Giờ đây khi so sánh Sui & Solana chúng ta sẽ thấy nhiều nét tương đồng đáng kinh trong việc xây dựng, phát triển, các chiến lược, công cụ, sự kiện, chương trình,... để phát triển hệ sinh thái. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những sự khác biệt trong việc phát triển hệ sinh thái của Sui trong bối cảnh thị trường đã có nhiều sự đổi mới. Vậy giữa Sui & Solana đã có những điểm tương đồng như thế nào thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
So Sánh Sui & Solana: Những Đặc Điểm Tương Đồng Thú Vị
Warmup & Tiến tới Hackathon Global
Đối với tất cả các non EVM Blockchain việc thu hút được các nhà phát triển là tối quan trọng bởi vì phải có các nhà phát triển thì mới có những sản phẩm, giao thức hay DApp từ đó mới có người dùng, tạo ra doanh thu, nhờ vậy kiến tạo nên một hệ sinh thái nơi tất cả vai trò đều hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển. Một hệ sinh thái không có nhà phát triển thì chắc chắn sẽ là một Dead Chain trong tương lai gần.
Điều đó tương tự với Sui trong bối cảnh Sui sử dụng chính là ngôn ngữ Move ít phổ biến hơn rất nhiều so với Rust của Solana chưa chưa so sánh tới Sodility của Ethereum. Bối cảnh của Move ngày nay khá tương đồng với Rust ở giai đoạn mới ra mắt, chính vì vậy Sui cần phải có nhiều chiến lược khác nhau để thu hút được các nhà phát triển tới hệ sinh thái của mình.
Hackathon Global là bước cuối cùng trong mọi chiến dịch thu hút các nhà phát triển tới với một hệ sinh thái, thông thường Hackathon Global nổi tiếng với giải thưởng khổng lồ, có sự tham gia của nhiều tên tuổi trong thị trường trong vai trò giám khảo,... và kết quả đưa tới là một số lượng khổng lồ các nhà phát triển tham gia và từ đó trở thành cái nôi để kiến tạo nên hàng trăm các dự án khác nhau.
Tuy nhiên, để tiến tới Hackathon Global thực sự không hề đơn giản mà Foundation phải trải qua nhiều các bước nhỏ hơn như triển khai các Grant ban đầu, tổ chức các sự kiến off-line, Workshop,... để thu hút, xây dựng cộng đồng các nhà phát triển, mình thường gọi đây là giai đoạn Warm-up (làm nóng). Để một Hackathon Global đầu tiên thành công thì dự án bắt buộc phải trải qua giai đoạn Warm-up, còn nếu Foundation bỏ qua giai đoạn Warm-up thì khả năng cao Hackathon Global sẽ không thực sự thành công, sẽ chỉ thu hút các nhà phát triển tới với hệ sinh thái vì tiền và nhanh chóng rời đi sau khi đã nhận giải thưởng. Thực tế, để một Blockchain nền tảng đi từ giai đoạn Warm-up tới giai đoạn Hackathon Global đầu tiên thường sẽ tổn rất rất nhiều chi phí nên chúng ta có thể thấy trên thị trường Crypto ngày nay số lượng Hackathon Global thường là rất ít, như với Near Protocol - nền tảng đã kêu gọi thành công tới $607M cũng mới chỉ có lẻ tẻ một vài Hackathon Global.
Nhìn lại chặng đường của Sui thì gần đây Sui Foudation đã chính thức công bố Hackathon Global đầu tiên của họ mang tên Sui Overflow với tổng giá trị giải thưởng lên tới $1M, để đánh giá sự hiệu quả chắc chắn chúng ta cần thêm thời gian khi Sui Overflow kết thúc từ đó nhận định dựa trên số lượng các nhà phát triển tham gia, số lượng các dự án được tạo ra và chất lượng các dự án.
Trước khi Sui Overflow được ra mắt thì Sui Foundation cũng tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động Warm-up như:
- Chuỗi các sự kiện off-chain Builder House được Sui triển khai tổ chức ở nhiều quốc gia khác nhau như Singapore, Vietnam, Korea, Japan, HongKong, Taiwan, France, Germany,...
- Sui Foundation cũng tổ chức một vài các sự kiện Hackathon nhỏ để xây dựng hệ sinh thái phù hợp với xu hướng thị trường như Liquid Staking Hackathon.
- Sui Foundation cũng kết hợp với nhiều đơn vị để triển khai các chương trình Hackathon cỡ vừa và nhỉ như Kucoin, Encode, Rise in, Amazon Web Service,...
Nhìn vào lịch sử phát triển của Hackathon Global được Solana Foundation tổ chức chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trung bình mỗi năm Solana Foundation tổ chức khoảng hai sự kiện Hackathon Global với tổng giải thưởng của mỗi sự kiện vào khoảng $4 - $5M, tuy nhiên khởi đầu của Solana cũng rất khiêm tốn khi mà Solana Inaugural Hackathon Global hay Solana x Serum DeFi Hackathon với tổng giải thưởng chi khoảng từ $500K - $1M.
