LRTfi là gì? LRTfi là viết tắt của Liquid Restaking Token Finance, nhằm ảm chỉ các giao thức được xây dựng trên các Liquid Restaking Token. LRTfi đang được coi là một xu hướng mạnh mẽ diễn ra tiếp theo sau LSDfi. Vậy LRTfi có điểm gì khác biệt, nổi bật và các dự án nổi bật trong ngành thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tổng Quan Về LRTfi
Bối cảnh ra đời của LRTfi
Nếu nhìn lại lịch sử chúng ta dễ dàng thấy rằng LRTfi có mối liên quan và nguồn gốc xuất xứ có nhiều nét tương đồng với LSDfi. Nếu như trong bối cảnh các dự án Liquid Staking Derivatives (LSD) liên tục ra đời như Lido Finance, Rocket Pool, Frax Finance, Stader Labs,... từ đó làm sản sinh ra số lượng lớn các LST Token như stETH, rETH, sfrxETH - frxETH, ETHx,... LSDfi là các dự án ra đời với mục đích chính là hỗ trợ các LST Token.
Nếu nhìn sang LRTfi chúng ta dễ dàng nhận thấy. Trong bối cảnh các dự án Liquid Restaking liên tục ra đời với nhiều cái tên như Renzo Protocol, Rio Network, Puffer Finance, Kelp DAO, Ether.fi,... cũng tạo ra hàng loạt Liquid Restaking Token (LRT Token) như rzETH, riETH, pufETH, rsETH, eETH,... thì LRTfi ra đời cũng sẽ là các dự án ra đời với mục đích chính là hỗ trợ các LRT Token.
Bên cạnh đó, các dự án DeFi truyền thống như AAVE, Compound, Curve Finance, Uniswap,... hay các giao thức LSDfi như Pendle Finance, Lybra Finance,... mà hỗ trợ các LRT Token thì cũng được coi là các dự án trong ngành LRTfi.
LRTfi là gì?
LRTfi là tổ hợp, hệ sinh thái các dự án hỗ trợ các LRT Token được sinh ra bởi các giao thức Liquid Restaking hay Liquid Native Restaking. Vậy LRTfi sẽ là một hệ sinh thái các dự án bao gồm các mảnh ghép như AMM, Lending & Borrowing, Index, Yield Aggregator,...
Như vậy có thể thấy rằng LRTfi ra đời để giải quyết bài toàn về thanh khoản và use case cho các LRT Token đến từ các giao thức Liquid Restaking.
Tiềm năng của ngành LRTfi
Một số những tiềm năng tăng trưởng của ngành LRTfi bao gồm:
- Tăng cường bảo mật và giảm rủi ro: LSDfi sử dụng tài sản thanh khoản làm bảo đảm để giảm thiểu rủi ro mất mát cho các bên tham gia. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường đầu tư an toàn hơn mà còn khuyến khích sự tham gia rộng rãi hơn từ cả những nhà đầu tư thiên về an toàn.
- Tối ưu hóa lợi nhuận: Cung cấp khả năng tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc quản lý hiệu quả nguồn vốn và tài sản thanh khoản. LRTfi giúp cho việc tái cấu trúc và điều chỉnh tự động danh mục đầu tư dễ dàng hơn, nhắm tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong môi trường DeFi.
- Tính linh hoạt và tùy biến cao: Cho phép người dùng tạo ra các sản phẩm tài chính phức tạp, tùy chỉnh theo nhu cầu cá nhân hoặc doanh nghiệp. Điều này mở ra cơ hội cho các chiến lược đầu tư sáng tạo và tùy biến, tăng cường khả năng tiếp cận và đáp ứng đa dạng yêu cầu của người dùng.
Rủi ro trong ngành LRTfi
Bên cạnh những tiềm năng nhưng LRTfi cũng tiềm ẩn một số rủi ro như:
- Rủi Ro Thanh Khoản: Mặc dù LSDfi nhằm mục đích bảo đảm thanh khoản, nhưng trong một số trường hợp, thị trường có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản, ảnh hưởng đến khả năng của người dùng rút tài sản của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Rủi ro về Smartcontract: Giao thức DeFi có thể gặp phải sự cố kỹ thuật, lỗ hổng bảo mật, hoặc các vấn đề về hạ tầng mạng, dẫn đến mất mát tài sản.
