Derivatives Trong DeFi Là Gì?
Derivatives là các công cụ tài chính phái sinh, được sử dụng với mục đích quản trị rủi ro hoặc kiếm thêm lợi nhuận từ biến động của thị trường. Các dự án Derivatives là mảnh ghép đầy tiềm năng, có thể thu hút được một dòng tiền lớn đổ vào DeFi.
Các sản phẩm Derivatives phổ biến trong DeFi hiện tại gồm có Perpetual Future (perps - giao dịch hợp đồng tương lai không kỳ hạn) và Option (giao dịch hợp đồng quyền chọn). Những sản phẩm Derivatives này hiện vẫn còn đang tương đối sơ khai về cơ sở hạ tầng, do đó vẫn còn rất nhiều không gian để tăng trưởng trong tương lai.
Derivatives trong DeFi khác với những sản phẩm phái sinh mà đa số người tham gia Crypto sử dụng trên các sàn giao dịch tập trung. Khi tìm hiểu đến một dự án Derivatives, chúng ta không chỉ quan tâm tới cách sử dụng sản phẩm của họ hay cơ chế hoạt động đằng sau mà còn quan tâm cả tới những cơ hội đầu tư đi kèm với các sản phẩm đó.
Vậy toàn cảnh thị trường Derivatives trong DeFi hiện tại ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn tổng quan nhất về Derivatives trong DeFi và những cơ hội mà bạn có thể nắm bắt cho chu kỳ tiếp theo.
Perpetual DEX Là Gì?
Những dự án DeFi cung cấp công cụ để giao dịch hợp đồng tương lai không kỳ hạn được gọi là các sàn giao dịch Perps phi tập trung (Perp DEX). Cơ sở hạ tầng hình thành nên mỗi Perp DEX lại có đôi chút khác biệt, khiến cho việc tham gia trải nghiệm, sử dụng sản phẩm đối với mỗi sàn mỗi khác.
Hiện tại, các Perp DEX được hình thành với ba hình thái chính:
Việc phân loại như trên chủ yếu dựa trên các đặc điểm về:
- Cách mà thanh khoản được tạo lập
- Cách mà tỷ giá giao dịch được duy trì
Ngoài ra, có những Perp DEX Hybrid các mô hình lại để tạo nên một sản phẩm toàn diện hơn, ví dụ như tích hợp giữa vAMM với Orderbook. Để nắm bắt được cơ bản các loại hình Perp DEX, chúng ta sẽ cùng phân tích thông qua một vài dự án tiêu biểu trong ngành.
Các Perp DEX sử dụng CLOB
CLOB là viết tắt của Central Limit Order Book, tức là sổ lệnh giới hạn tập trung, là một mô hình khớp lệnh giao dịch giữa bên mua và bên bán trong một thị trường. Đây là phương thức được tất cả các sàn giao dịch tập trung (CEX) trong thị trường crypto sử dụng.
Dự án nổi bật nhất với mô hình sổ lệnh là dYdX. dYdX là một trong những Perp DEX đời đầu của thị trường DeFi, được phát triển từ giai đoạn sơ khai nhất trên hệ sinh thái của Ethereum.
Hiện tại, dYdX đã phát triển tới phiên bản thứ 4. Trong đó, phiên bản thứ 1 và thứ 2 được phát triển trên Ethereum; dYdX V3 là một layer 2 của Ethereum được xây dựng với công nghệ cung cấp bởi StarkEx còn dYdX V4 là một layer 1 trong hệ sinh thái của Cosmos.
Để hiểu về Perp DEX xây dựng bằng sổ lệnh, có thể tham khảo thông qua mô hình dYdX V3 và dYdX V4.
Mô hình hoạt động của dYdX V3
dYdX V3 vận hành một hệ thống sổ lệnh (CLOB) và công cụ khớp lệnh (Matching Engine) hoạt động đồng thời cùng nhau. Công việc của sổ lệnh là giúp liệt kê các lệnh giao dịch với những dữ liệu về khối lượng, mức giá và từ đó tính được tỷ giá hiện hành của một cặp giao dịch. Công việc của Matching Engine là giúp khớp các lệnh mua - bán với nhau.
Ngoài việc áp dụng giá bởi sổ lệnh, dYdX cũng sử dụng nhiều dữ liệu giá đến từ các sàn giao dịch khác và sử dụng Oracles của Chainlink. Việc tham chiếu nhiều nguồn giá sẽ tránh được rủi ro đến từ những sự cố giá trong khi thị trường biến động mạnh.
CLOB và matching engine của dYdX V3 được vận hành off-chain trên các máy chủ do dYdX Trading Inc. và các đối tác khác của họ (cụ thể là Amazon Web Services - AWS) vận hành.
Tức là các lệnh giao dịch sẽ được ghi vào sổ lệnh Off-chain, khớp lệnh Off-chain và được quản lý bởi dYdX, trong khi vẫn được thực thi Onchain. Đây là một sự đánh đổi giữa phi tập trung và tính hiệu quả của giao thức.
Giao dịch Perps trên DEX khác với CEX ở chỗ các giao dịch trên CEX được thực hiện bởi hệ thống thanh toán của sàn, trong khi các giao dịch trên DEX được thực thi bởi Blockchain nền tảng.
