Chúng ta đã dần bước qua một năm 2023 với đầy sự biến động và chủ yếu là biến động tăng khi thị trường đã không còn bất kì những FUD lớn nào. Đây cũng là một thời điểm cực kì đẹp để chúng ta cùng nhau nhìn lại thị trường năm 2023 với góc nhìn về dòng tiền trong thị trường Crypto đã di chuyển như thế nào và các dấu hiệu ra sao tự đó làm cẩm nang để bước đến những năm tiếp theo.
Trong bài viết này mình và mọi người sẽ cùng đi qua một vài những mục lớn bao gồm:
- Nhận định về dòng tiền của TradFi đổ vào thị trường Crypto
- Nhận định về đặc điểm của các hệ sinh thái thu hút dòng tiền
Không chần chờ gì nữa mọi người cùng mình tìm hiểu về dòng tiền trong thị trường Crypto năm 2023.
Dòng Tiền Giữa TradFi & Crypto
Trong tuần vừa rồi thì chúng ta lại chứng kiến dòng tiền đổ vào thị trường #Crypto lại tiếp tục lập một mức kỷ lục mới trong năm với khoảng $346M $BTC vẫn chiếm tỉ trọng lớn với $311.5M, xếp ở vị trí thứ 2 là $ETH với $33.5M, ngoài ra thì chúng… pic.twitter.com/1Bzf7FYuAH
— Hak Research (@HakResearch) November 29, 2023
Nếu nhìn vào biểu đồ về Crypto Assets Flow theo khung tuần được chia sẻ bởi CoinShare để nhận biết dòng tiền ra vào thị trường Crypto của các tổ chức lớn trong TradFi thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng. Dòng tiền của các tổ chức TradFi trong năm qua có sự tương tác với thị trường Crypto là không ổn định và biến động theo tình hình chung của thị trường.
Tuy nhiên, giai đoạn cuối năm chúng ta chứng kiến một số tiền lớn nhất trong năm đổ vào thị trường Crypto trong bối cảnh hy vọng về một Bitcoin thậm chí là Ethereum ETF Spot ngày càng gần và ngày càng có khả năng trở thành sự thật, điều này đến từ sự thúc đẩy mạnh mẽ của các tổ chức lớn như Fidelity, BlackRock, JP Morgan, HSBC,...
Đây là một chỉ số tương đối quan trọng với tình hình chung nhưng nó lại có sự biến đổi khá trễ so với thị trường. Có nghĩa là thường thị trường có sự tăng trưởng rồi thì chúng ta mới chứng kiến dòng tiền của các tổ chức đổ vào Crypto thông qua báo cáo của CoinShare . Vậy nên nếu như để tiếp tục tìm giải pháp để đầu tư tốt hơn thì bắt buộc chúng ta phải dõi theo dòng tiền giữa các hệ sinh thái.
Dòng Tiền Trong Thị Trường Crypto Năm 2023
Trong năm 2023, chúng ta đã chứng kiến dòng tiền còn "sót lại" trong thị trường Crypto di chuyển qua lại giữa những Blockchain với nhau, điều này mình nghĩ đúng đến khoảng 90% khi mà chúng ta không chứng kiến những người mới bước chân vào thị trường bởi vì không có những xu hướng hoàn toàn với đi kèm với lợi nhuận khổng lồ. Và những Blockchain đón nhận dòng tiền đều có những lí do của riêng mình, bao gồm một số lí do dưới đây:
- Dòng tiền chuyển đến nơi có nguồn Incentive dồi dào.
- Dòng tiền chuyển đến nơi có cơ hội về Airdrop khủng.
- Dòng tiền chuyển tới nơi có những sự khác biệt trong hệ sinh thái.
Tất nhiên, để một hệ sinh thái trong giai đoạn 2023 đón nhận dòng tiền thì nó cũng phải có đủ những điều kiện mà một hệ sinh thái năm 2020 - 2021 có được, với điều này mình sẽ có một bài viết tới mọi người để chia sẻ về những gì mình đã trải qua trong giai đoạn thị trường bùng nổ gần nhất. Tuy nhiên, mặc dù đón nhận được dòng tiền nhưng cũng chỉ là dòng tiền sót lại nên không giúp các hệ sinh thái trong năm 2023 thật sự bùng nổ, không chỉ vậy nó cũng tồn tại một số rủi ro.
