Berachain đang nổi đình, nổi đám gần đây khi chính thức cho ra mắt Public Test và đã lôi kéo được rất đông người dùng để trải nghiệm để tìm cơ hội Airdrop. Tuy nhiên, nếu bỏ qua yếu tố đó thì với một nền tảng Layer 1 hoàn toàn mới nhưng đã kêu gọi vốn khủng thì đâu là sức hút của Berachain đối với các quỹ đầu tư thì mọi người cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng Quan Về Berachain
Những mảnh ghép trong cơ sở hạ tầng
Berachain là một Blockchain nền tảng được xây dựng trên bộ khung Cosmos SDK với một số những yếu tố bao gồm:
- Có mức độ tương thích cao với EVM (tương đương EVM).
- Sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Liquidity thay thế cho Proof of Stake.
- Sử dụng thuật toán đồng thuận CometBFT.
Đầu tiên, với việc xây dựng một môi trường thực thi tương đương EVM là điều khá dễ hiểu vì trong bối cảnh hiện nay để thu hút được các nhà phát triển học một ngôn ngữ mới rồi xây dựng các dự án thường sẽ rất khó, tốn thời gian và tài nguyên. Thực tế cho thấy rằng hầu hết các nền tảng Layer 1 hay Layer 2 hiện nay đều hướng đến sự tương thích EVM để thu hút các nhà phát triển.
Tiếp theo, Berachain giới thiệu một mô hình cơ chế đồng thuận Proof of Liquidity nhằm thay thế cho Proof of Stake. Một số lí do được đội ngũ phát triển Berachain giới thiệu Proof of Liquidity chính là việc dựa trên những yếu điểm của Proof of Stake bao gồm:
- Các giao thức trong hệ sinh thái gần như không có cơ hội để tham gia vào quá trình cải thiện, nâng cao về mức độ bảo mật cho mạng lưới.
- Các Node Operator nhận được rất ít lợi ích đến từ các giao thức xây dựng ở phía trên.
- Mạng lưới vẫn không thể phi tập trung khi mà các Native Token mới được tạo ra luôn đi đến những Node Operator đã quá nổi tiếng.
- Việc cải thiện tính bảo mật cho chuỗi dẫn tới làm giảm tính thanh khoản ở trên chuỗi.
Cuối cùng là Berachain giới thiệu thuật toán đồng thuận CometBFT. CometBFT bao gồm hai phần là công cụ đồng thuận dựa trên thuật toán đồng thuận Tendermint với mục tiêu bảo đảm tất cả các máy tính ghi lại cùng một giao dịch theo cùng một thứ tự. Bên cạnh đó là Application BlockChain Interface (ABCI) chuyển giao dịch đến các ứng dụng để xử lý.
Những điểm khác biệt đáng lưu ý
Trong những mảnh ghép cơ sở hạ tầng để kiến tạo nên Berachain thì điểm đặc biệt nhất chính là cơ sở hạ tầng. Đội ngũ phát triển của Berachain biến cơ chế đồng thuận tưởng chứng ít liên quan đến sự phát triển của hệ sinh thái lại điều ngược lại.
Chúng ta hãy cùng nhìn vào bức ảnh trên. Trong bức ảnh này chúng ta thấy sự xuất hiện của 2 Native Token trên Bearchain bao gồm BERA và BFT, trong đó BERA đóng vai trò làm phí mạng còn BGT đóng vai trò là Token quản trị. Cơ chế hoạt động của Proof of Liquidity sẽ diễn ra như sau:
- Bước 1: Người dùng sẽ cung cấp thanh khoản trên BEX để kiếm được BGT.
- Bước 2: Người dùng sẽ ủy quyền (stake) BGT của mình cho các Validator mình tin tưởng.
- Bước 3: Các Validator sẽ tham gia quá trình tạo Block. Cả người ủy quyền và các Node Operator đều lần lượt nhận về phần thưởng từ chuỗi.
Bên cạnh đó, các Node Operator sẽ tham gia bỏ phiếu về lạm phát của BGT và họ hoàn toàn có thể sử dụng Bribe để thu hút người dùng ủng hộ mình.
Hệ sinh thái ban đầu của Berachain
Để xây dựng nền kinh tế dựa trên các Token thì bắt buộc Berachain phải xây dựng trước các nền tảng ở dưới bao gồm Bend - Lending Protocol, BEX - DEX và Berps - Perpetual. Đầu tiên, chúng ta sẽ đến với Bend - nền tảng Lending & Borrowing đầu tiên trên hệ sinh thái Berachain. Với Bend, người dùng có thể thế chấp các loại tài sản Blue Chip hay Stablecoin để vay ra HONEY từ đó kiếm thêm lợi nhuận từ việc đưa HONEY vào thị trường DeFi. Việc vay HONEY cũng giúp người dùng có phần thưởng BGT.