Điểm mà dYdX V3 vẫn chưa hoàn thành được là phi tập trung hóa sổ lệnh. Rõ ràng việc vận hành sổ lệnh offchain sẽ mang đến những rủi ro tập trung đáng kể. Tuy nhiên điểm yếu này đang được cố gắng khắc phục trong phiên bản dYdX V4
Mô hình hoạt động của dYdX V4
Phiên bản V4 sẽ phi tập trung hoàn toàn sổ lệnh và công cụ Matching Engine. Phiên bản này được dYdX giới thiệu từ năm 2022, từ đó sinh ra một biến thể của CLOB là d-CLOB (Decentralized CLOB) hay có nơi gọi là DLOB (Decentralized Limit OrderBook).
Khi dYdX trở thành Layer 1, các Validator sẽ đảm nhiệm vai trò vận hành OrderBook. dYdX Trading Inc. sẽ không còn quyền tham gia vào quá trình giám sát và vận hành sổ lệnh. Đây là một bước tiến lớn trong việc phi tập trung hóa mô hình của dYdX.
"Phi tập trung" trong trường hợp này không phải là đem sổ lệnh lên Offchain, mà là chuyển giao quyền vận hành cho các Validator (vẫn là lưu trữ offchain) chứ không phải dựa vào các dịch vụ trung gian của các tổ chức khác như dYdX Trading Inc. hay AWS.
Trên đây là một vài ví dụ về CLOB, thực tế cho thấy xu hướng hiện tại là các dự án sử dụng CLOB đều đang hướng tới việc phi tập trung hóa sổ lệnh, điều này sẽ giúp cho các dự án hoàn thiện hơn về yếu tố phi tập trung.
Một hệ quả của xu hướng đó là việc các dự án Perp DEX sẽ có định hướng trở thành Appchain (Application Specific-Chain) trên một nền tảng nào đó. Trong đó Appchain là chỉ những blockchain được hình thành để phục vụ riêng cho một dapp hoặc một hệ sinh thái các dapp cùng ngành.
Các nền tảng để xây dựng Appchain đòi hỏi cần phải có tính tùy chỉnh cao, nhằm giúp chúng có thể tối ưu những đặc điểm cần thiết. Hiện nay, một số nền tảng đang được ứng dụng để xây dựng Appchain phổ biến là Cosmos, Polkadot hay mới hơn là các bộ Stack của những Layer 2 nổi bật như Optimism, Arbitrum, ZkSync, Starknet.
Các Perp DEX sử dụng vAMM (AMM ảo)
AMM là một mô hình định giá và giao dịch tài sản trong không gian DeFi, được ứng dụng bởi đa số các DEX trên thị trường. Tuy nhiên trong điều kiện nhu cầu giao dịch Perps trên thị trường được đẩy mạnh, thì mô hình AMM không thể sử dụng cho các giao dịch phái sinh.
Vậy nên Perpetuals Protocol là dự án đầu tiên đã ứng dụng AMM để xây dựng nên vAMM, một mô hình mà các Perp DEX có thể sử dụng để hỗ trợ các giao dịch có đòn bẩy sao cho không phải chịu những hạn chế về thanh khoản.
vAMM V1 - AMM không có thanh khoản thực
Perp DEX vAMM đầu tiên được phát triển bởi Perpetual Protocol V1, xây dựng trên Ethereum. Bài viết dùng từ “vAMM V1” để ám chỉ vAMM không có thanh khoản thực. Về cơ bản, vAMM V1 là công cụ tính tỷ giá một cặp token dựa trên số lượng của mỗi token trong pool, sử dụng công thức x * y = k (của Uniswap V2).
Khác với AMM của Uniswap, vAMM V1 không cần tài sản thực để thiết lập và duy trì pool, Balance ban đầu của một cặp token cũng như giá trị “k” sẽ được settup bởi chính dự án. Vì vậy cũng không cần đến các LP.
Không cần thanh khoản! Mô hình này loại bỏ được hạn chế về khả năng đòn bẩy. Vì nếu như sử dụng một AMM full thanh khoản thực, và sau đó cho người dùng giao dịch đòn bẩy 10 lần bằng cách cho vay Margin, thì Perp DEX sẽ cần yêu cầu một lượng thanh khoản lớn hơn gấp 10 lần so với một DEX thông thường. Hơn nữa, chi phí vay margin cũng sẽ là một vấn đề lớn.
Vấn đề của vAMM là giá trong vAMM có thể bị lệch đi so với giá của cặp giao dịch trên thị trường giao ngay. Vì thế nên Perpetual Protocol đã áp dụng funding rate để giữ cho giá của vAMM không bị đi quá xa so với những DEX mà Perpetual Protocol tham chiếu.
Sau những sự kiện thị trường giảm mạnh và đột ngột, vAMM V1 không có khả năng bám theo giá của các thị trường cơ sở khác, dẫn đến những vị thế không thể thanh lý, gây nợ xấu cho các giao thức Perp DEX.
Tóm lại, Perpetual V1 với vAMM không có thanh khoản là một mô hình đầy rủi ro, chủ yếu đến từ việc giá của vAMM thường bị chênh lệch so với giá thực tế của thị trường.