Dòng tiền chuyển đến nơi có nguồn Incentive dồi dào
Có thể nói rằng đây là một bài học được các dự án tiếp thu một cách mạnh mẽ từ những gì Optimism làm được trong năm 2022. Nếu như mọi người nhìn lại biểu đồ về TVL của Optimism trên DeFiLlama, khi Optimism triển khai Incentive thì TVL của nền tảng đã nhanh chóng tăng từ mức khoảng $200M lên đỉnh và đạt mức $1.1B, sau đó khi Incentive cạn kiệt thì TVL của Optimism đã có sự giảm sút. Hiện tại, Optimism vẫn phải duy trì Incentive để giữ chân người dùng.
Arbitrum là dự án đầu tiên áp dụng chiến lược này của Optimism. Trong giai đoạn đầu năm kết hợp với thị trường có nhiều dấu hiệu tích cực thì Arbitrum đã triển khai ARB và thu hút một dòng tiền lớn về hệ sinh thái của mình từ đó làm cho hàng loạt các token dự án tăng mạnh như GMX, MAGIC, RDNT, PLS, JONES, GRAIL,... Chúng ta có thể đặt ra một câu hỏi rằng: "Tại sao thời điểm đó không có Incentive nhưng dòng tiền lại đổ về hệ sinh thái Arbitrum?". Mình nghĩ rằng có một vài lí do dưới đây:
- Dòng tiền từ Airdrop đổ ngược vào hệ sinh thái khi mà thời điểm đó trên Arbitrum có rất nhiều dự án tiềm năng với mức vốn hóa nhỏ. Bên cạnh đó, việc triển khai IDO của Camelot cũng thu hút đông đảo cộng đồng tham gia.
- Việc Binance niêm yết MAGIC, GMX và RDNT đã làm cho thị trường tin tưởng về các dự án tiếp theo trên hệ sinh thái Arbitrum sẽ được niêm yết trên Binance trong tương lai. Yếu tố này làm người dùng từ Binance chuyển về Arbitrum săn gem từ đó làm hàng loạt token có sự tăng trưởng.
- Sự ảnh hưởng của các KOLs trong giai đoạn này cũng là cực kì rõ ràng khi họ liên tục viết về các dự án tiềm năng trên hệ sinh thái Arbitrum.
Phải cho đến tháng 11/2023, thì Arbitrum mới có chương trình Incentive đầu tiên với $50M với cái tên Arbitrum Short-term Incentive Program dự kiến diễn ra tới hết tháng 1/2023 nhằm thử nghiệm mô hình này. Dòng tiền trên hệ sinh thái Arbitrum cũng có sự tích cực trở lại khi mà TVl đã tăng trưởng mạnh mẽ từ mức $1.67B lên mức $2.13B tương đương khoảng $500M.
Hiện tại, người dùng có thể sử dụng các giao thức hoặc cung cấp thanh khoản cho một số các dự án trên Arbitrum để nhận về phần thưởng kèm thêm là ARB. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là các dự án trên Arbitrum và bản thân ARB không có sự tăng trưởng mạnh mẽ như OP.
Bên cạnh Arbitrum thì cũng có một hệ sinh thái sử dụng Native Token làm chương trình Incentive để thu hút thanh khoản đó chính là Sui Network. Sui Network đã sử dụng SUI với nhiều chiến lược đa dạng khác nhau bao gồm:
- Làm phần thưởng cho những người tham gia các chương trình Bullshark Quest.
- Làm Incentive cho các dự án để sử dụng làm Liquidity Mining cho người dùng của mình
Có thể nói rằng Bullshark Quest đã thành công ngoài mong đợi và Sui cũng là Layer 1 đầu tiên áp dùng phương pháp này để thu hút người dùng tham gia để trải nghiệm hệ sinh thái. Nhìn vào dữ liệu con số của Quest 1, Quest 2 và Quest 3 thì mọi người cũng có thể cảm nhận được
Bên cạnh Bullshark Quest, cũng đã có một số dự án nhận được Grant của Sui để làm Incentive.
