Có thể nói chưa bao giờ chúng ta trải qua một mùa đông crypto khốc liệt như hiện tại. Nếu trong mùa đông năm 2019 – 2020, việc giảm giá của Bitcoin của Bitcoin chủ yếu đến từ các động thái phát biểu của chính phủ Trung Quốc hay Ấn Độ về việc đào Bitcoin, sử dụng Bitcoin như phương tiện thanh toán,… Nhưng trong chu kì lần này mọi chuyện đã xảy ra hoàn toàn khác so với thời điểm mùa đông gần nhất.
SỤP ĐỔ, PHÁ SẢN là 2 cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong năm nay và ẩn sâu trong 2 cụm từ này chính là ĐÒN BẨY. Việc sử dụng quá nhiều ĐÒN BẨY đã khiến các dự án từ lao đao đến SỤP ĐỔ và phải nộp đơn xin PHÁ SẢN khiến thị trường lao dốc.
Và bây giờ mọi người cùng mình nhìn lại các sự kiện lớn của thị trường Crypto trong năm 2022 vừa qua nhé!
Giai Đoạn Đầu Năm
Một số các sự kiện lớn trong thị trường Crypto năm nay bao gồm:
- Sự kì vọng và tin tưởng vào BTC $100K giai đoạn đầu năm.
- StepN: Move to Earn dẫn dắt thị trường.
- Sự sụp đổ của Terra - UST.
- The Merge thành công, bước ngoặt lớn cho Ethereum.
- stETH depeg dẫn đến Three Arrow Capital, Voyager, Celsius phá sản.
- NFT - Mảnh ghép dẫn dắt thị trường trong giai đoạn giữa và cuối năm.
- Sử dụng FTT làm tài sản thế chấp quá nhiều CZ khiến sàn giao dịch FTX và quỹ đầu tư Alameda Research bay hơi
Ngoài ra chúng ta còn cố một số tiêu điểm ngoài lề như:
- Thị trường Crypto và Kinh Tế Vĩ Mô thế giới.
- TOP 10 vụ hack Crypto dự án lớn nhất trong năm nay.
Sự kì vọng và tin tưởng vào BTC $100K giai đoạn đầu năm
Mở đầu đầy hy vọng
Năm 2022 tuy không phải khởi đầu như mơ nhưng cũng là một khởi đầu bằng sự hy vọng và tin tưởng của cộng đồng vào Bitcoin và thị trường Crypto.
Khởi đầu năm Bitcoin đang ở mức giá $46.3K sau khi giảm từ mức $69K tương đương với mức giảm 32% là mức điều chỉnh thường thấy trong một chu kì tăng trưởng. Sau khi phá mức ATH cũ là $63K thị trường tin chắc thị trường Crypto giai đoạn này sẽ giống với chu kì 2013 khi thị trường hình thành mô hình 2 đỉnh và đỉnh sau lớn hơn đỉnh cũ rất nhiều.
Và hầu hết mọi người tin tưởng rằng Bitcoin sẽ đạt $100K trong chu kì lần này. Sự tin tưởng này không chỉ đến từ các nhà đầu tư đơn lẻ mà ngay tới những KOLs lớn và một số quỹ đầu tư đều tin tưởng Bitcoin sẽ chạm mức giá $100K trong năm 2022.
Terra - UST dẫn dắt thị trường
UST khởi động một năm mới ở mức vốn hóa rơi vào khoảng $10B nhưng đã tiếp tục phát triển lên mức ATH gần $20B chỉ trong vòng vài tháng, trong khi đó dự án phải mất đến 2 năm ròng rã để đạt được con số $10B vốn hóa. Việc vốn hóa của UST tăng mạnh chủ yếu đến từ 2 lý do:
- APY lên đến gần 20% cho 1 stablecoin là một con số QUÁ KHỦNG khiến cho bất kì một cá nhân hay tổ chức nào phải trích một khoản đầu tư của mình vào UST. Để hình dung thì lãi suất cơ bản cho đồng dollar tại Mỹ chỉ rơi vào khoảng 1% tức là tại Anchor cho phép người dùng stake UST với lãi suất gấp 20 lần so với việc gửi dollar Mỹ vào ngân hàng thông thường.
- UST tiếp tục mass adoption trong thị trường DeFi lẫn CeFi. Nổi bật nhất chính là triển khai 4 Pool bao gồm USDC, USDT, FRAX và UST với mục tiêu phế bỏ sự thống trị của DAI, bên cạnh đó là các cặp giao dịch với UST bắt đầu được triển khai trên Houbi và nhiều sàn lớn hỗ trợ stake UST. Khiến việc tiếp cận UST ngày càng dễ dàng.
Tuy không có khởi đầu ấn tượng như UST nhưng Terra sau khi giảm từ mức 8x về mức 4x nhưng đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại và đạt mức $120.
Và tính trong cả lịch sử thị trường Crypto tới nay thì Terra là dự án duy nhất mà có cả 2 token là LUNA và UST đều lọt vào TOP 10 vốn hóa toàn bộ thị trường trong cùng một thời điểm.
Sự Bùng Nổ Của Trào Lưu "Move-to-Earn"
Xu hướng "Move-to-Earn" làm mưa làm gió suốt mùa hè 2022 bây giờ ra sao? Trước khi STEPN bùng nổ và trở thành hiện tượng khi giá token quản trị GMT tăng hơn 300% chỉ vài tuần sau ICO trên Binance, khái niệm "Move-to-earn" đã xuất hiện và tồn tại một thời gian dài. Nhưng điều gì đã làm cho khái niệm này bùng nổ thực sự trong năm 2022, hãy cùng Hak Research nhìn lại một năm đầy thăng trầm của Move-to-earn nhé!
Khái Niệm Move-to-Earn
Mùa hè 6 năm trước, Niantic cho ra mắt game thực tế tăng cường Pokemon Go trên di động. Nhờ vào lối chơi khác biệt và đầy thú vị, gần như ngay lập tức Pokemon Go tạo nên “cơn sốt" trên thị trường game thế giới. Thời điểm đó ngay ở Việt Nam chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh các thanh thiếu niên đi khắp các ngóc ngách trên đường, trên tay “lăm lăm” smartphone để “săn” Pokemon. Pokemon Go đến nay đã mang về cho nhà phát hành 4,5 tỷ đô với hàng trăm triệu lượt tải. Với ý tưởng di chuyển để chơi (move-to-play), 6 năm sau đã xuất hiện một trào lưu thu hút sự chú ý của cả thế giới tiền mã hóa với tên gọi Move-to-Earn.
Move-to-Earn (hay M2E) là loại hình cho phép người dùng kiếm tiền qua những hoạt động thể chất bằng cách sử dụng công nghệ cảm biến và đo lường chuyển động của con người. Move-to-Earn kết hợp mô hình Game-Fi và Social-Fi, tạo động lực cho người chơi bằng cách trả thưởng bằng token của dự án. Người dùng có thể tiếp tục sử dụng các token này trong hệ sinh thái trò chơi hoặc bán ra để lấy tiền pháp định thu lợi nhuận.
Hiểu một cách đơn giản thì Move-to-Earn biến việc tập thể dục hàng ngày thành trò chơi bằng cách sử dụng tài sản kỹ thuật số (NFT). Các hoạt động thường nhật của con người sẽ được chuyển hoá thành những phần thưởng giá trị trong game qua đó khuyến khích con người hướng đến lối sống lành mạnh hơn.
Ngòi Nổ Cho Move-to-Earn
Nếu 2021 là sân khấu của Play-to-Earn với những thành công vang dội của những dự án chơi game để kiếm tiền mà dẫn đầu là Axie Infinity thì đến 2022 được coi là đất diễn của Move-to-Earn mà khởi xướng là STEPN.
Từ khi đại dịch toàn cầu xuất hiện, thị trường tiền mã hoá tăng giá và đó là những mảnh ghép đúng nơi, đúng thời điểm để giúp cho mô hình Play-to-Earn ngày càng phổ biến và bùng nổ. Câu chuyện của Move-to-Earn cũng tương tự, khi cả thế giới phải dần làm quen việc sống chung với dịch. Thời gian phải ở trong nhà không được ra ngoài thực sự không hề dễ chịu và con người giờ đây cũng ý thức được tầm quan trọng của sức khoẻ hơn bao giờ hết. Move-to-Earn xuất hiện như một giải pháp hoàn hảo với nhiều ưu điểm hơn cả Play-to-Earn đánh đúng vào tâm lý của người dùng hiện tại.
Genopets
Không phải STEPN, Genopets mới là dự án Move-to-Earn đầu tiên được phát triển trên hệ sinh thái Solana. Genopets sử dụng cơ chế Dual-Earning cho phép người dùng có thể chọn chơi miễn phí (Free-to-Play) hoặc mua pet NFT trong Marketplace để chơi. Việc người chơi vận động thường xuyên sẽ là hình thức để nuôi dưỡng, chiến đấu, phát triển và làm gia tăng giá trị cho các Genopet NFT.
Mặc dù là một trong những trò chơi M2E đầu tiên và cũng được phát triển trên Solana nhưng Genopets vẫn chưa tiếp cận được đông đảo người dùng cho đến khi STEPN xuất hiện.
STEPN (GMT)
Dù là không phải người đi đầu nhưng chính STEPN mới là dự án châm ngòi cho sự bùng nổ của Move-to-Earn. STEPN là một ứng dụng web3 kết nối thói quen đi bộ và chạy của người dùng nhờ công nghệ blockchain thông qua các sản phẩm giày thể thao NFT.
Để tham gia STEPN, trước tiên người dùng cần phải mua một đôi giày thể thao NFT phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình (đi bộ, chạy chậm, chạy nhanh hoặc cả ba). Sau khi có giày NFT, người dùng sử dụng định vị địa lý để theo dõi và ghi lại quá trình chạy hoặc đi bộ ngoài trời của mình để kiếm được phần thưởng là token.
Dù chỉ là một dự án non trẻ khi mới giành chiến thắng trong Solana Ignition Hackathon mảng Gaming Track năm 2021. Đầu năm 2022, STEPN được công bố là dự án thứ 28 trên Binance Launchpad. Giá của GMT là token quản trị của STEPN liên tục đạt ATH, tăng gần 2,500% kể từ khi ra mắt lên mức cao nhất vào ngày 28 tháng 4. Điều này đã nâng vốn hóa thị trường của dự án lên hơn 2 tỷ đô la, khiến STEPN trở thành một trong những loại tiền mã hóa lớn nhất trên thế giới ở thời điểm đó.
Sức nóng của STEPN còn đến từ việc nhu cầu tham gia vào STEPN của người dùng mới tăng cao khiến giá để mua một đôi giày NFT và giá token trả thưởng GST tăng chóng mặt. Lợi nhuận từ việc bán giày càng lớn → Nhu cầu “đẻ” giày NFT càng nhiều (mint ra thêm giày bằng cách chọn 2 đôi giày có sẵn) → Nhu cầu sử dụng GST (làm phí mint) càng lớn → Giá GST tăng → Thời gian hoàn vốn khi mua 1 đôi giày NFT để chạy tăng → Nhu cầu mua giày NFT để chạy kiếm GST tăng và vòng tròn này bắt đầu lặp lại.
Đã có rất nhiều người kiếm được tiền với STEPN với nhiều cách từ việc đầu cơ GMT đến mint ra thêm giày và đến từ việc chạy bộ hàng ngày để kiếm GST mà trong đó có mình. STEPN biến Move-to-Earn thành một cơn sốt thực sự khi thời điểm đó đâu đâu cũng nhắc tới STEPN, ngay cả với những cộng đồng chạy bộ bình thường mà mình tham gia cũng đã bắt đầu bàn tán về trào lưu Move-to-Earn này!
Bùng Nổ Mạnh Mẽ
Sự bùng nổ của Move-to-Earn với STEPN kéo theo rất nhiều dự án khác kể cả đã có token lẫn chưa token trong mảng này nhận được rất nhiều sự quan tâm. Thời điểm sự đầu cơ bắt đầu lan mạnh từ STEPN (GMT) sang các token khác trong mảng "Move-to-Earn". Hầu hết các token trong categories này đều pump từ 30-50% một ngày dù chưa có sản phẩm hoàn chỉnh!
Từ một vài dự án thưa thớt, số lượng dự án mới mảng Move-to-Earn tăng lên một cách chóng mặt. Từ Solana các dự án mới bắt đầu xuất hiện ở đủ các hệ sinh thái từ Ethereum tới BNB Chain, Avalanche, Near, Polygon.
Giữa mùa hè của "Move-to-Earn", dự án mọc lên như nấm và tất nhiên là "vàng thau lẫn lộn" có nhiều dự án nhận được đầu tư khủng nhưng có những dự án vẽ lên chỉ để ăn theo trend và úp bô lên nhà đầu tư. Đây cũng chính là cánh báo bão cho sự đi xuống của "Move-to-Earn"
Move-to-Earn Trở Nên Bão Hoà
Việc bùng nổ về số lượng dự án đã cho thấy sự tăng trưởng nóng của Move-to-Earn. Điều này có một mặt trái đó là làm cho người dùng tham gia vào Move-to-Earn chủ yếu nhằm mục đích đầu cơ hơn là theo hướng gắn bó lâu dài với dự án. Khi kiếm được lợi nhuận, những người dùng tham gia sớm bắt đầu chốt lời và cùng với tình hình thị trường đi xuống nó làm cho giá token trả thưởng trong Move-to-Earn càng bị dump mạnh.
Vì đa số người tham gia giai đoạn này là nhằm mục đích đầu cơ, nên khi lợi nhuận bị giảm thậm chí bị thua lỗ, làn sóng bán tháo các NFT dùng để tham gia Move-to-Earn được kích hoạt. Như vậy, vòng lặp tăng giá ở trên đã quay ngược thành vòng lặp giảm giá. Vì đây vẫn là cuộc chơi tổng bằng không nên những người có được lợi nhuận tuyệt vời giai đoạn đầu chính là tiền đề cho những thua lỗ của những người vào sau, những người phải mua NFT hay token ở đúng đỉnh.
Số người thua lỗ vì chơi Move-to-Earn thì quay ra FUD dự án, lượng người quan tâm cũng giảm vì giờ giá đã giảm, sức hấp dẫn không còn. Nhưng liệu trend Move-to-Earn đã kết thúc ở đây?
Tương Lai Nào Chờ Đón Move-to-Earn?
Dù giá liên tục giảm, sự hưng phấn nhường chỗ cho những tin tức tiêu cực nhưng vẫn còn đó rất nhiều điều đáng để chờ đợi với các dự án Move-to-Earn. Có thể dễ nhận thấy xu hướng này đã giúp "on-boarding" một lượng lớn người dùng non-crypto khi trước đó với họ tạo ví web3, sở hữu NFT hay swap các token là những điều không tưởng. Rõ ràng, Move-to-Earn hoàn toàn có thể trở thành phương tiện chính giúp blockchain hay Web3 được tiếp nhận rộng rãi (mass adoption).
Những thách thức Move-to-Earn phải đối mặt là rất lớn và còn cần phải cải thiện rất nhiều những ta sẽ bàn kỹ hơn ở một bài viết khác. Nhưng có một tín hiệu tốt mà mình cho là đáng chờ đợi đó là các dự án đã dẫn đầu xu hướng Move-to-Earn vẫn miệt mài build, vẫn có những dự án mới chất lượng được ra mắt và quan trọng là những người dùng thực sự, họ vẫn còn ở lại.
STEPN hợp tác với Solana và ASICS bán sneakers phiên bản đặc biệt
Không còn là cái tên ồn ào, gây được nhiều sự chú ý như những ngày đầu mùa hè năm 2022 nhưng STEPN vẫn đang tích cực build hướng đến trở thành web3 lifestyle app hàng đầu.
Trong khuôn khổ hội nghị Solana Breakpoint đang diễn ra tại Lisbon (Bồ Đào Nha) từ ngày 4 đến 7/11, STEPN cũng được công bố là sẽ hợp tác cùng với Solana và hãng giày thể thao nổi tiếng ASICS để mở bán một dòng giày chạy đặc biệt. Giá của mỗi đôi giày sẽ là 200 USDC trên Solana và STEPN sẽ airdrop 1.001 NFT sneaker ASICS x STEPN “OG” Solana Realm cho những ai nắm giữ NFT này. Đây không phải là lần đầu STEPN hợp tác với ASICS để phát hành các bộ sưu tập NFT giày mang thương hiệu của hãng khi họ đã cùng nhau mở bán NFT sneaker trên Binance.
Sweatcoin tích hợp Web3 và được list trên 5 sàn lớn
Không như những dự án Move-to-Earn khác, Sweatcoin là dự án Move-to-Earn đã hoạt động trên Web2 kể từ năm 2016 với hơn 120 triệu người dùng ứng dụng. Cho đến năm 2022, với sự hợp tác của Near Protocol, Sweatcoin đã ra mắt phiên bản ứng dụng blockchain đầu tiên là Sweat Economy với token SWEAT.
