Root Network là gì? Root Network là một blockchain layer 1 hướng đến tầm nhìn trở thành nền tảng lý tưởng cho các ứng dụng Metaverse và là hạ tầng cốt lõi của hệ sinh thái Futureverse. Root Network được xây dựng bằng Substrate Core và có ưu điểm là tương thích với các hợp đồng thông minh trên EVM. Vậy dự án này có gì đặc biệt hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Trước khi vào bài viết, mọi người có thể tham khảo một số dự án sau để có thể hiểu hơn về bài viết nhé!
Root Network Là Gì?
Tổng quan về Root Network
Root Network là một blockchain layer 1 thuộc quyền sở hữu của cộng đồng được thiết kế tối ưu khả năng tương tác cho các ứng dụng Metaverse. Dự án này là một phần quan trọng trong hệ sinh thái của Futureverse hướng đến một nền tảng open Metaverse, nơi mà các Metaverse có thể tương tác lẫn nhau không giới hạn.
Root Network sử dụng token ROOT làm native token chính trên mạng lưới nhưng một điểm khác biệt lớn so với phần lớn các blockchain khác là Root Network sở hữu nền kinh tế Multi-Token. Bên cạnh ROOT được sử dụng để bảo vệ và quản trị mạng lưới thì còn có sự tham gia của XRP được sử dụng để thanh toán phí gas.
Đặc điểm của nổi bật của Root Network
Root Network xây dựng cho mình 3 giao thức cốt lõi là Core Protocol, UX Protocol và Metaverse Protocol. Việc tách riêng 3 giao thức cho thấy rằng Root Network có điểm nổi trội hơn các blockchain khác về sự hỗ trợ UX và Metaverse. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về 3 giao thức này nhé!
Core Protocol
Core Protocol của Root Network tập trung vào các giải pháp cốt lõi của một blockchain bao gồm:
- Layer 1: Root Network sử dụng cơ chế đồng thuận PoS, được thiết kế sẵn những chức năng cần thiết để đảm bảo khả năng tương tác liền mạch giữa các Dapp và Metaverse.
- Giải pháp mở rộng Layer 2: Layer 2 của Root Network hỗ trợ thuật toán Optimistic, World Sharding ZK Proof và giao thức crosschain được xây dựng sẵn.
- Tích hợp EVM: Root Network hoàn toàn tương tích với hợp đồng thông minh được xây dựng bằng ngôn ngữ Solidity vì thế các nhà phát triển trên Ethereum và chain EVM có thể dễ dàng xây dựng trên Root Network.
- On-Chain Assets: Hỗ trợ các tài sản có tiêu chuẩn phổ biến như ERC-20, ERC-721 và XLS-20 vì thế Root Network luôn đảm bảo khả năng tương thích với các mạng lưới blockchain khác.
- In-Chain Exchange: Đem lại cho các nhà phát triển khả năng tạo ra các pool thanh khoản cho tài sản mà không cần phải triển khai smart contract.
- On-Chain Collectibles Protocol: Tạo và giao dịch các bộ sưu tập kỹ thuật số một cách nhanh chóng và dễ dàng với tiền bản quyền On-Chain. Root Network cũng cho phép người dùng tạo ra các bộ sưu tập mà không cần phải triển khải smart contract.
- Staking Protocol: Với mục tiêu hướng đến Open Metaverse, nơi bất kỳ ai cũng có thể chạy node hoặc stake ROOT để tham gia trở thành một phần của mạng lưới.
- Quản trị On-Chain: Việc quản trị mạng lưới được thực hiện On-Chain, người nắm giữ token có thể bỏ phiếu để đóng góp cho những quyết định trên mạng lưới.
UX Protocol
UX Protocol là một giao thức đặc biệt giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, việc tách biệt riêng ra một giao thức như vậy cho thấy rằng Root Network đang rất tập trung vào việc đưa trải nghiệm web3 đến gần hơn với tất cả mọi người. UX Protocol có 4 điểm đặc biệt:
- Any-Token Gas: Root Network được thiết kế để có thể sử dụng mọi loại token để làm gas, điều này giúp cải thiện rất nhiều về trải nghiệm, người dùng không cần phải lo lắng về việc chuẩn bị gas khi thực hiện giao dịch trên mạng lưới. Tính năng này sẽ chuyển đổi token của người dùng thành ROOT để thanh toán phí gas hoàn toàn tự động.
- Indentity Protocol: Giao thức này cho phép người dùng tạo, sở hữu và quản lý định danh tương tự như username được dùng ở web 2.0, điểm khác biệt là định danh này có thể sử dụng xuyên suốt các Metaverse tạo ra sự liền mạch về danh tính trong không gian kỹ thuật số.
- Smart Wallet Protocol: Giao thức quản lý tài sản với trải nghiệm tương tự như web 2.0, nhờ tính năng Account Abstraction mà người dùng có thể quản lý tài sản ở nhiều ví thông qua 1 tài khoản duy nhất.