Tiếp theo chúng ta đến với BEX - nền tảng sàn giao dịch phi tập trung trên Berachain. Điểm khác biệt của BEX nằm chính ở 2 loại pool thanh khoản mà nó cung cấp cho người dùng. Đầu tiên là Balancer Pool Type được lấy cảm hứng thiết kế từ Balancer với một số đặc điểm như:
- Mỗi Pool thanh khoản bao gồm từ 2 - 8 token.
- Thanh khoản ban đầu được phân bổ bởi những người tạo nên Pool.
- Cho phép cung cấp thanh khoản từ 1 phía.
Bên cạnh đó, BEX còn sở hữu một mô hình pool thanh khoản có tên MetaPool cho phép cung cấp thanh khoản tối thiểu 1 LP Token ví như HONEY - stgUSDC và BERA. Với mô hình này người dùng có thể tiếp tục kiếm thêm BGT khi đang nắm giữ LP Token nhàn rỗi.
Cuối cùng chúng ta đến với Berps. Berps cho phép người dùng thế chấp HONEY để mở các lệnh đòn bẩy (Long - Short) với tỷ lệ x100 dành cho nhiều tài sản biến động khác nhau như Bitcoin, Ethereum, Cosmos,... Một số những đặc điểm nổi bật của Berps bao gồm:
- Berps đảm bảo cung cấp đến người dùng với việc không lo việc trượt giá khi giao dịch,
- Đòn bẩy cao lên đến x100, hiện tại rất nền tảng Perp DEX hỗ trợ được mức đòn bẩy cao như vậy.
- Phí giao dịch thấp phù hợp với việc tradding.
- Berps sẽ tích hợp những tài sản hàng đầu trong thị trường Crypto với nguồn cấp dữ liệu giá oracle hàng đầu trong ngành.
Nền Kinh Tế Trên Hệ Sinh Thái Berachain
Mô hình token đa dạng với BERA, BGT & Stablecoin HONEY
Sự thú vị của Berachain nằm ở cách hoạt động của 3 Token này BERA, BGT & HONEY. Người dùng có thể kiếm BGT thông qua một số các hoạt động như sau:
- Cung cấp thanh khoản trên BEX và stake LP Token để nhận về phần thưởng là BGT.
- Tham gia vay Stablecoin HONEY trên Bend.
- Sử dụng HONEY để cung cấp thanh khoảng cho nền tảng Perp DEX của Berachain là Berps trong bHONEY Vaults.
Người dùng sẽ không thể mua bán, chuyển nhượng BGT. Cách duy nhất để thoát khỏi vị thế BGT chính là đốt BGT nhận BERA theo tỷ lệ 1 - 1 nhưng đây sẽ là đường một chiều, đồng nghĩa với việc BERA không thể quy đổi 1 - 1 thành BGT.
Ngoài ra, BEX đã từ biến mình trở thành một phiên bản khá tương đồng với Curve Finance đi liền với đó là mô hình quản trị token. Nó thừa hưởng những cái hay nhất trong quản trị của Curve Finance như:
- Điều phối thanh khoản: Thông qua quản trị bằng BGT mà sẽ điều chỉnh lạm phát hay incentive trong các pool là khác nhau từ đó điều phối thanh khoản tới các pool cần thiết.
- Bribe (Hối lộ): Các Validator có quyền đưa ra thêm các phần thưởng dành cho người dùng có nhu cầu stake BGT để gia tăng % nắm giữ lượng BGT của mình.
Tổng hợp về nền kinh tế trên Berachain
Trong thời gian đầu để có được BERA thì người dùng bắt buộc phải cung cấp thanh khoản trong BEX để nhận về BGT, BGT này có thể quy đổi 1 - 1 và một chiều thành BERA. Nếu người dùng chỉ đơn thuần là một nhà đầu tư thì có thể chuyển đổi qua BERA để bán hoặc tham gia vào các hoạt động DeFi, còn nếu người dùng muốn tham gia vào DAO của Berachain thì bắt buộc phải nắm giữ và stake BGT. Việc stake BGT trong các nền tảng cũng mang lại cho người stake phần thưởng từ mạng lưới.
Với BERA và BGT thì người dùng có thể thế chấp vào Bend để vay ra Stablecoin HONEY, chắc chắn đây sẽ là Stablecoin trọng tâm của hệ sinh thái Berachain. Người dùng có thể cầm HONEY kiếm thêm lợi nhuận trong hệ sinh thái DeFi hoặc mang đi Long - Short trên Berps.