Ngày 13 tháng 9 đã đánh dấu sự ra mắt chính thức SWEAT khi được công bố listing trên Bybit, Kucoin, OKX, và FTX. Rõ ràng với thành công đã có trong việc thu hút người dùng tham gia Move-to-Earn trên Web2 cùng với việc nhận được sự giúp đỡ từ NEAR Foundation. Sweat Economy có nhiều lý do để tự tin list SWEAT cũng như phát triển Move-to-Earn ngay trong downtrend.
Step App ra mắt bản Mainet trên iOS và Android
Ngoài STEPN trên Solana và Seat Economy trên Near thì một dự án Move-to-Earn rất đáng chú ý nữa ở trên Avalanche đó là Step App cũng rất tích cực build khi mới phát hành ứng dụng trên cả iOS và Android. Sự kiện này còn được tổ chức trực tiếp tại Tokyo vô cùng hoành tráng với sự tham gia của Usain Bolt - chân chạy nước rút hành tinh.
Một điểm đáng chú ý nữa là token FITFI của Step App đang là một trong những token được nắm giữ nhiều nhất trên Avalanche chỉ sau Wrapped AVAX.
Kết Luận
2022 cho đến nay thật sự đã là một năm đáng nhớ với trào lưu Move-to-Earn. Là một người tham gia đã chạy bộ để kiếm tiền với STEPN, mình cảm thấy đây là một trào lưu vô cùng thú vị. Chúng ta hoàn toàn có thể tạo được thu nhập nho nhỏ từ các hoạt động thể chất mà mình vẫn làm hàng ngày bằng các ứng dụng Move-to-Earn. Dù đã qua giai đoạn bùng nổ nhất, song những giá trị thực sự mà Move-to-Earn đem lại là khuyến khích con người đến lối sống lành mạnh vẫn còn đó. Các dự án Move-to-Earn cũng rất tích cực và mình nghĩ các dự án hoàn toàn có thể giúp phát triển hơn nữa và giúp web3 trở nên phổ biến rộng rãi trong tương lai!
Sự Sụp Đổ Bất Ngờ Của Terra - UST
Chu kỳ của thị trường Crypto là thứ mang tính lặp lại, chúng ta đã nhìn thấy những chu kỳ trước thị trường đều có những lúc tăng trưởng rất mạnh trong Bull Market, suy giảm liên tục và đóng băng, ảm đạm trong Bear Market. Tâm lý con người cũng không thay đổi trong các chu kỳ, luôn có sự Fomo cao độ, thất vọng, sợ hãi, tháo chạy trong từng thời điểm của thị trường.
Trong năm 2021 chúng ta đã thấy sự Fomo khủng khiếp từ thị trường, năm 2022 chứng kiến sự sụt giảm, sau đó là sụp đổ của các tên tuổi lớn, kinh tế vĩ mô thì suy thoái nặng nề, lạm phát tăng cao. Thời điểm này đã là cuối năm 2022, hãy cùng team Hak Research nhìn lại sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra, sự sụp đổ mang tính khởi đầu cho những điều khủng khiếp sụp đổ liên hoàn của các tên tuổi lớn thời điểm sau này nhé.
Sự quay lại của chu kỳ thị trường 2021
Như chúng ta đã biết trước sự bùng nổ năm 2021 của thị trường Crypto thì chúng ta đã trải qua 1 mùa đông của thị trường rất dài. Sau thời điểm đỉnh điểm 2017 thị trường đi vào downtrend và liên tục sụt giảm, đỉnh điểm là pha rũ bỏ của thị trường khiến BTC xuống đáy 3000$ vào tháng 12/2018.
Sau khi hình thành đáy BTC tiếp tục sideway trong vòng 4 tháng trước khi có thời điểm tăng trưởng và có cú flash dump vào tháng 3/2020 do biến cố Covid. Từ cú flash dump đó BTC tăng trưởng lên và đạt sự tăng trưởng phi mã vào cuối năm 2020, trước khi đạt ATH vào tháng 11/2021 như chúng ta đã thấy.
Vậy điều gì trong năm 2021 khiến cho thị trường sôi sục đến như vậy?
Điều đầu tiên chính là việc BTC tăng trưởng do dòng tiền đổ vào nhiều khuấy đảo lại thị trường (Tổng vốn hoá ATH là 2970 tỷ đô). Dòng tiền này có từ đâu? Chính từ việc thiên tai dịch bệnh Covid toàn cầu, Chính phủ in tiền ra để cứu trợ, tiền rẻ trong dân là quá nhiều. Bên cạnh đó là việc lockdown cách ly xã hội, đóng cửa quốc gia khiến cho tình hình kinh doanh truyền thống không có hiệu quả. Các nhà đầu tư đổ tiền vào các kênh đầu tư như chứng khoán, Crypto như 1 kênh đầu tư sinh lợi nhuận cao thay thế.
Tiếp theo khi có dòng tiền đẩy vào thị trường thì Market Marker tiếp tục tạo ra hàng loạt các trend bùng nổ sau đó như Defi, NFT, GameFi…. Chính lợi nhuận và nhiều con đường kiếm được lợi nhuận cao từ các trend này khiến cho thị trường sôi sục hơn bao giờ hết, các nhà đầu tư nhảy vào thị trường như thiêu than và đổ tiền bắt trend. Crypto 2021 như 1 cơn bão thay đổi vị thế của nhiều người và trở nên hot hơn bao giờ hết. Tất yếu là ngoài BTC lập ATH mọi thời đại thì chứng kiến hàng loạt các token dự án Layer1 cũng đạt ATH. Thị trường Fomo, nhà đầu tư hân hoan chiến thắng.
Trước sự sụp đổ
Như đã nhắc ở trên 1 trong những trend thu hút dòng tiền nhiều nhất và nhen nhóm sớm nhất từ cuối 2020 đó là Defi, và cụm từ được nhắc đến nhiều nhất thời điểm đó là sẽ có 1 Defi Summer 2021. Điều này đã trở thành hiện thực khi tất cả các dự án Defi nở rộ, bung ra phát triển dưới nền tảng 1 hệ sinh thái đã có sẵn hoặc được Buid mới.
Tất nhiên là Defi không thể hoạt động đơn lẻ mà nó phải được bắt đầu từ 1 hệ sinh thái nhất định. Các Layer 1 nền tảng mới đã được phát triển mạnh mẽ từ chu kỳ thị trường downtrend và sideway trước đó được marketing rất nhiều và thị trường sôi sục vì điều đó. Có thể kể đến như SOL, DOT, NEAR, TERRA, COSMOS, AVAX, FANTOM….. Khi các hệ sinh thái này được phát triển thì điều nhất thiết đối với nó là làm thế nào để dòng tiền chảy vào và vận hành trong hệ sinh thái, cross chain sang những hệ sinh thái khác, thu hút thêm người dùng. Điều này là sứ mệnh của các dự án Defi phát triển.
Như được cộng hưởng thì hàng chục, hàng trăm các dự án Defi được phát triển và ra mắt, mà quan trọng nhất là những sản phẩm như AMM DEX, Lending-Borrowing, Farming, Staking….chính là những thứ thu hút nhiều người dùng nhất, được quan tâm nhất. Thời điểm cao trào 2021 là nhà nhà tham gia Defi, người người Farming, Staking để sinh ra thu nhập thụ động từ nó.
Terra gây chú ý và bùng nổ
Vào thời điểm thị trường sôi động hưng phấn như vậy thì hệ sinh thái TERRA được ra mắt, với hướng đi rất táo bạo từ Dokwon CEO của Terra là phát triển stable coin thuật toán đầu tiên của thị trường Crypto (UST). Là hệ sinh thái non trẻ và phát triển sau nhưng lại mang tham vọng đi tắt đón đầu và muốn soán ngôi các Stable coin gạo cội trên thị trường như USDT, USDC, DAI, BUSD.
Vậy Stable coin thuật toán là gì?
Nhắc lại khái niệm cho những ai chưa rõ thì Stablecoin truyền thống là một loại tiền điện tử được neo với tỉ lệ 1:1 chốt ngang bằng một đồng tiền tệ pháp định thường là Đô la Mỹ, các stablecoin được bảo chứng bằng tiền mặt, trái phiếu, thương phiếu để luôn giữ đúng mức tỉ lệ. Chúng ta thấy được các ví dụ như USDC, USDC, BUSD. Stablecoin rất quan trọng trong thị trường Crypto nói chung và Defi nói riêng, nó chính là mấu chốt để dòng tiền chảy vào hệ sinh thái.
Stablecoin thuật toán thì không có bất kỳ tài sản đảm bảo an toàn nào để neo giá. Các stablecoin thuật toán sẽ sử dụng các thuật toán được lập trình sẵn để cố gắng giúp đồng tiền này ổn định, thuật toán được thiết kế theo các quy tắc nhất định để khuyến khích người tham gia thị trường như mức lãi suất huy động theo năm cao. Về mặt lý thuyết các stablecoin luôn ổn định với giá chốt.
UST được sinh ra như thế nào và cơ chế ra sao?
Tham vọng đi tắt đón đầu và muốn chiếm thị phận Stable Coin hiện tại của các ông lớn nên Terra đã phát triển ra Stable coin thuật toán của hệ sinh thái là Terra UST. Vì là stable coin thuật toán nên Terra UST có cơ chế riêng. Để UST luôn ở giữ ở giá ~ $1, thì mọi biến động về giá sẽ phải chuyển sang một token khác, đó là LUNA đây là token quản trị của hệ sinh thái Terra. Cách thức như sau:
- Nếu giá UST cao hơn giá peg, người dùng có thể swap $1 giá trị LUNA lấy 1 UST.
- Nếu giá UST thấp hơn giá peg, người dùng có thể swap 1 UST lấy $1 giá trị LUNA.
Từ đó ta có thể suy ra: Khi nguồn cung UST tăng lên, nguồn cung LUNA giảm xuống, và ngược lại.
Theo Terra, hai trường hợp trên có thể chia ra thành hai giai đoạn, đó là Seigniorage và Contraction.
Các giai đoạn cân bằng giá của Terra (UST)
- Seigniorage: Nguồn cung UST tăng lên, nguồn cung LUNA giảm xuống. Cách hoạt động: Minting 1 UST cần đốt $1 giá trị LUNA.
- Contraction: Nguồn cung UST giảm xuống, nguồn cung LUNA tăng lên. Cách hoạt động: Minting $1 giá trị LUNA cần đốt 1 UST.
Cơ chế này cơ bản là dựa vào việc người dùng sẽ thu được lợi nhuận khi swap LUNA và UST trong lúc thị trường có tính biến động cao, làm giá UST sẽ bị dao động.
Vì đi sau nên vấn đề cốt lõi là làm thế nào để thay đổi thói quen sử dụng Stable Coin của người dùng từ truyền thống sang nắm giữ Stable coin thuật toán UST của hệ sinh thái Terra. Thực tế vì hệ sinh thái còn non trẻ và sản phẩm chính vẫn chỉ là Stable coin thuật toán UST cho nên use case cho đồng stable coin này là khá ít, chưa được ghép cặp giao dịch giữa UST và Altcoin trên các sàn.
Đứng trước bài toán này thì Dokwon CEO của Terra mới khởi tạo các dự án Defi trên hệ sinh thái cho phép tăng cao ứng dụng của UST bằng các phương thức Lending-Borrowing và Staking UST gửi tiết kiệm để nhận được APR khủng. Nổi bật nhất là dự án Defi Anchor Protocol trên hệ sinh thái Terra, cho phép gửi UST nhận APR khủng nên tới 19-20%/năm. Điều này là điều gần như không tưởng với các Stable coin truyền thống khi mức APR gửi chỉ rơi vào 5%/năm.
Nền tảng Anchor duy trì điều này từ tháng 3/2020 cho tới thời điểm bùng nổ 2021 mà APR không hề suy giảm vẫn giữ được mức 19-20%/năm. Tại sao với mức APR khủng thế này mà không nhiều người đổ vào stake UST từ 2020 mà 2021 mới thực sự bùng nổ? Như đã nhắc ở trên, thời điểm 2020 là bùng nổ Covid, không mấy ai để ý và thực sự quan tâm tới thị trường Crypto, số lượng người gửi là rất ít, tới khi 2021 khi dòng tiền rót vào thị trường nhiều thì với mức APR lớn khủng khiếp như vậy mới khiến UST thực sự bùng nổ.
Khi bùng nổ thì ai ai, đâu đâu cũng nhắc tới Terra, tung hô hệ sinh thái này với những phát kiến tương lai, nhưng thực chất là nhìn vào mức lợi nhuận cam kết khủng từ việc gửi UST. Hơn nữa nền tảng Anchor Protocol còn cho phép tính lãi kép theo từng ngày nên lợi nhuận lại càng khủng khiếp hơn nữa. Nghĩ thử xem ngoài thị trường truyền thống lockdown không kinh doanh được, tiền đổ vào thị trường với các mô hình Defi mang lại quá nhiều lợi nhuận hơn cả kinh doanh mà lại rủi ro ít vì giữ stablecoin nếu là bạn vào thời điểm đó, bạn có rót tiền vào hay không? Và người viết cũng là 1 trong số rất nhiều người đã hành động là mang tiền đi mua UST và gửi vào hệ sinh thái Terra.
Nền tảng Anchor không chỉ cho gửi UST để lấy lợi nhuận không mà còn cho phép thế chấp LUNA, AVAX, ETH để vay ra UST với mức APR 12%/năm. Nói nôm na thì Anchor lấy UST của người gửi đem đi cho vay thế chấp với hạn mức vay thế chấp là 50%. Tức là mỗi 100 UST của người gửi thì cho được 2 người vay mỗi người 50 UST mà tài sản người đi vay phải thế chấp phải là 100 UST. Bằng cách đó thì nền tảng sẽ có lãi 3-4% dư ra từ người vay phải trả.
Tuy nhiên điểm yếu bắt đầu xuất hiện khi càng ngày càng có nhiều người gửi UST vào lấy lãi chứ không có nhiều người có nhu cầu vay ra.
Cầu nhiều hơn cung mà Anchor cứ tiếp tục duy trì mức APR gửi UST là 19-20%/năm thì sẽ liên tục lỗ. Nhưng Dokwon và Terra thông báo không phải lo lắng vì Luna Foundation Guard (LFG) đã liên tục bơm tiền vào Anchor để thành lập quỹ trả lợi nhuận cho người dùng gửi UST. Cụ thể LFG đã bơm vào quỹ này $450M để trả lãi cho người dùng. Điều này làm niềm tin của nhà đầu tư nắm giữ UST lên rất cao, nhu cầu cao khiến giá UST dù là stable coin nhưng cao hơn cả USDT, BUSD, USDC. Bên cạnh đó tổng vốn hoá của UST đã nhanh chóng tăng phi mã lên $50B vượt mặt DAI và BUSD thành top 3 Stable coin lớn mạnh nhất thị trường Crypto. LUNA là token chính của Terra đã lập đỉnh $119.18, TVL của hệ tăng lên gần $20B.
Bất kể ai nhìn vào toàn cảnh này đều sẽ nghĩ là Dokwon và Terra quá thành công, trở thành 1 đế chế hùng mạnh 1 cách quá nhanh. Và mỗi khi câu hỏi về sự sụp đổ thì đều nhận được câu trả lời là Terra quá lớn để sụp đổ. Nhưng….
Sự sụp đổ của Terra, nỗi kinh hoàng trong lịch sử Crypto
Bữa tiệc nào cũng tàn, lúc hung phấn nhất thì lại là lúc sụp đổ đau đớn nhất…. To lớn nhưng không có nghĩa là trường tồn, hùng mạnh nhưng không phải không có điểm yếu chí mạng. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi Terra trở thành sự sụp đổ hi hữu chưa từng xảy ra trong thị trường Crypto, và chính vì sự hi hữu đó kéo theo hàng loạt hệ luỵ đưa thị trường Crypto vào giai đoạn đen tối nhất lịch sử.
Sau đây là tóm tắt sự sụp đổ kinh hoàng này:
- 05/05/2022 Luna Foundation Guard (LFG) mua thêm 1,5 tỷ USD Bitcoin từ Three Arrows Capital và Genesis để nâng giá trị quỹ bảo chứng UST lên gần 3,5 tỷ USD, trong đó gần 3 tỷ USD là Bitcoin. Tỉ giá UST khi đó vẫn ổn định.