Từ hai yếu tố trên đã làm TVL của Sui có sự tăng trưởng rõ ràng khi mà TVL của Sui đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ từ $11M lên mức $150M.
Tuy nhiên có sự tương đồng giữa Sui và Arbitrum khi mà TVL của cả hai nền tảng đều có sự tăng trưởng khi sử dụng chương trình Incentive nhưng giá cả của SUI và ARB không tích cực như dự đoán.
Dòng tiền chuyển tới nơi có những sự khác biệt trong hệ sinh thái
Trong giai đoạn 2020 - 2021 khi một Blockchain nền tảng có đầy đủ các mảnh ghép về cơ sở hạ tầng và một số những mảnh ghép về DeFi là hoàn toàn có thể đón nhận được dòng tiền từ thị trường Crypto. Thị với thị trường Crypto hiện tại hệ sinh thái muốn đón nhận dòng tiền thì bắt buộc phải có thế mạnh, mũi nhọn và ví dụ điển hình cho điều đó chính là Arbitrum và Base - một nền tảng Layer 2 mới được giới thiệu bởi chính Coinbase.
Mũi nhọn của Arbitrum trong nằm 2023 chính là DeFi nói chung và Perp DEX nói riêng. Nền tảng DeFi lớn nhất trong hệ sinh thái Arbitrum đó chính là GMX và thời điểm đó GMX đã vượt qua hàng loạt những Perp DEX máu mặt trong thị trường như Perpetual hay Kwenta. Không chỉ là GMX mà còn là cả một hệ sinh thái của nó được xây dựng xung quanh GLP - LP Token của nền tảng.
Một hệ sinh thái Ponzi với các mảnh ghép khác nhau như CDP, Lending & Borrowing, Yield Farming, Leverage Yield Farming,... để tăng cường thanh khoản cũng như Use Case cho GLP từ đó khiến GLP trở nên hấp dẫn. GLP càng hấp dẫn thì GMX càng dồi dào thanh khoản từ đó làm nên một nền tảng Perp DEX thành công nhất trong giai đoạn 2023, bên cạnh đó còn là một bức tranh về Real Yield.
Bên cạnh GMX thì hệ sinh thái Arbitrum cũng cực kì đa dạng với một số mảnh ghép đáng chú ý như Dopex - mảng Option, Vesta Finance - mảng Stablecoin CDP, Radiant Capital - Lending P2Pool, Plutus DAO - Nền tảng DAO Aggregator, Camelot - nền tảng AMM tích hợp Launchpad,... và độc nhất một dự án về Web3 Game là Treasure DAO với nhiều tựa game đã được giới thiệu tới cộng đồng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Arbitrum cũng là nền tảng có nhiều Perp DEX tiềm năng nhất với hàng loạt cái tên như MUX Protocol, Gains Network, Vertex Protocol, Rage Trade,...
Một dự án cũng tự xây dựng cho mình một mũi nhọn chính là Base với câu chuyện về SocialFi. Ngay khi ra đời Base đã trở nên hấp dẫn với người dùng khi đây là một nền tảng được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ Coinbase. Khác với các nền tảng khác khi ra đời đi vào các lối mòn liên quan tới DeFi với các mảnh ghép ban đầu tương đối nhàm chán như AMM, Lending & Borrowing, Derivatives,... thì Base lựa chọn cách tiếp cận với SocialFi với dự án Friend.tech.
Friend.tech là sự kết hợp hài hòa giữa mội dự án có sự khác biệt trong SocialFi khi mà cho phép người hâm mộ và thần tượng trở nên gần nhau hơn. Nếu như các nền tảng Social hiện nay chọn cách tiếp cận theo hướng mở thì Friend.tech lại có hướng đi riêng khi đi về mặt riêng tư và có sự kết hợp về tài chính khi người dùng có thể mua key để nói chuyện với "idol" của mình hay các nhà đầu cơ có thể đầu cơ key của những người nổi tiếng hoặc những người sắp nổi tiếng.