Khác với các spot AMM, một mô hình có thể ứng dụng lý thuyết về kinh doanh chênh lệch giá để đảm bảo nó không cần phải sử dụng đến giá Oracle mà vẫn có thể đồng bộ với dữ liệu giá của các sàn giao dịch khác. vAMM vẫn cần tới Oracle để có thể
vAMM V2 - AMM ảo với thanh khoản thực
Để khắc phục những lỗ hổng tồn tại trong mô hình của vAMM V1, mô hình vAMM có thanh khoản thật đã được phát triển tại phiên bản V2 của Perpetual Protocol. Mô hình của Perp V2 hoạt động dựa trên AMM nên có 2 nhóm đối tượng tham gia vào mô hình:
Đối tượng 1: Nhà cung cấp thanh khoản. Có thể lấy ví dụ như sau đối với việc cung cấp thanh khoản trên Perpetual V2:
- Người dùng nạp 100 USDC vào Perpetual V2.
- Người dùng lựa chọn cung cấp thanh khoản trong các pool mà Perpetual đã tạo ra trên Uniswap V3, đó có thể là vETH - vUSDC, vBTC - vUSDC, ...v.v.
- Giả sử người dùng chọn pool vETH - vUSDC, với tỉ giá ETHUSDC = $2000 thì Perpetual sẽ mint ra 500 vUSDC và 0.25 vETH để add vào pool.
- Đây là các token thực chứ không phải là những con số có thể tùy ý điều chỉnh như ở trong vAMM V1.
Đối tượng 2: Nhà giao dịch
- Người dùng nạp 100 USDC vào Perpetual V2.
- Khi chọn lệnh thực hiện lệnh Long, Perpetual sẽ mint ra 1000 vUSDC cho người dùng. Sau đó người dùng sử dụng 1000 vUSDC của mình để mua ETH trong pool mà Perpetual đã tạo.
- Ngược lại khi lựa chọn thực hiện lệnh Short, Perpetual sẽ mint ra 0.25 vETH để người dùng swap trong pool của Perpetual trên Uniswap V3.
Trên đây là đơn giản hóa về vAMM của Perpetual V2. Perpetual đã sử dụng AMM hàng thật, đó là Uniswap V3, chỉ có những token mà Perpetual tạo ra như vUSDC hay vETH là "virtual" (được collateralized bởi một lượng tài sản nhỏ hơn 10 lần).
Cơ chế thanh khoản tập trung của Uniswap V3 cũng sẽ phát huy mạnh hơn về hiệu quả sử dụng vốn và giảm thiểu trượt giá đối với những pool tài sản có giá trị lớn như các pool của v-Tokens.
Cơ chế của vAMM V2 được ứng dụng rộng rãi bởi các dự án Perp DEX tiêu biểu của thế hệ mới như Vertex Protocol hay Rage Trade V1.
Các Perp DEX sử dụng Pool thanh khoản và dựa vào giá Oracle
Mô hình sử dụng các pool thanh khoản để đáp ứng PnL của trader, đồng thời sử dụng giá được cung cấp bởi Oracle là một mô hình có hiệu quả cao, đi đầu bởi Synthetix và hệ sinh thái sản phẩm của họ.
GMX cũng ứng dụng một mô hình Perp DEX dựa trên các pool thanh khoản và giá Oracle, nhưng mô hình này có đôi chút khác biệt và phát huy tốt hơn nhờ việc thiết kế được một Tokenomics có tính chất đột phá. Tại phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình đang được đề cập thông qua cả hai dự án Synthetix và GMX.
Mô hình hoạt động của Synthetix
Synthetix là giao thức phát hành tài sản phái sinh được phát triển trên Ethereum, về cơ bản Synthetix cho phép người dùng in, giao dịch và nắm giữ nhiều loại tài sản phái sinh khác nhau đại diện cho giá của những tài sản ngoài thế giới thực như hàng hóa, tiền pháp định (INR, EUR, USD) và Cryptocurrency (ETH, BTC, LINK).
Những tài sản phái sinh này trên nền tảng Synthetix được gọi là Synths. Thông qua Kwenta hay các Dapps khác được xây dựng trên Synthetix, người dùng có thể giao dịch các Synths với khối lượng lớn mà không phải lo về giới hạn thanh khoản. Ở thời điểm hiện tại, Synthetix hợp tác với Chainlink để cập nhật giá cho Synths theo sát giá của các tài sản mà nó đại diện.
Cơ chế hoạt động của Synthetix gồm có:
- Mint sUSD: Người dùng stake token $SNX trên synthentix đển mint ra sUSD. Về bản chất, người dùng đang vay sUSD bằng tài sản thế chấp là $SNX. Tại thời điểm này, với $4 token SNX người dùng có thể in ra tối đa $1 sUSD tương ứng với mức C-Ratio = 400%.
- Trade syths: Người dùng sử dụng sUSD sau khi stake để giao dịch các syths khác qua các dApp xây dựng trực tiếp trên Syntetix như Lyra (Options) hay Kwenta và Thales (Perps) hoặc từ những dApp được Synthetix tích hợp automic swap như 1inch hay paraswap.