- 08/05/2022 Do Kwon rút 150 triệu USD thanh khoản từ pool 3Pool-UST. Mục đích là để có đủ thanh khoản chuẩn bị cho một thời kì mới là 4pool. Nhưng chính lúc này, UST bị hở sườn và bị tấn công. Pool UST trên Curve bị xả mạnh, 85 triệu UST được xả vào pool 3Pool-UST. Vì thanh khoản vừa bị rút, UST nhanh chóng depeg ở pool này. UST mất peg về 0,985 USD. Các quỹ hậu thuận cho Terra mua lại UST.Do Kwon trấn an cộng đồng rằng mọi thứ vẫn ổn.
- 09/05/2022 Đội ngũ Terra rút 100 triệu UST từ pool 3Pool-UST, để cân bằng lại tỷ giá. Lượng UST đang nhiều -> tỷ giá UST sẽ thấp -> LFG phải rút UST ra khỏi pool để giảm số lượng token -> giúp tỷ giá ổn định trở lại. Tuy nhiên, thanh khoản ở trong pool sẽ càng thêm mỏng, từ đó khiến việc depeg dễ dàng hơn nếu có một số tiền lớn được xả vào pool. LFG xuất quỹ 750 triệu USD BTC và 750 triệu UST nhằm ổn định giá. Nếu giá UST depeg, thì bán BTC ra để mua UST. Ngược lại, nếu UST trở lại, thì dùng UST để mua ngược lại BTC.
- 10/05/2022 BTC giảm kéo theo cả thị trường lao dốc cũng như LUNA panic sell theo,chính thức đưa Luna vào death spiral - vòng xoáy tử thần. UST depeg lần 2 về 0,6 USD,LUNA sập về 26 USD.LFG xuất nốt 1,2 tỉ USD BTC còn lại lên các sàn nhưng không rõ là có bán để mua vào UST hay không. Các vị thế LUNA bị thanh lý hàng loạt trên Anchor Protocol. Dòng tiền rút khỏi Anchor ồ ạt vì lo ngại rủi ro từ UST. Sàn Binance chính thức thông báo khoá rút LUNA.
- 11/05/2022 UST tiếp tục bị depeg lần 3 về 0,67 USD,LUNA rớt thê thảm về 13 USD. Tin đồn LFG đang kêu gọi các quỹ lớn trợ giúp để cứu UST song mọi thứ chấm dứt khi giá LUNA liên tục rớt không phanh dù Do Kwon có trấn an cộng đồng như thế nào đi chăng nữa. Sau đó,Terra phải tự thân vận động,Do Kwon tuyên bố mint LUNA để cứu UST. Cứu UST chưa thấy đâu chỉ thấy UST tiếp tục depeg về 0,2 USD còn giá LUNA từ 13 USD chia thêm 20 lần chỉ còn 0,68 USD.
- 12/05/2022 LUNA hồi phục từ 0,68 USD lên 7 USD do các nhóm hô hào bắt đáy, sau đó tiếp tục quay đầu tạo đáy mới 0,45 USD trong khi UST phục hồi lên 0,8 USD. Tin đồn LUNA bị các quỹ truyền thống là Citadel và Black Rock đánh sập,ngay sau đó các quỹ đã lên tiếng phủ nhận. Cộng đồng trên khắp các nền tảng social lên tiếng tẩy chay LUNA - UST. Đội ngũ Terra công bố kế hoạch đốt 1,3 tỉ UST để lấy lấy lại tỉ giá.
- 13/05/2022 Tổng lượng cung trong vòng 3 ngày tăng từ 400 triệu lên 6,9 nghìn tỉ LUNA. Giá LUNA giảm về 0.00000112 USD,UST de-peg lần 5 về 0.037 USD. Binance thông báo hủy niêm yết spot, futures, margin… liên quan đến LUNA/UST. Terra cho dừng blockchain để đảm bảo an ninh mạng lưới. CEO CZ lên tiếng chỉ trích đội ngũ Terra điều mà chưa từng có trước đó bởi vì quan điểm trung lập của ông đối với các dự án.
- 14/05/2022 Do Kwon đề xuất hard fork blockchain Terra đựa về thời điểm ngày 08/05/22 trước khi xảy ra depeg lần 1 cũng như chính sách đền bù cho người dùng nắm giữ UST và LUNA. CZ tuyên bố không giải quyết được vấn đề bằng cách đó vì không có giá trị.
- 15/05/2022, giá LUNA và UST giảm 99%, hệ sinh thái 60 tỷ USD sụp đổ hoàn toàn.
Hiệu ứng Domino sụp đổ bắt đầu
Những ngày sau đó, hàng loạt các tổ chức bị liên đới, lần lượt thừa nhận bị thiệt hại từ LUNA. Kéo theo hiệu ứng Domino gây sụp đổ hoàn toàn những tên tuổi lớn trong thị trường Crypto từ trước tới nay. Các nhà đầu tư rơi vào trạng thái mất tiền, sợ hãi tột độ, tháo chạy….
- 16/05/2022 CZ Binance thông báo Binance đã thiệt hại $1.6B từ việc đầu tư Luna.
- 17-18/05/2022 Hàng loạt các quỹ đầu tư Galaxy Digital, Delphi Digital, Pantera Capital, Jump Crypto thừa nhận sự thiệt hại từ Luna và công bố với các nhà đầu tư.
- 28/05/2022 Dokwon chính thức hard fork ra Terra Luna 2.0 giữ tên gọi LUNA, còn Terra 1.0 tên gọi là LUNC. Và chính thức xoá sổ UST.
- 12/06/2022: Sau Luna thì hệ luỵ đã đến StETH trên Celsius Network bị depeg, Celsius gặp rất nhiều khó khăn vì mất thanh khoản gây hoảng loạn với các nhà đầu tư đang giữ StETH trên đó.
- 13/06/2022: Ngay ngày hôm sau Celsius chính thức chặn hoàn toàn việc nạp, rút, giao dịch trên nền tảng này. Nền tảng Celsius không có tiền trả cho nhà đầu tư và đứng trước nguy cơ phá sản.
- 15/06/2022: Đến lượt tên tuổi quỹ thuộc top lớn nhất trong thị trường Crypto Three Arrows Capital (3AC) gặp vấn đề vì trước đó đã đầu tư khá nhiều vào Luna. 3AC đã phải bán tháo token và thanh lý tài sản ồ ạt. 3AC chính thức đứng trước bờ vực phá sản. Tuy rằng CEO 3AC nói rằng sẽ trả tiền cho nhà đầu tư, nhưng có vẻ quá khó để làm điều đó.
- 17/06/2022: Liên đới từ 3AC khiến hàng loạt các quỹ Babel Finance, Finblox, Defiance Capital chặn nạp rút của người dùng.
- 18/06/2022: Voyager đã phải vay $500M từ Alameda Research để có tiền duy trì.
- 21/06/2022: Nền tảng cho vay BlockFi vay $250M từ sàn FTX.
- 22/06/2022: Voyager công bố việc 3AC đã quỵt số nợ hơn $650M từ nền tảng này, và chính thức gặp khó khăn về tài chính.
- 24/06/2022: Nền tảng CoinFlex chặn rút tiền vì cá voi Roger Ver quỵt nợ $47M.
- 29/06/2022: 3AC bị toà án quần đảo Virgin thuộc Anh tuyên bố chính thức vỡ nợ, và ra lệnh thanh lý toàn bộ tài sản.
- 30/06/2022: Genesis Trading bị tung tin đồn là đã thiệt hại hàng trăm triệu đô la vì 3AC.
- 02/07/2022: 3AC chính thức nộp đơn phá sản theo chapter 11 lên toà án New York Mỹ. Cùng ngày nền tảng Voyager cũng chính thức chặn nạp rút và giao dịch của nhà đầu tư. Bên cạnh đó nền tảng cho vay BlockFi đã nâng khoản cần vay với FTX lên con số $400M kèm theo điều khoản mua lại.Cùng ngày thì sàn giao dịch Kucoin dính tin đồn sắp chặn rút tiền khiến cho các nhà đầu tư hoang mang sợ hãi đổ xô đi rút tiền.
- 04/0 7/2022: Đến lượt Vauld chặn nạp rút, giao dịch trên nền tảng của mình.
- 06/07/2022: Bây giờ thì Voyager chính thức hết khả năng chi trả và nộp đơn tuyên bố phá sản lên toà án New York Mỹ.
- 07/07/2022: Lúc này tình hình rối hơn sau khi điều tra phá sản của Voyager thì phát hiện Alameda Research lại đang nợ ngược lại Voyager khoản tiền $377M.Cùng ngày Celsius đã trả hết khoản vay $224M trên Maker Dao và rút $500M wBTC thế chấp.
- 8/07/2022: Celsius lại bị cựu nhân viên của công ty này kiện và cáo buộc Celsius âm mưu lừa đảo. Cùng ngày thì Blockchain.com tuyên bố 3AC có nợ mình $270M. Đúng là rất nhiều tổ chức liên quan tới 3AC.
- 10/07/2022: CoinFlex tuyên bố khoản lỗ của cá voi đã tăng lên $84M và tiếp tục chặn rút tiền.
- 11/07/2022: CEO của 3AC bỏ trốn và không hợp tác với đơn vị thanh lý tài sản.
- 12/07/2022: Vauld báo lỗ hơn $70M và CFO đã rời bỏ công ty. Bên cạnh đó Celsius loay hoay trả nợ $300M trên AAVE, và rút gần $600M token thế chấp.
- 14/07/2022: Cuối cùng Celsius không chịu nổi và không thể giải quyết các vấn đề tài chính của mình đã phải tuyên bố nộp đơn phá sản lên toà án New York Mỹ.
- 15/07/2022: Celsius thừa nhận đang lỗ $1.2B và đang là chủ nợ của 3AC.
- 18/07/2022: Đã rò rỉ tài liệu 1.157 trang từ 27 chủ nợ của 3AC nộp lên toà án, cho thấy 3AC đã nợ tổng số tiền lên tới $3.6B.
- 23/07/2022: Nền tảng cho vay BlockFi đã thừa nhận cho vay tới $600M crypto mà không có bảo chứng nào.
- 28/07/2022: ZipMex tuyên bố phá sản do liên đới tới Babel Finance và Celsius.
- 29/07/2022: Babel Finance thừa nhận lỗ $280M tiền của khách hàng.
- 03/08/2022: Quỹ đầu tư Hashed 1 trong số các quỹ lớn trong thị trường Crypto tuyên bố đã thua lỗ tới $3B vì Luna-Ust.
- 08/08/2022: HodlNaut chặn rút tiền, rút giấy phép để tái cơ cấu nợ.
- 16/08/2022: DoKwon thừa nhận trách nhiệm toàn bộ về vụ sụp đổ Luna-UST.
- 14/09/2022: Hàn Quốc ra lệnh bắt giữ DoKwon, tuy nhiên DoKwon đã không còn ở Hàn Quốc, có tin đồn DoKwon đang ở Singapore.
- 18/09/2022: Cảnh sát Singapore cho biết DoKwon đã rời khỏi Singapore và mất tích.
- 26/09/2022: Interpol ban hành lệnh truy nã đỏ toàn cầu với DoKwon.
Tổng kết
Qua bài viết chúng ta đã thấy được toàn cảnh vụ sụp đổ kinh hoàng của Terra của Luna – UST, chỉ trong 1 thời gian ngắn nhưng đã làm khuynh đảo toàn bộ thị trường, hàng loạt vốn hoá của các dự án Crypto bốc hơi. Dẫn theo sự sụp đổ dây chuyền khủng khiếp, tạo ra vòng xoáy tử thần vỡ nợ với hàng loạt các tên tuổi lớn trong thị trường. Vòng xoáy này không chỉ tồn tại trong thị trường Crypto mà còn ảnh hưởng tới cả kinh tế vĩ mô nữa, vì hàng loạt các tỷ phú, các nhà đầu tư trên toàn thế giới cũng vướng phải Terra.
Bản thân của người viết cũng tham gia gửi tiền vào UST với gần như tất cả tài sản của bản thân, những gì kiếm được trong giai đoạn 2021 bùng nổ Defi, GameFi của người viết đã bốc hơi theo sự sụp đổ của Terra UST. Giai đoạn Terra sụp đổ người viết đã trải qua 3 ngày mất ngủ, cùng với những cảm xúc cực kỳ kinh khủng khi lại trắng tay.
Tuy nhiên cũng rất may mắn cho người viết là trong 3 ngày không ngủ đó đã theo dõi phân tích toàn bộ những gì đang diễn ra, động thái thay đổi cơ chế của DoKwon và Terra. Khi Dokwon tuyên bố là hy sinh Luna để cứu UST là lúc người viết cảm thấy không ổn vì như vậy chắc chắn sẽ sụp đổ. Ngay lập tức người viết đã rút toàn bộ UST và thanh lý với giá 0.8$ chịu mất tổng tài sản 20% trước khi UST trở thành vô giá trị.
Tất nhiên đó là điều hết sức may mắn, chia sẻ trong bài viết này không phải thể hiện việc mình tài giỏi gì, người viết biết là có rất rất nhiều người không được may mắn như vậy, không kịp thoát ra khỏi vòng xoáy và đã lâm vào cảnh nợ nần, phá sản, thậm chí kết thúc cuộc đời theo 1 cách tiêu cực…. Kết cục chỉ vì chữ tham, tham với 1 điều vô lý mà mù quáng không nhận ra.
Hiện tại đã gần hết năm 2022, ngồi lại và nhìn lại 1 vụ sụp đổ dẫn tới thời kỳ đen tối của thị trường Crypto và nhắc nhớ bản thân phải tỉnh táo cho mùa tiếp theo. Vào thời điểm này vụ sụp đổ của Terra vẫn chưa có hồi kết, vòng xoáy tử thần vẫn đang gọi những cái tên đứng đằng sau. Mới đây nhất là sự sụp đổ khủng khiếp khác là FTX, sàn giao dịch này đã chính thức thông báo phá sản. Đây cũng là điều tất yếu khi bản thân không thể nào gồng nổi khi dính níu tới Terra.
Bài viết về FTX sẽ được team Hak Research cập nhật vào các bài viết tới các bạn nhớ theo dõi. Chắc chắn rằng FTX không phải là cái tên cuối cùng, và chắc chắn thị trường chưa thể hồi phục ngay trong thời gian ngắn được. Như các bạn đã thấy vòng xoáy từ trung tâm Terra lan sang những tổ chức, quỹ đầu tư vào Terra đều sụp đổ hết 3AC, Celsius, Voyager, BlockFi, FTX….
Vậy chúng ta cần làm gì cho năm 2023 và những năm tiếp theo trước khi nhìn thấy sự tăng trưởng trở lại? Câu trả lời là tích luỹ, chăm chỉ gia tăng nguồn thu nhập, hạn chế chi tiêu không cần thiết….và quan trọng là học hỏi kiến thức để khi thị trường trở lại biết đầu tư phù hợp hơn, biết tránh những rủi ro đã mắc phải hoặc những bài học từ những sự sụp đổ này.
The Merge: Bước Ngoặt Của Ethereum Trong Lịch Sử Phát Triển
Năm 2022 là một năm rất thành công của Ethereum khi đã đạt được những thành tựu lớn trên phương diện phát triển công nghệ cho Blockchain của mình. Và sự kiện nổi bật nhất đó chính là The Merge, hãy cùng Hak Research điểm lại toàn bộ quá trình The Merge trong năm 2022 của Ethereum.
The Merge là gì?
Nguyên nhân và bối cảnh ra đời của The Merge
Mạng lưới Ethereum được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015 là một Blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận bằng công việc, Proof of Work (PoW). Cơ chế đồng thuận này giúp mạng lưới Ethereum trở nên phân quyền và bảo mật hơn hầu hết các Blockchain khác.
Tuy nhiên cơ chế đồng thuận PoW cũng gây ra một số vấn đề như sau:
- Tiêu tốn năng lượng, ảnh hướng tới các vấn đề về môi trường.
- Khả năng mở rộng kém dẫn đến việc thường xuyên bị tắc nghẽn nếu khối lượng giao dịch tăng mạnh.
- Chi phí giao dịch cao, ở những thời điểm thị trường sôi động như Defi Summer năm 2020 thì phí giao dịch trên mạng lưới Ethereum đã lên tới hàng trăm đô cho mỗi giao dịch.
Founder của Ethereum là Vitalik Buterin cũng từng nói các giao dịch trên mạng lưới này phải xuống dưới 0.05 thì mới có thể chấp nhận được.
Một số thuật ngữ
Trước đây một số cách gọi tên sai về Ethereum đã được phổ biến cho cộng đồng như Ethereum 1.0 có từ trước và Ethereum 2.0 sẽ thay thế phiên bản tiềm nhiệm, điều này làm nổi lên một số vấn đề trong cộng đồng về tương lai của Ethereum 1.0 sau khi hoàn thành The Merge.
