Blast là một nền tảng Layer 2 được xây dựng dựa trên công nghệ Optimistic Rollup với việc tập trung vào LSD và RWAs. Vậy Blast có điều gì đặc biệt mà thu hút được hàng loạt các VCs lớn như Paradigm thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tổng Quan Về Blast
Blast & Những thành tựu đã đạt được
Blast là một giải pháp Layer 2 trên mạng lưới Ethereum sử dụng công nghệ Optimistic Rollup. Bài toán mà Blast đặt ra đó là nếu như người dùng nắm giữ ETH hoặc Stablecoin mà các tài sản này mang lại mức lợi nhuận thấp hơn 4% với ETH hay 5% với Stablecoin thì người dùng đang thất bại bởi vì các giao thức RWA với sản phẩm T-Bill mang lại lợi nhuận 5% cho Stablecoin và stake ETH mang lại lợi nhuận 4%. Chính vì vậy, Blast ra đời để giải quyết vấn đề này.
Một số đặc điểm nổi bật của Blast Layer 2 bao gồm:
- Auto Rebasing: Lợi nhuận từ ETH hoặc Stablecoin sẽ được cộng dồn trực tiếp vào tài sản gốc để tiếp tục sinh lời, như một phương pháp lãi kép.
- Layer 1 Staking: Blast kiếm lợi nhuận của Ethereum dựa trên việc staking. Hiện tại, Blast sử dụng sản phẩm của Lido Finance, tuy nhiên trong tương lai Blast sẽ thay thế đối tác Lido Finance bằng một nền tảng Native Liquid Staking Derivatives trên chính hệ sinh thái Blast.
- T-Bill Yield: Người dùng chuyển stablecoin đến Blast sẽ nhận được USDB, stablecoin được Auto Rebasing. Lợi nhuận cho USDB đến từ sản phẩm T-Bill của MakerDAO. USDB có thể được đổi lấy USDC khi chuyển trở lại Ethereum. Trong tương lai Blast sẽ thay thế đối tác Lido Finance bằng một nền tảng Real World Assets trên chính hệ sinh thái Blast.
- Gas Revenue Sharing: Blast trả lại phí giao dịch của người dùng cho giao thức. Giao thức có thể tùy ý sử dụng hoặc là tự giữ lại hoặc hỗ trợ cho người dùng của mình.
Bên cạnh những thông tin gây hưng phấn cho người dùng như đội ngũ phát triển bao gồm Pacman đến từ Blur, Blend, nhận được sự đầu tư $20M với sự tham gia của Paradigm và dự án cũng chia sẻ thẳng thắn về việc sẽ có chương trình Airdop trong tương lai. Nhờ vậy mà Blast đã được được một số những thành tựu nổi bật như:
- Tính đến thời điểm viết bài (06/02/2024), TVL của Blast đã gần chạm mức $1.2B, nếu so sánh với toàn bộ thị trường thì Blast đừng TOP 6 cao hơn cả Polygon, Avalanche, Optimism, Sui Network hay Base.
- Đã có tổng cộng gần 130K người gửi tài sản của mình vào Blast. Bên cạnh đó, số lượng người dùng mới gửi tiền vào Blast cũng rơi vào khoảng từ 800 - 2.300 người mỗi ngày.
Lộ trình phát triển của Blast Layer 2
Lộ trình phát triển của Blast Layer 2 hiện nay được chia làm 3 giai đoạn:
- Early Assets: Nền tảng bắt đầu cho phép người dùng chuyển tài sản từ Ethereum qua Blast để kiếm Point & Lợi nhuận.
- Mainnet: Nền tảng chính thức mainnet và người dùng có thể rút tài sản của mình (ETH, Stablecoin) ra khỏi mạng lưới.
- Launch Token: Người dùng có thể quy đổi từ Blast Point sang Native Token của dự án.
Lộ trình phát triển của Blast sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ sinh thái Blast. Ảnh hưởng như thế nào, nguy cơ đối với Blast ra sao thì mọi người cùng mình tiếp tục trong bài viết này nhé.
