Liquidity Mining là gì? Liquidity Mining là một phương pháp được sinh ra trong đầu thời kì phát triển của DeFi các dự án thường sử dụng Liquidity Mining để thu hút thanh khoản từ những người dùng trong thị trường. Tới nay, tuy có một số những thay đổi nhưng Liquidity Mining vẫn là một giải pháp mà nhiều dự án lựa chọn để bootstrap TVL hay thanh khoản.
Vậy Liquidity Mining là gì và nó điều gì mà thu hút người dùng và dự án đến như vậy thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Liquidity Mining Là Gì?
Bối cảnh hiện tại của thị trường
Các sự kiện ICO của thị trường crypto đã khiến các nhà đầu tư nhận ra rằng đó là một cuộc chiến không công bằng khi mà hầu hết lượng lớn token thuộc về Đội ngũ phát triển và Nhà đầu tư. Bản thân các Nhà Đầu Tư Nhỏ Lẻ như chúng ta hay còn gọi là Retails mong muốn một cuộc chơi công bằng hơn nơi mà token được sử dụng đúng mục đích của nó là để phát triển giao thức.
Bên cạnh đó, thị trường crypto cũng đang tìm kiếm những giải pháp triển khai token đảm bảo công bằng cho những người tham gia bên cạnh đó nó cũng phải giúp cho giao thức phát triển. Và thế là Liquidity Minig ra đời và trở thành một phần không thể thiếu của DeFi.
Tổng quan về Liquidity Mining
Liquidity Mining (LM) là một sự kiện mà khi người dùng tham gia sử dụng giao thức sẽ nhận về lại native token của dự án được phát triển trên nền tảng của các dự án DeFi vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020. Một vài ví dụ dễ hiểu như sauu:
- Người dùng tham vay vay và cho vay trên các nền tảng Lending & Borrowing.
- Người dùng tham gia cung cấp thanh khoản trên các nền tảng AMM.
- Người dùng tham gia staking trên các nền tảng Liquid Staking Derivatives (LSD).
- Người dùng gửi tài sản vào những nền tảng Yield Farming để hy vọng kiếm nhiều lợi nhuận hơn trong mảng Lending & Borrowing.
Nhờ các hoạt động trên mà người dùng được nhận về native token của dự án như một phần thưởng còn với dự án thì bắt đầu có những người dùng đầu tiên mà một trong số đó sẽ là người dùng trung thành của họ, bắt đầu TVL, Volume tăng trưởng. Có thể nói với Liquidity Mining thì tất cả mọi người đều vui khi ai cũng đạt được mục đích của mình.
Khái niệm về Liquidity Mining rất đơn giản tuy nhiên nếu về cách triển khai Liquidity Mining thì vô cùng đa dạng. Chúng ta có một số cách triển khai như sau:
- Fair Launch: Là một hình thức release 100% token tới cộng đồng thông qua chương trình Liquidity Mining. Phần thưởng ít nhiều dựa trên những đóng góp của người dùng. Fair Launch sẽ không có % dành cho core team hay investor.
- Bootstrap TVL: Là các dự án trích phần lượng token của mình từ 20% trở lên để trả thưởn cho những người dùng thực sự của họ. Lượng token này được dự án quy đình trả trong vòng bao lâu nên trong thời điểm này TVL của dự án có dấu hiệu tăng mạnh.
Những dự án dẫn đầu xu hướng Lqiuidity Mining
Ngày nay, Liquidity Mining đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược bootstrap thanh khoản và TVL của dự án nhưng nếu lật lại lịch sử ta sẽ có một số những vấn đề như sau:
- Uniswap: Là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đầu tiên triển khai chiến lược Liquidity Mining sau đó thanh khoản trên Uniswap dày lên vào tạo ra một xoáy khiến Uniswap giữ được thanh khoản nhờ lượng fee tăng lên rồi càng nhiều người cùng cấp thanh khoản. Uniswap bắt đầu từ 16/09/2020 tới 17/11/2020 TVL tăng từ gần $1B lên hơn $3B.