Ta có thể hiểu một cách dễ dàng như sau:
- Ethereum 1.0 = Execution Layer
- Ethereum 2.0 = Consensus Layer
- Execution Layer + Consensus Layer = Ethereum
Hard fork: những đợt fork làm xuất hiện thêm một chuỗi khối mới, tồn tại đồng thời với chuỗi khối cũ.
Soft fork: là những đợt fork mà chain cũ sẽ bị khai tử, chỉ chain mới hoạt động và được coi như là chuỗi chính.
Ethereum Improvement Proposals (EIP): là các thông số kỹ thuật được phát thảo cho các tính năng mới của Ethereum.
Lịch sử phát triển của Ethereum trước khi The Merge diễn ra
The DAO Hard fork
The DAO là một DAO (Decentralized Autonomous Organization) được xây dựng và phát triển vào năm 2016 trên Ethereum. The DAO đã huy động được 150 triệu đô bằng ETH từ cộng đồng và số tiền này để đi đầu tư như một quỹ đầu tư mạo hiểm.
Một Hacker đã khai thác được lỗ hỏng bảo mật từ The DAO và đã đánh cắp số tiền từ DAO. Vitalik đã đề xuất một Soft fork cho Ethereum tuy nhiên nó không được cộng đồng thông qua.
Sau đó một đề xuất lớn hơn được là Hard fork Ethereum thành một chain mới đã được thông qua. Từ một Blockchain ban đầu đã được fork ra thành 2 chain, Ethereum ban đầu được thay thế và đổi tên thành Ethereum Classic còn chain thứ 2 được fork chính là Ethereum hiện tại.
Metropolis và Byzantium Soft fork
Vào ngày 12 tháng 10 năm 2017, cộng đồng Ethereum đã triển khai 1 một lúc 2 đợt Soft fork cụ thể như sau:
- Metropolis Soft fork: Metropolis là một Soft fork bao gồm 2 phần, phần đầu tiên là một bản nâng cấp mạng lưới, thêm vào các tính năng mới, tăng cường bảo mật cho mạng lưới mà không tạo ra bất kì chain mới nào.
- Byzantium Soft fork: Byzantium là phần 2 của Metropolis Soft fork, fork này tạo ra một bom độ khó làm giảm phần thưởng cho mỗi block từ 5 ETH xuống còn 3 ETH mỗi block.
Khởi chạy Beacon chain
Beacon chain là một Blockchain bằng chứng cổ phần (POS) được ra mắt vào tháng 12 năm 2020. Đây là một chain riêng biệt và chạy song song với Ethereum Mainnet.
Beacon chain ban đầu không xử lý các giao dịch trên Ethereum Mainnet. Thay vào đó, nó xác thực trạng thái của chính nó bằng cách đồng ý về những người xác thực mạng (Validator) đang hoạt động và số dư tài khoản của họ.
Beacon chain sẽ được thử nghiệm rộng rãi và có thể đưa vào đồng thuận tại thế giới thực, Beacon chain sẽ hợp nhất với Ethereum Mainnet tại thời điểm The Merge.
Beacon chain đã chứng tỏ được sức hút với cộng đồng khi mà đã có hơn 13 triệu ETH stake trên Beacon chain hiện tại, số lượng ETH này trị giá lên tới hơn 16 tỉ đô ở thời điểm hiện tại (chiếm khoảng 10% tổng cung).
London Hard fork
Đây là một bản nâng cấp quan trọng cho Ethereum để chuẩn bị cho The Merge được ra mắt sau Hard fork Berlin. Hai nội dung đáng chú ý nhất của Hard fork London ban gồm:
- EIP 1559: Thực hiện cơ chế đốt ETH phí Gas được trả cho tất cả các giao dịch được diễn ra trên chuỗi. ETH được đốt bằng cách gửi đến một địa chỉ ví dead.
- EIP 3238: Trì hoãn bom độ khó của Ethereum tới Q2 năm 2022.
Bản update này đã mang lại một cơ chế giảm phát mới cho Ethereum, bằng chứng là đã có những thời điểm hàng ngàn ETH được đốt mỗi ngày trong thời điểm uptrend cuối năm 2021.
The Merge đã diễn ra như thế nào
The Kiln Merge Testnet
Ngày 14 tháng 3 năm 2022, Ethereum Foundation công bố về the Kiln Merge Testnet. Đây là testnet được mở công khai cho cộng đồng cuối cùng trước khi The Merge xảy ra vào tháng 9 năm 2022.
Sau đó vào 15 thì The Merge trên Kiln testnet đã diễn ra thành công, Beacon chain chính thức hợp nhất với Kiln testnet. Ethereum Foundation cho rằng đây là một bước ngoặt lớn rất quan trọng với Ethereum.
Mainnet shadow fork 1 & 2
Có thể hiểu Shadow fork là một quá trình sao chép dữ liệu từ mạng chính sang một mạng thử nghiệm để kiểm tra các tính năng cũng như giải quết các vấn đề gặp phải của Ethereum mainnet.
Mainnet shadow fork 1 được diễn ra vào ngày 11 tháng 4 năm 2022, mục đích là để kiểm tra các thử nghiệm stress test lên mạng lưới Ethereum mainnet và testnet.
Mainnet shadow fork 2 diễn ra ngay sau đó vào ngày 23 tháng 4, tuy thành công nhưng một số lỗi đã xảy ra trong quá trình này, các nhà phát triễn đã theo dõi và cố gắng khắc phục chúng.
Mainnet shadow fork 3-12
Ethereum tiếp tục trải qua 9 đợt thử nghiệm Mainnet shadow sau đó từ tháng 5 nến hết tháng 8. Tuy vẫn gặp một số lỗi nhưng đa số đều diễn ra rất thành công và được cộng đồng hưởng ứng rất mạnh.
Tiếp tục trì hoãn bom độ khó
Ngày 11 tháng 6, đội ngũ phát triển Ethereum thông báo sẽ tiếp tục trì hoãn quả bom độ khó được đề cập đến ở London Hard fork bên trên.
Dự kiến quả bom độ khó này sẽ được trì hoãn tới tháng 8 năm 2022, ngay trước thềm diễn ra The Merge trên Ethereum Mainnet.
The Merge thành công trên các mạng testnet
Sau The Kiln Merge testnet rất thành công, The Merge lại tiếp tục diễn ra trên các mạng còn lại:
- The Ropsten Merge: Diễn ra vào 8/6/2022.
- The Seoplia Merge: Diễn ra vào 6/7/2022.
- The Goerli Merge: Diễn ra vào 11/8/2022.
The Merge chính thức bắt đầu
Quá trình The Merge chính thức bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 2022 và kéo dài đến ngày 15 tháng 9, có 2 sự kiện đáng chú ý trong quá trình này đó là Mainnet shadow fork 13 và Paris update.
- Mainnet shadow fork 13 là đợt shadow fork cuối cùng của quá trình The Merge được diễn ra vào ngày 9 tháng 9, đây cũng là sự kiện đánh dấu mạng Kiln ngừng hoạt động.
- Paris update là sự kiện lịch sử của Ethereum cũng như toàn bộ thị trường Crypto khi đây là thời điểm mạng Ethereum POW chính thức hợp nhất với Beacon Chain và chuyển toàn bộ Blockchain sang cơ chế đồng thuận POS. Khối đầu tiên của Ethereum POS xuất hiện vào khoảng 13h42 theo giờ Việt Nam và chỉ mất 17 giây để khai thác.
Hậu The Merge, Ethereum được và mất gì?
Những ảnh hưởng tích cực
ETH sẽ bước vào giai đoạn giảm phát, lượng ETH được lạm phát ra mỗi ngày trước The Merge là khoảng 15000 ETH, tuy nhiên số lượng này sẽ giảm tới hơn xấp xỉ 90% sau The Merge khi không còn các thợ đào hoạt động. Cùng với cơ chế Burn ETH từ EIP-1559, Ethereum sẽ tiến vào giai đoạn giảm phát khi mà con số ETH bị đốt cháy tăng lên nhiều nhờ các hoạt động giao dịch của người dùng.
Ở thời điểm viết bài thì lượng ETH lạm phát sau hơn 2 tháng The Merge chỉ rơi vào khoảng 57 ETH.
Lượng điện năng tiêu thụ của Ethereum sẽ giảm 99.5%, từ 112 TWh/năm trước The Merge (tương đương với lượng điện tiêu thụ của Hà Lan) xuống còn 0,01 TWh/năm. Lượng điện tiêu thụ giảm không chỉ giải quyết các vấn đề về môi trường mà còn giúp Ethereum tránh khỏi những chính sách pháp lý của nhiều quốc gia liên quan tới việc tiêu thụ điện năng quá nhiều.
Lực bán ETH được giảm đi đáng kể khi mà không còn các thợ đào, Ether sẽ không được đào ra liên tục và mang đi bán để trang trải các chi phí liên quan tới máy móc, tiền điện, nhân công. Ngược lai, nếu muốn tham gia vào Validator thì người dùng cần phải mua ETH và stake vào các nền tảng Staking như Lido, Coinbase,... Hoặc phải có nhiều hơn 32 ETH để tự chạy một validator riêng cho chính mình.
Staking APR sẽ được tăng lên tới 3 lần sau The Merge và có thể đạt từ 10-15%, vì trước The Merge thì mức APR sẽ cố định, tuy nhiên sau sự kiện này thì người dùng staking còn nhận được thêm phí giao dịch từ người dùng tham gia các hoạt động trên Ethereum.
Phí giao dịch trên Ethereum sẽ giảm và tốc độ giao dịch tăng, tuy nhiên con số này không quá lớn. Ethereum chỉ thực sự rẻ sau khi hoàn tất sharding trong tương lai.
Những ảnh hưởng tiêu cực
Tuy có rất nhiều ảnh hướng tích cực tới Ethereum hậu The Merge, tuy nhiên vẫn có một số vấn đề tiêu cực như sau:
- Ethereum sẽ mất đi một lượng lớn cộng đồng thợ đào, bởi vì họ không còn có thể kiếm lợi nhuận trên Blockchain này. Các thợ đào sẽ chuyển các máy đào của mình sang đang các đồng coin POW khác.
- Rủi ro về các fork chain cũng là một điều đáng lo ngại khi nhiều chain Ethereum được fork ra sau The Merge được cộng đồng tự điều hành sẽ không được nâng cấp bảo mật như trước, các dự án trên Ethereun POW trước đây cũng sẽ không hỗ trợ các chain được fork ra.
- Để đi tới quyết định nâng cấp lên POS, Ethereum Foundation và cộng đồng cũng đã đánh đổi một ít phi tập trung để đổi lại khả năng mở rộng tốt hơn.
Lộ Trình Phát Triển Tiếp Theo
Một lộ trình bao gồm nhiều bản nâng cấp khác nhau sau The Merge đã được Ethereum Foudation vạch ra để Ethereum hoàn tất Sharding cũng như Mass Adoption.
Shanghai upgrade
Đây là bản nâng cấp đáng chú ý đầu tiên sau The Merge ban đầu dự kiến sẽ triển khai trong Q1 2023, tuy nhiên đã được hoãn lại tới giai đoạn cuối năm 2023.
Bản nâng cấp này sẽ xoay quoanh các đề xuất cải tiến EIP-3651, EIP-3855 và EIP-3860. Mục đích chung là để cắt giảm phí gas cho những người dùng tham gia mạng chính.
The Surge
The Surge đề cập đến tập hợp các nâng cấp thường được gọi là Danksharding(DS) được thiết kế để giúp mở rộng quy mô giao dịch của Ethereum. Nó nhằm mục đích mở rộng quy mô thông lượng trên lớp cơ sở bằng cách chia lớp thực thi thành 64 chain riêng biệt để hỗ trợ tính toán song song, với mỗi chuỗi riêng biệt có các validator và trạng thái của chính nó.
The Verge
The Verge là một loạt các nâng cấp nhằm giới thiệu một tính năng mới giúp các node xác thực không cần phải lưu trữ toàn bộ dữ liệu lịch sử của Ethereum để xác thực giao dịch, mục đích là làm giảm bớt gánh nặng lên các node xác thực khi mà khối dữ liệu trên Ethereum ngày một khổng lồ do nhu cầu sử dụng ngày một nhiều hơn.
The Purge
The Purge là một bản nâng cấp nhằm đơn giản hóa giao thức bằng cách giảm lưu trữ dữ liệu giao dịch và technical debt. EIP-4444 sẽ là đề xuất cải tiến quang trọng của bản nâng cấp The Purge.
The Splurge
Proposer-Builder Separation (PBS) là bản nâng cấp nổi bật nhất trong The Splurge vì nó tác động trực tiếp đến lộ trình DS.
Một nâng cấp đáng chú ý khác là Account abstraction, với đề xuất EIP-4337. Đề xuất này cho phép người dùng sử dụng ví hợp đồng làm tài khoản Ethereum thay vì sử dụng từ một bên thứ 3.
Tổng kết
Sự kiện The Merge đã đánh dấu một cột mốc lịch sử cho Ethereum và toàn bộ thị trường Crypto, Blockchain đứng thứ 2 và hệ sinh thái Defi lớn nhất đã có một bước chuyển mình đầy mạnh mẽ từ cơ chế đồng thuận POW sang POS, tiến gần hơn tới giai đoạn Mass Adoption cho Ethereum.
Mình hy vọng thông qua bài viết này mọi người sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về sự kiện nổi bật nhất thị trường Crypto trong năm 2022 là The Merge, cũng như có được những dự phóng trong tương lai dài hạn cho Ethereum.
NFT Collectible Bùng Nổ Mạnh Mẽ
NFT là gì?
NFT là chứng chỉ chuỗi khối xác thực quyền sở hữu một tài sản duy nhất. Đôi khi được gọi là mã thông báo không thể thay thế, các tài sản riêng lẻ này thường ở dạng nghệ thuật nhưng cũng có nhiều trường hợp sử dụng bổ sung trong trò chơi, đồ sưu tầm và ứng dụng tài chính.
Tổng quan sự phát triển của NFT trong năm 2022
Năm 2022 là một năm đầy biến động đối với thị trường cryptocurrency nói chung và thị trường NFT nói riêng. Sau một năm 2021 với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền mã hóa và đặc biệt là các dự án GameFi, giá trị token của các dự án, đi kèm với nó là giá trị của các NFT trong mảng GameFi cũng tăng một cách chóng mặt (ví dụ như: Axie Infinity) thì sang đến năm 2022, các dấu hiệu của việc bắt đầu vào một chu kỳ giảm để thể hiên rõ rệt.
Năm 2022 đánh dấu một bước chuyển mình của thị trường NFT khi vị thế của các bộ sưu tập NFT có giá trị sưu tầm đang dần thay thế những NFT trong mảng GameFi trước đó. Đối với những người còn đang nghi ngờ rằng thật khó hiểu tại sao mọi người lại bỏ hằng trăm nghìn cho đến hàng chục triệu đô la cho một bức ảnh dạng JPEG hay các đoạn GIF, rằng tại sao người dùng lại bỏ quá nhiều thời gian trong việc đắm mình vào các cộng đồng trên discord với hi vọng lấy cho mình được một suất whitelist. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại một bức tranh toàn cảnh của thị trường NFT trong năm 2022 để hiểu rõ hơn về điều đó.
Với sự phát triển của Web 2.0 sang Web 3.0 và sự kích thích từ việc sở hữu NFT, hành vi của người dùng đang dần được đổi mới, thay vì sở hữu những tài sản mang tính chất vật lý, nhu cầu của họ đang dần được chuyển dịch sang quyền sở hữu các tài sản kỹ thuật số.
Dựa theo các chỉ số trên Nansen’s Trend & Indexes, tính đến thời điểm 7/12, tổng khối lượng giao dịch của NFT chỉ tính trên mạng Ethereum đã đạt đến 8,74 triệu Ethereum với 2,82 triệu ví riêng biệt, đạt đến tổng giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường là hơn 11,3 tỷ đô la Mỹ. Con số này tương đương và lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội của nhiều quốc gia nhỏ như Kosovo, Togo và Somalia. Theo một bài báo cáo được công bố bởi Verified Market Research (VMR), tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 33,7% trong 8 năm tiếp theo và dự đoán răng tổng khối lượng vốn hóa của thị trường NFT có thể tăng đến 231 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030. Điều này vẫn cho thấy rằng vẫn còn rất nhiều người tin tưởng vào tiềm năng phát triển của thị trường NFT trong thời gian sắp tới.