- Burn sUSD: Sau cùng, nếu muốn cashout người dùng sẽ cần burn sUSD để đổi lại SNX.
Những rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải:
- Rủi ro thanh lý khoản vay: Việc chỉ sử dụng $SNX làm tài sản đảm bảo để mint sUSD dẫn tới rủi ro giá token SNX (MC: >$300M) giảm ảnh hưởng trực tiếp đến C-ratio.
- Ra tăng khoản vay bị động: ví dụ khi người dùng mint ra 100 sUSD và tổng pool synths có giá trị là 10.000 sUSD tương ứng với 1% tổng pool vay. Ở những protocol khác như AAVE khi trả người dùng chỉ phải trả 100 sUSD + lãi suất. Nhưng tại Synthetix khi trả tiền, người dùng phải một khoảng tương ứng trả 1% của Pool vay. Điều đó có nghĩa, nếu ai đó đó trong Pool này dùng sUSD trade và thu được lợi nhuận khiến kích thước pool tăng lên 11.000 sUSD. Lúc này người dùng sẽ phải trả số nợ tương ứng là 1%*11.000 = 110 sUSD.
Tuy rủi ro là vậy nhưng nếu trong trường hợp tổng pool giảm thì người dùng cũng sẽ thu được lợi nhuận từ đó. Nói cách khác, với mô hình của Synthetix, người dùng sẽ trực tiếp ăn thua với những nhà cung cấp thanh khoản.
GMX
Hiện tại GMX đã phát triển tới phiên bản V2, tuy nhiên không có quá nhiều khác biệt so với phiên bản V1 vì vậy chúng ta sẽ chủ yếu phân tích về GMX V1 đầu tiên. Cơ chế hoạt động của GMX cũng xoay quanh hai nhóm đối tượng chính là những nhà cung cấp thanh khoản và trader.
Vai trò của các nhà cung cấp thanh khoản:
- Buy GLP: Người dùng stake token các token như BTC, ETH, LINK, UNI, USDC, USDT trên GMX để có thể nhận lại GLP. GLP giống như một ETF của rổ tài sản bao gồm những đồng coin nêu trên, với một nguồn cung không cố định và giá cả có thể thay đổi tùy thuộc vào giá trị của từng tài sản mà nó đại diện.
- Thanh toán PnL cho Trader: Khi trader chốt lời hay cắt lỗ, khoản PnL đó sẽ được tính thẳng vào trong GLP pool. Ví dụ một trader thế chấp 100 USDC để long BTC với đòn bẩy x10, 100 USDC sẽ được thế chấp để vay của pool thanh khoản thêm $900 USDC nữa, sau đó mua từ pool một tượng BTC có giá trị $1.000. Giả sử BTC tăng 2%, tổng BTC có giá trị $1.020, trader chốt lời (tương ứng với việc bán lại BTC cho pool thanh khoản) và nhận về 1020 USDC, trả lại số tiền vay là $900.
- Trong trường hợp trên, có thể thấy rằng pool thanh khoản vừa đóng vai trò là nơi “cho vay margin”, vừa đóng vai trò là nơi thực hiện PnL cho trader. Tổng giá trị trong pool bị suy giảm, các nhà cung cấp thanh khoản sẽ chia nhau chịu một phần từ khoản lỗ này. Có thể suy ngược lại đối với trường hợp trader ghi nhận PnL âm.
Vì vậy, mô hình này hoạt động dựa trên một lý thuyết rằng đa số trader đều sẽ lỗ ròng sau một thời gian giao dịch đủ lâu. Tuy nhiên rủi ro trong ngắn hạn hay trong những giai đoạn thị trường bull đều có thể ảnh hưởng đến giá trị của tổng pool GLP.
Ngoài ra, nắm giữ GLP cũng có rủi ro cao khi thị trường giảm giá mạnh, vì một phần trong pool GLP là các tài sản biến động là các Bluechip như BTC, ETH hay các mid cap như UNI, LINK. Do đó GMX rất khéo léo khi thiết kế một tokenomic cho phép chia sẻ doanh thu giao dịch, kích thích thanh khoản bằng emission esGMX,... để đảm bảo được lợi ích dài hạn cho các nhà cung cấp thanh khoản.
So sánh các mô hình với nhau
CLOB, vAMM hay các Liquidity Pool đều có những yếu điểm và những lợi thế riêng. Tuy không hẳn là toàn diện nhưng các mô hình sử dụng sổ lệnh (CLOB) đang thể hiện mức độ hiệu quả cao nhất. Song, tất cả đều đang cải thiện để hướng tới một phiên bản ưu việt hơn của chính mình.
Với mô hình sổ lệnh:
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
|
|
Như đã đề cập ở trên, hiện tại thì đa số các Perp DEX đều sẽ hướng tới việc phi tập trung hóa sổ lệnh. Đây là điều thiết yếu để giúp các Perp DEX ngày càng phi tập trung hơn.
Với mô hình vAMM:
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
|
|
Để khắc phục những điểm yếu nêu trên, những Perp DEX sử dụng vAMM thế hệ cũ hay cả những Perp DEX thế hệ mới cũng đều tích hợp thêm CLOB, gọi là hybrid giữa vAMM và CLOB.