Flywheel của mô hình Proof of Liquidity (POL)
Mô hình Proof of Liquidity (PoL) của Berachain không chỉ thu hút thanh khoản mới vào hệ sinh thái mà còn làm cho thanh khoản đó trở nên hiệu quả và tạo động lực để thanh khoản này ở lại. Tính chất này được thể hiện rõ thông qua Flywheel của mô hình:
- Bước 1 (Provide liquidity): Người dùng cung cấp thanh khoản để kiếm được LP token.
- Bước 2 (Stake LP token): Người dùng staking LP token, đây là cách duy nhất để có được BGT.
- Bước 3 (Earn BGT): Người dùng kiếm được BGT tích lũy theo thời gian.
- Bước 4 (Delegate BGT): Người dùng ủy quyền BGT cho các Validator trên mạng lưới, hoặc đốt BGT để tiếp tục nhận về BERA.
- Bước 5 (App Launch & Receive Rewards): Các dApp bắt đầu tham gia vào hệ sinh thái Berachain và tạo ra phí dưới dạng HONEY cho staker và Validator.
- Bước 6 (Deepen liquidity & Incentives): Thanh khoản được kích thích, incentive cũng được triển khai nhiều hơn.
- Bước 7 (Users Scale & Fees Increase): Lượng người dùng được thu hút bởi tính thanh khoản sâu trên hệ sinh thái, tạo ra nhiều phí hơn từ việc sử dụng giao thức.
- Bước 8 (Người dùng muốn nhiều hơn BGT): Người dùng muốn nhiều BGT hơn, đồng nghĩa với việc cố gắng cung cấp thanh khoản nhiều hơn.
Quá trình này lặp lại, tạo ra một vòng quay liên tục của sự tăng trưởng trong hệ sinh thái, giúp thu hút thêm nhiều người dùng mới, gia tăng lượng thanh khoản và phần thưởng, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và mở rộng phạm vi hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái Berachain.
Những điểm tích cực trên hệ sinh thái Berachain
Một trong những điểm tích cực của hệ sinh thái Berachain là nó có thể vận hành ngay khi nền tảng triển khai mainnet vì đội ngũ phát triển là những người nắm chính các dự án trong hệ sinh thái. Chính vì điều này hệ sinh thái Berachain sẽ gần như ngay lập tức thu hút người dùng tới cung cấp thanh khoản để có thể kiếm về BGT và đổi ra BERA nếu có nhu cầu.
Việc triển khai các dự án với các mảnh ghép cơ bản đã có sẵn với thanh khoản dồi dào sẽ giúp hệ sinh thái Berachain nhanh chóng hoàn thiện những mảnh ghép ở cao hơn như Liquid Staking, Yield Aggregator, Option, Insurance,... Các dự án xây dựng phía trên hoàn toàn có thể an tâm về lớp mình đang xây trên vì nó được bảo chứng bởi Berachain.
Những Lỗ Hổng Trên Hệ Sinh Thái Berachain
Khi Foundation nhúng tay quá mạnh vào hệ sinh thái
Rõ ràng, BEX - BEND - BERPS là 3 sản phẩm chủ đạo mà Berachain xây dựng sẽ đóng vai trò trụ cột trong mảng AMM, Lending & Borrowing & Derivatives. Ưu điểm ở đây là bởi vì những người dùng ở BEX - BEND - BERPS sẽ nhận thêm phần thưởng là BGT nên thanh khoản của cả hệ sinh thái sẽ đổ dồn về đây chính vì vậy làm cho thanh khoản trên Berachain được dày hơn rất nhiều. Một ưu điểm nữa là bởi vì đây là sản phẩm mà Berachain xây dựng trực tiếp nên khả năng cao yếu tố về bảo mật sẽ được bảo đảm. Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều vấn đề.
Đầu tiên đó chính là tiêu diệt sự cạnh tranh hợp lý. Với việc BEX - BEND - BERPS cùng nhau thống trị mảng AMM, Lending & Borrowing & Derivatives bởi vì nếu dùng các sản phẩm khác người dùng không nhận được BGT nên điều này làm việc có rất ít các dự án cùng ngành được tạo ra trên hệ sinh thái Berachain. Khả năng cao hệ sinh thái Berachain sẽ được phát triển dựa trên các mảnh ghép BEX - BEND - BERPS. Bên cạnh đó, điều này cũng làm ảnh hưởng đến tính phi tập trung của mạng lưới. Nếu không có một kế hoạch ổn định về dài hạn thì mình thấy nước đi này chưa thật sự ổn đối với Berachain.