Tình hình 6 tháng đầu năm
Quý 1/2022
Chỉ riêng trong quý đầu tiên của năm 2022, khối lượng giao dịch của thị trường NFTs là hơn 16 tỷ đô, cao hơn khối lượng giao dịch của Q4/2021 13.25% [1]. Tuy nhiên khối lượng giao dịch của các NFTs được sự công nhận của cộng đồng chỉ vào khoảng gần 8 tỷ đô, giảm 4.6% so với Q4/2021. (Khối lượng giao dịch của các NFTs được công nhận ở đây là khối lượng giao dịch của các bộ sưu tập NFTs hợp lệ, không bao gồm các NFTs liên quan đến DeFi và các giao dịch không minh bạch). Lý do là bởi giá trị trung bình của NFTs của Q1/2022 đã tăng hon 80% so với Q4/2021, từ mức $587 đến $1057. Sự tăng trưởng mạnh về giá trị trung bình của NFTs này có thể được giải thích như sau:
- Năm 2021 là một năm phát triển bùng nổ của GameFi, đi cùng nó là sự phát triển của NFT mảng GameFi (ví dụ như Axie Infinity là một điển hình). Tuy vậy giá trị trung bình của chúng chỉ vào khoảng vài trăm $ và giảm dần vào cuối năm 2021 cho đến đầu năm 2022 khi mà mảng Play 2 earn giảm mạnh sức hút.
- Bên cạnh đó là việc dòng tiền trong mảng NFT đổ dần vào các bộ sưu tập NFTs mang tính nghệ thuật và có giá trị sưu tầm cao hơn khi giá trị của các NFT mảng GameFi đang dần đi xuống. Một vài bộ sưu tập nổi bật trong giai đoạn này là: CryptoPunk, Invisible Friends, CloneX hay Azuki, v.v…)
Các NFTs trong các bộ sưu tập tăng giá chóng mặt, ví dụ như 1 NFT CryptoPunk phiên bản số #5822 đã được giao dịch với giá $23,799,920.00. Chính bởi những lý do như vậy khiến giá trị trung bình của các NFT trong giai đoạn này tăng vọt lên so với cuối năm 2021. Vây tại sao dòng tiền lại đổ vào ngạch này? Do một vài lý do như sau:
- NFT là một dạng tài sản kỹ thuật số độc đáo không thể được thay thế bởi một bất kỳ cái gì khác. Điều này mang đến cho người sưu tầm quyền sở hữu và tính độc đáo chỉ riêng họ có. Ví dụ như một tờ tiền có thể được thay thế bởi một tờ tiền khác, dù cho số seri có thay đổi tuy nhiên giá trị nó vẫn bằng nhau. Nên bản chất NFT cung chấp cho người dùng một sự đảm bảo về quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số mà không bị phụ thuộc vào bất kỳ một đơn vị thứ ba nào.
- Các bộ sưu tập NFT về tác phẩm nghệ thuật (hình ảnh, hay bản thu âm, v.v…) mang lại những giá trị và ứng dụng thực tế nhất định. Nó không chỉ là một cánh cửa để đưa mọi người vào metaverse mà còn là cầu nối giữa các nghệ sĩ, thần tượng với fan hâm mộ của mình giúp họ có thể mua các tác phẩm một cách dễ dàng. Ví dụ: vào tháng 5/2022, Nike đã ra mắt cửa hàng “NIKELAND” của mình trên nền tảng metaverse của Roblox Corp và cho phép sử dụng các sản phẩm (giày, quần áo) cho nhân vật của người chơi. Hay việc nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã mở bán các tác phẩm nghệ thuật của mình dưới dạng NFT với doanh số hàng trăm triệu đô la như Dmitri Cherniak (98 triệu đô la), Tyler Hobbs (116 triệu đô la), Mike Winkelman (176 triệu đô la), v,v…
- Sự tham gia của các công ty truyền thống lớn như: Google, Meta, NVIDIA (Omniverse) ( Nike (NIKELAND), Puma (Black Station), Gucci (Garden Gucci), Microsoft (HoloLens 2) cũng đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của Metaverse. Trước đây nếu có ai đó nghi ngờ về giá trị của các NFT, thì sự tham gia của các công ty lớn như một sự đảm bảo về giá trị, tầm nhìn về tương lai Metaverse nói chung và mảnh ghép không thể thiếu của trong đó là NFT nói riêng.
- Theo nguyên tắc khan hiếm, khi lượng cầu vượt quá lượng cung thì nó càng có giá trị, và sự độc nhất của NFT đã thể hiện được sự khan hiếm và giá trị của nó. Bên cạnh đó, khi một NFT thu hút được nhiều người theo dõi, sự mong chờ khi ra mắt và giá trị của nó lại càng tăng cao theo xu hướng mua bán của mọi người.
Mặc dù sự riêng biệt và độ khan hiếm của NFT đã mang lại giá trị nhưng nó sẽ dần mất đi giá trị khi hàng loạt các bộ sưu tập NFT ra đời đi kèm với hàng trăm nghìn NFT được mint ra mỗi ngày. Khi đó thị trường sẽ dần loãng đi và các NFT chất lượng sẽ thiếu đi độ “hot” để đạt được giá trị của nó, khiến nó dần bị hòa tan. Hãy làm rõ hơn ở các nội dung bên dưới.
Quý 2/2022
Quý 2 năm 2022 đã xảy ra một vài biến động ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiền mã hóa nói chung và thị trường NFT nói riêng như.việc công ty Celsius đã thông báo tạm ngừng việc rút tiền và tiến hành tái cơ cấu để giải quyết các khoản nợ hay sự sụp đổ của Three Arrow Capital. Bên cạnh đó là bối cảnh kinh tế toàn cầu cũng cho thấy nhiều tín hiệu xấu khiến thị trường NFT cũng sụt giảm theo.
Theo báo cáo các chỉ số từ Nansen, vào quý 2 chỉ có 306 bộ sưu tập NFT đáp ứng các yêu cầu thanh khoản để được xếp vào đánh giá của họ. Qua đó thấy được xu hướng phát triển của các bộ sưu tập NFT có thể sẽ không được duy trì trong 2 quý cuối cùng của năm.
Có một điểm đáng chú ý vào thời gian này khi lượng user tăng trưởng khi xu hướng freemint trở nên phát triển mạnh. Với ưu điểm là ít rủi ro hơn vì người dùng chỉ mất một chút phí gas để mint, thêm vào đó là tiềm năng lợi nhuận cao khiến trào lưu này nở rộ, góp phần nào đó duy trì thị trường NFTs dù thị trường NFTs có ảm đạm hơn so với thời gian trước. GoblinTown có thể được kể đến như một dự án freemint điển hình, khi mà tính đến thời điểm hiện tại, tổng khối lượng giao dịch của nó lên đến 50.395 ETH, giá cao nhất được ghi nhận cho một NFT là 7,35 ETH.
Bên cạnh OpenSea, năm 2022 đánh dấu cho việc ra mắt của hai thị trường giao dịch NFT mới là LookRare và X2Y2, nhờ việc cung cấp những phần thưởng khi giao dịch của hai nền tảng này khiến các hoạt động trong thị trường giao dịch NFT tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng doanh số bán hàng trong nửa đầu năm 2022 được ghi nhận vào khoảng 17,7 tỷ đô la, tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái [1]. Tuy nhiên đó sự bùng nổ của NFT chỉ được ghi gần từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022, khi sang đến tháng 6/2022, khối lượng giao dịch đã giảm hơn 80% so với khối lượng giao dịch trung bình từ tháng 1 đến tháng 5 là 3,4 tỷ đô la Mỹ.
Nhìn chung, nửa đầu năm 2022 là sự phát triển mạnh mẽ của NFT nhờ vào việc số lượng người mua và số lượng giao dịch chất lượng tăng trưởng ổn định. Xu hướng giảm dần bắt đầu diễn ra khi giá trị của tiền điện tử bắt đầu giảm trong vài tháng và giảm mạnh vào tháng 6/2022 sau khi đồng UST mất peg và sự sụp đổ của đồng Luna. Điều này khiến giá trị của NFT cũng giảm mạnh theo.
Trong khi ở Quý 2/2022, thị trường NFT chỉ bắt đầu cho thấy sự suy giảm của mình thì sang đến Quý 3/2022, sự sụt giảm đã thể hiện rõ rệt qua tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 1,6 tỷ đô la Mỹ, giảm gần 10 lần so với Q1/2022. Đáng chú ý nhất là khối lượng giao dịch sau khi các bộ sưu tập được mint, đã giảm từ 2 tỷ đô la ở Quý 2 [14] xuống chỉ còn 326 triệu đô la. Giá trị trung bình của NFT giảm xuống cũng chỉ còn khoảng 150$ và một lượng lớn địa chỉ ví dừng hoạt động. Với thực trạng phần lớn các NFT đang dần mất đi giá trị, các nhà sưu tập đã ưa thích giữ lại chúng hơn là bán giá với cái giá thấp hơn nhiều khi họ mua nó.
Quý 3/2022
Trong quý 3 này, một sự kiện lớn đối lớn thị trường tiền điện tử và nhân vật chính là Ethereum khi vào ngày 15/9/200, việc hợp nhất Ethereum đã diễn ra thành công. Tuy được chờ đón từ lâu với rất nhiều kỳ vọng, nhưng sự kiện này lại không tác động quá nhiều đến giá của ETH hay các NFT. Từ đầu tháng 4 cho đến cuối tháng 9, giá ETH đã giảm 57% trong khi giá trung bình của NFT giảm đến 87%. Nguyên nhân có thể đến từ việc sụt giảm về giá của ETH đồng thời đã làm giảm giá trị của NFTs và việc các NFTs được thổi phồng giá quá cao dẫn đến chúng vượt quá trị thực của nó, khiến các nhà sưu tập NFT bán tháo chúng.
Hướng đến tương lai
Trong bối cảnh hiện nay, còn quá khó để có thể đưa ra những nhận định chính xác rằng tương lai của NFT sẽ như thế nào. Tuy nhiên, trải qua quãng thời gian đầy biến động của thị trường, NFT vẫn khẳng định được những nét riêng biệt và vai trò của nó. NFTs đã thể hiện được tính độc lập và sức sáng tạo của nó, cho phép các nghệ sĩ có thể dễ dàng bán các tác phẩm của mình đến người hâm mộ mà không cần phải qua bất kỳ một công ty trung gian nào hay việc mọi người đều có thể sáng tạo và bán ra những tác phẩm của riêng mình. Ngoài ra, các NFT cũng đóng vai trò to lớn trong việc nhận dạng kỹ thuật số, xác thực nguồn gốc, hay chăm sóc sức khỏe.
Dù tình hình thị trường không mấy khả quan nhưng những sự thanh lọc này là cần thiết, vẫn còn rất nhiều người và các công ty lớn đặt niềm tin vào công nghệ cũng như sự phát triển của NFT trong tương lai gần.
Đế Chế FTX Trị Giá $32B Sụp Đổ Vì $500M FTT Của CZ
Sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 vào ngày 11 tháng 11 năm 2022, sau khi sụp đổ chóng vánh. Định giá của công ty đã giảm từ 32 tỷ đô la xuống mức phá sản chỉ trong vài ngày, kéo giá trị tài sản ròng 16 tỷ đô la của người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Sam Bankman-Fried xuống gần như bằng không.
Sự sụp đổ của FTX đã làm rung chuyển thị trường tiền điện tử đầy biến động, vốn đã mất hàng tỷ đô la giá trị, giảm xuống dưới 1 nghìn tỷ đô la. Hậu quả của sự suy giảm và sụp đổ nhanh chóng của FTX có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến tiền điện tử trong tương lai và thậm chí có thể kéo các thị trường rộng lớn hơn cùng đi xuống
Vào ngày 16 tháng 11 năm 2022, một vụ kiện tập thể đã được đệ trình lên tòa án liên bang Florida, cáo buộc rằng Sam Bankman-Fried đã tạo ra một kế hoạch tiền điện tử lừa đảo được thiết kế để lợi dụng các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm trên khắp đất nước. Nhiều người nổi tiếng khác có tên trong vụ kiện bao gồm Steph Curry, Shaquille O'Neal, Shohei Ohtani, Naomi Osaka, Larry David và Kevin O'Leary, người được cho là đã giúp Bankman-Fried tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh.
Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tổ chức một phiên điều trần vào tháng 12 năm 2022 về sự sụp đổ của FTX. Vậy chính xác điều gì đã xảy ra với FTX, dẫn đến sự sụp đổ của sàn giao dịch từng là đế chế lớn thứ 3 của thế giới tiền số này? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé!
Giới Thiệu Về FTX và Sam Bankman-Fried
Được Bankman-Fried thành lập khi anh mới 28 tuổi, FTX đã trở thành một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất chỉ sau ba năm với mức định giá 32 tỷ USD. Bankman-Fried đã tiến hành các hoạt động marketing mạnh mẽ, bao gồm chiến dịch quảng cáo Super Bowl và mua quyền đặt tên cho sân nhà của đội bóng rổ Miami Heat.
Sam Bankman-Fried được biết đến với việc vận động hành lang chính trị và các hoạt động quyên góp, cũng như làm việc tích cực để hỗ trợ ngành công nghiệp tiền điện tử phổ biến một cách rộng rãi hơn. Khi giá trị sụt giảm vào đầu năm 2022, anh ấy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch có tổng trị giá khoảng 1 tỷ đô la để cứu trợ các công ty tiền điện tử đang gặp khó khăn do giá token suy giảm.
Sam Bankman-Fried cũng là đồng sáng lập Alameda Research vào năm 2017, đây là một công ty kinh doanh tiền điện tử. Vào năm 2019, Bankman-Fried đã có ý tưởng bắt đầu một sàn giao dịch tiền điện tử để giúp mang lại doanh thu để tài trợ cho các hoạt động của Alameda và đã thành lập FTX. Bankman-Fried là Giám đốc điều hành của cả hai công ty cho đến khi anh chính thức rời khỏi vị trí của mình tại Alameda vào tháng 10 năm 2021, thăng chức cho các nhà giao dịch Caroline Ellison và Sam Trabucco lên vị trí đồng Giám đốc điều hành. Tính đến tháng 8 năm 2021, Bankman-Fried vẫn sở hữu 90% cổ phần của Alameda.
Mối quan hệ thân thiết và xung đột lợi ích tiềm ẩn giữa Alameda và FTX đã thu hút sự giám sát từ phần còn lại của ngành công nghiệp tiền điện tử. Alameda đã từng là nhà giao dịch lớn nhất trên FTX, mang lại tính thanh khoản cho sàn giao dịch. Từ ngày 1 tháng 6 năm 2022 đến ngày 22 tháng 7 năm 2022, các ví được biết đến của Alameda là những người gửi stablecoin lớn nhất và là nguồn thanh khoản cho tất cả các địa chỉ ví đã biết của FTX, chiếm 10% số lần chuyển Tether và 30% số lần chuyển USD Coin trên sàn giao dịch. Theo John J. Ray III, Alameda được “miễn trừ bí mật” khỏi giao thức thanh lý tự động của FTX.
Alameda Research đã chịu một loạt thua lỗ vào tháng 5 và tháng 6 năm 2022, dẫn đến việc FTX cho công ty giao dịch vay hơn một nửa số tiền của khách hàng, một quyết định sai lầm của CEO Sam. Điều này bị cấm rõ ràng theo điều khoản dịch vụ của FTX. Vào ngày 12 tháng 11 năm 2022, The Wall Street Journal đưa tin rằng các nguồn ẩn danh đã nói rằng Giám đốc điều hành của Alameda, Caroline Ellison, nói rằng bà, Bankman-Fried, Gary Wang và Nishad Singh đã biết về quyết định đó. Điều tương tự cũng được đưa tin trên The New York Times vào ngày 14 tháng 11 năm 2022. FTX đã sử dụng phần mềm để che giấu việc lạm dụng tiền của khách hàng.
Trong những ngày trước cuộc khủng hoảng, công ty thương mại Alameda Research đã nắm giữ một lượng đáng kể tài sản của họ trong FTT. Sau nhiều tháng tranh cãi và bất đồng giữa Changpeng Zhao, CEO của Binance và Bankman-Fried, căng thẳng giữa hai bên đã gia tăng vài ngày trước khi xảy ra khủng hoảng. Công ty Binance của Zhao đã thu được 2,1 tỷ đô la tiền Binance USD và FTT vào năm 2021, sau một thỏa thuận trong đó FTX mua lại cổ phần vốn do Binance nắm giữ trong FTX và vào đầu tháng 11 năm 2022, họ đã có 23 triệutoken FTT, trị giá khoảng 529 triệu đô la tại thời điểm đó.
Điều Gì Đã Xảy Ra Với FTX?
Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết những gì đã xảy ra khiến cho sàn giao dịch FTX sụp đổ vào tháng 11-2022:
Binance Thoái Vốn Và Đề Xuất Mua Lại
Vào ngày 7 tháng 11 năm 2022, Zhao thông báo rằng Binance có ý định bán phần nắm giữ của mình trong FTT. Việc bán FTT của Binance do khối lượng giao dịch thấp của FTT và sự thù địch giữa Zhao và Bankman-Fried, dẫn đến giá của token giảm mạnh. Binance đã nhận được FTT từ FTX vào năm 2021 trong một giao dịch mà FTX đã mua lại cổ phần của Binance trong FTX. Zhao ẩn ý trong trích dẫn "những tiết lộ gần đây được đưa ra ánh sáng" là động lực để bán FTT.