- Rủi ro mô hình: Mô hình kinh doanh và cơ cấu tài chính của các dự án LSDfi có thể chứa các giả định không chính xác hoặc không phản ánh đúng thực tế thị trường, dẫn đến quyết định đầu tư không hiệu quả.
TOP 5 Dự Án Nổi Bật Trong Mảng LRTfi
Những dự án cũ hứa hẹn tiếp tục bùng nổ của LRTfi
LRTfi chắc chắn sẽ trở thành một xu hướng trong thị trường DeFi chỉ là ngắn hạn hay dài hạn mà thôi. Tuy nhiên, khả năng cao nhiều dự án trong DeFi truyền thống hay các dự án LSDfi đều có thể chấp nhận thêm các tài sản LRT Token để tham gia xu hướng lần này. Vậy tại sao các dự án này lại tham gia vào LRTfi? Đó chính là phí giao dịch và người dùng mới.
Một số các dự án mới tham gia vào cuộc đua LRTfi bao gồm:
- Pendle Finance: Là một dự án đang dẫn đầu xu hướng LRTfi với hướng đi của riêng mình mang tên Yield Strategy đang thu hút một số lượng người dùng lớn tham gia. Pendle Finance hiện đang bắt tay với Renzo Protocol, Kelp DAO và Ether.fi.
- Maverick Protocol: Nền tảng cung cấp thanh khoản động cũng bắt đầu hỗ trợ một loạt các PRT Token như eETH, weETH, rsETH,...
- Curve Finance: Nền tảng cung cấp thanh khoản động cũng bắt đầu hỗ trợ một loạt các PRT Token như eETH, weETH, rsETH,...
- Silo Finance: Nền tảng Isolated Lending Pool cũng bắt đầu hỗ trợ một loạt các PRT Token như eETH.
- Penpie: Là một dự án từng dẫn đầu trong cuộc đua Pendle Wars. Hiện tại, người dùng có thể cung cấp thanh khoản cho các LRT Token sau đó đưa LP Token vào Penpie để kiếm thêm lợi nhuận từ giao thức.
- Eqilibium: Tương tự như Penpie, người dùng có thể cung cấp thanh khoản cho các LRT Token sau đó đưa LP Token vào Penpie để kiếm thêm lợi nhuận từ giao thức.
- VaultCraft: VaultCraft cung cấp một loạt sản phẩm DeFi giúp người dùng dễ dàng triển khai và quản lý chiến lược đầu tư tiền mã hóa của người dùng. VaultCraft hỗ trợ hàng loạt các tài sản như Staked và Restaked Assets.
Những dự án tiềm năng trong mảng LRTfi
Bên cạnh những dự án DeFi đã có tên tuổi và kinh nghiệm lấn sân sang mảng LRTfi thì hàng loạt các dự án mới ra đời nhằm bắt xu hướng này bao gồm:
- Agilely: Aigilely là nền tảng cho vay được xây dựng trên hệ sinh thái Aribitrum, cho phép người dùng sử dụng các LRT (Liquid Restaking Token) làm tài sản thế chấp để vay ra stablecoin USDA của chính giao thức.
- Ion Protocol: Nền tảng Lending Protocol dành cho nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau trong đó giao thức tập trung vào Staked và Restaked Assets.
- Davos Protocol: Là một nền tảng CDP cho phép người dùng thế chấp các loại Staked và Restaked Assets để có thể mint ra Stablecoin DUSD của giao thức. Người dùng có thể sử dụng Stablecoin DUSD trong DeFi để kiếm thêm lợi nhuận.
Tổng Kết
LRTfi là một ngách tiềm năng và có khả năng bùng nổ mạnh mẽ như LSDfi trong quá khứ. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu thêm về LRTfi là gì?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024