- Compound: TVL của Compound đã tăng từ $91M lên mức $12B khoảng 131 lần. Compund là nền tảng Lending & Borrowing đầu tiên thực hiện chưa trình Liquidity Mining. Compound bắt đầu triển khau từ 16/06/2020.
Việc Compound thực hiện LM quá thành công khiến các dự án mới đều lần lượt học hỏi và triển khai.
Một số những ưu điểm và nhược điểm của Liquidity Mining
Những ưu điểm của Liquidity Mining
LM đã mang tới một làn gió mát cho thị trường DeFi nói riêng và Crypto nói chung thúc đẩy mạnh mẽ dòng tiền vào thị trường crypto. Một số những ưu điểm nổi bật của LM như:
- Cà nhà cùng vui: Người dùng thì có phần thưởng cho công sức của mình và dự án thì có được thanh khoản, TVL bước đầu trong việc xây dựng dự án. Có thể nói LM tạo ra một cuộc chơi công bằng hơn giữa giao thức, dự án và
- Bootstrap cho từng dự án như mảng AMM thanh khoản của nền tảng sẽ trở nên dày hơn, TVL của các nền tảng DeFi tăng cũng khiến uy tín của dự án lớn hơn trong mắt cộng đồng.
- Khuyến khích người dùng tham gia thật sự vào DeFi.
- Xây dựng cộng đồng lớn mạnh và nhanh chóng bằng những lợi ích hữu hình.
Với những lợi ích rõ ràng LM đã trở thành một phần của DeFi từ thời điểm ra đời cho tới nay.
Những nhược điểm của Liquidity Mining
Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích to lớn mà LM mang lại thì LM cũng có những nhược điểm nhất định:
- Việc lôi kéo người dùng bằng lợi ích thì khi lợi ích hết thì người dùng cũng rời bỏ dự án TVL và Volume đều giảm.
- VIệc farm ra quá nhiều native token khiến nhiều người bán token khiến giá token dump => Incentive bị giảm giá trị => Người dùng rời bỏ dự án => TVL và Volume đều giảm. Hoặc nếu Incentive bị giảm giá trị => Dự án tăng thêm incentive để bù vào lượng giá giảm => càng nhiều token bị farm ra => càng nhiều token bị bán ra => Incentive bị giảm giá trị => Người dùng rời bỏ dự án => TVL và Volume đều giảm.
- Cạnh tranh khốc liệt: Việc quá nhiều AMM, Lending & Borrowing làm LM khiến việc cạnh tranh trở nên vô cùng khốc liệt.
- Phân mảnh thanh khoản: Đồng nghãi với cạnh tranh khốc liệt dẫn tới phân mảnh thanh khoản làm trải nghiệm của người dùng trên giao thức bị hạn chế đi rất nhiều.
- Hack, Rugpool: Việc có quá nhiều dự án làm dụng LM khiến cho nhiều dự án scam, lừa đảo xuất hiện làm xấu đi hình ảnh của DeFi ban đầu.
Liquidity Mining Đã Thay Đổi Với Nhiều Biến Thể
Vấn đề đặt ra
LM đúng là đã giúp các dự án vượt qua giai đoạn đầu tiên trong việc bootstrap thành khoản & TVL, xây dựng cộng đồng,... nhưng hầu hết các dự án gặp thất bại khi chương trình LM kết thúc hoặc khi giá native token bị dump quá nhiều khiến LM không còn hiệu quả. Người dùng lại nhảy sang các dự án có chương trình LM tốt hơn và có lời hơn.
Ở giai đoạn tiếp theo dự án cần phải có thêm chiến lược để Incentive giảm xuống nhưng thanh khoản không được giảm quá nhiều (tất nhiên vẫn có giảm nhưng không phải giảm về mức trước LM).