Bloomberg và TechCrunch đã báo cáo rằng bất kỳ giao dịch bán nào của Binance có thể sẽ có tác động lớn đến giá của FTT, do khối lượng giao dịch thấp của token này. Thông báo của Zhao về việc lệnh bán đang chờ xử lý và tranh chấp giữa Zhao và Bankman-Fried trên Twitter đã dẫn đến sự sụt giảm giá của FTT và các loại tiền điện tử khác, dẫn đến 6 tỷ USD khách hàng rút khỏi FTX. FTX không thể đáp ứng nhu cầu rút tiền thêm nữa và vào ngày 8 tháng 11, Bankman-Fried và Zhao cùng thông báo rằng Binance đã ký một thỏa thuận không ràng buộc để mua FTX nhằm đảm bảo rằng khách hàng có thể lấy lại tài sản của họ một cách kịp thời.
Thỏa thuận không bao gồm việc bán FTX. Zhao đã thông báo trên Twitter rằng công ty sẽ sớm hoàn thành thẩm định, đồng thời nói thêm rằng tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử nên tránh sử dụng token làm tài sản thế chấp. Anh ấy cũng viết rằng anh ấy dự đoán FTT sẽ "có nhiều biến động trong những ngày tới khi mọi thứ phát triển". Vào ngày đưa ra thông báo đó, FTT đã mất 80% giá trị.
Thoả Thuận Binance Mua Lại FTX Sụp Đổ
Vào ngày 9 tháng 11, Bloomberg gọi việc Binance mua lại FTX là "không chắc" do tình trạng tài chính yếu kém của FTX. Bloomberg cũng báo cáo rằng Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai đang điều tra bản chất mối liên hệ của FTX với các khoản nắm giữ khác của Bankman-Fried và việc xử lý tiền của khách hàng.
Cuối ngày hôm đó, Wall Street Journal đưa tin rằng Binance sẽ không xúc tiến thương vụ mua lại FTX. Binance đã trích dẫn báo cáo của FTX về việc xử lý sai tiền của khách hàng và các cuộc điều tra đang chờ xử lý về FTX là lý do khiến họ không theo đuổi thỏa thuận. Bankman-Fried cho biết trong một tin nhắn Slack rằng FTX đã biết thông qua báo chí về mối quan tâm và quyết định của Binance.
Sự Sụp Đổ Lan Rộng Và Các Nỗ Lực Cứu Vãn
Vào ngày 9 tháng 11, trang web của FTX cho biết họ không xử lý việc rút tiền vào thời điểm đó. Bankman-Fried nói rằng mặc dù tài sản của công ty nhiều hơn hơn tiền gửi của khách hàng, nhưng nó sẽ cần tiền từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu rút tiền do thiếu thanh khoản. Bankman-Fried đã tuyên bố vào ngày 9 tháng 11 rằng FTX.US, với tư cách là một công ty riêng biệt, "hiện không bị ảnh hưởng" bởi cuộc khủng hoảng.
Vào ngày 10 tháng 11, Axios báo cáo rằng FTX đã tiếp cận Kraken nhằm một thỏa thuận giải cứu tiềm năng. Bankman-Fried đã đưa ra một số tuyên bố vào ngày 10 tháng 11, nhận trách nhiệm về sự thất bại của FTX và chỉ ra rằng FTX đang cố gắng huy động 10 tỷ đô la tài trợ khẩn cấp để duy trì khả năng thanh toán. Bankman-Fried cũng thông báo rằng Alameda Research sẽ ngừng giao dịch và kết thúc hoạt động. Phần lớn các nhóm tuân thủ và pháp lý nội bộ của FTX đã từ chức trước ngày 10 tháng 11. Các nguồn ẩn danh được Wall Street Journal trích dẫn vào ngày 10 tháng 11 nói rằng Alameda Research nợ FTX khoảng 10 tỷ đô la, vì FTX đã cho Alameda vay tiền đặt trên sàn giao dịch để giao dịch để Alameda có thể đầu tư bằng số tiền này. Vào ngày 12 tháng 11, Giám đốc điều hành Alameda, Caroline Ellison, đã tiết lộ với các nhân viên khác của Alameda rằng bà, Sam Bankman-Fried, Gary Wang và Nishad Singh biết rằng tiền gửi của khách hàng đã được chuyển từ FTX sang Alameda. Số tiền này được sử dụng một phần để trả các khoản vay mà Alameda đã thực hiện để đầu tư.
Mặc dù Bankman-Fried nói rằng khách hàng của FTX.US không có lý do gì phải lo lắng trên Twitter vào ngày 10 tháng 11, các nhân viên đã bắt đầu cố gắng bán tài sản của công ty vào cùng ngày. Những tài sản này bao gồm công ty thanh toán bù trừ chứng khoán Embed Financial Technologies và quyền đặt tên cho FTX Arena. Vào ngày hôm sau, Bankman-Fried thông báo rằng ông đã đệ đơn xin phá sản FTX US cùng với FTX và Alameda.
Vào ngày 10 tháng 11, Ủy ban Chứng khoán Bahamas đã đóng băng tài sản của một trong những công ty con của FTX, FTX Digital Markets Ltd, "và các bên liên quan", đồng thời chỉ định tạm thời một luật sư làm người thanh lý. Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản đã yêu cầu FTX Nhật Bản tạm dừng một số hoạt động. Chi nhánh tại Úc của công ty được đặt dưới sự quản lý.
Cùng ngày, một nhóm điều hành Quỹ FTX Future, một nhóm từ thiện do Bankman-Fried tài trợ, đã tuyên bố từ chức tập thể. Future Fund đã cam kết đầu tư và tài trợ từ thiện 160 triệu đô la tính đến ngày 1 tháng 9 năm đó.
FTX Chính Thức Phá Sản
Vào ngày 11 tháng 11, FTX, FTX US, Alameda Research và hơn 100 chi nhánh đã nộp đơn xin phá sản ở Delaware. Sàn giao dịch nợ tới 8 tỷ đô la. Công ty cho vay tiền điện tử BlockFi, được liên kết với FTX, đã thông báo vào ngày 10 tháng 11 rằng họ đang tạm dừng hoạt động do sự sụp đổ của FTX.
Sam Bankman-Fried đã từ chức Giám đốc điều hành và được thay thế bởi John J. Ray III, một chuyên gia tái cơ cấu doanh nghiệp, người trước đây đã giám sát việc thanh lý Enron. Kể từ ngày 12 tháng 11, Bankman-Fried nói với Reuters rằng ông vẫn đang ở Bahamas, mặc dù các nhân viên cấp cao khác của FTX đã bắt đầu rời đi Hồng Kông, nơi đặt trụ sở cũ của công ty hoặc các địa điểm khác.
Các nhà chức trách ở Bahamas, bao gồm cả Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Bahamas, đã thẩm vấn Bankman-Fried vào ngày 12 tháng 11. Bất chấp sự phá sản của FTX, Bankman-Fried vẫn tiếp tục cố gắng huy động vốn cho công ty vào cuối tuần ngày 12 và 13 tháng 11.
Các Giao Dịch Trái Phép
Vào cuối ngày 11 tháng 11, khoảng 473 triệu đô la tiền đã bị xóa khỏi FTX thông qua cái mà Ryne Miller, cố vấn chung của FTX US, mô tả là "các giao dịch trái phép". Miller thông báo thêm rằng FTX và FTX US dự định chuyển số tiền còn lại bằng tiền điện tử sang "kho lạnh" ngoại tuyến. Số tiền lấy từ FTX chủ yếu là stablecoin như Tether và nhanh chóng được đổi lấy Ether, một phương thức được những kẻ trộm tiền điện tử sử dụng để ngăn chặn nỗ lực lấy lại số tiền bị đánh cắp. Một người thay mặt FTX trong cuộc trò chuyện Telegram gọi "các giao dịch trái phép" là "bị hack" và khuyến khích người dùng xóa ứng dụng di động FTX khi chúng bị xâm phạm.
Kraken kể từ đó đã thông báo hỗ trợ xác định thủ phạm. Vào ngày 14 tháng 11, giám đốc an ninh của Kraken cho biết trên Twitter rằng công ty biết "danh tính" của người dùng đã trả phí giao dịch liên quan đến việc chuyển số tiền bị đánh cắp qua tài khoản Kraken của họ. Trong một cuộc phỏng vấn với Kelsey Piper được xuất bản vào ngày 16 tháng 11 bởi Vox, Bankman-Fried đã đổ lỗi cho "nhân viên cũ" hoặc phần mềm độc hại trên thiết bị do nhân viên cũ sở hữu gây ra hành vi trộm cắp.
Từ 1 tỷ đô la đến 2 tỷ đô la trong quỹ của khách hàng được báo cáo là không thể hạch toán kể từ ngày 12 tháng 11. Bảng cân đối kế toán của FTX ngay trước khi phá sản cho thấy khoản nợ 9 tỷ đô la so với 900 triệu đô la tài sản lưu động, 5 tỷ đô la tài sản "kém thanh khoản" và 3,2 tỷ đô la đầu tư vốn cổ phần tư nhân kém thanh khoản. Chuyên mục người Mỹ Matt Levine đã mô tả rằng trong số các tài sản kém thanh khoản hơn mà "FTX dựa vào để có thể thanh toán số dư của khách hàng" có hai token được đề cập đến là token FTX và Serum, một loại tiền điện tử riêng biệt hạch toán trong bảng cân đối kế toán.
Bankman-Fried bắt đầu đăng các tin nhắn "khó hiểu" theo trình tự trên Twitter vào ngày 14 tháng 11. Kể từ ngày 15 tháng 11, các tin nhắn có nội dung "Chuyện gì đã XẢY RA".
Các Cuộc Điều Tra: Kiện tụng và can thiệp pháp lý
Sau sự sụp đổ của FTX, Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Bahamas đã mở một cuộc điều tra hình sự đối với công ty.
Nguồn tin ẩn danh được Bloomberg trích dẫn cho biết văn phòng Luật sư Hoa Kỳ tại Quận phía Nam của New York đã bắt đầu một cuộc điều tra về sự sụp đổ của FTX kể từ ngày 14 tháng 11.
Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Hoa Kỳ có kế hoạch tiến hành các phiên điều trần vào tháng 12 về sự sụp đổ của FTX, và các nhà lãnh đạo ủy ban cho biết họ sẽ tìm kiếm lời khai từ Bankman-Fried.
Vào ngày 15 tháng 11 năm 2022, một vụ kiện tập thể đã được đệ trình tại Miami chống lại Bankman-Fried và một số người nổi tiếng, bao gồm cả tiền vệ bóng đá người Mỹ Tom Brady và diễn viên hài Larry David, cáo buộc công ty có hành vi lừa đảo; họ đang đòi bồi thường thiệt hại. Vụ kiện cũng nêu tên Gisele Bündchen, Steph Curry, Shaquille O'Neal, Udonis Haslem, David Ortiz, Trevor Lawrence, Shohei Ohtani, Naomi Osaka và Kevin O'Leary.
Tương lai của FTX và hậu quả của sự sụp đổ
Tương lai của FTX với tư cách là một sàn giao dịch tiền điện tử đang ở tình trạng vô cùng nghiêm trọng. Kể từ giữa tháng 11 năm 2022, việc rút tiền bị vô hiệu hóa và một thông báo trên trang web FTX cho biết công ty “khuyên mọi người không nên gửi tiền.”
Những hậu quả to lớn hơn do sự sụp đổ của FTX đối với ngành công nghiệp tiền điện tử cũng sẽ dần bộc lộ theo thời gian. Là sự sụp đổ lớn nhất trong lịch sử ngắn hạn của tiền điện tử, FTX có thể khiến các nhà đầu tư vốn đã thận trọng vì lo ngại về tính ổn định và bảo mật ngày càng cẩn trọng hơn. Khách hàng trên nền tảng FTX có thể không lấy lại được tài sản của họ, khả năng dẫn đến hành động pháp lý. Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC) và các cơ quan quản lý khác có thể coi sự sụp đổ của FTX là lý do biện minh cho việc thắt chặt giám sát quy định đối với tiền điện tử và Quốc hội có thể có xu hướng can thiệp nhiều hơn và tạo ra luật mới quản lý token kỹ thuật số và các sàn giao dịch.
Sự sụp đổ đáng kinh ngạc của sàn giao dịch lớn thứ ba tính theo khối lượng sẽ gây ra những làn sóng chấn động khắp thế giới tiền điện tử trong một thời gian. Công ty cho vay tiền điện tử BlockFi đã tạm dừng hoạt động rút tiền của khách hàng vào ngày 11 tháng 11 năm 2022 và có tin đồn rằng nó có thể có một tương lai khó khăn. Crypto.com nhận thấy số tiền rút ngày càng tăng từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 11 năm 2022. Genesis Global Capital đã tạm dừng việc rút tiền của khách hàng từ đơn vị cho vay tiền điện tử của mình. Và đó có thể chỉ là khởi đầu của sự thiệt hại nặng nề ngành tài sản thế chấp.
Tổng Kết
Vào tháng 11 năm 2022, sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã sụp đổ trong khoảng thời gian khoảng 10 ngày. Sau một báo cáo cho thấy những lo ngại về đòn bẩy và khả năng thanh toán tiềm năng, sàn giao dịch đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thanh khoản và cố gắng thương lượng một gói cứu trợ từ đối thủ Binance nhưng đã nhanh chóng thất bại. FTX chứng kiến tài sản của mình bị đóng băng, Giám đốc điều hành từ chức và nộp đơn xin phá sản chỉ trong vài ngày. Những tác động đang diễn ra đối với tương lai của FTX và ngành công nghiệp tiền điện tử rộng lớn hơn những gì đang diễn ra và rất khó đánh giá tình hình trong thời gian sắp tới. Có lẽ chúng ta sẽ được nhìn thấy một khung pháp lý rõ ràng hơn sẽ được các chính phủ đưa ra nhằm giảm thiểu và hạn chế rủi ro từ các hoạt động trong thị trường tiền số hiện nay.
Kinh Tế Vĩ Mô
Nhìn lại năm 2022 có thể thấy rằng diễn biến của tình hình kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hậu quả của đại dịch Covid và Chiến tranh Nga - Ukraine, nảy sinh ra vấn đề nhức nhồi về lạm phát và rủi ro suy thoái kinh tế tại nhiều nơi trên thế giới.
Hậu quả của đại dịch covid
Các nền kinh tế “No tiền”
Việc sản xuất vacxin và giúp người dân tiếp cận nó một cách rộng rãi đã khiến cho dịch bệnh giảm đi sự nguy hiểm vào cuối 2021. Thị trường việc làm và chuỗi cung ứng đã khôi phục trạng thái bình ổn, nhưng hậu quả sâu xa mà dịch covid để lại là một nền kinh tế đã được bơm quá nhiều tiền vào.
FED chính thức thực hiện nới lỏng định lượng - QE (Quantitative Easing) vào ngày 23 tháng 3 năm 2020. Gần 3000 tỷ đô la được bơm vào nền kinh tế thông qua chương trình QE nhằm cứu vãn nền kinh tế trong dịch covid.
Sau dịch, xu hướng gia tăng của bảng cân đối kế toán vẫn tiếp diễn tới năm nay, FED vẫn tiếp tục bơm tiền vào để phục hồi kinh tế sau đại dịch. Cho tới ngày 9 tháng 3 năm 2022, chương trình QE mới kết thúc. Đỉnh điểm số tiền mà FED đã bơm vào nền kinh tế sau đại dịch là con số xấp xỉ 4400 tỷ đô, nâng tổng số tiền của FED trong nền kinh tế lên gấp gần 200% so với thời gian trước đại dịch (9000 tỷ so với 4600 tỷ trước đó).
Điều này có nghĩa là FED đang có mức độ tác động rất lớn lên thanh khoản của thị trường. Gần 9000 tỷ USD được bơm vào nền kinh tế, vậy khi họ thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ, bao gồm nâng lãi suất và QT đồng thời, tiền sẽ được rút ra và thị trường phải đứng trước áp lực thanh khoản rất lớn.
Câu chuyện tương tự đối với khu vực Châu Âu, nguồn tiền mà ECB đưa vào nền kinh tế cũng rất lớn. ECB cũng kết thúc chương trình QE trong năm nay và chưa thực hiện QT, nhưng qua đây thì có thể thấy sau đại dịch, sự ảnh hưởng của các ngân hàng trung ương lên nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng càng lớn hơn.
