zkSync đang là một trong các Layer 2 có hoạt động nổi bật nhất trong thị trường Crypto. zkSync bắt đầu sôi động khi ra mắt phiên bản công nghệ zk tương thích EVM là zkSync Era. Sau đó tiếp tục cho ra mắt bộ công cụ ZK Stack để xây dựng Hyperchain và các Hyperchain được liên kết bằng cầu nối Hyperbridge.
Mới đây, zkSync lại tiếp tục cho ra mắt bản nâng cấp có tên là Boojum giúp cải thiện khả năng mở rộng. Vậy Boojum là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Để hiểu thêm về Boojum, bạn có thể đọc các bài viết sau:
Vấn Đề Tồn Đọng Của zkSync
Bằng chứng SNARK đã cho thấy hiệu quả hoạt động trên mạng lưới zkSync Lite và zkSync Era, xử lý số lượng giao dịch rất lớn gần với thời gian thực nhất. Nhưng để áp ứng cho như cầu hoạt động và giao tiếp của Hyperchain cũng như tiến tới thị trường Mass Adoption thì cần phải cải thiện về tốc độ cũng như phân quyền.
Hyperchain giao tiếp với nhau thông qua Hyperbridge và các Token sẽ được chuyển theo cơ chế Mint - Burn kiểu Omnichain. Để đáp ứng như cầu này thì các giao dịch cần phải được xác thực gần như tức thời nhưng công nghệ SNARK ban đầu của zkSync chưa thực sự tối ưu.
Vấn đề phân cấp của Layer 2 cũng đang là một bài toán, khi hầu hết các Layer 2 sử dụng các Sequencer của chính họ xây dựng hoặc là cần phải thông qua KYC. Vì Sequencer là thành phần quan trọng nhất trong mạng lưới Layer 2, nó đòi hỏi phần cứng rất cao. Hệ thống bằng chứng của zkSync hiện tại chạy trên một cụm GPU A100, mỗi GPU có 80 GB RAM.
Để giải quyết các vấn đề đó, zkSync Era đã chuyển sang một hệ thống bằng chứng dựa trên STARK mới có tên là Boojum. Trên zkSync lúc này sẽ sử dụng đồng thời hai loại bằng chứng là STARK và SNARK để tăng TPS, giảm yêu cầu phần cứng cho các nhà vận hành, đặc biệt là Sequencer.
Boojum Là Gì?
Boojum là bản nâng cấp sẽ chuyển zkSync Era sang hệ thống bằng chứng do STARK cung cấp, mang lại hiệu suất cao. Boojum là tên của thư viện arithmetization và constraint dựa trên Rust mà đội ngũ zkSync sử dụng để triển khai phiên bản nâng cấp của các mạch ZK cho zkSync Era và ZK Stack.
Hệ thống của Boojum sử dụng cả 2 loại bằng chứng là STARK và SNARK để giúp tăng tốc độ xử lý và giảm yêu cầu phần cứng mạng giúp thực hiện quá trình phân cấp. STARK cho phép tạo bằng chứng song song tự động giúp hệ thống có thể đạt 100 TPS. Quan trong nhất là ở bước cuối cùng, bằng chứng STARK sẽ được bọc bằng SNARK để xác thực trên Ethereum.
Vì điểm nổi bật của SNARK là một bằng chứng rất nhẹ, không tốn nhiều không gian lưu trữ, giúp giảm đáng kể chi phí mạng cho các giao dịch.
Boojum sẽ hướng tới việc sử dụng phần cứng 16G đến 32G RAM, đây là một yêu cầu ở mức bình thường để đẩy nhanh quá trình phân quyền cho mạng lưới zkSync và thực hiện tầm nhìn Hyperchain cũng như Layer 3 cho thị trường.
Ở lần nâng cấp này, zkSync đang tập trung vào hiệu suất chứng minh và yêu cầu phần cứng để tiến tới một tương lai công nghệ phát triển hơn. Và hệ thống Boojum đã được kiểm chứng thực tế bởi Celer như hình trên.
Những Điểm Nổi Bật Của Boojum
- Sử dụng công nghệ ZK nên có độ bảo mật cao.
- Kết hợp bằng chứng STARK và cho phép tạo bằng chứng song song trong hệ thống giúp cải thiệu hiệu quả chứng minh, hỗ trợ tốc độ lên đến 100 TPS.
- Bằng chứng gửi đến Ethereum vẫn là SNARK nên dữ liệu rất nhẹ và phí rẻ.
- Cải thiện về mã và giảm yêu cầu phần cứng cho các nhà xác thực giúp mạng lưới phân cấp hơn.
Dự Phóng Cá Nhân Về Boojum
Boojum là một bản cập nhật khá cần thiết và quan trọng cho mạng lưới zkSync trong tầm nhìn Hyperchain cho thị trường ở chu kỳ tiếp theo. Đây là một cải tiến lớn trong công nghệ của zkSync nhưng nó không làm mất chất của nền tảng. Vẫn sử dụng bằng chứng SNARK để gửi lên Ethereum những vẫn cải thiện được tốc độ và khả năng phân quyền.
Cải tiến này cần thiết để giảm độ trễ trong việc xác thực giao dịch, đặc biệt là tốc độ truyền tin và tương tác thông qua Hyperbridge. Hyperbridge là một cầu nối có cơ chế Mint/Burn giúp chuyển tài sản rất linh hoạt giống Omnichain. Khả năng mở rộng và ứng dụng của mô hình này rất cao nhưng điểm mấu chốt của các Bridge vẫn là bảo mật.
Supperchain của Optimism và Hyperbridge của zkSync là công nghệ hướng tới tương lai. Supperchain thì có độ tinh chỉnh cấu trúc cao, đặc biệt là kết nối nền tảng gốc như Ethereum hoặc BNB Chain, Bitcoin,... Còn Hyperchain có Bridge kết nối các Hyperchain cũng như Hyperchain có thể chuyển từ Layer 2 sang Layer 3 hoặc ngược lại.
Ethereum và Layer 2 vẫn là nơi hút người dùng và có hoạt động sôi nổi nhất thị trường hiện tại. Các công nghệ phát triển theo Layer 2 như Hyperchain, Supperchain, Appchains đều là những từ khóa để khai thác trong chu kỳ tiếp theo.
Tuy nhiên, trên Layer 2 có sự cạnh tranh rất cao, tập hợp rất nhiều dự án lớn như Optimism, Arbitrum, zkSync, Starknet, Base, opBNB, Linea, Taiko, Scroll,... Nhưng công nghệ và cơ sở hạ tầng thì chưa đủ để một dự án thành công, mà yếu tố rất quan trọng đó là hệ sinh thái. Hệ sinh hay các dApp được xây dựng bên trên có thực sự tốt, thu hút và giữ chân người dùng hay không. Từ nhu cầu sử dụng thì mới mang lại nhiều giá trị cho nền tảng Layer 2 bên dưới.
Tổng Kết
Như vậy mình đã lam rõ Boojum là gì? Những điểm nổi bật của Boojum. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông và kiến thức cho bạn!
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Crypto Weekly W30: Nga Cho Phép Đào Bitcoin & Solana ETF Spot Chính ThứcXuất Hiện - August 12, 2024
- Crypto Weekly W29: Bóng Ma Khủng Hoảng Phủ Khắp Thị Trường Crypto - August 6, 2024
- Crypto Spotlight W28: Cựu Tổng Thống Donald Trump Lạc Quan Về Crypto, Ethereum ETF Spot Chính Thức Được Giao Dịch - July 29, 2024