Blockchain là gì? Blockchain là một công nghệ tiên tiến giúp lưu trữ và truyền tải thông tin trong một mạng lưới phân tán. Nó được xây dựng trên nguyên tắc của sự tin cậy và tính bất biến, đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh cho dữ liệu. Và mọi người hãy cùng mình tìm hiểu Blockchain là gì trong bài viết dưới đây nhé!
Để hiểu hơn về Blockchain, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về Blockchain
Blockchain là gì?
Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng.
Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu.
Trong cuốn sách Blockchain Revolution (2016), Don & Alex Tapscott đã nhận định rằng: “Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số không thể bị phá hỏng của các giao dịch kinh tế, có thể được lập trình để ghi lại không chỉ những giao dịch tài chính mà có thể ghi lại tất cả mọi thứ có giá trị”.
Blockchain dùng để làm gì?
Blockchain được dùng để lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau. Nó được quản lý bởi tất cả mọi người tham gia hệ thống (thợ đào – miner).
Thay vì một bên thứ 3 riêng lẻ như nhà nước hay ngân hàng trung ương. Đồng thời cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn bằng một hệ thống mã hóa phức tạp, và được mở rộng theo thời gian. Hơn nữa, công nghệ này được tạo ra để chống lại sự thay đổi dữ liệu trong hệ thống. Nó cũng có một tính năng rất đặc biệt đó là việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian nào để xác nhận thông tin.
Thông tin khi được nhập vào trong chuỗi khối blockchain thì sẽ không thể thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự chấp thuận của tất cả mọi người trong hệ thống. Đây là một hệ thống đảm bảo sự an toàn rất cao cho các dữ liệu trước các nguy cơ bị đánh cắp.
Nhất là các dữ liệu nhạy cảm như tài khoản ngân hàng online, tài khoản thẻ thanh toán… Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain bị tấn công, thì các phần khác không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin. Công nghệ blockchain được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ cung cấp dịch vụ tài chính đến quản trị hệ thống bỏ phiếu. Dưới đây là các ứng dụng phổ biến nhất của Blockchain:
- Tiền điện tử: Việc sử dụng blockchain phổ biến nhất hiện nay là tiền điện tử như Bitcoin hoặc Ethereum. Khi mọi người mua, trao đổi hoặc chi tiêu tiền điện tử, các giao dịch được ghi lại trên một blockchain. Càng nhiều người sử dụng tiền điện tử thì blockchain càng có thể trở nên phổ biến hơn.
- Ngân hàng: Ngoài tiền điện tử, blockchain đang được sử dụng để xử lý các giao dịch bằng tiền tệ fiat như USD và EUR. Công nghệ này giúp việc gửi tiền qua ngân hàng nhanh hơn và các giao dịch được xác minh nhanh hơn ngoài giờ làm việc bình thường.
- Chuyển giao tài sản: Blockchain cũng có thể được sử dụng để ghi lại và chuyển quyền sở hữu các tài sản khác nhau. Công nghệ này hiện đang rất phổ biến với các tài sản kỹ thuật số như NFT - một đại diện cho quyền sở hữu nghệ thuật kỹ thuật số và video.
- Hợp đồng thông minh: Một ứng dụng khác của blockchain là các hợp đồng tự thực hiện thường được gọi là “hợp đồng thông minh”. Các hợp đồng kỹ thuật số này được ban hành tự động sau khi các điều kiện được đáp ứng.
- Giám sát chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng bao gồm một lượng lớn thông tin, đặc biệt là khi hàng hóa đi từ nơi này sang nơi khác của thế giới. Lưu trữ thông tin này trên blockchain sẽ giúp việc quay lại và giám sát chuỗi cung ứng dễ dàng hơn.
- Bỏ phiếu: Các chuyên gia đang tìm cách áp dụng blockchain để ngăn chặn gian lận trong bỏ phiếu. Về lý thuyết, bỏ phiếu blockchain sẽ cho phép mọi người gửi phiếu bầu không thể bị giả mạo.
Hiện nay có rất nhiều công ty và tập đoàn lớn đang xây dựng mạng lưới của riêng mình bằng công nghệ Blockchain. Chắc chắn rằng Blockchain sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong vài năm tới ở Việt Nam và đóng vai trò ngày càng lớn trong việc thay đổi thế giới CNTT.