Rõ ràng nhìn vào hành trình phát triển của Sui hiện nay chúng ta thấy nhiều nét tương đồng với Solana trong việc gầy dựng hệ sinh thái ở những thời điểm đầu tiên. Sui Overflow sẽ tương ứng với Solana Inaugural Hackathon Global, tuy nhiên đây cũng chỉ mới là điểm khởi đầu, chúng ta cần tiếp tục quan sát xem số lượng Hackathon Global mà Sui Foundation sẽ tổ chức trong 2024 và 2025 như thế nào?
Đi kèm với số lượng các Hackathon Global được tổ chức chúng ta cùng cần chú ý tới hiệu suất của sự kiện Hackathon đó với hai chỉ số chính là số lượng các nhà phát triển tham gia và số lượng các dự án được đăng kí. Thông qua hai biểu đồ của Solana chúng ta thấy rằng mặc dù số lượng người tham gia Solana Global Hackathon có tăng giảm theo từng giai đoạn thị trường khác nhau nhưng số lượng các dự án được đăng kí trong mỗi sự kiện Hackathon lại không có giấu hiệu điều chỉnh.
Đây cũng chính là những số liệu chúng ta cần để đánh giá sự hiệu quả của các Hackathon Global của Sui trong tương lai tới đây.
Xây dựng & Phát triển cơ sở hạ tầng
Tương tự như Solana và đâu đó có phần tốt hơn, song song với việc phát triển hệ sinh thái thì Sui cũng có những bước trong việc nâng cấp, cập nhật và thay đổi mạng lưới cơ sở hạ tầng của mình để trở nên phù hợp hơn với bối cảnh thị trường mới. Đầu tiên chúng ta đến với Mysticeti . Mysticeti là một cơ chế đồng thuận tiên tiến được giới thiệu bởi Mysten Labs tại sự kiện Sui Basecamp 2024. Đây là một sự cải tiến đáng kể so với các cơ chế đồng thuận dựa trên Bullshark và Narwhal hiện tại. Điểm nổi bật của Mysticeti là khả năng giảm độ trễ xuống khoảng 390 mili giây, giúp cải thiện tốc độ và hiệu suất của các giao dịch trên blockchain. Điều này không chỉ tăng cường khả năng mở rộng mà còn nâng cao tính bảo mật của hệ thống.
Mysticeti được thiết kế với mục tiêu tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả xử lý giao dịch, điều này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh blockchain ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Bằng cách giảm độ trễ, Mysticeti giúp hệ thống phản ứng nhanh hơn với các yêu cầu giao dịch, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng và mở rộng khả năng ứng dụng thực tế.
Pilotfish là một cơ chế thực thi hợp đồng thông minh đa máy, được thiết kế để tăng cường khả năng mở rộng của blockchain Sui bằng cách cho phép các trình xác thực sử dụng nhiều máy tính và tự động điều chỉnh để xử lý nhiều giao dịch hơn khi tải tăng. Với cấu trúc truyền phát, Pilotfish giảm thiểu độ trễ và cho phép phục hồi từ các sự cố của máy tính nội bộ mà không làm giảm độ tin cậy hoặc tính toàn vẹn tính năng.
Cách hoạt động của Pilotfish bao gồm việc chia vai trò của trình xác thực thành ba phần chính: Primary, SequencingWorkers (SWs), và ExecutionWorkers (EWs). Các vai trò này được phân phối trên nhiều máy, ngoại trừ Primary. SWs và EWs chia sẻ trạng thái, mỗi giao dịch được gán cho một SW và mỗi đối tượng blockchain được gán cho một EW. Đối với các giao dịch truy cập nhiều shard, các EWs trao đổi dữ liệu đối tượng để đảm bảo giao dịch có thể thực thi trơn tru.
Hiệu quả của Pilotfish đã được kiểm chứng, cho thấy nó có thể tăng thông lượng lên đến tám lần khi sử dụng tám máy chủ cho các giao dịch tính toán nặng, đồng thời giữ độ trễ thấp hơn 20 mili giây.
Rõ ràng Solana là một bài học lớn cho các Blockchain nền tảng về việc lượng người dùng truy cập, thường xuyên vượt quá những gì cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng. Thay vì như Solana đi tới đâu cải thiện tới đó thì Sui có những bước chuẩn bị trước.
Biết cách nắm bắt xu hướng thị trường
Có thể thấy rằng phần lớn các xu hướng trong thị trường Crupto ngày nay đều xuất phát từ Ethereum và Solana, thời điểm hiện tại ít các Blockchain nền tảng nào có thể tự tạo ra xu hướng thị trường và dẫn dắt xu hướng đó. Bản thân Sui chưa tham vọng có thể tạo ra xu hướng và dẫn đàu xu hướng đó nhưng đội ngũ của Sui Foundation biết rằng phải nắm bắt các xu hướng đang diễn ra để lôi kéo người dùng tới nền tảng của mình.
Minh chứng cho điều đó chính là khi làn sóng Liquid Staking bùng nổ thì Sui Foundation cũng tổ chức một sự kiện Hackathon là Liquid Staking Hackathon để tìm kiếm các dự án nhưng xu hướng diễn ra quá nhanh nên các dự án trên Sui không hưởng được quá nhiều lợi ích từ làn sóng này. Tiếp theo là làn sóng Memecoin & NFT thì hệ sinh thái Sui cũng có những động thái nhất định nhưng vẫn chưa thành công.
