Arbitrum được coi là một trong những Layer 2 nổi bật nhất trong năm 2022 vừa qua. Toàn bộ thị trường cũng đang ngóng chờ từng ngày việc Arbitrum ra mắt token và airdrop cho người dùng. Và bây giờ mọi người cùng mình điểm qua tất cả những sự kiện nổi bật trên Arbitrum trong năm 2022 vừa qua nhé.
Toàn Cảnh Hệ Sinh Thái Arbitrum Năm 2022
Tổng Quan On-chain
Về số lượng các địa chỉ mới
Blockchain | 01/01/2022 | 27/12/2022 | % tăng trưởng |
---|---|---|---|
Arbitrum | 331.898 | 2.347.918 | 607% |
Optimism | 151.272 | 2.298.672 | 1.419% |
Boba Network | 13.513 | 25.319 | 87% |
Metis DAO | 19.020 | 41.840 | 118% |
Ethereum | 183.060.677 | 217.934.829 | 20% |
Nếu so sánh với Boba Network hay Metis DAO những đối thủ cùng ngành thì Arbitrum đã thể hiện mức độ "out trình" của mình. Có thể nói sau Arbitrum Odyssey thì số lượng người dùng trên Arbitrum đã thật sự bùng nổ mạnh mẽ khi nhanh chóng tăng từ 763.862 địa chỉ lên hơn hơn 1 triệu địa chỉ chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi. Thực chất con số này sẽ còn ấn tượng hơn rất nhiều nếu Arbitrum hoàn thành được sự kiện Odyssey nhưng nó đã phải hoãn lại do các vấn đề về tốc độ giao dịch và phí giao dịch.
Nói về mức độ thua thiệt trong tăng trưởng với Optimism thì có thể giải thích ngắn gọn là Optimism đã có retroactive tới người dùng trong năm 2022 nhưng với Arbitrum thì chưa nhưng nếu xét về tổng số lượng địa chỉ mới thì Arbitrum vẫn đang cao hơn Optimism.
Về các chỉ số Transactions, Active Users và New Users
Số lượng Transactions, Active Users và New Users hàng tuần trên Arbitrum
Tất cả các chỉ số quan trọng nhất với một hệ sinh thái đều đang vô cùng tích cực với Arbitrum như transactions, active user và new user đang tăng trưởng cực kì tốt.
Có thể thấy mọi chỉ số trên Arbitrum đã tăng trưởng rất tốt từ đầu năm 2022 tới cuối năm như số lượng các địa chỉ thường xuyên hoạt động đã tăng từ 23k lên và đạt đỉnh ở con số 283k. Tuy nhiên, các con số đã đạt đỉnh vài khoảng tháng 10 sau đó có dấu hiệu đi ngang và giảm nhẹ. Sự ảnh hưởng này có thể đến từ sự sụp đổ của FTX khiến nhiều người mất niềm tin và rời bỏ thị trường.
Về Kỹ Thuật
Arbitrum Nitro
07/04/2022: Offchain Labs lần đầu giới thiệu về bằng bài viết trên Medium tựa "It's Nitro Time". Arbitrum Nitro chính thức được giới thiệu đến cộng đồng.
Tại thời điểm Offchain Labs công bố về Arbitrum Nitro thì nó đang được thử nghiệm trên mạng lưới testnet Goerli của Ethereum và đội ngũ phát triển cũng đang lên kế hoạch nâng cấp từ Arbitrum One lên Arbitrum Nitro.
Arbitrum Nitro hứa hẹn một tốc độ giao dịch nhanh hơn, chi phí giao dịch rẻ hơn so với Arbitrum One thông qua việc tối ưu call data được gửi về Ethereum.
12/04/2022: Chương trình The Arbitrum Odyssey chính thức được giới thiệu tới cộng đồng
Odyssey là một chương trình khuyến khích người dùng trải nghiệm hầu hết các dự án trên hệ sinh thái Arbitrum được diễn ra trong vòng 7 tuần. Mỗi tuần nếu như bạn đạt đủ điều kiện thì sẽ nhận về tối đa 16 NFT trực tiếp từ Arbitrum và nếu chỉ cần bạn nhận được từ 13 - 16 NFT thì bạn sẽ nhận được NFT đặc biệt do Ratwell & Sugoi trực tiếp thiết kế.
Tháng 6/2022: The Arbitrum Odyssey sẽ chính thức được diễn ra từ ngày 21/06/2022.