Phân Biệt Public & Private Blockchain
Sự tương đồng giữa Public Blockchain và Private Blockchain
Đều là mạng ngang hàng P2P (peer-to-peer), trong đó mỗi người tham gia có một bản sao của sổ ghi chép chi tiết gắn liền với các giao dịch số đã được ký số. Cả hai đều duy trì các bản sao đồng bộ thông qua giao thức đồng thuận – consensus.
Public Blockchain và Private Blockchain đều đảm bảo không thể thay đổi sổ cái, ngay cả khi một số người tham gia bị lỗi.
Khác biệt giữa Public Blockchain và Private Blockchain
Đặc điểm của Public Blockchain
- Public Blockchain như Ethereum và Bitcoin, đặc tính của các Blockchain này như sau:
- Blockchain Public được cộng đồng điều hành và quản lý.
- Tất cả mọi người được phân quyền mới có thể truy cập và sử dụng Blockchain.
- Tất cả mọi người có thể đề xuất sửa đổi, cải tiến blockchain.
- Mất private key tài khoản sẽ thất lạc vĩnh viễn.
Đặc điểm của Private Blockchain
- Blockchain riêng tư có tổ chức điều hành và quản lý.
- Chỉ có cá nhân sử dụng Blockchain đó mới có thể truy cập và sửa đổi.
- Người tham gia sử dụng private sẽ tự chọn cơ chế bảo mật riêng cho mình dựa trên nguyên tắc Pre-approved participants.
- Tốc độ giao dịch trong Private Blockchain nhanh hơn hơn và dễ dàng hơn.
- Chi phí giao dịch rẻ hơn so với Pulic Blockchain.
- Hyperledger Fabric là một về nền tảng phân quyền cho private Blockchain.
- Hyperledger Fabric là một về nền tảng phân quyền cho private Blockchain.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa private và publick Blockchain là nếu private phải mất chi phí đầu tư để thiết kế, khởi tạo và quản lý thì public Blockchain bạn sẽ không phải chi thêm khoản phí khởi tạo và thiết kế. Chỉ cần tham gia vào hệ thống pulic, mọi dữ liệu về Blockchain của bạn sẽ được công khai với cộng đồng.
Header | Public Blockchain | Private Blockchain | |
---|---|---|---|
Truy cập | Đọc / Ghi: Không giới hạn | Phân quyền Đọc / Ghi | |
Tốc độ giao dịch | Chậm hơn | Nhanh hơn | |
Bảo mật | PoW / PoS | Pre-approved Participants | |
Xác minh danh tính | Ẩn danh | Xác minh danh tính | |
Loại giao dịch | Giao dịch cơ bản | Tất cả giao dịch | |
Chi phí khởi tạo | Rẻ hơn | Đắt hơn | |
Phí giao dịch | Đắt hơn | Rẻ hơn | |
Ưu điểm | Phi tập trung | Bỏa mật, sử dụng ít năng lượng và không bị biến động về giá | |
Nhược điểm | Dẽ nghẽn giao dịch | Tính tập trung | |
Ứng dụng | Public blockchain với tính mở, không phụ thuộc và ngang hàng có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong tài chính phi tập trung, chuyển tiền xuyên biên giới hay là lưu trữ giá trị như Bitcoin. |
|
Tiềm năng thị trường Crypto
Trong thị trường Crypto hiện tại có khoảng 12945 coin và token hiện đang hoạt động (theo thống kê của Coingecko tháng 9/2022). Nhưng chỉ có khoảng 2-3% trong số đó chính là những viên ngọc đích thực trong toàn bộ thị trường. Vì vậy khi quyết định mua một đồng crypto nào cũng là điều quyết định tới lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư.
Ưu điểm của Crypto
Một số những ưu điểm vượt trội của Crypto bao gồm:
- Không chịu sự quản lý bởi bất kỳ tổ chức nào: Như đã trình bày ở trên, các giao dịch bằng Crypto được tiến hành thông qua giao thức ngang hàng (peer-to-peer), không thông qua các bên trung gian. Do vậy, những giao dịch của các nhà đầu tư sẽ tránh được sự kiểm soát hoặc chi phối.
- Phí giao dịch thấp: Chi phí để thực hiện các giao dịch đối với tiền mã hóa gần như bằng 0.