Kết hợp hài hòa giữa Social và Finance đi kèm với đó là sự Marketing của dự án về việc được nhận vốn từ Paradigm lại làm cho Friend.tech ngày càng hấp dẫn. Bên cạnh Friend.tech thì Base cũng giới thiệu tới người dùng nhiều nền tảng SocialFi như Unlonely - nền tảng Livestream phi tập trung và hàng chục các dự án khác nhưng thực tế thì chưa có ai thành công như Friend.tech.
Không những là Friend.tech, mà rất nhanh chóng đã có một hệ sinh thái Friend.tech ra đời nhằm gia tăng sức mạnh cho Friend.tech. Liệu dự án này có trở thành mũi nhọn cho Base trong thời gian dài hạn như cách mà Arbitrum đã thành công khi đặt niềm tin cho GMX.
Rõ ràng, cách tiếp cận của Base như một làn gió mới trong thị trường Crypto mà ít dự án dám thử nghiệm ở thời điểm hiện tại. Và chính sự khác biệt này đã tạo cho Base một xuất phát điểm tương đối hấp dẫn.
Thứ ba, nếu mọi người nhìn lại thì chương trình Incentive của Sui Network cũng là một sự khác biệt so với các nền tảng Layer 1 trên thị trường. Trong bối cảnh hầu hết các Layer 1 sử dụng Grant để lôi kéo dự án, nhà phát triển thì Sui Network kết hợp thêm cả Incentive để lôi kéo người dùng cho các dự án của mình từ đó tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ cho cả hệ sinh thái.
Dòng tiền chuyển đến nơi có cơ hội về Airdrop khủng
Airdrop là trọng tâm của năm 2023 và cũng là trọng tâm của thị trường mỗi khi bước vào chu kì giảm. Động lực để Airdrop trở nên viral chính là đến từ trường hợp của Aptos khi mà người dùng chỉ cần mint NFT một cách hoàn toàn miễn phí trên mạng lưới Testnet là đã nhận được hàng ngàn đô từ nền tảng. Chính điều này đã tạo nên dòng tiền Airdrop di chuyển từ hệ sinh thái này qua hệ sinh thái kia mặc dù hệ sinh thái đó không có gì nổi bật thậm chí là vô cùng đắt đỏ. Một số các ví dụ điển hình như:
- Layer 2 như zkSync, Scroll, Starknet, Base và đặc biệt là Linea. Nếu như người dùng từng than gào phí trên zkSync quá cao thì nền tảng này ra mắt chương trình hỗ trợ từ 50 - 70% phí thì phí trên Linea có thể nói là không thua kém gì Ethereum, nhưng vì Airdrop mà người dùng cứ "đâm đầu".
- Layer 1 như Sui, Aptos. Một số người dùng lại tin vào rằng các nền tảng này có thể sẽ tiếp tục Airdrop cho người dùng trên nền tảng của họ.
Và cá biệt nhất trong thời gian gần đây là của Blast - nền tảng Layer 2 được xây dựng bởi Pacman - Founder của Blur, Blur cũng đã từng Airdrop nhiều đợt khủng cho người dùng của mình. Người dùng fomo Airdrop đến mức họ gửi tiền vào Blast thực chất là một Multisig Wallet.
Blast cũng áp dụng tương tự như những người đi trước bao gồm:
- Mới lạ: Khi mạng lưới chính thức mainnet, Blast cho phép ETH của người dùng để trong ví sẽ tự động tăng theo thời gian bằng với APR của việc staking.
- Được chống lưng: Blast không chỉ được Pacman chống lưng mà còn là cả một Paradigm hỗ trợ.
- Hint Airdrop: Blast chia sẻ rằng nền tảng sẽ có Airdrop cho những người tham gia sử dụng sớm.
Chình điều này đã cho cộng đồng một công thức để hút dòng tiền là
Mới lạ + Paradigm đầu tư + Hint Airdrop
Blast tới thời điết viết bài đã thu hút đến $500M một con số khổng lồ cho 1 dự án thậm chí còn chưa mainnet. Người dùng gần như đang say đòn trong cuộc chiến Airdrop khi mà họ không lường trước được một số các rủi ro như:
- Nơi tiền của người dùng lưu trữ là một Multisig Wallet - có thể là một giải pháp an toàn những vẫn có rủi ro liên quan tới Private Key.
