DeFi 2.0 là gì? DeFi 2.0 là một tổ hợp các dự án ra đời để khắc phục các nhược điểm của các dự án DeFi 1.0. DeFi 2.0 đã tạo ra một cơn sốt trong thị trường thật sự tuy không thể lớn và có sức ảnh hưởng như DeFi 1.0 đã làm được. Vậy trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu DeFi 2.0 là gì và bao gồm các mảnh ghép nào nhé.
Để hiểu hơn về DeFi 2.0, mọi người có thể tham khảo thêm một số các bài viết dưới đây:
DeFi 2.0 Là Gì?
Bối cảnh của DeFi và những nhược điểm của DeFi 1.0
DeFi (Decentralized Finance) đã trở thành cơn sốt trong mùa hè 2020 mà người ta vẫn thường nhớ đến với cụm từ ngắm gọn DeFi Summer. Đã có rất nhiều các dự án thành công như Uniswap - một trong những nền tảng AMM đầu tiên, Compound - một trong những nền tảng Lending & Borrowing cực kì thành công với Liquidity Mining hay Maker DAO - nền tảng CDP đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công thì DeFi 1.0 vẫn tồn tại những điểm yếu như:
- Thanh khoản: Các dự án DeFi chỉ có thể duy trì một lượng thanh khoản lớn khi cung cấp cho những Liquidity Provider một lượng incentive lớ. Khi incentive giảm thì thanh khoản cũng từ đó mà giảm. Rõ ràng, Liquidity Mining đã thể hiện sự thiếu bền vững của mình.
- Phi tập trung: Với việc đưa sự phát triển dự án vào cộng đồng hay còn gọi là DAO tuy nhiên với việc đội ngũ phát triển, nhà đầu tư nắm quá nhiều token thì các dự án có thật sự phi tập trung hay không?
- Bảo mật: Rất nhiều các giao thức DeFi đã bị hack & rugpool. Rõ ràng cần phải có những giải pháp cho vấn đề này.
- Hiệu quả sử dụng vốn: Nếu mọi người cho vay BTC hay ETH trên AAVE rõ ràng chúng ta thấy lãi suất rất thấp vậy làm sao để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn cho những người dùng. Việc thanh khoản bị khóa trong giao thức đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng vốn thấp.
- Slippage, Impermanent Loss: Đây chính là một trong những vấn đề nhức nhối của DeFi mà cần phải giải quyết càng sớm càng tốt.
- Khả năng mở rộng: Thật khó để nói mức phí giao dịch trên Uniswap, AAVE, Curve Finance,... lên đến hàng chục đô cho mỗi giao dịch là một con số hợp lý.
Rõ ràng, DeFi 1.0 tồn tại rất nhiều những vấn đề cần phải quyết tuy nhiên với DeFi 2.0 các dự án sẽ tập trung giải quyết một số các vấn đề chính như gia tăng hiệu quả sử dụng vốn cho nhiều loại tài sản, cải tiến Liquidity Mining hay giải quyết vấn đề Slippage và Impermanent Loss.
Tổng quan về DeFi 2.0
DeFi 2.0 ra đời để giải quyết một số các vấn đề còn tồn đọng tại DeFi 1.0 như mình có chia sẻ ở trên. Từ những vấn đề ở trên chúng ta có một số các giao thức đại diện cho xu hướng DeFi 2.0 như:
- Olympus DAO: Với câu chuyện Protocol Own Liquidity giúp cho giao thức sở hữu thanh khoản mà không sợ bị rút ra như các giao thức sử Liquidity Mining. Olympus DAO sử dụng mô hình Bond & ve (3,3).
- Abracadabra: Một dự án tận dụng các loại Yield-bearing Tokens làm tài sản thế chấp để mint ra stablecoin MIM. Gia tăng khả năng sử dụng vốn cho người dùng.
- Uniswap V3: Mô hình thanh khoản tập trung đầu tiên giúp LP tối ưu lợi nhuận và người dùng giảm slippage khi giao dịch.
- Tokemak: Giao thức đưa ra khái niệm Liquidity As A Service. Giao thức cung cấp thanh khoản cho các giao thức khác từ đó các giao thức khác không cần phải sử dụng LM để bootstrap thanh khoản.
