Bức tranh Real World Assets đang dẫn trở nên rõ ràng hơn khi rất nhiều các tổ chức tài chính lớn trên thế giới quan tâm tới việc token hóa các loại tài sản ở thế giới thực với sự góp mặt của BlackRock - Tập đoàn quản lí đầu tư lớn nhất thế giới. Cùng với đó là sự tăng trưởng của toàn bộ xu hướng Real World Assets (RWAs), dẫn đầu là Ondo khiến cho sự chú ý lại được đổ dồn vào xu hướng này.
Trong bài viết hôm nay hãy cùng mình cập nhật xu hướng của những dự án dẫn đầu trong xu hướng này từ đó có được những kiến thức cho việc đầu tư sắp tới nhé.
Cập Nhật Real World Assets & Tin Tức Quan Trọng
BlackRock và những hoạt động đáng chú ý nửa đầu năm 2024
BlackRock có lẽ là cái tên đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trường của các đồng coin trong mảng RWA nửa đầu năm 2024. Có lẽ họ đã nhìn thấy được miếng bánh khổng lồ từ việc token hóa các loại tài sản ở thế giới thực cho nên đã cụ thể hóa bằng những hoạt động sôi nổi của mình trong gian đoạn vừa qua để có thể trở thành người đi đầu.
Vào ngày 20/3 BlackRock đã nộp đơn lên Ủy ban chứng khoán Mỹ aka SEC về việc thành lập một quỹ đầu tư mới có tên Qũy thanh khoản kĩ thuật số USD cùng với sự hỗ trợ của công ty Securitize. Qũy sẽ liên quan tới việc mã hóa các tài sản ở thế giới thực lên trên không gian Blockchain đặc biệt là trái phiếu chính phủ Mỹ. Đây là động thái rõ ràng cho thấy BlackRock đang "đánh hơi" được các cơ hội lợi nhuận xung quanh việc mã hóa các tài sản sau khi đã quá thành công với Bitcoin Spot ETF.
5/3 người ta phát hiện được token mang tên BlackRock USD Institutional Digital Liquidity Fund (BUIDL) trên mạng Ethereum. Đây được cho là token có liên quan tới quỹ nói trên của BlackRock. Vào ngày 29/3 thì thông tin trên đã được xác thực, số token BUIDL đại diện cho quỹ token hóa tín phiếu kho bạc Hoa Kỳ.
Theo số liệu từ rwa.xyz, BUIDL đang là quỹ có lượng nắm giữ T-Bill lớn nhất thế giới với giá trị lên tới $453.5M (28/5/2024), xếp sau là quỹ FOBXX của Fraklin Templeton với số tiền đang nắm giữ là $349M. T-Bill luôn là tài sản hàng đầu cho việc token hóa, chúng an toàn, đặc biệt trong môi trường lãi suất cao thì đây là khoản đầu tư rất hấp dẫn với các nhà đầu tư tổ chức ngoài nước Mỹ. Vậy nên việc BlackRock tiến sâu vào thị trường này không phải là điều quá khó hiểu khi họ có thể kiếm ra lợi nhuận trên thưởng vụ này.
Vào ngày 1/5, BlackRock trở thành quỹ dẫn đầu trong vòng gọi vốn của công ty Securitize - Công ty có chuyên môn về việc mã hóa các tài sản ở thế giới thực với tầm nhìn tạo ra một môi trường, giải pháp linh hoạt cho việc giao dịch và quản lí tài sản thông qua công nghệ Blockchain. Trước đó BlackRock cũng đã đầu tư vào Ondo, nền tảng RWA có mức độ tăng trưởng ấn tượng nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Các sự kiện xung quanh
CitiBank - Ngân hàng quốc tế, công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính của của tập đoàn City Groups đã sử dụng Spruce Subnet - 1 mạng con của Avalanche cho việc mã hóa quỹ đầu tư tư nhân. Cuộc thử nghiệm còn có sự tham gia của WisdomTree và Wellington Management.
