETH bị thanh lý khi giá rETH xuống 666 USD, và một Vault khác có khoản nợ 100.000 mkUSD và tài sản thế chấp là 200 wstETH bị thanh lý ở mức giá wstETH là 666 USD. Ở đây số tiền bạn sẽ bị ảnh hưởng 10% trên tổng Pool.
Cụ thể, số tiền gửi của bạn sẽ giảm 10% theo khoản nợ đã bị thanh lý (Có nghĩa là số mkUSD của bạn gửi vô Stability Pool đã được dùng để mua lại lượng tài sản bị thanh lý), tương đương 30.000 mkUSD. Điều này có nghĩa là số tiền gửi của bạn sẽ giảm từ 200.000 xuống 170.000 mkUSD. Để đền bù, bạn sẽ nhận được 10% tài sản thế chấp được thanh lý: 30 rETH và 20 wstETH. Ở mức giá bị thanh lý(666 USD), tài sản thế chấp này có giá trị là 33.300 USD, mang lại cho bạn lợi nhuận ròng là 3.300 USD từ việc 2 Vaults trên bị thanh lý.
Một lợi ích nữa khi mà người dùng cung cấp thanh khoản trong Stability Pool đó là họ sẽ nhận được token Prisma.
Thanh lý
Khi thanh lý xảy ra, mặc dù mọi người vẫn cầm toàn bộ số mkUSD từ việc thế chấp LST để vay ra. Tuy nhiên mọi người vẫn phải chịu một khoản tổn thất lên tới 20%, đây là một khoản tổn thất không hề nhỏ đặc biệt là với các loại tài sản mà Prisma Finance đang hỗ trợ. Do đó, mọi người nên duy trì tỉ lệ thế chấp trên ngưỡng 120%, và lý tưởng sẽ là trên 150% phòng trường hợp có những sự kiện thiên nga đen bất ngờ gây tổn thất cho bản thân.
Bất kì ai cũng có thể bắt đầu thanh lý một Vault bất kì khi mà tỉ lệ thế chấp tải sản của nó dưới 120%. Và để khuyển khích việc này, người thanh lý những khoản nợ đó sẽ được bồi thường phí gas. Bởi vì việc thanh lí một Vault sẽ đi kèm với phí gas mà người thanh lý phải chịu. Phí gas sẽ được bồi thường theo công thức sau:
Phí gas= 200 mkUSD + 0.5% từ tài sản thế chấp bị thanh lý
Trong đó 200mkUSD sẽ đến từ Liquidation Reserve.
Sự quy đổi
Sự quy đổi được tính tương ứng giữa $X mkUSD với $X USD tài sản thế chấp. Người dùng có thể quy đổi mkUSD với bất kì tài sản nào mà Prisma Finance hỗ trợ. Tuy nhiên, phí quy đổi sẽ dựa trên tổng giá trị quy đổi. Trong ngữ cảnh bình thường, phí quy đổi sẽ được tính theo công thức sau:
(Baserate + 0.5%) * Tài sản thế chấp được rút ra
Baserate được cập nhật tự động trong mỗi Vault, và chỉ sổ này tăng lên sau mỗi lần quy đổi và giảm dần theo thời gian kể từ lần quy đổi hoặc phát hành mkUSD gần nhất.
Phí giao thức
Prisma Finance có 2 loại phí:
- Phí cố định: phí mint mkUSD và phí quy đổi.
- Lãi suất khi vay.
Phí mint mkUSD là khoản phí được tính khi người dùng mượn tiền từ giao thức. Trọng điện kiện bình thường thì khoản phí này là 0.5% và khoản phí này sẽ về 0% trong điều kiện Recovery Mode. Khoản phí này cũng áp dụng với $200 mkUSD từ Liquidation Reserve tuy nhiên sẽ được hoàn trả sau khi người dùng thanh toán khoản vay. Khoản phí mint này giao động trong khoảng 0.5% - 5% và được quyết định bởi Baserate.
Lãi suất thường là khoản doanh thu giúp duy trì hoạt động của các giao thức. Tại Prisma, khoản phí này được tính theo số tiền mkUSD được vay dựa trên tài sản thế chấp. DAO sẽ có tiếng nói liên quan đến các thông số này.
Recovery Mode
Recovery Mode hay chế độ khôi phục được kích hoạt khi mà tỉ lệ tổng tài sản thế chấp toàn cầu (Global Total Collateral Ratio hay là GTCR) trong hệ thông thấp hơn 150%. Trong trường hợp này bất kì một Vault nào có tỉ lệ tài sản thế chấp thấp hơn GTCR (150%) sẽ bị thanh lý. Vậy GTCR là gì và được tính như thế nào?