Và tuần đầu tiên của sự kiện Arbitrum Odyssey dã diễn ra khi người dùng sẽ phải trải nghiệm nhiều loại cầu khác nhau và tất cả những ai sử dụng cây cầu có volume lớn nhất thì sẽ nhận được NFT từ phía Arbitrum. Do chi phí tham gia rất rẻ và một phần lớn do Arbitrum chưa ra mắt token nên sự kiện được cả cộng đồng đón nhận.
Và sau khi sự kiện trải nghiệm cầu kết thúc tiếp đến là trải nghiệm các AMM thì vẫn đề lúc này mới thực sự diễn ra. Trải nghiệm các AMM lần này còn đông hơn rất nhiều so với trải nghiệm sử dụng cầu dẫn đến mạng lưới Arbitrum bị tắc nghẽn, phí giao dịch bị đẩy lên cao.
Phí giao dịch cao đến mức, cao hơn cả trên Ethereum ...
Đội ngũ của Arbitrum chính thức ra quyết định sẽ dừng sự kiện Arbitrum Odyssey lại chờ đến khi mạng lưới cập nhật Nitro thành công thì mới cân nhắc triển khai trở lại.
16/07/2022: Đội ngũ Offchain Labs thông báo Arbitrum Nitro đã hoạt động thành công trên mạng testnet Goerli và tiếp tục sẽ thử nghiệm trên Rinbeky trong cùng tháng.
05/08/2022: Offchain Labs ra thông tin về việc sẽ triển khai chính thức Nitro vào cuối tháng 8, đi kèm với đó là những cập nhật tương đối cụ thể với Arbitrum Nitro như:
- Tốc độ giao dịch được cải thiện nhanh hơn từ 7 - 10 lần so với Arbitrum One.
- Call Data được nén một cách tối ưu giúp giảm thêm chi phí giao dịch do chi phí lưu trữ đã được giảm.
- Tiếp tục cải thiện mức độ tương thích với EVM.
- Geth Tracing.
01/09/2022: Arbitrum chính thức triển khai Nitro lên mạng lưới mainet. Vậy là chỉ trong chưa đầy 1 năm kể từ khi mainet thì Arbitrum tiếp tục nâng cấp bản thân để cải thiện các vấn đề được tồn đọng.
Arbitrum Nova
02/03/2022: Arbitrum giới thiệu về một trong những giải pháp mà họ sẽ triển khai và ra mắt trong năm 2022 đó là Arbitrum AnyTrust Chains. Đối với giải pháp này dữ liệu được đăng trên Layer 1 sẽ ít hơn so với giải pháp Rollup thông thường từ đó làm cho tốc độ giao dịch và phí giao dịch trên AnyTrust Chains sẽ cực kì nhanh và rẻ.
Giải pháp AnyTrust Chain sẽ phù hợp với các dự án thiên về Trading, Gaming, NFT,...
AnyTrust Chains là một sản phẩm chiến lược của Offchain Labs để cạnh tranh với ZkPorter của ZkSync và StarkEx của StarkWare. Tất nhiên giải pháp mà cả 3 cùng sử dụng là Validium hoặc có sự tinh chỉnh phía trong.
12/07/2022: Arbitrum Nova được phát triển dựa trên công nghệ AnyTrust Chains chính thức được ra đời.
Về Hệ Sinh Thái
Arbitrum Nitro
Tổng quan về hệ sinh thái Arbitrum Nitro
- TVL Ethereum đã giảm từ $110B xuống chỉ còn $24B
- TVL Solana đã giảm từ $10B chỉ còn $200M
- TVL của Avalanche đã giảm từ $12B chỉ còn $800M
- TVL Fantom giảm từ $8.1B chỉ còn $400M
- Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Arbitrum trong suốt thời gian vừa qua là Optimism đã có sự tăng trưởng cực kì tốt khi họ cho ra mắt token OP và sử dụng nó làm chương trình Incentive cho hệ sinh thái. TVL của Optimism nhanh chóng tăng từ mức $276M lên mức hơn $500M.
TVL của Arbitrum cũng giảm như những hệ sinh thái khác tuy nhiên mức giảm của Arbitrum mới chỉ rơi vào khoảng 60% từ mức $2.56B xuống hiện tại là hơn $1B. Đặc biệt ở chỗ, TVL của Arbitrum gần như đã hồi phục lại hoàn toàn sau vụ sập FTX trong tháng 11 và vững vàng ở mốc hơn $1B. Ngoài ra, TVL của Arbitrum đã vượt qua Polygon thời gian gần đây để đứng trong TOP 4 hệ sinh thái có TVL lớn nhất trong thị trường crypto.
Sau 1 năm liên tục phát triển thì tới cuối năm vị thế của các dự án trên Arbitrum đã dần rõ ràng khi mà ngự trị ở ngôi vương chính là GMX với TVL chiếm đến 40% tổng của cả hệ sinh thái. Sau đó là những dự án multichain như Sushi, Uniswap, Curve, AAVE,... và một vài các dự án native như SwapFish hay Radiant Capital.