- Cross-Chain Data + Asset Interoperability: Root Network hỗ trợ native các chức năng như bridge tài sản và tham chiếu tài sản giữa các blockchain tạo ra trải nghiệm đa chuỗi liền mạch mà không cần các hạ tầng crosschain của bên thứ 3.
Metaverse Protocol
Với tầm nhìn phục vụ sứ mệnh xây dựng Open Metaverse, Root Network đã xây dựng riêng bộ giao thức dành riêng cho các ứng dụng Metaverse.
- Asset Registry: Nền tảng và công cụ đăng ký tài sản giúp các nhà phát triển dễ dàng xác định định dạng dữ liệu để đảm bảo khả năng tương thích giữa các Metaverse.
- Social Data Protocol: Giao thức dữ liệu xã hội SYLO của Root Network giúp trao quyền dữ liệu cá nhân lại cho người dùng đồng thời hỗ trợ khả năng tương tác dữ liệu mạng xã hội và khả năng lưu trữ cho các ứng dụng Metaverse.
- AI Protocol: Root Network trang bị sẵn giao thức cho quyền sở hữu AI dưới dạng bộ sưu tập, Altered State Machine là một giao thức AI cho phép các nhà phát triển AI tạo ra ứng dụng và trải nghiệm với sự hỗ trợ của AI có khả năng huấn luyện tuỳ theo nhu cầu.
Lộ trình phát triển
Update…
Core Team
Tiền thân của đội ngũ Root Network chính là Non-Fungible Labs sau này đã mở rộng thành Futureverse, trước đó đội ngũ từng xây dựng một hệ sinh thái NFT FLUF World với bộ sưu tập đình đám là FLUF và Party Bear.
- Vào năm 2016, ông trở thành đồng sáng lập công ty công nghệ AI Centrality.
- Aaron McDonald bắt đầu cuộc hành trình vào lĩnh vực Blockchain vào năm 2017 với vị trí giám đốc của Plug Blockchain.
- Vào năm 2018, ông tiếp tục làm giám đốc cho Sylo, một dự án hạ tầng lưu trữ cho Metaverse, đến thời điểm hiện tại Sylo được tích hợp vào chung trong hạ tầng của Futureverse.
- Vào năm 2021, ông đảm nhiệm vai trò Managing Partner tại NetX Fund.
- Shara đảm nhiệm vai trò Board Member của 2 dự án là Audigent (từ 2019) và Cool Cats (từ 2023).
- Trước khi tham gia vào Futureverse cô còn đảm nhiệm vai trò Co-Founder tại Raised In Space, một quỹ đầu tư vào công nghệ và Blockchain.
- Marco đã đảm nhiệm nhiều vai trò liên quan đến bảo mật và công nghệ thông tin tại nhiều công ty kể từ năm 2018. Ông còn là Chief Information Security Officer của Centrality và Non-Fungible Labs.
Investor
18/07/2023: Futureverse là công ty mẹ của Root Network đã hoàn thành vòng gọi vốn đầu tiên trị giá 54 triệu đô từ quỹ 10T và Ripple Labs.
Tokenomic
Thông tin cơ bản về Token
- Tên token: Root Network
- Ticker: ROOT
- Blockchain: Root Network
- Total supply: 12.000.000.000 ROOT
Token Allocation
- Community Rewards: 20%
- Land Mechanics: 20%
- Ecosystem Development Fund: 10%
- Block Reward Bootstrap: 10%
- CENNZ Burn to Mine: 10%
- Futureverse: 15%
- Liquidity providers: 5%
- DAO treasury: 5%
- Advisors: 5%
Token Usecase
- Quản trị mạng lưới.
- Staking để tham gia chạy Node và Validator.
- Thanh toán phí gas.
- Phần thưởng cho hệ sinh thái game FLUF World.
- Thanh toán chi phí cho việc mua bán dữ liệu và incentivize cho người dùng chia sẻ dữ liệu cho bên thứ ba qua nền tảng Token Service.
Kênh Thông Tin Của Root Network
- Website: https://www.therootnetwork.com/
- Twitter: https://twitter.com/TheRootNetwork
- Discord: http://discord.gg/therootnetwork
Tổng Kết
Root Network là một blockchain tiên phong trong việc hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp Metaverse trong bối cảnh các quốc gia lớn chi cả tỉ đô để thúc đẩy hạ tầng Metaverse. Meta vẫn khẳng định định hướng về Metaverse của mình và Apple thì mới bắt đầu dấn thân vào ngành công nghiệp mới này với Apple Vision Pro. Root Network sẽ là cái tên đáng chú ý trong thời gian tới khi mà câu chuyện về Metaverse ngày càng rõ ràng hơn. Đây tất cả những gì mình muốn giới thiệu về Root Network, hi vọng mọi người đã nhận được nhiều kiến thức bổ ích trong bài viết này.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Stroom Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Stroom - December 25, 2024
- Beradrome Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Beradrome - December 23, 2024
- Ooga Booga Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Ooga Booga - December 23, 2024