Những nguy cơ Blast sẽ sớm đối mặt
Ở thời điểm hiện tại, một câu hỏi chúng ta dễ dàng trả lời được đó là "Tại sao lại có đến hơn $1.4B trong Blast Layer 2 với gần 130K người tham gia". Lí do hầu hết (99.99%) đến từ việc người dùng mong muốn nhận được airdrop khủng từ dự án, bởi vì trong quá khứ Blur từng Airdrop cực khủng tới những người dùng sớm của mình.
Chính vì nguyên nhân này mà nguy cơ đầu tiên đối với hệ sinh thái Blast sẽ diễn ra vào tháng 2 khi Blast chính thức mainnet và người dùng có thể rút tiền ra khỏi nền tảng. Tuy nhiên, khả năng cao dòng tiền sẽ chưa rời khỏi mạnh mẽ bởi vì khi này chương trình Point vẫn chưa kết thúc và Blast vẫn chưa chính thức Airdrop cho người dùng của mình.
Nhưng tới tháng 5 thì Blast sẽ chính thức phải đối đầu với nguy cơ này. Thì tại thời điểm hiện tại việc Blast cần làm đó là:
- Xây dựng một hệ sinh thái để giữ chân dòng tiền. Hệ sinh thái cần phải có đầy đủ các mảnh ghép từ DeFi tới NFT hay Gaming. Tuy nhiên, hệ sinh thái cần phải có mũi nhọn.
- Xây dựng một lộ trình Airdrop để tiếp tục giữ chân người dùng.
- Xây dựng một chương trình Incentives cho các dự án trong hệ sinh thái như cách mà Optimism, Arbitrum, Sui Network đang triển khai cực kì thành công.
Hệ Sinh Thái Blast Layer 2 & Những Mảnh Ghép Đầu Tiên
Những cơ hội cần chú ý
Ở thời điểm hiện tại nếu chú ý trong lộ trình phát triển của dự án thì chúng ta thấy rằng Blast sẽ sớm đổi đối tác trên Ethereum như Lido Finance với ETH hay Maker DAO với các Stablecoin (USDC, USDT, DAI) thành các đối tác là các dự án Native trên mình. Chính vì vậy, khả năng dòng tiền của Blast hiện tại trong Lido Finance và Maker DAO sẽ chuyển về 2 dự án đó. Việc của chúng ta là phải tìm xem đó là dự án nào? Đang phát triển ở giai đoạn nào? Hay có cơ hội nào không?
Khả năng cao với chuyển giao quyền lực thì hệ sinh thái Blast Layer 2 vẫn sẽ tập trung vào Lợi Nhuận Thụ Động (Passive Income) cho những người dùng của mình.
Các mảnh ghép về cơ sở hạ tầng
Hiện tại, Blast đã tích hợp một số các giải pháp về cơ sở hạ tầng cơ bản với Native Bridge được xây dựng bởi chính đội ngũ phát triển, Oracle với Pyth Network. Tuy nhiên, Blast cần có thêm đa dạng các mảnh ghép về cơ sở hạ tầng đặc biệt là các Bridge đến từ các bên thứ ba như Orbiter Finance, Stargate Finance, Li.Fi,... hay thêm nhiều nền tảng Oracle để tránh bị phụ thuộc vào Pyth Network.
Mảng các sàn giao dịch phi tập trung
Dự án nổi bật nhất trong mảng AMM chính là Thruster Finance với nhiều mô hình Pool thanh khoản đa dạng. Có thể kể đến như Thruster Finance sử dụng mô hình thanh khoản tập trung (Thruster CLMM) của Uniswap V3, mô hình thanh khoản pool thanh khoản cho các tài sản ngang giá (Thruster StableMM) hay mô hình pool thanh khoản thông thường (Thruster CFMM) của Uniswap V2.