- Tốc độ xử lý giao dịch nhanh: Hiện nay một số đồng tiền Crypto nhanh nhất có thể đạt được tốc độ hoàn thành giao dịch trong vòng dưới 1 phút. Nhìn chung, hầu hết các giao dịch đều được xử lý trong vòng từ 2 phút – 10 phút. Điều này là nhờ giao thức ngang hàng không thông qua các bên trung gian kết hợp với các giải pháp công nghệ đột phá của Blockchain như DAG, Tangle,…
- Không bị lạm phát và làm giả: Các đồng tiền Crypto có số lượng hữu hạn và không thể tác động tăng giảm (ví dụ Bitcoin chỉ có giới hạn 21 triệu coin). Vì vậy Crypto sẽ không bị lạm phát như tiền giấy. Ngoài ra, Crypto được phát hành trên nền tảng công nghệ Blockchain, trong đó các đồng tiền điện tử sẽ được khai thác bằng cách giải các thuật toán mã hóa. Mỗi đồng Crypto có một mã riêng và duy nhất nên không thể làm giả được.
Bên cạnh một số ưu điểm thì Crypto vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
- Biến động giá mạnh: Crypto có khả năng biến động về giá rất mạnh gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Đây cũng chính là một trong những nhược điểm lớn nhất của Crypto so với các hình thức đầu tư khác. Cụ thể, có thể thấy rõ nhất là đồng Bitcoin với mức giá đầu năm 2017 là khoảng 1.000 USD, đến tháng 04/2021, mức giá đã không ngừng tăng lên đến mức 63.000 USD. Tuy nhiên, đến tháng 07/2021, mức giá giảm xuống còn hơn 40.000 USD. Giai đoạn cuối năm 2021, giá Bitcoin có biên độ giao động hàng tháng từ 13% – 40%.
- Chưa được công nhận rộng rãi: Hiện nay tính chất của các giao dịch tiền điện tử vẫn còn là vấn đề tạo ra những tranh luận trái chiều. Do đó crypto nói chung và Bitcoin nói riêng chưa được công nhận ở nhiều quốc gia và khu vực. Điều này sẽ tạo khó khăn cho các giao dịch xuyên biên giới của nhà đầu tư cũng như làm giảm tính thanh khoản của loại tiền này.
- Thách thức đối với những người không am hiểu về công nghệ: Với bản chất được ra đời và hoạt động trên nền tảng công nghệ Blockchain, việc khai thác và quản lý tiền mã hóa đòi hỏi cần có sự hiểu biết nhất định về công nghệ. Đây sẽ là thách thức không hề nhỏ đối với các nhà đầu tư truyền thống chưa quen thuộc với các công nghệ mới đột phá hiện nay.
Cần thời gian tích lũy và phát triển.
Đặc Điểm & Phân Biệt Các Loại Tiền Điện Tử
Đặc điểm của Crypto
Crypto có những đặc điểm chính sau:
- Tính phi tập trung: Crypto không hoạt động như tiền thông thường và cũng không chịu sự chi phối của máy chủ trung tâm. Thay vào đó, Crypto được phân phối trên một mạng lưới (network) cùng với sự tham gia của rất nhiều máy tính ngang hàng. Hệ thống này được gọi là mạng lưới phi tập trung.
- Đồng tiền được số hóa: Crypto là loại tài sản được số hóa, chỉ được giao dịch trên internet. Nhà đầu tư không thể trực tiếp cầm nắm như tiền giấy thông thường.
- Tính chất ngang hàng: Với hình thức này, các nhà đầu tư sẽ trực tiếp giao dịch với nhau trên không gian trực tuyến mà không phải thông qua bên thứ ba. Nhờ đó tăng tốc độ xử lý đồng thời không mất phí.
- Tính ẩn danh: Khi tiến hành các giao dịch tiền mã hóa, nhà đầu tư không cần phải cung cấp các thông tin cá nhân. Đồng thời, các giao dịch Crypto cũng không chịu sự quản lý của bất kỳ bên thứ ba nào nên khó có thể xác định danh tính của những người tham gia mua bán Crypto.
- Không bị phụ thuộc: Tiền điện tử không chịu sự quản lý của các bên thứ 3. Do đó, nhà đầu tư có thể tự do kiểm soát tiền cũng như chủ động tiến hành các giao dịch trên hệ thống.
