Real World Asset là một trong những ngành vô cùng tiềm năng trong hệ sinh thái DeFi đang có dấu hiệu đi xuống. RWA đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tương tác với DeFi & TradFi. Chúng ta cùng nhau tổng hợp những dự án tiềm năng trong ngành Real World Assets trong bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu hơn về RWA, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về Real World Asset
Định nghĩa về Real World Asset
Real World Asset viết tắt là RWA là một hệ sinh thái các dự án với mục tiêu đưa DeFi và TradFi gần lại với nhau bằng những tương tác thực tế. Một vài ví dụ điển hình có thể kể đến như:
- Người dùng trong DeFi có thể cho những tổ chức, cá nhân ngoài TradFi vay tiền.
- Người dùng trên toàn cầu có thể mua và sở hữu Trái phiếu chính phủ Mỹ - Trái phiếu an toàn nhất trên thế giới hiện nay.
- Người dùng ngoài TradFi có thể thế chấp các loại tài sản trong thế giới thức để tham gia Lending & Borrowing trên DeFi.
- Các nền tảng trong DeFi có thể sử dụng tài sản trong thế giới thức để phát hành các Stablecoin.
Chúng ta còn vô vàn những ứng dụng khác nhau đang được khai phá bởi các nhà phát triển trong thị trường RWA. Hiện nay, TVL của toàn ngành chỉ khoảng $1.5B với 25 dự án so với toàn ngành DeFi là $40B hay với ngành lớn nhất hiện tại là LSD là $20B thậm chí so với thị trường BĐS thì RWA còn quá nhiều động lực phát triển trong tương lai.
Những rào cản với ngành Real World Asset
Không phải tiềm năng lớn đồng hành với đó là sự thuận lợi, vẫn còn đó những rào cản không thể phủ nhận với ngành Real World Asset bao gồm:
- Cho vay dưới dạng thế chấp dưới chuẩn hoặc tín chấp đổi lại lãi suất cao có thể dẫn tới dự án bị con nợ "bùng" vì phá sản. Chúng ta đã thấy vấn đề này xảy ra với Maple Finance hay Goldficnh.
- Vấn đề liên quan tới pháp lý. Hiện tại vấn đề này chưa xảy ra nhưng mình tin rằng sớm muộn thì sẽ có những vấn đề pháp lý với các dự án trong mảng RWA. Có thể do các dự án còn nhỏ nên SEC chưa để ý, SEC vẫn đang tập trung cho vụ kiện với Grayscale và Bitcoin ETF Spot.
- Các lợi nhuận của ngành RWA sẽ hấp dẫn trong downtrend nhưng khi uptrend nếu không có sự thay đổi để trở nên phù hợp thì ngành ngày sẽ không được quá chú ý.
- Chưa có tính đồng bộ bởi vì mỗi dự án lại có những tiêu chuẩn khác nhau.
Nhận biết các rào cản và khó khăn của ngành giúp chúng ta có một góc nhìn tổng quan, khách quan hơn về toàn ngành để hạn chế FOMO dẫn tới thua lỗ trong đầu tư.
Tổng Hợp Những Dự Án Tiềm Năng Trong Ngành Real World Assets
Ondo Finance - Đưa người dùng tiếp cận trái phiếu Mỹ
Ondo Finance trong quá khứ là một dự án thuộc mảng Liquidity As a Service (LAaS) cho phép các dự án thuê thanh khoản dồi dào từ người dùng. Tuy nhiên, downtrend ấp đến và ngành kinh doanh này không còn hấp dẫn như thời điểm DeFi bùng nổ và Ondo Finance đã chuyển hướng sang ngành RWA. Ondo V2 cung cấp nhiều sản phẩm bao gồm:
- USDY: là viết tắt của US Dollar Yield Token là một token được mã hóa (tokenized) được bảo đảm bằng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ ngắn hạn và tiền gửi ngân hàng. USDY hướng đến là một Stablecoin có lãi suất và được gắn peg với $1.
- OUSG: Người dùng sẽ gửi USDC vào nền tảng. USDC sẽ được chuyển thành USD và mua những tài sản như trái phiếu chính phủ Mỹ hay tría phiếu doanh nghiệp đều là những loại tài sản có rủi ro thấp, tính thanh khoản cao và an toàn. Giao thức và người dùng sẽ chia sẻ lợi nhuận với nhau và người dùng có thể lấy lại USDC của mình bất kì lúc nào.
- OMMF: Sản phẩm này giúp người dùng tiếp cận US Money Markets, tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong thị trường ngoại hối. Một trong những thị trường có thanh khoản lớn nhất thế giới.
- OHYG: Sản phẩm này sẽ hướng đến quỹ ETF trái phiếu doanh nghiệp có lợi suất cao. Ngoài ra cũng có 1 phần nhỏ USDC và USD để đảm bảo cho thanh khoản sản phẩm.
- Flux Finance: là một phiên bản tương tự như Compound V2 chi phép người dùng kiếm lợi nhuận từ việc gửi Stablecoin vào giao thức và ngược lại.