APTOS PARTNERS WITH MICROSOFT AND BREVAN HOWARD TO BUILD ‘APTOS ASCEND’
— BSCN (@BSCNews) April 18, 2024
- @AptosLabs, the developer of the @Aptos blockchain, has announced a new partnership with multiple institutions…
- Microsoft
- Brevan Howard
- SK Telecom
- Boston Consulting Group (BCG)
- The partnership… https://t.co/QgdrXUTdmm pic.twitter.com/zRIbXofuOc
Aptos Labs cũng đã thông báo quan hệ đối tác với Microsoft để tạo nên Aptos Ascend - Nền tảng quản lí tài sản kĩ thuật số dành riêng cho các tổ chức. Mục tiêu của Aptos Ascend đó là hướng tới việc đưa nguồn vốn của các tổ chức lớn đến thị trường DeFi thông qua mạng lưới Aptos cũng như làm tăng thanh khoản cho các tài sản được token hóa.
Các Giao Thức Liên Quan Tới Trái Phiếu Hoa Kỳ
Tổng vốn hóa của thị trường token hóa trái phiếu chính phủ Mỹ đang rơi vào $1,439B với lãi suất trung bình cho các nhà đầu tư là 4.96%.
Cập nhật Real World Assets: Ondo Finance dẫn đầu xu hướng
Ondo có lẽ là cái tên đang kéo cả sự chú ý đến cho xu hướng RWA nhờ vào việc token ONDO tăng trưởng mạnh mẽ. Gía của ONDO đã tăng từ $0.19 vào giữa tháng 1 và đạt ATH vào ngày 26/5 ở mốc $1.24. Bên cạnh đó hãy cùng nhau đi vào xem tình hình hoạt động của Ondo trong nửa đầu năm 2024 như thế nào nhé.
Các sản phẩm chính của Ondo Finance là các Stablecoin được bảo chứng bởi các loại trải phiếu chính do Mỹ phát hành với nhiều lựa chọn cho từng đối tượng khác nhau.
Ở đây chúng ta thấy có OUSG - Stablecoin được bảo chứng bởi trái phiếu chính phủ ngắn hạn Hoa Kỳ có thể được tạo ra cũng như redeem 24/7. Vốn hóa của OUSG đã tăng ở mốc $133M vào ngày 1/1/2024 lên $167M vào ngày 27/5/2024. Mức APY hiện tại cho OUSG là 4.96%.
Ngoài OUSG thì Ondo Finance còn có 1 Stablecoin nữa tên là USDY dành cho những nhà đầu tư không phải công dân Hoa Kỳ và các tổ chức. Vốn hóa của USDY đã tăng từ mốc $4.58M vào đầu năm lên tới $137M vào ngày 27/5/2024. Mức APY hiện tại cho USDY là 5.2% và USDY cũng đã có mặt trên Ethereum, Sui, Mantle và Solana. USDY được bảo chứng bởi trái phiếu chính phủ ngắn hạn Hoa Kỳ và tiền gửi ngân hàng không kì hạn. USDY chỉ có thể được chuyển đi trên không gian onchain sau 40-50 ngày phát hành. Điều này hoàn toàn trái ngược so với OUSG khi đồng Stablecoin này có thể được chuyển ngay tức khắc sau khi mint.
Mặc dù với lãi xuất không chênh nhau quá nhiều tuy nhiên USDY cho thấy sự phát triển vượt trội hơn hẳn về mặt vốn hóa so với OUSG. Điều này một phần có thể cho thấy đó là nhu cầu được hưởng lãi suất một cách an toàn từ trái phiểu chính phủ Hoa Kỳ từ các công dân, tổ chức ngoài Mỹ đang là khá lớn khiến cho vốn hóa của USDY tăng vượt trội kể từ đầu năm.
Lượng người nắm giữ USDY cũng lên tới con số 916 (tăng 11% trong 30 ngày qua) trong khi đó đối với OUSG thì số lượng Holder chỉ ở mức 54 (tăng 3.85% trong 30 ngày qua). Với 2 sản phẩm là OUSG và USDY thì Ondo đang chiếm tới 21.36% vốn hóa của sản phẩm liên quan tới trái phiếu.
Các công ty lớn ở phố Wall
Bên cạnh Ondo Finance là một dự án trong thị trường Crypto làm về Stablecoin với lãi suất đến từ trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ thì phần lớn thị phần còn lại đều nằm trong tay của những công ty mã hóa tài sản ở phố Wall.