Trung Quốc và chính sách Zero Covid
Năm 2022, trong khi hầu hết các nước đã thoát khỏi tình trạng căng thẳng nhất của dịch Covid và bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch, thì tại quê hương nguồn gốc của dịch bệnh này là Trung Quốc dịch bệnh lại bùng lên mạnh mẽ.
Chính phủ Trung Quốc nhất quyết thực hiện chính sách Zero Covid, họ thực hiện phong tỏa và cách ly nghiêm ngặt hơn cả thời kỳ đầu của dịch vào năm 2020.
Chính sách Zero Covid có hại đối với nền kinh tế quốc tế và có hại đối với thị trường chứng khoán Châu Á, có tác động tiêu cực nhưng ít hơn đối với các thị trường chứng khoán khác và ít hơn nữa đối với thị trường Crypto.
Giới chức Trung Quốc đã có những động thái nới lỏng hơn đối với Zero Covid vào giai đoạn cuối năm, mở ra kỳ vọng về việc Zero Covid sẽ kết thúc sớm hơn dự kiến. Thị trường chứng khoán Trung Quốc phản ứng tích cực với điều này, tuy nhiên đối với thị trường crypto thì gần như không có sự phản ứng giá.
Điều mà thị trường quan tâm về Trung Quốc nhiều hơn - ngoài việc trông chờ vào sự mở cửa của nền kinh tế và kết thúc chính sách Zero Covid - là vấn đề về pháp lí đối với Crypto.
Chính phủ Trung Quốc đã cấm tất cả các hoạt động liên quan tới crypto, với lí do để chống các tội phạm tài chính, tuy nhiên có thể đó cũng là cách để họ hạn chế sự thất thoát dòng tiền ra khỏi nền kinh tế cục bộ. Vậy nên nếu có cửa sáng nào cho vấn đề pháp lý đối với crypto ở Trung Quốc thì cũng phải chờ vào một tương lai rất xa.
Ảnh hưởng của chiến tranh Nga - Ukraine
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga chính thức phát động cuộc xâm lược quân sự vào Ukraine. Diễn biến của cuộc chiến rất căng thẳng và gây thiệt hại nặng nề cho các bên liên quan, gây rắc rối lớn cho các nước lân cận và có thể nói đây là dramma chính trị lớn nhất trong nhiều thập kỉ qua.
Các nước phản đối hành động xâm lược đã trừng phạt Nga bằng các lệnh hạn chế hoặc thậm chí cấm nhập khẩu dầu từ Nga khiến nguồn cung năng lượng của Châu Âu trở nên khan hiếm.
Giá dầu thô đã tăng từ khi hai nước có những phát ngôn và thông báo có tính quyết liệt đối với nhau trước khi cuộc chiến chính thức diễn ra, và đạt đỉnh ở mức 120$/thùng, mức cao nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại đây.
Mặc dù cố gắng trừng phạt Nga bằng cách giảm nhập khẩu dầu, song Châu Âu vẫn không thể hoàn toàn thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung năng lượng của Nga. Các nước Châu Âu đều phải tìm cách để giảm bớt sự phụ thuộc, đặc biệt là sau khi Nga đóng đường ống dẫn dầu Nord Stream 1 vô thời hạn. Và tuy rằng Châu Âu cũng tuyên bố rằng sẽ độc lập về năng lượng nhưng điều đó sẽ xảy ra trong một tương lai xa.
Điều khó khăn mà Châu Âu gặp phải là vừa muốn trừng phạt cho Nga giảm nguồn thu nhập từ xuất khẩu dầu để cuối cùng sẽ làm suy giảm ngân sách cho chiến tranh, vừa muốn Nga vẫn tiếp tục giữ một mức xuất khẩu dầu nhất định để có thể từ từ độc lập năng lượng.
G7 còn có kế hoạch áp trần giá đối với dầu nhập khẩu từ Nga, nhưng điều này lại rấy lên rủi ro Nga sẽ không xuất khẩu nữa và từ đó khiến nguồn cung giảm, giá dầu từ các nước xuất khẩu dầu khác lại tăng lên thì vấn đề giá năng lượng vẫn không được giải quyết.
Mặt khác, trong khi Châu Âu sẽ rất chật vật trong việc cân đối lại nguồn cung năng lượng thì Nga có vẻ dễ thở hơn trong việc cân đối nguồn cầu năng lượng vì họ có thể chuyển hướng xuất khẩu sang Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác nhiều hơn.
Bên cạnh yếu tố giá năng lượng, giá lương thực của thế giới cũng tăng mạnh trong giai đoạn đầu của chiến sự.
Nền kinh tế Châu Âu dự là có thể hồi phục sau đại dịch, nhưng vì chiến tranh nên lại lâm vào khủng hoảng năng lượng, đồng thời là xu hướng lạm phát tăng cao nhất trong nhiều thập kỉ trở lại.
Lạm phát và cuộc chiến chống lạm phát
Tình hình lạm phát Châu Âu
Giá năng lượng và lương thực bị đẩy cao do ảnh hưởng từ chiến tranh giữa Nga và Ukraine là hai yếu tố lớn nhất khiến cho lạm phát Châu Âu gia tăng mạnh hơn trong khi xu hướng tăng của lạm phát vốn đã bắt đầu từ đầu năm 2021 do ảnh hưởng từ dịch covid.
Châu Âu phải chịu mức giá năng lượng cao gấp 4 lần so với năm trước và rất khó khăn trong việc tìm cách làm hạ nhiệt giá năng lượng. Điều ấy khiến lạm phát Châu Âu không ngừng tăng lên cho tới tận cuối năm 2022. Hầu hết các nước có chỉ số lạm phát CPI trên 10%, là mức cao nhất kể từ 40-70 năm trở lại đây.
Bên cạnh những chính sách đánh riêng vào giá năng lượng, các ngân hàng trung ương các nước đều đồng loạt thực hiện tăng lãi suất mạnh tay. Ngay cả ngân hàng ECB cũng phải thay đổi quan điểm của mình về lạm phát. ECB đã từng đánh giá xu hướng lạm phát lần này chỉ là nhất thời và sẽ sớm giảm, để rồi tăng lãi suất rất nhanh sau 3 lần 50bps - 75bps - 75bps bắt đầu từ tháng 7 năm 2022.
Nỗ lực tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương Châu Âu tính cho tới cuối năm 2022 vẫn chưa cho thấy sự hiệu quả, vì lạm phát vẫn đang liên tục lập đỉnh mới. G7 thì vẫn loay hoay tìm cách giải bài toán giá năng lượng. Vậy nên tình hình lạm phát ở Châu Âu nhìn sang năm 2023 sẽ vẫn rất căng thẳng và khó có thể đoán đỉnh của lạm phát sẽ ở mức nào.
Tình hình lạm phát tại Hoa Kỳ
Tháng 5 năm 2021, lạm phát của Hoa Kỳ bước vào xu hướng tăng và trong khi rất nhiều chuyên gia phố Wall dự báo lạm phát sẽ giảm về 3% trong đầu năm 2022 thì thực tế lại cho thấy điều ngược lại.
Lạm phát của Hoa Kỳ tiếp tục tăng cho tới khi đạt đỉnh vào tháng 7 năm 2022 với đỉnh của CPI là 9.1%, đỉnh của PCE là 6.8%. Đó là mức lạm phát cao nhất trong 40 năm trở lại đây.
Đối mặt với tình hình lạm phát tăng cao, FED đã đồng thời sử dụng hai vũ khí mạnh nhất của mình: Nâng lãi suất và Thắt chặt định lượng- QT (Quantitative Tightening)
Ngày 16 tháng 3 năm 2022, FED thực hiện nâng 25 điểm lãi suất cơ bản, là lần nâng lãi suất đầu tiên trong năm, đánh dấu thời điểm FED thực hiện thắt chặt tiền tệ. Có 6 lần nâng lãi suất sau đó, FED tăng mạnh tốc độ nâng lãi suất kể từ tháng 7 và thực hiện liên tiếp 4 lần nâng 75bps.
Kể từ tháng 11năm 2022, họ mới bắt đầu thể hiện thái độ bồ câu hơn và có kế hoạch giảm tốc độ nâng lãi suất lại trong tháng 12 và đầu năm sau, sau đó sẽ ngừng tăng và giữ lãi suất ở một mức cao cho tới khi nhìn thấy không còn rủi ro tăng lạm phát.
Như đề cập ở phần trên, FED đã kết thúc QE vào tháng 3 năm 2022 và vào ngày 1 tháng 6 năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang chính thức bắt đầu chương trình QT, làm giảm tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán 45 tỷ đô la mỗi tháng trong mùa hè và đẩy nhanh tốc độ giảm tới 90 tỷ đô la mỗi tháng bắt đầu từ ngày 1 tháng 9.
Sau khi chương trình QE kết thúc vào tháng 3 năm 2022, tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán đi vào xu hướng giảm, mức giảm từ đỉnh tính cho tới tuần 48 năm 2022 là khoảng 285 tỷ đô, chỉ bằng khoảng 6.5% so với lượng tiền mà FED đã bơm vào nền kinh tế từ ngày 23 tháng 3 năm 2020.
Điều này có nghĩa là FED vẫn còn có thể làm giảm tiền trong lưu thông đi thấp hơn rất nhiều nữa, có thể dễ dàng kiểm soát được lạm phát khi kết hợp với việc tăng mạnh lãi suất và sau đó giữ lãi suất ở một mức cao. Và nó cũng đồng nghĩa với việc các thị trường tài chính bao gồm cả thị trường crypto luôn phải chịu áp lực từ yếu tố này.
Tuyên ngôn của FED cực kỳ diều hâu trong suốt quá trình thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ. Powell nói FED không để tâm tới thị trường cổ phiếu có sụp đổ như thế nào và sẵn sàng chấp nhận việc GDP tăng trưởng âm để có thể đưa lạm phát về mức mục tiêu thông qua việc tham chiếu giá trị của chỉ số PCE cho tới khi nào nó quay về mức 2%.
Và cuối cùng thì việc thắt chặt chính sách tiền tệ của FED đã thể hiện rõ hiệu quả của nó trong việc kìm hãm và điều chỉnh lạm phát. Sau khi lạm phát theo chỉ số CPI đạt đỉnh vào tháng 7 đã kết thúc xu hướng tăng và giảm từ tháng 8 tới cuối năm.
Với những chính sách của FED, năm 2022 là năm của đồng Dollar khi chỉ số DXY-Dollar index tăng từ mức 94.5 điểm lên tới đỉnh là 114.7 điểm.
Trong thời kỳ thị trường downtrend này, người ta có câu “Cash is king” nhưng có lẽ vẫn chưa đúng, “Dollar is king” thì phù hợp hơn khi đối chiếu sức mạnh của đồng bạc xanh với các loại tài sản khác, bao gồm luôn cả các đồng ngoại tệ mạnh khác như AUD, CAD, EUR, GBP, JPY. Điển hình là khi cặp tỷ giá EUR/USD đã giảm dưới ngưỡng 1.0 vào tháng 8.
Nếu không phải người quan tâm tới tỷ giá của các cặp ngoại hối mà chỉ quan tâm tới việc mua bán crypto, hẳn bạn cũng phải thấy trong giai đoạn cuối năm, đã có lúc tỷ giá USDT/VND trên thị trường P2P lên tới mức 1 USDT > 25.500 VND.
FED rất có thể sẽ ngừng tăng lãi suất trong nửa đầu 2023 và cắt giảm lãi suất từ giữa năm trở đi. Bên cạnh lãi suất còn cần phải theo dõi khi nào thì chương trình QT kết thúc, có thể là cùng thời điểm với việc lãi suất ngừng tăng hoặc chậm hơn nữa là thời điểm bắt đầu giảm lãi suất, hoặc thậm chí lâu hơn và đó là điều mà chúng ta cần để ý.
Lạm phát các khu vực khác
Châu Á chịu ít ảnh hưởng hơn từ lạm phát hơn, tuy nhiên lạm phát vẫn là theo xu hướng tăng của toàn thế giới. Rủi ro về lạm phát tăng cao trong năm tới sẽ vẫn có bởi Trung Quốc đang phải đối mặt với hạn hán kỷ lục, điều này có thể dẫn tới giá lương thực nội địa Trung Quốc tăng mạnh. Quan trọng hơn, nền kinh tế của họ thoát khỏi cơn sóng lạm phát do chính sách Zero Covid đã ức chế sức cầu của toàn dân, vì vậy nếu Trung Quốc nới lỏng Zero Covid và mở cửa trở lại thì có thể lạm phát sẽ rất khó kiểm soát.
Suy thoái kinh tế
Châu Âu chứng kiến suy thoái kinh tế tới gần
Khủng hoảng năng lượng đã đẩy Châu Âu vào một mùa đông 2022 khắc nghiệt. Suy thoái kinh tế là một khái niệm không thống nhất tại mọi nơi và cũng khó có thể nhận biết nó xảy ra chính thức vào khi nào, nhưng nhìn chung, hầu hết các nước ở khu vực Châu Âu đang phải đối mặt với việc suy thoái kinh tế có thể sẽ diễn ra sớm kể từ quý 4 năm 2022, mặc muộn hơn vào hai quý đầu năm 2023.
Hoa Kỳ đứng trước rủi ro suy thoái kinh tế vào cuối năm 2023
Trong hai quý đầu năm 2022, GDP của Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng âm liên tục, thị trường bắt đầu lo lắng về rủi ro suy thoái kinh tế sẽ sớm diễn ra.
Trong quý 3 2022, đã có nhiều tín hiệu tốt hơn từ nền kinh tế này cho thấy suy thoái kinh tế vẫn chưa tới gần, nhưng vẫn sẽ có khả năng diễn ra trong năm 2023 nếu như điều kiện kinh tế xấu đi.
Kết quả dự báo GDP của các khu vực trên thế giới của IMF trong tháng 10 cho thấy Mỹ và khu vực Euro sẽ phải đối mặt với mức tăng trưởng sản lượng trong năm 2023 còn thấp hơn 2022.
Crypto chịu ảnh hưởng rõ rệt từ kinh tế vĩ mô
Trong năm nay, sự ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô lên thị trường crypto rõ ràng hơn bao giờ hết. Bằng chứng là crypto ngày càng trở nên tương quan với thị trường chứng khoán Mỹ và có các phản ứng rõ rệt đối với các tin tức kinh tế vĩ mô.
Hình trên là biểu đồ tích hợp đường giá BTC và chỉ số chứng khoán mỹ S&P 500 (đường S&P 500 màu cam; đường BTC màu xanh). Thực tế nếu nhìn rộng ra thì có thể thấy thị trường crypto và thị trường chứng khoán Mỹ đã bắt nhịp với nhau từ đầu uptrend từ 2020 vừa rồi.
Sự tương quan này có phải do tác động từ các điều kiện về kinh tế vĩ mô hay không? Câu trả lời là có, hãy đối chiếu chart giá của 2 thị trường với các sự kiện kinh tế vĩ mô đã diễn ra trong thời gian qua.
Nhìn lại lịch sử một chút, vào đầu năm 2020, tình hình dịch covid làm cho các thị trường tài chính giảm một cú rất mạnh. Sau sự kiện đó vài tuần, FED bắt đầu công bố triển khai chương trình QE, cả US Stock và BTC đều xác lập đáy của chu kỳ cũ và uptrend 2020-2021 chính thức diễn ra.
Trong năm 2021, BTC và US Stock có một nhịp đi ngược pha với nhau vào khoảng thời gian từ tháng 5 cho tới tháng 8, đây là quãng thời gian duy nhất trong 2 năm vừa rồi mà BTC đi ngược pha với thị trường truyền thống.
Hành trình tăng trưởng của BTC từ ~4000$ kết thúc tại ~64000$. Điều này có thể giải thích bởi thị trường crypto đã tăng trưởng quá mạnh và thời điểm đó thị trường bắt đầu chốt lời, cộng thêm FUD chính phủ Trung Quốc tuyên bố cấm các hoạt động đào coin đã đưa BTC về thẳng mốc ~29000$. Sau khoảng thời gian này, BTC lại quay trở lại xu hướng tăng cùng nhịp với các thị trường truyền thống để thiết lập mức ATH ~69000$ vào tháng 11 năm 2021.
Nhìn chung trong cả năm 2022, thị trường crypto không có khoảng thời gian đáng kể nào đi ngược xu hướng với thị trường cổ phiếu Mỹ cả. Diễn biến giá của BTC tương quan chặt chẽ hơn với S&P 500, từng nhịp giảm điểm và hồi phục của cả hai thị trường đều đồng pha với nhau.