100% sản phẩm hiện tại của Ondo Finance đều thể hiện mục tiêu thúc đẩy sự tương tác qua lại giữa DeFi và TradFi. Trong bối cảnh downtrend, DeFi trở nên rủi ro, lãi suất Mỹ liên tục tăng thì các sản phẩm như trái phiếu chính phủ Mỹ là một mỏ vàng cho các dự án Crypto. Không chỉ Ondo Finance, Maker DAO hay Tether đều nằm trong tay một lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ.
Ondo Finance đã kêu gọi thành công $34M bởi nhiều quỹ đầu tư lớn như Pantera Capital, Coinbase Ventures, Tiger Global Management, Wintermute, GoldenTree,... Cũng có nhiều tin đồn cho rằng Ondo có những mối quan hệ với những tổ chức tài chính lớn như BlackRock.
Goldfinch - Maple Finance - TrueFi: Húp trọn miếng bánh Credit Protocol
Thật khó để nó rằng Goldfinch, Maple Finance hay TrueFi là những dự án đang dẫn đầu mảng Credit Protocol. Hình dung một cách đơn về Credit Protocol, là giao thức huy động dòng tiền (thường là Stablecoin USDC) từ DeFi để cho những tổ chức, cá nhân ngoài thế giới thực để vay. Để các tổ chức, cá nhân ngoài thế giới thực có thể vay được từ giao thức thì họ phải KYC và có tài sản thế chấp. Tuy vậy, việc vay ở các giao thức này thì dễ dàng hơn, tài sản thế chấp ít hơn so với vay ngân hàng.
Đổi lại người dùng DeFi nhận được mức lợi nhuận cao từ 12 - 18% và đây là lợi nhuận cố định. Sự khác biệt giữa 3 giao thức đó là:
- Goldfinch: Tập trung cho vay những thị trường mới nổi như khu vực châu Á. Các công ty mà Goldfinch hướng đến chủ yếu là những Startup đã qua giai đoạn đầu và bắt đầu có những doanh thu đầu tiên.
- Maple Finance: Trước đó Maple cũng tập trung vào các tổ chức xung quanh Crypto tuy nhiên với bài học từ việc bi "xù nợ" thì Maple Finance cũng đã tiếp cận các thị trường khác để không chịu ảnh hưởng rủi ro từ các tổ chức trong thị trường Crypto.
- TrueFi: Tập người dùng mà TrueFi hướng đến chính là sự khác biệt. TrueFi hướng đến những khoản vay tín dụng với các cá nhân có uy tín trong cuộc sống thông qua việc KYC.
Cũng có nhiều đồn đoán về việc Goldfinch có những mối quan hệ hợp tác với Blackrock - tổ chức tài chính lớn nhất phố Wall quản lý khoảng 10 ngàn tỷ đô la. Tuy nhiên, phân khúc này cũng có rất nhiều rủi ro như việc Maple Finance dính nợ xấu vì sự sụp đổ của FTX & Alameda Research và Goldfinch cũng gặp khó khăn khi một trong những công ty (con nợ) đang gặp khó khăn tài chính.
Centrifuge - Bước trung gian kết nối CeFi & DeFi
Sản phẩm đầu tiên của Centrifuge là Tinlake cho phép các nhà đầu tư ngoài cuộc sống Tokenizing (Token hóa) các tài sản trong thế giới thức (Real World Asset) thành các NFT trên chính mạng của Centrifuge. Từ đó, thông qua việc được Token hóa mà các tài sản trong thế giới thực có thể tham gia vào mạng lưới DeFi với nhiều ngành khác nhau AMM, Lending & Borrowing, Derivatives,...
Sản phẩm của Centrifuge tốt đến mức Maker DAO đã sử dụng công nghệ Tinlake để đưa các tài sản ở thế giới thức thành tài sản thế chấp trên Maker DAO để mint ra DAI. Ngoài ra, Centrifuge cũng xây dựng Centrifuge Chain là một Layer 1 trên Polkadot, sử dụng công nghệ Substrate framework của Polkadot giúp nâng cao tính bảo mật, tốc độ nhanh.
Một vài những dự án nổi bật khác trong ngành RWA
Một vài những dự án nổi bật trong ngành RWA có thể kể đến như:
- Matrixdock: Là một nền tảng tài sản kĩ thuật số (Digital Assets) cung cấp cho các nhà đầu tư tổ chức và được quyền truy cập vào các tài sản trong thế giới thức được mã hóa (RWA).
- RealT: Là nền tảng mã hóa các Bất động sản trong thế giới thực cho phép đưa BĐS lên với Web3.
Tổng Kết
Trên đây là tổng hợp những dự án tiềm năng trong ngành Real World Assets với nhiều cái tên đáng chú ý như Centrifuge, Maple Finance, Goldficnh, Ondo Finance,...
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Diligence Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Diligence - January 21, 2025
- JailbreakMe Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử JailbreakMe - January 21, 2025
- 5 Dự Án Airdrop Xứng Đáng Làm Nhất Trong 2025 - January 21, 2025