Morpho Labs đang có một sản phẩm với TVL lên đến hàng trăm triệu đô và thuộc TOP những nền tảng Lending Protocol lớn nhất thị trường DeFi đã từ bỏ sản phẩm đang mang lại danh tiếng cho mình để có những bước đi táo bạo hơn.
Vậy điều gì ẩn sau sự thành công và con đường sắp tới của Morpho Labs là như thế nào thì mọi người cùng mình tìm hiểu thật chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Morpho Labs Gạt Bỏ Những Thành Tựu To Lớn Đáng Nắm Giữ
Nói lời chia tay với Morpho Optimizers
Morpho exists to make lending more resilient, efficient, and open.
— Morpho Labs (@MorphoLabs) August 2, 2023
Morpho Optimizers was a great start, but it does not stop there.
Recently, Morpho's evolution took a significant step forward with the announcement of upcoming lending primitive and brand upgrade.
Trong giai đoạn đỉnh cao của mình với hơn $850M TVL và thuộc TOP 10 nền tảng Lending Protocol lớn nhất trong thị trường DeFi thì đội ngũ phát triển của Morpho Labs quyết định dừng sản phẩm này lại và công bố sẽ cho ra mắt thêm nhiều sản phẩm trong thời gian sắp tới. Lí do được đưa ra đó chính là dù Morpho có phát triển hơn nữa thì cũng vẫn sẽ có những giới hạn, bên cạnh đó việc phụ thuộc vào AAVE và Compound cũng sẽ là một giới hạn cũng như rủi ro cho sự phát triển của nền tảng trong tương lai.
Bản thân của một Co Founder của Morpho Labs cũng chia sẻ về việc thị trường DeFi ngày nay rất thiếu những innovation, khắp nơi chỉ là những phiên bản fork của Uniswap, AAVE, Curve Finance, Compound,...Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các vấn đề về thanh khoản, bảo mật,... còn đó nhưng thực sự không có ai đứng ra để giải quyết. Họ muốn làm điều đó!
Có thể nói rằng đây là một trong những dự án hiếm hoi dám gạt bỏ những thành tựu mà các dự án khác trong thị trường DeFi mơ ước.
Mô hình hoạt động cũ của Morpho Labs
Morpho Optimizers là một nền tảng Lending P2Pool kết hợp với Lending P2P. Mô hình hoạt động của Morpho Optimizers hoạt động theo một số bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Người dùng gửi tài sản nhàn rỗi của mình vào giao thức Morpho.
- Bước 2: Morpho sẽ gửi tài sản của người dùng đến AAVE V3 hoặc Compound V2 để kiếm lợi nhuận. Đây là cách Morpho tương tác với các nền tảng Lending P2Pool.
- Bước 3: Nếu như trên nền tảng Morpho Optimizers có một lệnh vay P2P thì ngay lập tức tài sản trên AAVE V3 hoặc Compound V2 được rút về và thực hiện khoản vay.
Trong bối cảnh nếu như không có bất kì một order nào về việc vay P2P từ Morpho Optimizers thì tài sản vẫn sẽ ở trên AAVE V3 hoặc Compound V2. Tại sao đội ngũ Morpho Labs lại xây dựng một nền tảng Lending Protocol như thế này? Ưu điểm của Morpho Labs bao gồm:
- Yếu điểm của Lending P2Pool đó chính là lãi suất biến động theo nhu cầu vay - cho vay với người dùng có vốn lớn và tổ chức thì đây là một yếu tố bất lợi. Lending P2P sẽ giải quyết được vấn đề đó với lãi suất cố định.
- Yếu điểm của Lending P2P đó chính là thanh khoản thấp chính vì vậy sẽ dẫn tới việc giảm hiệu suất sử dụng vốn. Lending P2Pool giải quyết với vấn đề đó với mô hình hoạt động của mình.
Morpho Optimizers thừa hưởng yếu tố tốt nhất của các Lending P2Pool và Lending P2P. Có thể nói rằng tại thời điểm đó Morpho Optimizers là một là gió mới thật sự trên hệ sinh thái DeFi nói riêng và cả thị trường Crypto nói chung. Tuy nhiên, như mình có chia sẻ ở trên thì Morpho Optimizers vẫn sở hữu một vài những vấn đề nhức nhối như:
- Thanh khoản bị phụ thuộc vào Aave V2, Coumpound V2, Aave V3 và sẽ có chuyện gì xảy ra nếu như các giao thức này bị tấn công.
- Phí cao bởi vì phải thực hiện quá nhiều lệnh gọi cùng lúc để lấy đỷ thanh khoản cho các khoản vay P2P.