BlackRock với mã token BUIDL cùng với sự hỗ trợ của Securitize đang là đơn vị có vốn hóa lớn nhất trong mảng này. Qũy BlackRock USD Institutional Digital Liquidity - BUIDL hiện đang quản lí hơn $453M chiếm 32.14% thị phần. Qũy BUIDL của BlackRock chỉ phục vụ cho các khách hàng tổ chức, mặc dù mới ra mắt vào ngày 30/2, xong vốn hóa của BUIDL đã nhanh chóng sau 3 tháng trở thành quỹ có vốn hóa lớn nhất trong việc token hóa các loại tài sản.
Xếp sau BlackRock là Franklin Templeton - Công ty quản lí hơn $1500B cũng có quỹ Franklin OnChain U.S. Government Money Fund (FOBXX) với token BENJI đại diện cho cổ phiếu trong quỹ. Qũy FOBXX của Franklin cũng tập trung vào trái phiếu chính phủ, tiền mặt. BENJI được phát hàng trên Polygon và Stellar. HIện tại FOBXX đã có vốn hóa $349M xếp thứ 2 sau BUIDL và chiếm 24.77% thị phần toàn ngành.
Superstate là công ty quản lí tài sản dựa trên công nghệ Blockchain cũng có cho mình quỹ Superstate Short Duration U.S. Government Securities Fund (USTB) dùng để token hóa các trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn. USTB được phát hành trên Ethereum đại diện cho lượng trái phiếu chính phủ mà người dùng nắm giữ. Vốn hóa của USTB hiện này rơi vào $92M chiếm 6.55%.
Có thể thấy cuộc chơi token hóa trái phiếu chỉnh phủ đang bị những tay to có thể lực trong ngành chiếm ưu thế một cách vượt trội so với phần còn lại. Khi chỉ với 4 đơn vị là Ondo Finance, BlackRock, Franklin, SuperState đã chiếm tới hơn 85% thị phần của cả ngành.
Điều này có thể giải thích được vì người dùng nhỏ lẻ hay các tổ chức lớn đều muốn chọn những đơn vị có uy tín cao, làm ăn rõ ràng, nguồn lực về con người mạnh để an tâm gửi tiền của mình cho những quỹ như vậy. BlackRock, Franklin Templeton là những quỹ đã quá nổi tiếng trên thế giới tạo ra sự an tâm cho khách hàng tổ chức gửi tiền. Ondo thì đang là giao thức nổi bật nhất trong thị trường Crypto với Founder và CEO cũng là những người có quan hệ mật thiết với thị trường tài chính truyển thống. Vậy nên dễ hiểu khi những đơn vị này đang chiếm hầu hết thị phần của ngành.
Về bản chất token hóa trái phiếu Hoa Kỳ không đỏi hỏi quá nhiều về mặt công nghệ cũng như tài nguyên về cơ sở hạ tầng, điểm mấu chốt ở đây là về pháp lý, mối quan hệ, uy tín từ bên token hóa sản phẩm. Với những yếu tố đó thì những cái tên top đầu đang làm cho người dùng cảm thấy an tâm, đặc biệt là các khách hàng tổ chức lớn.
Mảng Private Credit Chứng Kiến Nhiều Bất Ngờ
Tổng quan thị trường Private Credit
Nhắc tới RWA ngoài các dự án làm về token hóa trái phiếu chính phủ thì còn có những giao thức cho vay, tạo ra cầu nối giữa thị trường DeFi và TradFi. Hiện tại các dự án trong mảng Private Credit đã cho vay 1890 thương vụ với tổng số tiền lên tới $12,119B với mức lãi suất trung bình rơi vào khoảng 9.64%.
9.64% là một mức lãi suất rất hấp dẫn khi so sánh với các dự án token hóa T-Bill, tuy nhiên hiện tại mô hình kinh doanh chung của các dự án trong mảng này thường là cung cấp các khoản vay tín chấp và được thẩm định dựa trên chính đội ngũ của các giao thức và khách hàng của các khoản vay này là các công ty truyền thống, ngân hàng hay Market Maker trong thị trường Crypto.
Tiền nhàn rỗi của người dùng sẽ được gửi vào các giao thức, các giao thức sẽ thẩm định mô hình kinh doanh của các dự án, công ty có nhu cầu vay sau đó cho họ vay và chia lại lãi suất cho người dùng gửi tiền,. Rủi ro ở đây sẽ đến từ việc các công ty vay tin chấp thì các sự cố về nợ xấu hay không đòi được nợ hoàn toàn có thể xảy ra.