Ngoài ra, Thruster Finance cũng là một nền tảng Launchpad giúp các dự án dễ dàng khởi động Native Token của mình.
Thruster Finance được chống lưng bởi một số các thành viên có uy tín trong cộng đồng Crypto có thể kể đến như DCFGOD, Not3Lau Capital, LoomDart, Brend, Lawliette, Burr, Casey,... Ngoài trên Blast còn có một số dự án trong mảng DEX bao gồm:
- Ring Exchange: Là một nền tảng AMM thông thường với 2 sản phẩm là Ring Swap giúp người dùng giao dịch các loại tài sản khác nhau, Ring Earn là nơi người dùng cung cấp thanh khoản rồi kiếm lợi nhuận và cuối cùng là Ring Launchpad.
- Ignite: Là một sản phẩm AMM được xây dựng trên Uniswap V2, người dùng cung cấp thanh khoản sẽ nhận về LP Token dưới dạng spNFT. Ngoài ra, Ignite cũng cung cấp một số sản phẩm như Yield Booster hay Launchpad.
Mảng Lending & Borrowing
Mảnh ghép Lending & Borrowing trên Blast có một số dự án nổi bật như:
- Natrium Protocol: Natrium là một nền tảng Isolated Lending Pool, cho phép các tài sản có rủi ro khác nhau nằm ở các pool thanh khoản độc lập khác nhau. Bên cạnh đó, người dùng có thể tự do mở pool phù hợp với nhu cầu bản thân mình.
- Blastway: Blastway là một nền tảng Lending Pool thông thường với một số đặc điểm như mức độ bảo mật cao, thân thiện với người dùng và cực kì linh hoạt.
Mảng Derivatives
Nền tảng Perp DEX đang nhận được sự quan tâm lớn nhất trên hệ sinh thái Blast chính là Particle. Một điểm khác biệt của Particle đó chính là mô hình Leverage AMM. Bằng mô hình này cách này, Particle có thể tạo ra cho LP mức lãi suất cao hơn mà không có tổn thất tạm thời nào. Trong những ngày đầu tháng 1, Particle đã kêu gọi thành công tại vòng Seed với sự dẫn đầu của Polychain Capital bên cạnh đó có sự tham gia của Nascent, Inflection và Neon DAO.
Ngoài ra, Particle được xây dựng bởi các cá nhân đã từng làm việc tại nhiều tổ chức lớn như Google, Meta hay Microsoft.
Bên cạnh Particle, trên Blast còn có một số dự án trong mảng Derivatives bao gồm:
- Bloom Trading: Dự án mong muốn xây dựng một Leverage DEX được xây dựng trên các Rebasing Assets với mức phí giao dịch bằng không, mức độ đòn bẩy x50 và mang lại nguồn lợi nhuận cao cho các nhà cung cấp thanh khoản.
- Easy X: Easy X mang lại cho người dùng một số các tiêu chí như cho phép người dùng Long - Short nhiều loại tài sản khác nhau như BTC, ETH, BNB, AVAX,... với đòn bẩy x100. Ngoài ra, Easy X không yêu cầu KTC, không giám sát và thân thiện với người dùng. Dự án được chống lưng bởi nhiều quỹ đầu tư như Maven Capital, Nabais capital, Three M Capital, BDE Ventures, ZBS Capital,...
- Cyber Finance: Là một nền tảng Perpetual với một số đặc điểm như 100% on-chain, phí giao dịch thấp, hỗ trợ nhiều loại tài sản khác nhau và mang lại nguồn thu nhạp đa dạng cho nhiều vai trò khác nhau.
- Allspark Finance: Là một nền tảng Perpetual với một số đặc điểm như Cross-chain Margin Trading, các nhà cung cấp thanh khoản có thể kiếm lợi nhuận chỉ bằng 1 click các tài sản khác nhau có rủi ro khác nhau được chia thành các pool thanh khoản các nhau không cần sử dụng phí Gas khi mà phí giao dịch phát sinh sẽ được gửi lại cho người dùng và sử dụng Oracle có tần số cao, độ trế thấp cung cấp giá kịp thời để tránh các tổng thất do biến động đột ngột.