Các mô hình Hybrid là các mô hình kết hợp giữa nhiều hình thái cơ bản với nhau để tạo nên một sản phẩm toàn diện, lấy điểm mạnh của mô hình này bù đắp cho mô hình khác. Một dự án sáng giá có thể kể tới như Vertex Protocol - kết hợp giữa mô hình sổ lệnh và vAMM của Perpetual V2.
Với mô hình liquidity pool:
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
|
|
Với GMX V1, việc đưa tất cả các tài sản vào một pool với Index GLP sẽ khiến cho các nhà cung cấp thanh khoản khó có thể quản trị rủi ro đến từ nhiều loại tài sản biến động mạnh, do đó GMX V2 cũng đã có một bước thay đổi lớn khi phân lập từng tài sản thành từng pool khác nhau.
Trong bối cảnh thị trường có rất nhiều Perp DEX, nhu cầu về Perps Aggregator gần như là chắc chắn sẽ xảy ra. Hiện nay, MUX Protocol đang là dự án đi đầu về việc tích hợp nhiều trading source đến từ các sàn Perp DEX khác trong một giao diện để người dùng dễ dàng lựa chọn ra được sàn có mức phí, mức funding rate, mức trượt giá tốt nhất.
Theo sau MUX Protocol còn có Rage Trade V2, dự án này đã "Đập đi xây lại" phiên bản Rage V1 với vAMM để trở thành một Perps Aggregator.
Tiềm Năng Của Perps Trong DeFi
Làm sao để biết các Perp DEX có tiềm năng lớn như thế nào? Chúng ta sẽ xem xét sự dịch chuyển thị phần về khối lượng giao dịch perps trên thị trường từ các sàn CEX sang DEX.
Nhu cầu giao dịch perps là có sẵn, tuy nhiên hầu hết các giao dịch được thực hiện trên các sàn giao dịch tập trung. Theo dữ liệu từ The Block, trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2022 tới tháng 12 năm 2023, khối lượng giao dịch perps trên DEX chỉ giao động từ khoảng 1.25% cho tới hơn 2% so với CEX.
Trong khi đó, khối lượng giao dịch Spot trên DEX đã đạt được mức cao nhất là khoảng 21.6% so với CEX. Thậm chí Uniswap còn có khối lượng giao dịch ngang ngửa so với Coinbase. Điều này thể hiện nhu cầu giao dịch thực tế đối với DeFi.
Từ dữ liệu trên, có thể kết luận rằng Market Size dành cho perps trong DeFi vẫn còn quá khổng lồ. Mục tiêu của các Perp DEX hiện tại là làm sao cải thiện được trải nghiệm người dùng, cải thiện được thanh khoản, về phí giao dịch, về trượt giá,..v.v để có thể cạnh tranh với các CEX.
Sự dịch chuyển thị phần từ CEX sang DEX đối với giao dịch spot đã diễn ra tương đối thành công. Vậy thì đối với giao dịch Perps, điều này cũng có thể diễn ra tương tự trong điều kiện các dự án Perp DEX đang liên tục có những sự đổi mới và phát triển, liên tục nhận được dòng vốn đầu tư từ các quỹ lớn.
Lợi Thế Cạnh Tranh Của Perp DEX So Với CEX
Perpetual DEX vẫn còn thua xa các DEX về khối lượng giao dịch, về trải nghiệm người dùng, về việc hỗ trợ đa dạng tài sản giao dịch hay hỗ trợ đòn bẩy lớn. Mức đòn bẩy lớn nhất được ghi nhận trên các sản phẩm perps của CEX lên tới 125 lần trong khi mức phổ biến trong DeFi chỉ giao động từ 10 đến 30 lần, một số giao thức hỗ trợ đòn bẩy tới tối đa là 50 lần.
Tuy nhiên các Perp DEX sẽ vẫn có lợi thế hơn so với CEX ở một vài mặt. Sẽ có những giá trị mà chỉ Perp DEX mới có thể đem lại, trong khi CEX không thể.
- Đầu tiên, trong DeFi, có rất nhiều dự án được xây dựng dựa trên sản phẩm của nhau. Một dự án lớn có thể là nền tảng để xây dựng một hệ sinh thái những dự án khác xung quanh. Với mảng perps, Synthetix và GMX là những ví dụ điển hình. Synthetix là dự án xây dựng thanh khoản, trong khi những dự án “built on” Synthetix như Kwenta hay Polynomial có thể tận dụng nguồn thanh khoản đó để xây dựng sản phẩm về perps. GMX chia sẻ doanh thu cho những nhà cung cấp thanh khoản và GMX holder, đây là yếu tố phát sinh nên GLP war với nhiều dự án cung cấp các chiến lược đa dạng.
- Các Perp DEX không yêu cầu KYC, không kiểm soát tài sản của người dùng, đa số các dự án cũng không giới hạn địa lý. Trong khi đối với CEX thì người dùng bắt buộc phải KYC hoặc nhiều thủ tục khác để có thể giao dịch với mức đòn bẩy cao.