Chi tiết tình hình hoạt động
Trong năm 2024, vào ngày 17/4 thì Centrifuge đã công bố huy động thêm $15M tại vòng Series A với sự dẫn đầu của GreenField và ParaFi. Centrifuge cũng dự định xây dựng một giao thức Lending dành cho RWA và nền tảng họ chọn là xây dựng trên Layer 2 Base. Mở bát đầu năm khá sôi nổi, vậy còn về tình hình hoạt động dự án thì sao?
Tính từ 1/1/2024 tổng tiền của các khoản vay (Total Loan) mà Centrifuge đã thực hiện rơi vào $405M, số tiền này tăng lên $482M vào ngày 28/5/2024. Khi so với mặt bằng chung các giao thức làm chung mảng thì đây là thông số khá ấn tượng của Centrifuge.
Số tiền của các khoản vay chưa được hoàn trả (Nợ xấu chưa thu hồi) rơi vào $29M (28/5). Centrifuge cũng đang là giao thức sở hữu số tiền cho vay khá lớn (Active Loan) $285M (28/5).
Khi nhìn vào tình hình hoạt động của các giao thức Private Credit chúng ta có thể phân loại mức độ hoạt động cũng như độ hiệu quả như sau. Mình sẽ bắt đầu từ thời điểm 1/1/2024.
Tổng số tiền mà các giao thức đã cho vay từ lúc bắt đầu hoạt động (Total Loan):
- Maple: $1.803B vào 1/1/2024 tới $1.880B vào 28/5. Số tiền cho vay tăng $77M
- TrueFi: $1.694B vào 1/1/2024 tới $1.706B vào 28/5. Số tiền cho vay tăng $12M
- Centrifuge: $405M vào 1/1/2024 tới $482M vào 28/5. Số tiền cho vay tăng $77M
- ClearPool: $268M vào 1/1/2024 tới $306M vào 28/5. Số tiền cho vay tăng $38M
- Goldfinch: $157M vào 1/1/2024 tới $163M vào 28/5. Số tiền cho vay tăng $6M
Tiếp theo là số tiền từ các khoản vay đang được các giao thức cho vay (Active Loan):
- Maple: $80.426M vào 1/1/2024 tới $101.704M vào 28/5. Số tiền cho vay tăng $21.278M
- TrueFi: $7.164M vào 1/1/2024 tới $18.020M vào 28/5. Số tiền cho vay tăng $10.856M
- Centrifuge: $251.610M vào 1/1/2024 tới $272.603M vào 28/5. Số tiền cho vay tăng $20.993M
- ClearPool: $27.584M vào 1/1/2024 tới $30.757M vào 28/5. Số tiền cho vay tăng $3.173M
- GoldFinch: $84.686M vào 1/1/2024 tới $78.960M vào 28/5. Số tiền cho vay giảm $5.726M
Khi nhìn vào các thông số trên ta có thể thấy được GoldFinch đang là nền tảng hoạt động kém hiệu quả nhất khi Total Loan tăng ít nhất trong khi đó Active Loan còn giảm.
Centrifuge và Maple Finance là 2 dự án cho thấy sự hiệu quả trong cách làm kinh doanh của mình khi đã cả Active Loan và Total Loan đều tăng. Việc này giúp chi tiền gửi của nhà đầu tư khi gửi vào giao thức sẽ được sử dụng hiệu quả nhất có thể.
Maple và TrueFi là 2 dự án kiếm được nhiều phí nhất từ hoạt động của mình với lần lượt là $4.139M cho Maple và $3.686M cho TrueFi.
Mặc dù vậy Maple đang là dự án có khoản tiền dinh tới nợ xấu lên tới $55.823, đây là một con số không hề nhỏ. Việc này có thể bắt nguồn từ việc thẩm định của đội ngũ dự án không kĩ, khiến cho các khoản vay gặp trục trặc. Centrifuge cũng là dự án có khoản nợ xấu lên tới $29.031M.
Nhận Định Cá Nhân
Khi nhắc đến RWA thì chúng ta hiện tại chỉ có 3 mảnh ghép chính mà mọi người cần quan tâm và là những dự án hoạt động thật, có doanh thu thật:
- Stablecoin: USDT - Tether, USDC - Circle. Tuy nhiên cơ hội đầu tư của chúng ta với mảng này là không có.