Các phương thức để thay đổi
Một số những giải pháp được đưa ra đều giải quyết những vấn đề dai dẳng của LM như sau:
- Staking: Staking là một trong những chương trình khuyến khích người dùng stake native token để nhận native token của dự án. Staking ban đầu ra mắt phát huy hiệu quả khi mà người dùng không dump native token để mang đi stake. Tuy nhiên, đây không phải giải pháp cho dài hạn.
- Lock & Release: Đây là phương pháp phần thưởng của người dùng sẽ được trả dần theo thời gian theo kiểu vesting thay vì trả một lần cho người dùng. Đây hiện tại vẫn là các nhiều dự án đang sử dụng trên thị trường.
- Lockdrop: Đây là phương pháp do Delphi Digital đề xuất và áp dụng cho một số dự án mà Delphi đầu tư như Bastion Protocol hay Astroport. Với Lockdrop, người dùng sẽ khóa thanh khoản vào giao thức và nhận phần thưởng, khóa càng lâu thì ơphần thưởng càng cao.
- Xây dựng use case: Các giao thức sẽ tập trung xây dựng use case cho native token để native token được sử dụng cho nhiều giao thức khác nhau giúp người dùng có động lực nắm giữ token.
Tuy đã có nhiều giải pháp được đưa ra tuy nhiên LM vẫn là con dao hai lưỡi trong việc phát triển. Tính tới nay nhiều dự án sử dụng LM để tạo động lực ban đầu sau đó đi vào hướng phát triển một cách bền vững, nhưng cũng có những dự án theo hướng lạm dụng LM thì sau đó dự án chắc chắn sẽ không thể phát triển trong dài hạn.
Một số tiêu chí để đánh giá dự án sử dụng LM thành công
Trên đây là một số những kinh nghiệm cá nhân mình quan sát được với một số các dự án sử dụng LM và đã tương đối thành công như:
- Dự án phải có một đội ngũ core team thật sự hiểu thị trường crypto và đã có kinh nghiệm xây dựng hoặc làm việc trong các dự án DeFi.
- Dự án phải có MM để giải quyết vấn đề thanh khoản cho token. MM không chỉ cung cấp thanh khoản mà còn phải tham gia vào quá trình đỡ giá cho token.
- APY của dự án có thể lên đến vài trăm hoặc vài ngàn tuy nhiên chỉ trong một thười gian ngắn chứ không phải trong một khoảng thời gian dài.
- Bản thân dự án phải biết xây dựng use case cho native token của mình và có những chiến lược marketing để thu hút các nhà đầu tư tham gia dự án
Ví dụ trên Arbitrum có rất nhiều các dự án dùng LM để bootstrap thanh khoản của dự án như Radiant Capital, Camelot, 3xcalibur, SwapFish, ZyberSwap, SolidLizard, ArbSwap,... tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại cũng chỉ có Radiant Capital, Camelot là giữ được vị thế của mình. Với câu chuyện của Radiant Capital đó chính là chiến lược Marketing tài tình, còn với Camelot là sự có mặt của Launchpad chất lượng.
Tương lai của Liquidity Mining
Mình tin chắc rằng ở thời điểm hiện tại LM đã có những sự tiến hóa đề hạn chế những nhược điểm của mình và tiếp tục phát triển. LM chắc chắn sẽ ở lại đồng hành và cùng phát triển cùng thị trường crypto. Tuy nhiên, mọi người nên biết dự án nào biết cách "sử dụng" hoặc "lạm dụng" để có thể biết cách dự án đi để có chiến lược đầu tư phù hợp.
Tổng Kết
LM là một phần không thể thay trong lịch sử hình thành của DeFi và là động lực lớn giúp DeFi phát triển mạnh mẽ tới thời điểm hiện tại. Minh tin chắc rằng không những LM là quá khứ mà còn là hiện tại và cả tương lai của của DeFi. Thực tế chứng minh nhiều dự án DeFi vẫn thành công cùng với LM.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- 4 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA 1 DỰ ÁN AI AGENTS - January 2, 2025
- Zerebro Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Zerebro - January 1, 2025
- Sekoia Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Sekoia - January 1, 2025