- Tính toàn cầu: Do đồng tiền này không bị kiểm soát bởi cơ quan tại bất kỳ quốc gia nào, nên Crypto có thể được giao dịch mọi nơi trên thế giới. Cũng chính vì vậy, Crypto được xem là loại tiền tệ có tính chất phi quốc gia
Thị trường Crypto có những khác biệt so với thị trường tài chính truyền thống là gì?
Sự Khác Biệt Chính Giữa Tiền Điện Tử Và Cổ Phiếu
Mức tăng hơn 1000% trong vài tuần không phải là điều chưa từng thấy trong thị trường crypto. Bị thu hút bởi lời hứa về lợi nhuận ngắn hạn đáng kể và rào cản gia nhập thấp, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào vòng xoáy tiền điện tử khi cân nhắc giữa tiền điện tử và cổ phiếu. Vì tiền điện tử có thể được giao dịch theo đơn vị phân số nên yêu cầu đầu vào thấp. Nhưng với khả năng thu được nhiều lợi nhuận trong thời gian ngắn thì rủi ro cũng cao hơn.
Giá tiền điện tử có sự biến động của một tàu lượn siêu tốc và nhiều chuyên gia trong ngành coi giao dịch tiền điện tử giống như đánh bạc hơn là đầu tư thực tế. Sự biến động giá này được chia sẻ với thị trường chứng khoán, nhưng ở mức độ nhỏ hơn.
Sự khác biệt chính khi xem xét crypto và cổ phiếu được nhìn nhận tốt nhất thông qua lăng kính của các đặc điểm theo sau.
Vấn Đề Thanh Khoản
Tính thanh khoản là thước đo khả năng bạn có thể mua và bán theo ý muốn trên bất kỳ thị trường nào. Thị trường chứng khoán có ưu thế hơn trong so sánh tiền điện tử và cổ phiếu này vì chúng sở hữu khối lượng giao dịch cao hơn thị trường tiền điện tử và do đó, có tính thanh khoản cao hơn. Tương tự, thị trường tiền điện tử có ít nhà giao dịch tích cực hơn và do đó, có thể gặp phải các vấn đề về thanh khoản.
Tuy nhiên, tiền điện tử không bình đẳng khi xem xét tính thanh khoản. Bitcoin là loại tiền kỹ thuật số có tính thanh khoản cao nhất vì nó có số lượng người bán và người mua sẵn sàng giao dịch cao nhất.
Các coin và token vốn hóa thị trường thấp và các sàn giao dịch tiền điện tử nhỏ hơn thường gây ra các vấn đề thanh khoản cho các nhà đầu tư lớn, khiến họ không thể đầu tư và không thể thu lại được. Các vấn đề tương tự thường chỉ gặp phải trong giao dịch chứng khoán khi giao dịch OTC cổ phiếu penny hoặc làm việc với các công ty môi giới cổ phiếu vốn hóa siêu nhỏ.
Quyền Sở Hữu
Việc mua cổ phiếu của một cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ mang lại lợi ích cho người mua trong công ty. Với tư cách là người giữ cổ phần, nhà đầu tư được hưởng các lợi ích khác nhau, chẳng hạn như lãi hoặc lỗ vốn, chia cổ tức dựa trên lợi nhuận và quyền biểu quyết của cổ đông. Tuy nhiên, nếu bạn mua thông qua môi giới thì cơ bản là cổ phần được sở hữu bởi bên môi giới. Rất ít nhà đầu tư bận tâm đến việc cố gắng sở hữu cổ phần đứng tên họ.
Mua tiền điện tử có nghĩa là bạn có thể chuyển quyền sở hữu cuối cùng của coin hoặc token cho nhà đầu tư. Ban đầu, tiền điện tử thường được giao dịch trên sàn giao dịch và được lưu trữ trong ví của sàn. Tuy nhiên, bạn có thể chuyển tiền điện tử sang thiết bị lưu trữ (ví lạnh), thường an toàn hơn ví trực tuyến. Bạn không phải lo lắng về việc bị người khác hack nếu bạn giữ chìa khóa cho ví điện tử của mình cẩn thận.