- Perp DEX đang đa dạng hóa trong việc cung cấp giao dịch Perps với NFT hay các Index NFT. NFT perpetual future sẽ là sản phẩm đặc biệt mà các CEX chưa thể bắt kịp DEX ở thời điểm hiện tại.
- Một số giao thức như GMX V1 còn có thể cung cấp khả năng giao dịch không trượt giá, đây là lợi thế rất lớn nếu so sánh với DEX.
- Tính cộng đồng: với những Perp DEX lớn còn có các bộ sưu tập NFT đóng góp vào hoạt động cộng đồng của Perp DEX đó, ví dụ như GMX với Blueberry Club, dYdX với những chú nhím Hedgies.
Có một lợi thế đặc biệt mà các spot DEX cạnh tranh rất tốt với CEX là cho phép giao dịch các token chưa niêm yết, các token với vốn nhỏ và rủi ro cực kỳ cao. Tuy nhiên đối với Perp DEX thì điều này không áp dụng được vì việc giao dịch đòn bẩy yêu cầu thanh khoản lớn hơn. Ngoài ra, các vị thế giao dịch luôn có rủi ro bị thanh lý, việc giao dịch đòn bẩy đối với các Token Lowcap, dễ bị bơm thổi giá là rất nguy hiểm cho người dùng.
Có thể kết luận rằng, các Perp DEX hoàn toàn chưa thể bắt kịp với CEX về các thông số kỹ thuật để phục vụ cho giao dịch, do tính chất cơ sở hạ tầng của CEX là nằm trên máy chủ tập trung nên. Perp DEX cần cạnh tranh với CEX bằng những lợi thế đặc trưng mà chỉ DeFi mới có, nhất là những yếu tố liên quan tới mô hình kinh tế. Một mô hình kinh tế mở, tạo được sân chơi cho nhiều người sẽ thu hút được dòng tiền đổ vào Perp DEX nhiều nhất.
Option Là Gì?
Options - Hợp Đồng Quyền Chọn là một trong những loại sản phẩm phái sinh cho phép mọi người có quyền mua hoặc bán một loại tài sản bất kì với một mức giá cụ thể vào một thời điểm xác định trong tương lai.
Option là một công tụ tài chính phái sinh phổ biến trong thế giới tài chính truyền thống, tuy nhiên trong không gian DeFi thì option vẫn chưa có chỗ đứng của mình. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc cơ hội để option bùng nổ là rất lớn và chúng ta đang ở trong giai đoạn rất sơ khai của thị trường option.
Giao Dịch Option
Giao dịch option là giao dịch giữa 2 bên mua và bán, bên mua option còn được gọi là option holder, bên bán option còn được gọi là option writer.
Đối với các sản phẩm quyền chọn thì sẽ có 2 loại quyền chọn cơ bản như sau:
- Quyền chọn mua - Call Options: Cho phép người dùng quyền được mua với một loại tài sản được lựa chọn trong hợp đồng tại mức giá cụ thể trong tương lai.
- Quyền chọn bán - Put Options: Cho phép người dùng quyền được bán với một loại tài sản được lựa chọn trong hợp đồng tại mức giá cụ thể trong tương lai.
Bên cạnh 2 loại quyền chọn cơ bản, chúng ta cũng có những kiểu quyền chọn khác nhau bao gồm:
- Quyền chọn kiểu Âu: Người mua và nắm giữ quyền chọn phải chờ đến ngày đáo hạn mới được thực hiện quyền của mình.
- Quyền chọn kiểu Mỹ: Người mua và nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện quyền chọn của mình bất kì lúc nào tính từ ngày hợp đồng hình thành đến khi đáo hạn.
Đối với quyền chọn kiểu nào thì người cung cấp thanh khoản hay Options Writer cũng sẽ có rủi ro. Điều này hiện đang là rào cản cho những nhà đầu tư cá nhân tham gia vào việc cấp thanh khoản cho các nền tảng Options.
Để hiểu về cách mà các giao dịch option được hoạt động cụ thể như thế nào, mọi người có thể tham khảo series 9 bài viết cung cấp những lý thuyết căn bản về giao dịch option, được thực hiện trên sự kết hợp giữa Hak Research và sàn giao dịch option phi tập trung Dopex.
- Những Lý Thuyết Căn Bản Về Option | Phần 1
- Những Lý Thuyết Căn Bản Về Option | Phần 2
- Những Lý Thuyết Căn Bản Về Option | Phần 3
- Những Lý Thuyết Căn Bản Về Option | Phần 4
- Những Lý Thuyết Căn Bản Về Option | Phần 5
- Những Lý Thuyết Căn Bản Về Option | Phần 6
- Những Lý Thuyết Căn Bản Về Option | Phần 7
- Những Lý Thuyết Căn Bản Về Option | Phần 8
- Những Lý Thuyết Căn Bản Về Option | Phần 9
Để việc giao dịch option được thực hiện với quy mô lớn, phục vụ được nhiều người mua và bán option thì các giao dịch phải được thực hiện qua các sàn giao dịch option. Về cơ bản, việc giao dịch quyền chọn trên các sàn Option DEX diễn ra như sau:
- Bước 1: Người dùng thế chấp một loại tài sản như ETH, wBTC hoặc các stablecoin vào trong giao thức, tài sản này được giữ bởi smart contract
- Bước 2: Một quyền chọn có bao gồm những thông tin sau: Loại tài sản được giao dịch, giá thực hiện quyền chọn, ngày đáo hạn, số lượng hợp đồng, loại quyền chọn (call hoặc put option). Người dùng sẽ lựa chọn các quyền chọn thông qua những yếu tố trên, sau đó mua quyền chọn và trả một mức phí.