Tại sao lại có những sự tương đồng giữa Sui & Solana
Có thể thấy rằng có rất nhiều các hoạt động xoay quanh việc phát triển hệ sinh thái của Sui Foundation đặc biệt là Builder House là sự kết hợp cùng với Jump Crypto. Đây là một điểm tương đồng khi mà trong chuỗi sự kiện Solana Hacker House cũng có sự góp mặt của Jump Crypto. Có thể thấy rằng Jump Crypto đóng góp nhiều vai trò trong hệ sinh thái Solana như:
- Đồng hành trong nhiều sự kiện Hackathon Global và đặc biệt là Solana Hacker House.
- Xây dựng một giải pháp về khả năng mở rộng cho Solana có tên là Firedancer kì vọng mang về khả năng mở rộng lên mức hàng trăm ngàn TPS.
- Jump cũng từng đưa tay cứu đế chế Wormhole khi bị tấn công và thất thoát hàng trăm triệu đô la. Một cách nào đó thì chiến dịch giải cứu Wormhole cũng chính là giải cứu mạng lưới Solana.
Rõ ràng, Jump đang thể hiện sức ảnh hưởng tương tự tại Sui và có thể cao hơn nữa trong tương lai. Với việc được Jump tư vấn thì rất có thể đường hướng phát triển của Sui sẽ có nhiều nét tương đồng với Solana trong tương lai tới đây.
Những Điểm Khác Biệt Khi Bối Cảnh Thị Trường Khác Biệt
Khác biệt trong cách tiếp cận
Rõ ràng bối cảnh thị trường Crypto ngày nay đã khác rất nhiều so với giai đoạn 2020 với mức độ cạnh tranh, xu hướng thị trường cũng đã khác biệt rất nhiều. Bối cảnh thị trường ngày này chúng ta chứng kiến số lượng các Blockchain nền tảng bao gồm cả các Layer 0, Layer 1 & Layer 2 đều nhiều hơn rất rất nhiều so với giai đoạn 2020 - 2021 nên mức độ cạnh tranh là rất cao, từ đó khiến các nền tảng phải có chiến lược khác biệt để thu hút người dùng.
Đầu tiên phải kể tới chiến lược thu hút người dùng thông qua các trải nghiệm trên hệ sinh thái, đó chính là Bullshark Quest 1 & Bullshark Quest 2. Cả hai sự kiện này đều sẽ trao thưởng cho những người dùng tham gia vào làm nhiệm vụ trên mạng Sui, nếu như Bullshark Quest 1 hướng tới các mảnh ghép về GameFi, NFT thì Bullshark Quest 2 hướng tới mảnh ghép DeFi.
Cả hai sự kiện đều thành công ngoài sức tưởng tượng khi chướng kiến số lượng người tham gia khổng lồ từ đó tạo nên những con số gần như không tưởng về TPS hay Total Transactions. Có thể thấy rằng Bullshark Quest 1 & Bullshark Quest 2 đóng vai trò như định hướng, hướng dẫn người dùng tương tác với mạng Sui thông qua những bước cơ bản như tạo vị, kí xác nhận, chuyển tiền qua lại,... Không những vậy, Sui lựa chọn cách tiếp cận với GameFi, NFT trước vì tại thời điểm đó hai mảng này có sức hút hơn hẳn so với DeFi.
Tiếp theo, đề tiếp tục lôi kéo người dùng mới và giữ chân người dùng cũ thì vẫn phải là bài toán xung quanh Incentives. Học hỏi từ mô hình và sự thành công của Optimism thì Sui Foundation cũng vận dụng nó vào hệ sinh thái của mình khi trao SUI cho các giao thức DeFi, NFT, GameFi,... trên hệ sinh thái để thực hiện chiến dịch Liquidity Mining.
Thực tế nếu chỉ dựa trên những mảnh ghép hết sức cơ bản hiện nay của Sui thì chắc chắn sẽ không thể thu hút được người dùng mới, cũng như giữ chân được người dùng cũ nên việc triển khai Incentives là hợp lý. Không những vậy với tệp người dùng có sẵn đó, hệ sinh thái của Sui cũng thể tăng trưởng mạnh mẽ bất kì lúc nào nếu có sự xuất hiện của một điều gì đó khác biệt.
Tổng Kết
Sui & Solana đang có những nét tương đồng đáng kinh ngạc trong việc phát triển hệ sinh thái với sự khởi đầu tương đối giống nhau. Mong rằng qua bài viết so sánh Sui & Solana sẽ giúp mọi người có thêm góc nhìn về hai nền tảng Blockchain Layer 1 đình đám này.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Zeta Markets Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Zeta Markets - March 23, 2025
- Phân Tích Animoca Brands: Điều Gì Khiến Định Giá Giảm 75% - September 3, 2024
- Tại Sao Các Dự Án GameFi Lần Lượt Rời Bỏ Polygon - August 31, 2024