Tính Biến Động Cao
Một điểm tương đồng khi xem xét tiền điện tử và cổ phiếu là cả hai đều dễ biến động. Với những biến động giá khó dự đoán, hầu như không thể xác định chính xác thời gian để tham gia hoặc rút khỏi giao dịch. Nói như vậy, thị trường chứng khoán cho phép các nhà đầu tư và thương nhân truy cập vào thông tin của công ty, họ có thể sử dụng thông tin này để quyết định cách thức giao dịch chứng khoán của mình. Hơn nữa, thị trường chứng khoán, mặc dù biến động giá thường xuyên, nhưng vẫn có xu hướng tăng trưởng trong dài hạn.
Thị trường chứng khoán chỉ biến động trong khoảng thời gian cố định của một ngày làm việc. Thị trường tiền điện tử không bao giờ “ngủ” và các tài sản kỹ thuật số liên tục biến động, diễn biến trong không gian tiền điện tử và sự chuyển động của thị trường chứng khoán toàn cầu.
Với phạm vi ảnh hưởng rộng đến 24 giờ một ngày, tiền điện tử biến động nhiều hơn so với cổ phiếu. Sự biến động thị trường nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc giá cả ít ổn định hơn, điều này có thể khiến các nhà tổ chức doanh nghiệp không tham gia đầu tư vào tiền điện tử. Điều đó cũng có nghĩa là có nhiều cơ hội vào và ra hơn cho các giao dịch, với phạm vi tiềm năng lớn hơn để thu được lợi nhuận lớn.
Thị Trường Crypto Không Bị Hạn Chế
Thị trường chứng khoán được quản lý và các yêu cầu ký quỹ thường nghiêm ngặt và được giám sát chặt chẽ. Danh mục đầu tư tối thiểu cũng có thể ngăn các nhà giao dịch sử dụng đòn bẩy.
Khi so sánh tiền điện tử với cổ phiếu, giao dịch phái sinh chắc chắn dễ tiếp cận hơn so với giao dịch ký quỹ trên thị trường chứng khoán. Sàn giao dịch phái sinh hàng đầu thế giới có số tiền ký quỹ tối thiểu chỉ $1, giúp cho các giao dịch có đòn bẩy khả dụng với số tiền thấp nhất có thể. Đòn bẩy bắt đầu ở mức thấp nhất là 2x, cao nhất là 100x hoặc hơn trên các sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số hàng đầu.
Thiếu Sự Đa Dạng
Mục đích của đa dạng hóa là sở hữu nhiều tài sản khác nhau trên nhiều thị trường. Cổ phiếu thực sự có thể ít đa dạng hơn tiền điện tử, vì chúng có xu hướng đi theo kinh tế. Các yếu tố như lạm phát và các chính sách tiền tệ và kinh tế đều có tác động đến cổ phiếu và trái phiếu.
Mối tương quan thấp của Bitcoin và Ethereum với chứng khoán và tài sản trên thị trường chứng khoán khiến đầu tư tiền điện tử trở thành một chiến lược hấp dẫn trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Giá của tiền điện tử chủ yếu di chuyển so với giá của các loại tiền có tính ổn định, như BTC và ETH. Mặt khác, cổ phiếu phản ứng với các yếu tố kinh tế, hiệu quả hoạt động của các công ty và lĩnh vực cũng như cung và cầu được kết nối với nhau thông qua các chỉ số, ngành và dịch vụ liên quan.
Kết luận
Quyết định chọn giao dịch crypto hoặc cổ phiếu phụ thuộc phần lớn vào chuyên môn, chiến lược giao dịch và số tiền bạn đang đầu tư. Cổ phiếu tốt hơn cho những ai muốn tăng trưởng đầu tư có thể đoán trước, hạn chế trong dài hạn, với mức độ biến động tương đối thấp. Tiền điện tử tốt hơn cho những ai muốn đa dạng hóa và tìm kiếm một hàng rào chống lại lạm phát. Tiền điện tử là một thị trường còn nhỏ nên mức độ tăng trưởng có thể tăng cao gấp nhiều lần thị trường truyền thống.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Cách Kiếm Tiền Bằng Cung Cấp Thanh Khoản Và Những Rủi Ro Cần Biết - December 13, 2024
- Hướng Dẫn Tham Gia OKX Cryptopedia Babylon - December 9, 2024
- Hướng Dẫn Làm Airdrop Sniper - December 9, 2024