Có thể nói rằng Olympus DAO là dự án dẫn đầu cho phong trào DeFi 2.0 và đã có rất rất nhiều dự án fork lại mô hình của Olympus DAO như Temple DAO, Redacted Cartel, Aladin DAO,... và bây giờ chúng ta sẽ đi vào mô hình hoạt động của từng dự án để thấy sự khác biệt giữa DeFi 1.0 và DeFi 2.0.
Một Số các Dự Án Nổi Bật Trong Mảng DeFi 2.0
Olympus DAO - Mở đầu cho xu hướng ve (3,3)
Olympus DAO là một giao thức ra đời với mục tiêu xây dựng một loại tiền tệ (không phải stablecoin) được sở hữu, quản lý bởi DAO và được đảm bảo bởi các tài sản có tính thanh khoản cao được gọi là OHM. Một số các đặc điểm đáng chú ý của OHM là:
- Fully Collateralized (Được đảm bảo 100%): Mỗi 1$ OHM sẽ được back bởi 1$ tài sản trong kho bạc, nó có thể là DAOI, FRAX và đang có một số đề xuất về việc sẽ thêm ETH và BTC làm tài sản đảm bảo.
- Algorithmic Stablecoin (Stablecoin thuật toán): OHM sẽ không được neo giá cố định ở mức 1$ mà nó sẽ được đảm bảo bằng 1$ tài sản trong kho bạc. Giao thức sẽ quản lý và điều hành nguồn cung của OHM.
- Free-floating (Giá thả nổi): Do không được peg với $1 như các stable coin khác như USDT, DAI,…., như vậy giá của token OHM sẽ được thả trôi trên thị trường và chúng ta có thấy giá token OHM ở các mức giá khác nhau.
Tại thời điểm đó, cuộc chơi của OHM được xây dựng xung quanh các Staking - Bond - Tresury và cái mà OHM muốn nhắm tới chính mà mô hình ve (3,3). Tại thời điểm đó, OHM có tỷ lệ APY staking lên đến hàng ngàn %, vậy làm sao để có thể sở hữu được OHM thì điều đó bắt buộc người dùng phải tham gia mua Bond của Olympus DAO. Cuộc chơi bắt đầu:
- Bước 1: Người dùng sẽ bán thanh khoản cho giao thức Olympus DAO đây chính là khái niệm Protocol Own Liquidity - Giao Thức Sở Hữu Thanh Khoản.
- Bước 2: Giao thức trả lại cho người dùng OHM với giá chiết khấu và sẽ vesting dần dần trong khoảng thời gian cố định.
Cuộc chơi ve (3,3) sẽ xuất phát ở đây. Người dùng sẽ mang OHM đi staking với lãi suất cao ngất ngưởng, kết hợp với dự án tận dụng tốt Tresury để kiếm lời chia sẻ cho OHM Staker, lợi nhuận mang về nhiều nên phần thưởng của OHM Staker sẽ được staker tiếp tục đem đi staking. Như vậy, giá token OHM sẽ không bị dump mặc dù APY vô cùng cao.
Olympus DAO đã thật sự tạo ra một làn sóng khi hàng loạt các giao thức thi nhau fork mô hình của Olympus DAO như Temple DAO, Redacted Cartel, Aladin DAO,... nhưng hầu hết các dự án đó đều thất bại sau một khoảng thời gian ngắn ngủi.
Tuy nhiên, mô hình này đã thất bại khi thị trường đi vào downtrend. Tuy nhiên, ve (3,3) vẫn là một trong những công cụ rất mạng cho nhiều dự án phát triển sau này.
Uniswap V3 - Thay đổi cuộc chơi với Thanh Khoản Tập Trung
Tổng quan về Uniswap
Uniswap là một trong những nền tảng AMM (Automated Market Maker) đầu tiên được xây dựng trên hệ sinh thái Ethereum. Với Uniswap, người dùng có thể mua bán bất kì một loại token nào trên mạng lưới của Ethereum sau này là nhiều các EVM Blockchain khác như Polygon, Arbitrum, Optimism, BNB Chain,... mà không cần verify, không cần phải kí gửi tài sản, tất cả mọi thứ đều rõ ràng và minh bạch.