GTCR = Tổng giá trị tài sản thế chấp trong giao thức/Tổng số nợ còn tồn đọng trong giao thức.
Nếu con số cho ra thấp hơn 150% thì cả giao thức sẽ rơi vào Recovery Mode. Mục đính của chế độ khôi phục này là đảm bảo sự ổn định cho giao thức, thúc đẩy mọi người gửi tiền vào Stability Pool, hay nói một cách dân dã đó là Prisma kêu gọi mọi người nhanh trả nợ và ai có mkUSD thì hãy gửi vào Stability Pool.
Khi rơi vào Recovery Mode phí mint mkUSD giảm về bằng 0% để kêu gọi mọi người vay. Trong trường hợp này nếu khoản thế chấp của cá nhân của bạn có tỉ lệ dưới GTCR (150%) thì khoản vay của bạn cũng có khả năng bị thanh lý (ngay cả khi nó trên tỉ lệ thế chấp bắt buộc là 120%). Để ngăn chặn điều này thì mọi người nên duy chì tỉ lệ trên tài sản thể chấp trên 150% để ngay cả khi toàn bộ giao thức rơi vào chế độ khôi phục thì cũng không ảnh hưởng đến khoản vay cá nhân.
Cơ chế giữ Peg cho mkUSD
mkUSD duy trì mối liên kết chặt chẽ với USD do khả năng quy đổi lại tài sản thế chấp theo mệnh giá ($1 mkUSD có thể hoán đổi với $1 USD tài sản thế chấp) và tỷ lệ tài sản thế chấp tối thiểu bắt buộc là 120%.
Lộ Trình Phát Triển
Update...
Core Team
Update...
Tokenomics
Thông tin tổng quan về token Prisma
- Tên Token : Prisma Governance Token
- Mã: PRISMA
- Blockchain: Ethereum
- Phân loại Token: ERC-20
- Contract: 0xda47862a83dac0c112ba89c6abc2159b95afd71c
- Tổng cung: 300.000.000
Token Allocation & Release
- 62% được dùng làm phần thưởng khuyến khích. Ngoài ra, lượng emissions có thể được sử dụng để khuyến khích tính thanh khoản trên Liquidity Pools.
- 20% được phân bổ cho Core Contributors. Lượng token này sẽ được mở khóa tuyến tính trong 12 tháng bắt đầu từ Genesis.
- 10% được phân bổ cho Early Supporters. Các Token này sẽ được mở khóa tuyến tính trong 12 tháng bắt đầu từ Genesis.
- 5% sẽ được gửi đến Prisma DAO Treasury.
- 3% sẽ được phân phối cho veCRV voters và Prisma Point holders.
Token Use Cases
Prisma Finance sử dụng mô hình veToken tương tự nhiều nền tảng DeFi hiện nay với 2 token PRISMA và vePRISMA. Các trường hợp sử dụng của 2 token này như sau:
- PRISMA được sử dụng làm phần thưởng khuyến khích (emissions) cho người dùng trong các hoạt động mint mkUSD, gửi mkUSD vào Stability Pool,...
- Người dùng staking PRISMA sẽ nhận về vePRISMA (khóa tối thiểu trong 1 tuần và tối đa trong vòng 52 tuần) để có quyền quản trị giao thức về các vấn đề như:
- Tăng lượng emissions PRISMA trong các hoạt động mint mkUSD, gửi mkUSD vào Stability Pool,...
- Thay đổi thông số cho các loại tài sản thế chấp và Stability Pool.
- Thay đổi các loại phí trong giao thức.
- Quyết định tài sản thế chấp nào sẽ nhận được emissions token PRISMA.
Sàn Giao Dịch
Hiện tại các bạn có thể giao dịch Token $PRISMA tại sàn CEX như: HTX và sàn DEX như: Curve Finance, Uniswap V2
Kênh Thông Tin Của Prisma Finance
Tổng Kết
Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu được Prisma Finance là gì? Có thể nói với mô hình độc đáo của mình Prisma Finance đang từ từ lớn mạnh dần, mình sẽ liên tục cập nhật các thông tin của Prisma Finance một cách sớm nhất để gửi tới các bạn độc giả.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Phân Tích Worldcoin: Liệu Có Phải Một Khoản Đầu Tư Xứng Đáng Cho Chu Kì Lần Này? - December 14, 2024
- Uprising Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Uprising - December 13, 2024
- Story Protocol Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Story Protocol - December 13, 2024