Cùng nhìn lại một số trường hợp trong thị trường Crypto. Đầu tiên, Arbitrum là một hệ sinh thái phụ thuộc rất nhiều vào GMX trong giai đoạn đầu và trong những giai đoạn cuối 2022 thì TVL của GMX, hệ sinh thái GMX chiếm tới hơn 70% tổng TVL của toàn hệ. Nhưng dần dần ách thống thị của GMX dần dần bị giảm dần với sự ra đời hàng loạt của các dự án Perp DEX như Gains Network, Rage Trade, Vertex Protocol,... Tính đến hiện tại, TVL của GMX chỉ chiếm khoảng 20% toàn bộ hệ sinh thái Arbitrum. Đó là thành công của Arbitrum khi hướng tới sự phi tập trung của hệ sinh thái.
Tiếp theo chúng ta đến với 1 trường hợp có thể coi là thất bại hoặc chưa thành công đó chính là hệ sinh thái Kava. Tương tự như Berachain như Kava còn tham lam hơn như vậy khi mà Kava xây dựng hầu hết các mảnh ghép như Kava Lend với Lending & Borrowing, Kava Mint với CDP, Kava Earn với Yield Aggregator và Kava Liquid Staking. Tất nhiên tất cả Kava này đều thống thị trị hệ sinh thái Kava với TVL bỏ ra các dự án còn lại. Rõ ràng, nếu các nhà phát triển tiếp cận Kava thì có rất ít lựa chọn và nếu lựa chọn đương đầu thì cũng rất dễ thua.
Kết luận ở đây bao gồm một số ý ngắn gọn như sau:
- Nếu như đội ngũ phát triển lấy hết đất diễn của các nhà phát triển thì rất khó để thu hút được các nhà phát triển.
- Một hệ sinh thái đã tập trung ban đầu liệu có đi ngược lại với tinh thần của Blockchain là phi tập trung hay không? Điều này chắc chắn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà phát triển.
- Tập trung vào một số ít giao thức thì điều gì sẽ diễn ra khi các giao thức đó bị tấn công. Kết quả là cả hệ sinh thái sẽ sụp đổ.
Bản thân BEX - BEND - BERPS chưa thật sự khác biệt
Mình khá thắc mắc trong việc trong rất nhiều mô hình AMM thành công như Uniswap V2 - V3, Curve Finance hay Trader Joe mà Berachain lại lựa chọn mô hình hoạt động của Balancer - một trong những dự án AMM không thật sự quá nổi bật, xuất sắc trong ngành. Tiếp theo những sản phẩm như Bend hay Berps cũng không có quá nhiều sáng tạo so với thị trường chung.
Điều mình thấy rõ nhất là Berachain đang rất tập trung vào nền kinh tế xung quanh BGT - BERA - HONEY và cố gắng xây dựng một hệ sinh thái ngay từ ban đầu để nó có thể hoạt động tức thì. Với điều này rõ ràng Berachain đã bỏ qua yếu tố về công nghệ, điều sẽ giúp dự án phát triển theo đường dài.
Con dao hai lưỡi từ nền kinh tế
Với nền kinh tế này khi khả năng cao ở những ngày đầu ra mắt Berachain sẽ thu hút chủ yếu là những Whales Farming. Họ sẽ mang tới một nguồn thanh khoản khổng lồ nhưng Berachain sẽ nhanh chóng đối mặt với hai vấn đề bởi vì những người này không thật sự quan tâm đến DAO vì cái họ để ý tới là lợi nhuận bao gồm:
- Với số lượng thanh khoản quá lớn thì áp lực bán lên BERA sẽ là rất lớn. Đây là vấn đề mà Liquidity Mining hay Solidly từng gặp phải.
- Khi lợi nhuận giảm thì dẫn tới hành động rút thanh khoản của các Liquidity Provider trên Berachain nhanh chóng giảm.
Với yếu tố này thì chúng ta bắt buộc phải xem đội ngũ Berachain giải quyết trong tương lai như thế nào?
Proof of Liquidity cũng để sườn
Giờ đây các Node Operator sẽ được thừa hưởng nhiều lợi ích hơn từ hệ sinh thái tuy nhiên công việc, trách nhiệm của họ cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng việc quan trọng nhất của các Node Operator là đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho mạng lưới, việc có thêm nhiều nhiệm vụ cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của Node Operator từ đó có thể giảm tính bảo mật và an toàn của Berachain.
Tổng Kết
Berachain là một dự án nổi bật trong các dự án Layer 1 tiềm năng trong chu kì sắp tới. Với việc kêu gọi thành công từ nhiều quỹ đầu tư lớn cũng là một bảo chứng cho Berachain. Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm nhiều góc nhìn khách quan hơn về Berachain.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Soon Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Soon - September 19, 2024
- Hướng Dẫn Làm Airdrop B3dotFun - September 18, 2024
- Phân Tích Friend.tech: Thấy Gì Từ Sự Thất Bại Của Friend.tech - September 18, 2024