- Roguex: Là một nền tảng Perpetual sử dụng mô hình ve(3,3) để hướng tới mô hình Trade to Earn.
- Trader DAO: Là một nền tảng Perpetual với một số đặc điểm như xây dựng một hệ thống quản lý tài sản chuyên nghiệp cho LP, hỗ trợ Cross MarginMulti-account và lệnh sẽ được khớp trong Off-chain và giải quyết trên On-chain.
- Blast Futures: Blast Futures là dự án Perp DEX đầu tiên có sổ lệnh và lợi nhuận tự nhiên từ tiền gửi, được tạo ra bởi một đội ngũ tài năng. Nó mang lại hiệu quả vốn và lợi nhuận cao cho nhà giao dịch thông qua lợi nhuận đến từ staking ETH và các giao thức RWA. Blast Futures hỗ trợ giao dịch không tốn phí gas, không phí tạo lệnh, và thực hiện lệnh ngay lập tức.
Một số các mảnh ghép đáng chú ý khác
Trên hệ sinh thái Blast còn có một số các dự án nổi bật như:
- ZAP: Là một nền tảng Laucnhpad được vận ahfnh bởi cộng đồng.
- Early Fans: Là một ứng dụng SocialFi đầu tiên trên hệ sinh thái Blast với một số đặc điểm như Trao quyền cho người sáng tạo kiếm tiền trực tiếp từ nội dung của họ mà không cần quảng cáo, trao thưởng cho những người hâm mộ ủng hộ người sáng tạo yêu thích của họ. Có thể nói rằng Early Fans là một phiên bản Friend.tech trên hệ sinh thái Blast.
Nhận Định Cá Nhân Về Hệ Sinh Thái Blast
Có thể thấy rằng mặc dù là Blast được xây dựng dựa trên công nghệ Optimistic Rollup với mức độ tương thích cao với EVM nhưng số lượng các Native DApp, Native Protocol trên hệ sinh thái Blast là rất nhiều. Ở thời điểm hiện tại để khuyến khích hệ sinh thái phát triển.
Vào tháng 1/2024, Blast đã chính thức triển khai chương trình Public Testnet và ra mắt cuộc thi BIG BANG khi mà các nhà phát triển đưa ứng dụng Blast của họ vào cuộc thi sẽ có cơ hội đầu tiên nhận được phần thưởng token trong đợt airdrop sắp tới. Người sáng lập Blast, Tieshun “Pacman” Roquerre sẽ làm giám khảo cuộc thi cùng với đại diện từ các nhà đầu tư Paradigm và Standard Crypto, cùng những người khác. Pacman và các thành viên khác trong nhóm Blast cũng sẽ cung cấp hướng dẫn và mentorship cho các nhà phát triển trong suốt quá trình này.
Chương trình BIG BANG đã ngay lập tức làm hệ sinh thái Blast bùng nổ với hàng loạt các dự án mới. Tuy nhiên, các dự án trên Blast chưa thật sự chất lượng khi mà hầu hết các dự án đều sao chép các mô hình hoạt động của các dự án phổ biến hiện nay như Uniswap, AAVE, Compound, Curve Finance, Silo Finance,... Mặc dù vậy đây vẫn là một điểm tích cực cho hệ sinh thái Blast.
Ngoài ra, người dùng có thể đổ xô về Blast vì làn sóng Airdrop của cả Blast và hệ sinh thái.
Tổng Kết
Blast là một nền tảng Layer 2 cực kì đáng chú ý được xây dựng bởi những thành viên đã có tên tuổi trong thị trường Crypto. Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm những góc nhìn thú vị và khách quan về hệ sinh thái Blast.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- OpenLayer Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử OpenLayer - November 20, 2024
- Hermetica Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hermetica - November 20, 2024
- Gevulot Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Gevulot - November 19, 2024