Thông qua bảng số liệu này thì một yếu điểm mà Arbitrum đang mắc phải là quá phụ thuộc vào GMX khi nền tảng này chiếm 40% tổng TVL toàn hệ và nếu GMX gặp những vấn đề nào đó thì cả hệ sinh thái của Arbitrum sẽ bị lung lay. Chắc chắn Arbitrum cũng nhìn nhận được vấn đề của mình và sẽ sớm có nhiều đối thủ với GMX có thể là Dopex trong giai đoạn Q1 và Q2/2023 khi mà dự án này hứa hẹn ra mắt nhiều sản phẩm mới đặt biệt là DPXUSD.
Tương tự Solana, Arbitrum cũng lựa chọn một mũi nhọn để phát triển đó chính là Derivatives và với mũi nhọn này Arbitrum đã có 1 hệ sinh thái đủ mảnh để có thể trở thành hệ sinh thái lớn thứ 2 sau Ethereum.
Bàn về Derivatives trên Arbitrum
Derivatives được chia làm 2 mảng rõ rệt là Perpetual và Option.
GMX và hệ sinh thái GMX
Perpetual (Hợp đồng vĩnh cửu) được dẫn đầu bởi GMX và một hệ sinh thái phía dưới hỗ trợ cho GMX như Rage Trade, Umami Finance, Plutus DAO,... Với việc GMX dẫn đầu cũng sinh ra nhiều nền tảng cạnh tranh như Mycelium (dự án đã được niêm yết lên sàn FTX trong giai đoạn tháng 10) hay Mux Protocol. Tuy nhiên các dự án fork ra từ GMX chưa có những ảnh hưởng nhất định tới hệ sinh thái Arbitrum và GMX vẫn vững vàng ở ngôi đầu.
Số lượng các lệnh đòn bẩy trên Arbitrum
GMX trong năm 2022 đã có những bước phát triển đáng gờm đã vượt qua nhiều đối thủ lớn như Perpetual và đe dọa vị trí dẫn đầu của dYdX. Số lượng các lệnh đòn bẩy trên GMX đã tăng chóng mặt nếu so từ thời điểm đầu năm nay.
Giai đoạn đầu năm, GMX đã rất thành công với mô hình tokenomic có tính "ponzi" của mình và kể một câu chuyện rất hay về một vấn đề đơn giản đó chính là phong trào Real Yield với xu hướng chia sẻ doanh thu. Mọi người có thể đọc lại bài viết hoặc xem lại video của Hak Research để hiểu rõ hơn về phong trào Real Yield và hệ sinh thái Arbitrum.
Bên cạnh Real Yield thì phong trào tiếp theo mà Arbitrum và GMX đang hướng đến đó chính là chiến lược Delta Neutral.
Hiện tại GMX bắt đầu tối ưu hóa sản phẩm của mình thông qua việc hạn chế các rủi ro trong việc cung cấp thanh khoản của các Liquidity Provider thông qua sản phẩm của các bên thứ 3 về chiến lược Delta Neutral như Umami Finance, Rage Trade hay Jones DAO. Về phía Hak Research đã có bài viết rất chi tiết về chiến lược Delta Neutral và cách các dự án đang áp dụng: Delta Neutral Là Gì? Khi Cuộc Chơi Được Xây Dựng Xung Quanh GMX.
Với chiến lược delta neutral nếu được triển khai thành công thì chắc chắn nguồn thanh khoản của GMX sẽ ngày càng dồi dào và GMX tiếp tục phát triển.
Dopex và đối thủ xứng tầm với GMX
Option không phải một sản phẩm phổ biến và phù hợp với retail trong thị trường crypto nhưng nó lại rất phù hợp với các quỹ, công ty, tổ chức muốn hedge các rủi ro khi nắm giữ token. Chính vì vậy, người dùng kì vọng Option nói riêng và Dopex nói chung vẫn tin tưởng rằng Option DeFi sẽ sớm được phổ biến.
Thật khó để có thể khẳng định Dopex có thể vượt mặt được GMX trong năm 2023 nhưng trong thị trường crypto thì không gì là không thể. Bản thân Dopex cũng đang xây dựng một hệ sinh thái dành cho riêng mình và sản phẩm trong thời gian sắp tới họ dự kiến công bố chính là DPXUSD (stablecoin được lấy cảm hứng từ Olympus DAO).
- Jones DAO là một dự án hướng đến việc cung cấp thanh khoản trên Dopex.