Khi đối chiếu diễn biến giá của BTC với xu hướng bảng cân đối kế toán của FED và FED Funds Rate theo biểu đồ trên, thời điểm downtrend chính thức được xác nhận cũng chính là khi FED nâng lãi suất lần thứ 2 trong năm kết hợp với xu hướng bảng cân đối kế toán FED đảo chiều. Xu hướng giá giảm của BTC trong năm 2022 hoàn toàn có thể giải thích bởi vì các điều kiện kinh tế vĩ mô không ủng hộ.
Tuy rằng sự ràng buộc giữa biến động của Crypto vào kinh tế vĩ mô là rõ ràng trông thấy, tuy nhiên sau hàng loạt sự sụp đổ của các tổ chức lớn trong ngành, từ giai đoạn giữa năm 2022 trở đi, sự tương quan đã yếu dần.
Vào cuối năm, khi điều kiện tiền tệ đã có triển vọng hơn ở Hoa Kỳ, thị trường chứng khoán đã phản ứng khá tích cực với việc những chỉ số kinh tế cho thấy kỷ nguyên thống trị của đồng Dollar đang có dấu hiệu kết thúc, nhưng thị trường Crypto lại tỏ ra ì ạch trong phản ứng giá và đôi khi có những nhịp ngược pha.
Vậy để nói ngắn gọn, tình hình thị trường crypto năm 2022 phụ thuộc nhiều bởi kinh tế vĩ mô, cụ thể là bị gây áp lực bởi từ chiến tranh, từ hậu quả của đại dịch covid và chính sách tiền tệ của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Thị trường Crypto là một thị trường mở trên toàn cầu, hoàn toàn phi chính phủ, vì vậy tình hình kinh tế - chính trị ở mọi nơi đều có tác động tới Crypto, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Trong đó, thay đổi về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, các bước đi của FED có tác động nhiều nhất đến thị trường crypto so với các khu vực kinh tế lớn khác như Châu Âu hay Trung Quốc.
2022 - Năm Của Những Vụ Hack Đình Đám
2022 là một năm kỷ lục về thiệt hại liên quan đến các vụ hack trong thị trường Crypto. Theo số liệu từ Defillama tính đến đầu tháng 12/2022 đã có hơn 50 vụ hack xảy ra gây thiệt hại khoảng $3.23B, gấp hơn 1.4 lần so với năm 2021.
Khác với giai đoạn trước 2020, đa phần các vụ hack diễn ra tại các sàn giao dịch tập trung (CEX), từ 2021 và đặc biệt năm 2022 mục tiêu mà hacker nhắm đến đã chuyển sang các giao thức DeFi với thông kê chiếm tới 95% tổng số vụ Hack (src: Chanalysis)
Cũng theo Chainalysis, trong năm 2022 cầu xuyên chuỗi là miếng pho-mat béo bở nhất cho các hacker khai thác. Chỉ riêng hai tháng 3 và 11 đã có tới khoảng $1.2B bị exploited liên quan đến các cây cầu, chiếm ⅓ tổng số thiệt hại năm 2022.
Tương tự năm 2021, các phương pháp phổ biến mà hacker sử dụng là chiếm quyền điều hành, exploit, flash loan và honeypot. Dưới đây là 10 vụ hack nổi bật nhất năm 2022 do Hak Research tuyển chọn.
Ronin Bridge - $624M
Ronin Network là một sidechain của Ethereum với mục tiêu mở rộng, tối ưu cho mảng game và NFT được phát triển bởi đội ngũ Sky Mavis của Axie Infinity. Tuy vậy, giờ đây khi nhắc đến cái tên Ronin thay vì sự thành công của Game hay NFT thì cộng đồng lại được gợi lại ký ức về vụ Hack lịch sử với số tiền khổng lồ lên tới $624M và nguyên nhân khá “ngớ ngẩn” của nó.
Qua sơ hở một nhân viên từng làm tại Sky Mavis, Hacker đã có quyền truy cập cá nhân xâm nhập vào Sky Mavis và nắm quyền kiểm soát 4/9 node. Thêm vào đó, từ kẽ hở Backdoor trong gas-free RPC node Hacker đã nhanh chóng có được chữ ký thứ 5.
Sau khi có đủ 5/9 node, Hacker này đã thoải mãi chuyển tổng cộng 173.600 ETH và 25,5M USDC ra khỏi Ronin Bridge trong vòng 1 tuần trước khi bị phát hiện. Ngay sau đó, đội ngũ Sky Mavis đã tạm ngưng hoạt động của Ronin Bridge và Dex Katana để thực hiện điều tra cũng như đảm bảo an toàn cho các tài sản khác như RON, AXS hay SLP.
Để rửa số tiền chiếm đoạt được, Hacker đã swap hết USDC sang ETH qua Multichain sau đó chia nhỏ tiền ra nhiều ví khác nhau nhằm tránh sự chú ý, rồi chuyển lên các sàn giao dịch tập trung như FTX, Crypto.com hay Houbi. Tuy nhiên, các sàn CEXs ngay lập tức cũng đã có những động thái để ngăn chặn số tiền “bẩn” từ hacker. Bên cạnh đó, Hacker cũng đã chuyển 2000 ETH tương đương $7M tại thời điểm đó lên nền tảng Tornado Cash để rửa tiền.
Về phần Ronin Network, cùng với sự sa sút của tựa game Axie Infinity từ cuối 2021 vụ Hack như một đòn giáng mạnh khiến sidechain này “nằm bẹp” từ tháng 5 đến giờ. Sau vụ hack, phía Sky Mavis đã huy động thêm $150M và cam kết sử dụng thêm tiền túi để bồi thường cho những người bị thiệt hại, tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào cập nhật về số tiền cũng như hoạt động bồi thường.
FTX.com - $600M
Vụ hack lớn nhất liên quan đến sàn giao dịch tập trung trong năm 2022 thuộc về FTX với con số thiệt hại khoảng $600M.
Diễn ra vào tháng 11 vào thời điểm hết sức nhạy cảm, 1 ngày sau khi FTX tuyên bố phá sản theo chương 11. Điều này khiến nhiều người hoài nghi về nguyên nhân thực sự dẫn đến vụ việc. Liệu đây là một vụ hack hay là một vở kịch do đội ngũ FTX dàn dựng để cứu mình?
Cho đến thời điểm hiện tại gần 1 tháng sau khi vụ việc xảy ra nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ. Nhưng sự thật là có ~$450M bị rút ra khỏi FTX qua nhiều token khác nhau như Ethereum, Solana, BNB LINK, AVAX và MATIC,... cùng với ~$200M mà FTX cộng bố chặn được .
Hacker sau đó đã chuyển toàn bộ số tiền này sang ETH (khiến địa chỉ ví này trở thành top ETH holder) và tiếp tục rửa tiền thông qua renBTC và BTC gây ra sự biến động lớn về giá của các token này cũng như hoạt động của Renproject.
Về phía cộng đồng, khi vụ việc được công bố Tether đã ngay lập tức đưa 2 địa chỉ ví $3.9M USDT trên AVAX and $27.5M USDT trên SOL của hacker vào danh sách blacklist.
Sau gần 1 tháng xảy ra, chúng ta vẫn chưa biết được nguyên nhân thực sự của vụ hack và có lẽ chúng ta sẽ còn tiếp tục phải chờ đến khi cơ quan điều tra hoàn thất công việc với CEO Sam Bankman-fried và sàn FTX.
Binance Bridge - $570M
Vụ hack cầu xuyên chuỗi lớn thứ 2 trong năm nay chỉ sau Ronin thuộc về Binance Bridge với khoảng $570M bị đánh cắp.
Vào khoảng đầu tháng 10, hacker bằng một cách nào đó đã thành công gửi một message giả đánh lừa smartcontract và đã thuyết phục Binance Bridge chuyển 2M BNB tương đương khoảng $570M tại thời điểm đó cho mình. Ngay lập tức, BNB Chain đã dừng hoạt động trong vài giờ đồng hồ để tiến hành xử lý vụ việc.
Trên thực tế, hacker chỉ có thể sử dụng được khoảng từ $100M -$110M số tiền hack được vì phần lớn lượng token còn lại đã bị Binance khóa lại. Mặc dù vậy, đây cũng là một trong những khoản thiệt hại lớn với bất kỳ dự án nào.
Tại thời điểm hiện tại có tương đối ít thông tin liên quan đến hacker và việc rửa số tiền hack được từ Binance Bridge.
Wormhole Bridge - $325M
Cây cầu tiếp theo được nêu tên trong danh sách những vụ hack nổi bật trong năm 2022 là Wormhole Bridge - Cầu nối được xây dựng trên Solana này đã bị hacker tấn công và lấy đi $325M vào tháng 2/2022.
Cụ thể, hacker này tiến hành đánh lừa bộ máy xác thực trên Wormhole để tiến hành in $120,000 wETH với mỗi 1 wETH sẽ được backed bởi 1 ETH. Sau đó, hacker đã thực hiện redeem 93,750 WETH sang ETH tại mạng Ethereum. Phần còn lại người này đã swap sang USDC và SOL giữ lại trên Solana.
Vụ Hack diễn ra khiến cho giá của wETH bị depeg so với ETH tạo điều kiện để những nhà giao dịch chênh lệch thu về lợi nhuận lên tới hơn $10M tại thời điểm đó.
Để đảm bảo hoạt động của cây cầu này, Quỹ đầu tư Jump Crypto - một trong những quỹ đầu tư lớn tham gia vào hệ sinh thái Solana đã chấp nhận bỏ ra 120,000 ETH để giúp wETH lấy lại peg.
Tại thời điểm xảy ra vụ hack, Wormhole được coi như là lời “cảnh báo” đến các cây cầu xuyên chuỗi đang hoạt động, tuy nhiên, thực tế Wormhole chỉ là phần mở bài nhẹ nhàng của "Bridge Hacks trong năm 2022".
Nomad Bridge - $190M
Đầu tháng 8/2022, Nomad Bridge cây cầu nối xuyên chuỗi tiếp theo trở thành nạn nhân của các hacker với số tiền thiệt hại lên tới $190M.
Vụ hack Nomad đến từ lỗ hổng trong smartcontract khi dự án cấp quyền rút tiền cho đoạn message root mặc định là 0x000… Không may một hacker đã phát hiện ra và tận dụng triệt để lỗ hổng này. Chưa dừng lại ở đó, rất nhiều người khác đã copy nguyên lệnh rút tiền của hacker trên chỉ thay mỗi địa chỉ ví của mình vào dẫn đến vụ “Hôi của phi tập trung đầu tiên”.
Nomad gần như không còn hoạt động sau khi vụ hack diễn ra. Ở thời điểm hiện tại họ vẫn đang cố gắng khắc phục hậu quả và bồi thường cho những người bị hại.
Beanstalk Farms - $182M
Vào tháng 4/2022 một tháng sau vụ hack Ronin Bridge, Beanstalk Farms nền tảng stablecoin phi tập trung đã bị hacker khai thác lỗ hổng trong smart contract gây thiệt hại lên tới $182M.
Tuy hacker đã rút sạch $182M trong Tresuary của Beanstalk, nhưng chỉ nhận về được khoảng $80M, gồm 24.830 ETH trị giá gần $76M và 36 triệu stablecoin BEAN, trị giá khoảng $3,6M. Số còn lại người này đã phải trả các khoản flashload trên các nền tảng lending khác. Bên cạnh đó, một điều đặc biệt là sau khi hoàn thành trót lọt phi vụ, hacker này còn chuyển lại $250,000 USDC vào địa chỉ quyên góp của chính phủ Ukraine.
Vụ hack đã làm giá token BEAN giảm về bằng 0 và giao thức Beanstalk Farms phải đóng cửa trong vòng 4 tháng sau đó, trước khi được voting tái khởi động lại vào tháng 5/8/2022.
Wintermute - $160M
Vị trí tiếp theo trong danh sách những vụ hack nổi bật năm 2022 thuộc về Wintermute - Nhà tạo lập thị trường (Market Maker) đình đám trong giới Crypto với số tiền thiệt hại lên tới $160M.
Hacker đã tận dụng lỗ hổng trong việc sử dụng Profanity - Một tool cho phép tạo địa chỉ ví Ethereum ảo, của Wintermute để thực hiện rút nhiều tài sản crypto từ ví này với tổng giá trị lên tới $160M. Ngay sau đó, Hacker đã chuyển số tiền stablecoin chiếm được lên các pool trên Curve để tránh bị các công ty phát hành stablecoin cho vào blacklist (sau vụ Tornado Cash).
Giám đốc của Wintermute sau đó đã lên tiếng xác nhận vụ hack, đồng thời khẳng định địa chỉ ví chỉ liên quan đến Defi còn mảng Cefi và OTC của công ty vẫn an toàn. Sau khi vụ hack xảy ra, Wintermute vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
Elrond - $113M
Sàn DEX Maiar được xây dựng bởi đội ngũ phát triển Elrond đã trở thành nạn nhân của hacker vào tháng 9/2022 với số tiền bị đánh cắp ước tính khoảng $113M.
Hacker đã sử dụng 3 địa chỉ ví, lợi dụng lỗ hổng trên smart contract của Maiar đểu rút về tổng cộng 1.600.000 EGLD. Ngay sau đó, hacker đã thực hiện xả 950.000 EGLD khiến giá token này dump mạnh từ $75 về $6. Số token EGLD còn lại hacker đã chia làm 2 phần 38.000 chuyển lên Binance để xả tiếp và giữ lại 50.000 trong ví.
Sau khi vụ hack được phát hiện sàn Maiar đã tạm dừng hoạt động để khắc phục sự cố. Giá cặp token EGLD/USDC cũng nhanh chóng phục hồi. Elrond vẫn tiếp tục hoạt động và mới tiến hành Rebrand thành MultiversX trong tháng 11/2022.
Horizon Bridge - $100M
Tiếp tục với sự góp mặt của một cây cầu xuyên chuỗi trong bảng xếp hạng các vụ hack nổi bật năm 2022, Horizon Bridge cây cầu nối của hệ sinh thái Harmony với số tiền thiệt hại $100M.
Chỉ vài ngày sau vụ hack Elrond xảy ra, cầu nối Horizon đã trở thành nạn nhân tiếp theo khi đã bị hacker ghé thăm và rút hơn 3.100 ETH, 592 WBTC, $9,9M USDT, $41,2M USDC cùng nhiều token ERC-20 khác. Ngay sau khi nhận được token, hacker đã tiến hành swap toàn bộ thành 85.867 ETH (~ $98M tại thời điểm đó) và gom về 1 địa chỉ ví.
Theo một số thông tin thì địa chỉ ví này đã sử dụng Tornado Cash để tiến hành rửa số tiền hack được.
Qubit Finance - $80M
Vị trí cuối cùng trong danh sách của chúng ta cũng là vụ hack duy nhất có số tiền thiệt hại dưới $100M thuộc về Qubit Finance - giao thức Lending phát triển trên BNB Chain.
Câu chuyện hack của Qubit tiếp tục bắt nguồn từ cầu nối xuyên chuỗi QBridge của dự án, khi hacker đã lợi dụng lỗ hổng trên cây cầu này để tiến hành in ra một lượng lớn tài sản thế chấp xETH, sau đó sử dụng lượng xETH này để rút ra khoảng 200.000 BNB có giá trị tương đương $80M tại tời điểm tháng 01/2022.
Nếu thị trường Crypto năm 2021 sửng sốt trước con số thiệt hại hơn nửa tỷ USD đầu tiên tại một vụ hack thì năm 2022 đã có tới 3 vụ hack như vậy xảy ra. Nếu đầu năm 2022 khi vụ hack Qubit với thiệt hại $80M khiến cộng đồng hoang mang và liện kê vào những vụ hack hàng đầu thì đến cuối năm trong danh sách xếp hạng lại chỉ đứng ở vị trí số 10. Điều này có thể phần nào thể hiện quy mô và thiệt hại mà các vụ hack mang lại cho thị trường Crypto đang không ngừng tăng lên trong năm 2022.
Mặc dù với sự can thiệp gây nhiều tranh cãi của giới cầm quyền vào nền tảng Tornado Cash cũng như các công ty phát hành Stablecoin nhằm ngăn chặn việc rửa tiền của các Hacker. Tuy vậy, đó chỉ là cách giải quyết tại phần ngọn. Gốc của vấn đề thực sự là từng dòng code cũng như là mô hình hoạt động (đặc biệt các cầu xuyên chuỗi). Hy vọng năm 2023 chúng ta sẽ thấy được những dự án sẽ nâng cao và hoàn thiện sản phẩm để bảo vệ chính mình và người dùng khỏi sự nhòm ngó của các hacker.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Mountain Protocol Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Mountain Protocol - December 19, 2024
- Phân Tích HSK: Coin Sàn HashKey Có Thể Làm Nên Chuyện? - December 19, 2024
- Phân Tích Worldcoin: Liệu Có Phải Một Khoản Đầu Tư Xứng Đáng Cho Chu Kì Lần Này? - December 14, 2024