- Bước 3: Tới ngày đáo hạn, dựa vào các trạng thái của hợp đồng quyền chọn, người dùng sẽ nhận được hoặc không nhận được khoản lãi từ việc giao dịch
Với những đặc điểm về giao dịch option kể trên, option có rất nhiều ứng dụng trong việc quản lý rủi ro hoặc tận dụng cơ hội kiếm lời trước những biến động trong thị trường.
Tuy nhiên thanh khoản cũng vẫn là một vấn đề lớn đối với các dự án option trong DeFi. Để có thể dễ dàng thu hút thanh khoản thì có những dự án Option Vaults ra đời, những người muốn đóng vai trò là option writer thì có thể tham gia cung cấp thanh khoản trong các Option Vaults.
Những Sàn Giao Dịch Option Phi Tập Trung Tiêu Biểu
Các sàn giao dịch Option xuất hiện tại những thời điểm rất sớm chứ không hề là một hiện tượng mới. Thậm chí, trong white paper của dYdX V1 từ năm 2017, dYdX định hướng là một sàn derivatives cung cấp giao dịch Margin và giao dịch Option. Tuy nhiên tới phiên bản dYdX V2 trở đi thì hoàn toàn chỉ cung cấp giao dịch perpetual future.
Dưới đây là một vài sàn giao dịch option phi tập trung nổi bật nhất hiện tại:
Lyra - Sàn giao dịch option top đầu thuộc hệ sinh thái Synthetix
Lyra Finance là một sàn giao dịch option thuộc hệ sinh thái của Synthetix. Lyra sử dụng mô hình AMM cho các giao dịch mua option. Với AMM, người dùng sẽ có thể sử dụng USDC để mua option với thanh khoản ngay lập tức thay vì hoạt động dựa trên sổ lệnh.
Đối với một AMM đặc biệt là một nền tảng Options, duy trì lượng tài sản dồi dào trong các pool thanh khoản là yếu tố quan trọng hàng đầu. Có thanh khoản tốt nền tảng sẽ có thể đảm bảo các giao dịch được thực hiện liền mạch, phí giao dịch thấp và thu hút được nhiều trader cũng như các dApps khác tích hợp trên mình.
Lyra đã tập trung phát triển những bộ công cụ như Circuit Breakers, Guadians hay Delta Hedging để đảm bảo tài sản trong Vault luôn được quản lỷ rủi ro hiệu quả nhất mà vẫn duy trì mức phần trăm lợi nhuận tối ưu cho từng Vault.
Tại phiên bản V2, Lyra sẽ trở thành một Layer 2 xây dựng trên OP Stack. Điều này sẽ giúp dự án tối ưu hơn nữa khi trở thành một Appchain, ngoài ra token $LYRA cũng sẽ được tăng thêm nhiều tiện ích.
Opyn - OG ngành options
Opyn được xây dựng từ năm 2019, khác với Lyra là một AMM thì Opyn là một nền tảng Oderbook. Các Trader có thể gặt các lệnh đúng với nhu cầu của mình mà không phải chịu trượt giá như các mô hình khác. Nguồn thanh khoản của Opyn tương đối dồi dào khi mà Opyn có các nhà cung cấp thanh khoản chính là mạng lưới hệ sinh thái dày đặc của mình như Ribbon Finance, Opeth, Gamma Portal, Fontis Finance, Optional Finance, Ziku Finance,...
Opyn còn cho phép giao dịch Everlasting Options (Quyền chọn vĩnh cửu) khi mà loạt yếu tố ngày đáo hạn ra khỏi các hợp đồng Options để giải quyết tính phân mảnh thanh khoản đối với giao thức. Everlasting Options có thể hiểu đơn giản như là giao dịch Perpetual Option, quyền chọn không có ngày đáo hạn.
Dopex - Phát triển giữa trùng điệp khó khăn
Dopex là nền tảng option hướng tới đa dạng tệp người dùng, vì vậy các chiến lược mà dopex cung cấp cũng rất nhiều và phức tạp. Hiện tại một số chiến lược mà Dopex đang cung cấp là Single Staking Options Vault (cho phép người dùng stake tài sản nhàn rỗi để kiếm lời), Atlantic Options (mua option với các chiến lược phức tạp như straddle - vừa mua call và put option tại cùng một strike price và cùng thời hạn hợp đồng).
Hiện tại, trên thị trường có tới hơn 40 dự án Option lớn nhỏ khác nhau, ngoài ba dự án nổi bật trên, còn có một vài sản phẩm cũng đầy tiềm năng như Hegic Protocol, Aevo, Deri Protocol, Premia, Zeta, Rysk Finance,...v.v.