- Plutus DAO là một dự án cải thiện tokenomic của Dopex và giúp DPX ngày càng khan hiếm trên thị trường.
- Orbital là 1 DEX mới ra đờ có thể để phục vụ cho stablecoin của Dopex sắp tới được hỗ trợ bởi Dopex và Plutus DAO.
Hak Research cũng đã có một bài viết về sản phẩm mới nhất của Dopex: Bí Ẩn Đằng Sau Sự Tăng Trưởng 400% Của rDPX. Liệu rDPX còn tiếp tục tăng trưởng?.
AMM
AMM của hệ sinh thái Arbitrum hiện tại đang được dẫn dắt bởi các AMM Multichain như Uniswap, SushiSwap hay Curve Finance tuy nhiên thời điểm cuối năm bắt đầu xuất hiện hàng loạt những cái tên bên cạnh những bản fork thì vẫn có những AMM mang trong mình innovation đáng chú ý như:
- Fork Solidly chúng ta có một vài cái tên như 3xcalibur, Camelot. Tuy nhiên các dự án này không thực sự quá nổi bật hoặc cần thêm nhiều thời gian để phát triển.
- AMM nổi bật nhất trong thời gian gần đây mang trong mình chiến lược Delta Neutral giúp các LP hạn chế được tối đa những rủi ro đến từ Impermanent Loss đó chính là GammaSwap.
Lending & Borrowing
2 dự án native về mảng Lending & Borrowing nổi bật nhất trên hệ sinh thái Arbitrum là Radiant Capital và Vesta Finance. Mặc dù 2 dự án này đã đi vào hoạt động một thời gian tương đối dài nhưng các hoạt động thì chưa có gì nổi bật.
Vesta thì luôn gặp vấn đề với stablecoin của mình khi mà VST chưa bao giờ ổn định ở mức peg $1.
Radiant Capital thì sau quá trình triển khai Liquidity Mining thì vẫn đang cố gắng tìm kiếm con đường lấy lại TVL và người dùng nhưng chưa có những thành quả rõ ràng.
Yield Farming
Do các dự án đặc biệt là GMX chia sẻ gần như toàn bộ doanh thu của mình cho token holder thì hàng loạt các dự án triển khai các hoạt động của mình gắn kết với GMX nhắm nhận được một phần doanh thu của nền tảng này như Umami Finance, Rage Trade, Santiment, Jones DAO. Bên cạnh GXM thì Dopex cũng chia sẻ những lợi nhuận thật của mình cho các LP nên nhiều dự án cũng tham gia cung cấp thanh khoản trên Dopex điển hình là Jones DAO.
Điểm nhấn là sự kiện Arbitrum Odyssey
Có thể nói Arbitrum Odyssey là ngòi nổ giúp toàn bộ thị trường đổ xô về skin in the game trên hệ sinh thái Arbitrum vì RETROACTIVE. Odyssey đã thu hút đến gần 500k người tham gia có thể nói tuy là một sự kiện phần thưởng chỉ là NFT nhưng đã thu hút toàn bộ thị trường đổ xô về hệ sinh thái này.
Sau khi tạm hoãn thì sức nóng của bộ sưu tập vẫn chưa dừng lại ở đó khi có nhiều tin đòn cho rằng nắm giữ NFT này có thể nhận được retroactive từ phía Arbitrum nên giá của bộ sưu tập này vẫn tiếp tục tăng giá chỉ từ vài đô cho 1 NFT đã tăng thành vài chục đô cho một NFT. Sức nóng của bộ sưu tập này vẫn chưa dừng lại.
Arbitrum Nova
Arbitrum Nova đã có những bước khởi động đầu tiên trong việc phát triển hệ sinh thái của mình. Do mới ở thời điểm đầu nên TVL và số lượng các dự án trên Arbitrum Nova còn tương đối khiêm tốn.
Tính đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 3 DEX xuất hiện trên Arbitrum Nova bao gồm: Arbswap, Sushiswap, RCPswap.
Tổng Kết
Arbitrum đã có một năm đầy ngoạn mục khi cả thị trường đi xuống thì hệ sinh thái vẫn liên tục phát triển và vượt mặt hàng loạt các L1 đình đám trong thị trường như là Avalanche, Solana, Polygon,... và sắp tới có thể là BNB Chain.
Kíp nổ lớn nhất của Arbitrum trong năm 2023 sắp tới đó chính là việc cho ra mắt token và thực hiện incentive để thu hút dòng tiền đến hệ sinh thái của mình.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Cod3x Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Cod3x - January 15, 2025
- Schizo Terminal Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Schizo Terminal - January 15, 2025
- Daao AI Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Daao AI - January 14, 2025