Để hiểu hơn về Uniswap V3 tốt nhất mọi người nên có kiến thức về Uniswap V1, Uniswap V2 mình có trình bày chi tiết trong bài viết Series 3: Real Builder in Winter | Uniswap – Kì Lân Thực Sự Của Crypto Từng Sản Sinh. Mọi người quay lại đọc để hiểu về V1 và V2 sau đó quay lại bài viết này nhé.
Vấn đề với Uniswap V2
Uniswap V2 là khi các Nhà Cung Cấp Thanh Khoản (LP) cung cấp thanh khoản cho một cặp token nào đó thì mặc định LP sẽ cung cấp thanh khoản cho token đó từ mức giá 0 tới dương vô cùng. Trong một thị trường crypto đầy biến động thì đây là điều dễ hiểu mà nhất lại trên DeFi khi mà số lượng các dự án scam, lừa đảo gấp hàng ngàn lần sao với các dự án làm thật.
Tuy nhiên, việc cung cấp giá từ 0 tới dương vô cực những loại tài sản lớn trong thị trường như BTC, ETH,... có vẻ như là điều không cần thiết. Rõ ràng, tỷ lệ đến BTC và ETH về mức dưới $100 trong một khoảng thời gian ngắn là điều gần như không thể xảy ra nên việc cung cấp giá cho BTC hay ETH tại mức giá quá chênh lệch với giá realtime là điều khá thừa thãi. Chính vì vậy, Uniswap V3 đã ra đời.
Mô hình hoạt động của Uniswap V2 và V3
Với Uniswap V3 sẽ có một số sự thay đổi như sau:
- LP sẽ có quyền lựa chọn các khoảng giá để có thể cung cấp thanh khoản. Thông thường, giá sẽ chạy trong vùng giá mà nhiều LP phân tích nhất để lựa chọn cung cấp thanh khoản. Vậy là thanh khoản đã đến đúng nơi từ đó mà slippage và impermanent loss đều giảm.
- LP cung cấp thanh khoản đúng nơi giá tài sản hoạt động sẽ nhận mức phí cao nhất, đây là lợi điểm cho cả LP lẫn giao thức bởi vì khi đường giá chạy LP sẽ thay đổi chiến lược để phù hợp nên thanh khoản sẽ luôn ở mức cao nhất cho dù trường hợp nào xảy ra.
- Thanh khoản sẽ không còn tập trung ở các mức quá chênh lệch với giá tài sản tại thời điểm realtime.
- Các LP sẽ có những chiến lược & phân tích khác nhau nên trong mọi khoảng giá tài sản sẽ đều có thanh khoản.
Rõ ràng Uniswap V3 đã giải quyết được một số vấn đề lớn của các dự án AMM hiện tại như hiệu quả sử dụng vốn hay slippage trong khi giao dịch hay Impermanent Loss trong khi cung cấp thanh khoản.
Tokemak và khái niệm Liquidity As a Service
Tokemak là giao thức đã phát minh ra khái niệm Liquidity As a Service nói một cách đơn giản, dễ hiểu là thay vì dự án phải bỏ native token để làm Liquidity Mining (LM) để bootstrap thanh khoản cho pool native token của mình việc sử dụng LM có 2 yếu tố chí mạng:
- LM tạo ra một lượng lớn token vào tay các LP. Các LP có thể dump native token để thu về lợin nhuận khiến giá token giảm => incentive giảm tại đây dù làm gì cũng không có lợi dự án nếu native token không có một sức mạnh nội tại.
- Incentive giảm dẫn theo thời gian thì đồng nghĩa với thanh khoản bị rút dần theo thời gian. Thanh khoản cho native token về dài hạn vẫn không được đảm bảo.
Vậy thì thay vì đưa mình vào một tình trạng xấu các dự án có thể thuê thanh khoản trên Tokemak. Cơ chế hoạt động của Tokemak như sau:
- Bước 1: Người dùng gửi các loại tài sản như ETH, USDC, USDT,... vào các bể thanh khoản của Toke.
- Bước 2: Các giao thức sẽ đăng kí thuê thanh khoản từ Tokemak.
- Bước 3: Cuộc chiến voting bắt đầu và sẽ có các dự án chiến thắng trong việc thuê thanh khoản từ Tokemak.
- Bước 4: Giao thức gửi native token đến Tokemak và Tokemak đưa thanh khoản có thể là ETH hay Stablecoin để hợp nhất với native token của dự án thành 1 pool.