- Dự án hứa hẹn về tháng 4/2024 sẽ chính thức mainnet và người dùng có thể rút tiền. Tuy nhiên, lời hứa trong thị trường Crypto vốn là một món hàng xa xỉ. Sẽ ra sao nếu như án bị chậm roadmap mặc dù Optimistic về lý thuyết thì tương đối dễ để xây dựng.
Sự Quay Trở Lại Của Hệ Sinh Thái Solana & Các Real Builder
Cùng với chiến lược phát triển bền vững của mình vào việc tập trung vào các dự án và các nhà phát triển thị trong giai đoạn cuối năm hệ sinh thái Solana đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Từ sự kiện Break Point 2023 đã có rất nhiều tin tức lớn làm cộng đồng một lần nữa tin tưởng vào Solana và bắt đầu quay trở lại hệ sinh thái này.
Các dự án cũng kết hợp với tin tức chung của Solana để tung ra các chương trình thu hút người dùng và đặc biệt trong đó vẫn liên quan tới Airdrop với sự dẫn đầu của Pyth Network và Jupiter Exchange. Hiện tại, TVL của Solana đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với hàng loạt những cái tên mới như Marginfi, JitoSOL, JPool, BlazeStake,...
Sự tăng trưởng của Solana không chỉ nằm ở các dự án trong hệ sinh thái DeFi mà nó còn nằm ở các dự án thuộc mảng NFT đặc biệt là bộ sưu tập NFT MadLabs. Với sự ra đi của DeGods thì nghiễm nhiên giờ đây MadLabs là bộ sưu tập lớn nhất trên Solana. Những dự án kiên định ở lại với Solana đã có những thành quả đầu tiên.
Mình tin rằng sự tăng trưởng của mạng lưới Solana để tự nội lực của chính họ chứ không vay mượn những chất liệu mang tính chất tạm thời như Aridrop hay Incentive, nền tảng chỉ coi đó là chất xúc tác để thúc đẩy mạnh hơn.
Không chỉ là Solana, trong năm nay có thể nói là năm của Builder mình cũng thấy sự làm việc chăm chỉ, cần mẫn đến từ đội ngũ Avalanche khi hợp tác với hàng hoạt những Web2 Game đình đám như SK Planet thuộc SK Telecom và SK Telecom cũng là công ty chủ quan của T1 - đội LMHT lớn nhất thế giới hiện nay, bên cạnh đó là TSM, Gunzilla Games, DOS Games,... Những hoạt động của Avalanche đã có những thành tựu đầu tiên.
Các Xu Hướng Cũ Cũng Được Quan Tâm Trở Lại
Trước Bitcoin Halving một trong những xu hướng cũ cũng được quan tâm trở lại và có sự tác động từ các Whales lớn ở trong thị trường Mining đó chính là "coin đào". Có thể nói đây là một sự kiện khá thường niên sẽ được diễn ra trước khi Bitcoin Halving. Nếu như chu kì lần trước chúng ta có câu chuyện của Ethereum Classic thì sang chu kì lần này chúng ta có một cái tên mới ra lò chính là ETHW.
Tuy nhiên, bản thân mình không tìm hiểu quá sâu về ngành này nên mình cũng sẽ hẹn mọi người trong một bài viết khác khi mình có nhiều thông tin hơn nữa.
Tổng Kết
Có thể nói rằng 2023 tiếp tục là một năm đa dạng về dòng tiền trong thị trường Crypto khi mà dòng tiền còn đọng lại không nhiều nhưng các ông lớn liên tục tranh nhau. Liệu trong năm 2024, chúng ta có thể chứng kiến một chiến lược nào đó hoàn toàn mới để thu hút dòng tiền hay không?
Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm một số thông tin hữu ích về dòng tiền trong thị trường Crypto năm 2023.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hemi Network Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Hemi Network - October 10, 2024
- Arcium Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Arcium - October 10, 2024
- Vana Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Vana - October 9, 2024