DeFi Option Vaults
DOV là viết tắt của DeFi Options Vault nhằm ám chỉ các dự án thu hút tiền của các nhà đầu tư và sử dụng tiền đó đi cung cấp thanh khoản (Write Options) cho các giao thức Options. Có thể coi Option Vaults như là những chiếc máy bơm thanh khoản cho các nền tảng giao dịch option.
DOVs giúp người dùng đặc biệt là những nhà đầu tư "nghiệp dư" trở thành Option Writers chuyên nghiệp (Những người cung cấp lệnh cho trader) thông qua các chiến lược giao dịch được code sẵn nhờ vậy NĐT sẽ hưởng yield qua phí premium - có thể được tái đầu tư vào vaults để compound lợi nhuận.
Ribbon Finance là một trong số những giao thức đầu tiên phát triển DeFi Structured Products thông qua việc kết hợp sản phẩm phái sinh, lending và sàn Derivatives Aevo nhằm giúp người dùng có thể tối ưu lợi nhuận của mình.
Ribbon Finance là DOV đang có TVL lớn nhất ở thời điểm hiện tại. Ribbon Finance cung cấp nhiều chiến lược khác nhau cho liquidity provider, từ những chiến lược phức tạp là Covered Call Selling (Bán các hợp đồng Call Options hàng tuần) và Put Selling (Bán các hợp đồng Put Options hàng tuần) cho đến đơn giản là Ribbon Earn (stake tài sản và nhận lãi).
Theo sau Ribbon Finance còn có một vài dự án khác như Thetanuts Finance. Trên hệ sinh thái Solana còn có Katana và Friktion.
So sánh Option & Perpetual
Options là một công cụ tài chính rất phổ biến trong thị trường đầu tư truyền thống với lượng Volume giao dịch lớn hơn Futures. Tuy nhiên, trong DeFi việc giao dịch Options vẫn còn khá xa lạ với đa số nhà đầu tư cá nhân và lép vế hoàn toàn khi so sánh với giao dịch Futures.
Điều này được thể hiện qua con số TVL của ngành. TVL của các sàn giao dịch Option hiện tại đang đạt khoảng $107M, TVL của các DOVs đang đạt khoảng $35M. Trong khi đó, TVL ngành Perps đã lên đến con số $1.6B.
TVL là một phương diện, nếu so sánh về volume giao dịch giữa những dự án đầu ngành, chúng ta cũng có thể thấy một khoảng cách rất lớn. Điều này cũng đồng thời khẳng định Options DeFi vẫn còn một không gian quá lớn để có thể phát triển.
Ngành | Dự Án | 365D Trading Volume (Dec. 2023) |
---|---|---|
Perps | dYdX | $342B |
GMX | $65.3B | |
Kwenta | $35.1B | |
Options | Lyra | $735.4M |
Hegic | $158M | |
Dopex | $37M |
Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng của Option DeFi là rất lớn và thậm chí là còn lớn hơn cả mảng perps. Không chỉ trong DeFi mà đối với CeFi thì Binance, OKX cũng phổ biến hơn với những sản phẩm giao dịch hợp đồng tương lai không kỳ hạn chứ không phải hợp đồng quyền chọn. Deribit mới là sàn giao dịch đang được lựa chọn để giao dịch Options phổ biến nhất.
Điều này có thể do một phần tập khách hàng của 2 mảng tương đối khác nhau như Perp thì hướng đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ, trong khi đó Options hướng đến các nhà đầu tư là tổ chức, quỹ đầu tư,...
Và nếu so sánh Option trong DeFi và Option trong CeFi thì chúng ta cũng có thể thấy sự chênh lệch cũng là rất lớn.
Theo dữ liệu được tổng hợp bởi The Block, volume giao dịch Option hàng tháng đối với Bitcoin trong khoảng thời gian một năm đổ lại đây (Dec. 2023) giao động từ $20B - $35B trên các sàn CEX. Trong khi tổng khối lượng giao dịch Options toàn thời gian của cả ngành DeFi Options chỉ đạt được hơn $1B. Rõ ràng là Option DeFi vẫn còn đang rất sơ khai.
Trong giai đoạn "tiền uptrend", các tổ chức tài chính truyền thống đang có những bước đi đầu tiếp cận với thị trường crypto. Con cá voi lớn nhất tradfi là BlackRock cũng đã bắt đầu có những sản phẩm đầu tiên liên quan đến ETF của Bitcoin và Etherem. Trong một tương lai không xa, khi DeFi tiếp cận được với những tệp người dùng ở cấp độ tổ chức nhiều hơn thì cơ hội của ngành Options mở ra chắc chắn là rất lớn.
Tổng Kết
Trên đây là bài viết tổng quan về mảnh ghép Derivatives trong thị trường DeFi. Nếu như nhìn vào thị trường các sản phẩm phái sinh trong DeFi ở thời điểm hiện tại và chỉ được diễn tả bởi một từ duy nhất, thì đó chắc chắn là "Cơ hội".
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- BHO Network Chính Thức Phi Tập Trung Hoàn Toàn - November 19, 2024
- Copin.io: Khám Phá Insight Từ Perpetual DEX - October 30, 2024
- Counter Fire Tournament: Giải Đấu Game Web3 Hấp Dẫn Với Tổng Giải Thưởng Lên Đến 12,000 USDC - October 27, 2024