Rõ ràng Tokemak đã phần nào đó xử lý được các vấn đề tồn tại trong DeFi 1.0. Tuy nhiên, hầu hết các dự án đến với Tokemak là các dự án mong muốn phát triển về dài hạn còn các dự án với tầm nhìn ngắn hạn họ vẫn sẽ lựa chọn con đường cũ.
Abracadabra với câu chuyện tối ưu hóa khả năng sử dụng vốn
Abracadabra là một giao thức DeFi All in One tuy nhiên để tham gia vào hệ sinh thái của Abracadabra bạn cần stablecoin MIM, vậy làm sao để có được MIM? Đó chính là các tài sản bạn nhận về khi tham gia Yield Farming trên Yearn Finance như yvUSDC, yvYFI, yvWETH hay một số các tài sản như xSUSHI. Các tài sản trên hay còn được gọi là Yield-bearing Tokens.
Yield-bearing Tokens là những loại token mà giao thức trả lại cho người dùng như một tài sản đại diện cho tài sản của người dùng đang nằm trong giao thức. Có thể coi Yield-bearing Tokens như một loại trái phiếu mà giao thức phát hành cho người dùng.
Cơ chế hoạt động của Abracadabra như sau:
- Bước 1: Người dùng gửi tài sản thế chấp của mình vào Cauldrons. Hiện tại, Abracadabra chấp nhận hơn 20 tài sản thế chấp trên Ethereum và hoạt động trên nhiều blockchain khác nhau.
- Bước 2: Tại mục Borrow bạn sẽ mint ra stablecoin MIM.
- Bước 3: Sử dụng MIM để kiếm lợi nhuận trong DeFi như stake, yield farming, leverage yield farming,...
Rõ ràng, Abracadabra đã giải quyết một bài toán lớn của thị trường với những tài sản có thanh khoản kém và tối ưu khả năng sử dụng vốn cho người dùng.
Một Số Những Ưu & Nhược Điểm Của DeFi 2.0
Ưu điểm của DeFi 2.0
DeFi 2.0 ra đời và có những đóng góp nhất định cho thị trường crypto như:
- Giải quyết một số vấn đề tồn đọng về giải quyết khả năng sử dụng vốn, slippage, impermanent loss,...
- Các giao thức DeFi 2.0 đã thực sự bùng nổ với lượng TVL, người dùng, doanh thu,... tăng vọt,...
- Một số các mô hình đã phát triển mạnh mẽ hơn như Uniswap V3 còn các mô hình khác vẫn duy trì ở trạng thái vừa phải.
- Tạo ra động lực cho DeFi 1.0 bắt buộc phải thay đổi sau DeFi 2.0 chúng ta có thể thấy nhiều mô hình cải tiến hơn rối có thể chúng ta sẽ có DeFi 3.0 rồi DeFi 4.0 rồi tăng dần.
Nhược điểm của DeFi 2.0
Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích đáng khen mà DeFi 2.0 mang lại cho người dùng và thị trường thì nó cũng tồn tại một số những nhược điểm sau:
- Tuy giải quyết được những vấn đề của DeFi nhưng đó chưua phải tất cả các vấn đề. Vẫn còn rất nhiều vấn đề đang bị bỏ ngỏ nên chắc chắn DeFi 2.0 chưa phải Endgame của DeFi.
- Bản thân các mô hình của Olympus DAO đã thất bại trong downtrend buộc dự án phải lựa chọn hướng đi mới để phát triển giao thức. Tokemak cũng đang gặp vấn đề trong việc mở rộng thị trường.
Tổng Kết
DeFi 2.0 và các giao thức DeFi 2.0 hiện vẫn còn phát triển với những hướng đi mới hoặc cải thiện những vấn đề trong mô hình hoạt động của mình. Liệu DeFi 2.0 có thể quay trở lại trong tương lai. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể hiểu được DeFi 2.0 là gì?
- Share Sequencer Là Gì? Những Dự Án Tiềm Năng Trong Mảng Shared Sequencer - October 3, 2023
- Asymmetry Finance Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Asymmetry Finance - October 3, 2023
- Những Cơ Hội Đáng Chú Ý Xung Quanh Cuộc Chiến Layer 2 - October 2, 2023