- T-Bill: Ondo Finance là đơn vị nổi bật nhất hiệu tại ở mảng này, xếp trên là BUIDL, FOBXX của 2 công ty lớn phố Wall không có token để chúng ta đầu tư, Superstate, Matrixdock vẫn chưa có token.
- Private Credit: Maple FInance, Centrifuge, TrueFi, GoldFinch, Clearpool.
Những mảnh ghép RWA khác liên quan tới bất động sản, xe cộ, các loại tài sản khác thì vẫn còn quá sớm để bàn tới, nếu có thì cũng chỉ là những lời hứa hẹn đến từ phía dự án khi hiện tại cơ sở để token hóa các loại tài sản đó là không thể. Mọi người có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Đối với T-Bill thì Ondo đang là giao thức vượt trội nhất trong mảng này. Nó cũng được thể hiện qua sự tăng trưởng của Token ONDO khi giá đã đi từ mốc $0.21 từ khi TGE đến $1.25 vào 29/5/2024.
Với mảng Private Credit thì đây là một thị trường khá là một chiều khi người đi vay chủ yếu là các công ty, doanh nghiệp từ thị trường truyền thống và người cũng cấp vốn là người dùng trong thị trường. Maple và Centrifuge đang làm rất tốt kể từ đầu năm 2024.
Đó là tình hình chung của các giao thức trong mảng RWA, vậy còn tình hình chung của thị trường đang thể hiện điều gì với các Narrative này?
Khi nhìn vào biểu đồ mọi người có thể dễ dàng nhận thấy được là lượng tiền mà các giao thức cho vay thực sự thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn năm 2021-2022. TVL của các giao thức Private Credit cũng cho thấy sự sụt giảm đáng nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể đến từ hàng loạt bê bối trong việc diễn ra nợ xấu của GoldFinch, Mapple khiến cho nhà đầu tư trong thị trường Crypto e dè hơn khi gửi tiền vào các giao thức.
Thứ 2 có thể kể đến hiện tại giai đoạn này đang gần tới Uptrend và khi bỏ tiền vào các giao thức để hưởng mức lãi suất ~10% thực sự là không quá hấp dẫn. Chúng ta có Ethena với USDE, các giao thức Restaking với chương trình EarnPoint bằng cách gửi tiền vào, nhưng việc như vậy nó sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều khi bỏ tiền vào các giao thức Private Credit và vẫn sẽ có rủi ro nợ xấu.
Với Ondo khi lãi xuất của các Stablecoin được gắn với trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ có 1 điểm bất cập đó là khi lãi suất giảm thì lãi suất của các Stablecoin cũng bị ảnh hưởng theo. Tuy nhiên họ có thể triển khai thêm tría phiếu từ các khu vực và quốc gia uy tin khác như của nước Anh, Nhật Bản, các nước khu vực Châu Âu. Thêm vào đó lãi suất cũng sẽ hạ từ từ có thể kéo dài từ 1-2 năm để về mức 2% như FED mong muốn, trong thời gian này họ cũng có thể triển khai thêm một số sản phẩm như token hóa vàng, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu để mở rộng tệp khách hàng.
Tổng Kết
Real World Assets vẫn là một xu hướng lớn khi bản thân nó có câu chuyện riêng và sự tham gia của BlackRock cũng góp phần tạo thêm đọ uy tín mặc dù BlackRock cũng không quá liên quan trực tiếp. Các giao thức Private Credit vẫn chưa tìm lại được đỉnh cao của mình ở chu kỳ trước, tuy nhiên nước lên thì thuyền lên theo vậy nên chúng ta có thể tham khảo qua những dự án có mô hình và tình hình hoạt động hiệu quả.
Real World Assets sẽ không chỉ dừng lại ở đây, cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý đang là những yếu tố then chốt, và nó cũng nó cũng không phải là một trend ngắn hạn. Real World Assets sẽ là tương lai của 10-20 năm tới, token hóa sẽ là cụm từ trong nhưng năm tiếp theo đây, cố phiếu, trái phiếu sẽ là những mặt hàng tiếp theo sau sự thành công của việc token hóa T-Bill. Các ngân hàng lớn, tổ chức đầu tư hàng đầu đang bắt đầu thử nghiệm rất nhiều, chúng ta hãy cùng chờ xem tương lai tươi sang cho việc token hóa tài sản nhé.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024