Morpho Blue & Làn Gió Không Mới Trong Thị Trường Crypto
Tổng quan về Morpho Blue & Cơ chế hoạt động
Morpho Blue là một Lending Protocol độc lập và không bị phụ thuộc vào thanh khoản của bất kì một nền tảng nào. Morpho Blue cho phép tất cả người dùng đều có thể tạo các thị trường cho vay biệt lập với việc chỉ định bất kì tài sản cho vay, bất kì tài sản thế chấp, mức LTV thanh lý và một Oracle, điều này làm cho Morpho Blue trở nên linh hoạt hơn cho người dùng đặc biệt là những OG DeFi. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một vấn đề là phân mảnh thanh khoản bởi vì có quá nhiều pool khác nhau.
Morpho giải quyết vấn đề này bằng hai cách là cho phép các giao thức khác có thể xây dựng trên nền tảng rồi lấy nó là lớp thanh khoản và xây dựng thêm một khái niệm mới chính là The Risk Expert (chuyên gia về rủi ro). Hiểu một cách đơn giản thì đối với các nhà đầu tư muốn tiết kiệm thời gian hay chưa có nhiều kinh nghiệm trong DeFi thì có thể gửi tài sản của mình vào 1 Vault (cùng 1 loại tài sản) sau đó các chuyên gia về rủi ro sẽ đưa tài sản trong Vault vào các Pool trên Morpho Blue để kiếm lợi nhuận. Các chuyên gia này bắt buộc phải tìm các Pool có tài sản thế chấp, tài sản cho vay, mức LTV thanh lý và Oracle phù hợp. Các chuyên gia rủi ro ở đây có thể là các giao thức được xây dựng trên chính Morpho Blue.
The Risk Expert đầu tiên đó chính là nền tảng MetaMorpho. Cơ chế hoạt động MetaMorpho cho phép người cho vay gửi tiền vào Vault của MetaMorpho, thì tiền gửi này sẽ được chuyển đến thị trường được kết nối trên Morpho Blue. Để vận hành MetaMorpho sẽ bao gồm 4 vai trò khác nhau:
- Owner
- Curator
- Guardian
- Allocator
Chỉ có Owner và Curator mới có thể xác lập thị trường mà mình sẽ triển khai vốn, giới hạn nguồn vốn cho mỗi thị trường và tăng giới hạn vốn bổ sung trong trường hợp cần thiết. Đối với Curator thì trách nhiệm của họ là phân bổ tài sản trong Vault đến với những thị trường, pool thanh khoản mà Owner và Curator lựa chọn.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có những rủi ro khi mà Curator lựa chọn phải những thị trường độc hại chính vì vậy chúng ta sẽ có thêm vai trò Allocator. Vai trò này cho phép nó có thể thu hồi lại các hành động gây nguy hiểm cho các tài sản ở trong Vault.
Rõ ràng, với động thái này thì Morpho Blue hướng đến đầy đủ các tập khách hàng, người dùng khác nhau trong DeFi:
- Đối với việc tự mở các Pool trên Morpho Blue sẽ dành cho những cá nhân có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu trong thị trường DeFi. Bản thân các giao thức cũng có thể mở pool thanh khoản của riêng mình trên Morpho Blue để gia tăng khả năng sử dụng vốn cho người dùng của mình.
- Đối với những người dùng chưa nhiều kiến thức và trải nghiệm việc của họ chỉ đơn giản là nạp tài sản nhàn rỗi vào Vaults rồi sẽ có người đứng ra vận hành Vaults để mang về lợi nhuận cho mình.
- Các dự án có thể xây dựng các Vaults trên Morpho Blue từ đó chia sẻ doanh thu - lợi nhuận với khách hàng của mình.
Sẽ có sự cạnh tranh giữa các Vault trong việc Vault nào sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận nhất và sự cạnh tranh này là hoàn toàn tích cực, từ đó giúp cho người dùng có thể lựa chọn các Vault phù hợp với bản thân của mình. Với việc có các Vault hay các giao thức xây dựng trên Morpho Blue thì đội ngũ phát triển kì vọng điều này sẽ làm giảm việc phân mảnh trên giao thức.
Ngay khi MetaMorpho được giới thiệu thì đã có B.Protocol và Block Analitica đã công bố về việc sẽ trở thành một nhà quản lý rủi ro trên nền tảng của MetaMorpho.
Một vài những đặc điểm trong Morpho Blue
Bên cạnh câu chuyện chính về MetaMorpho thị trong Morpho Blue cũng có thêm một vài đặc điểm đáng chú ý bao gồm:
- Morpho Blue sẽ hỗ trợ các khoản Flash Loan mà không tính phí.
- Morpho Blue được xây dựng với chỉ 650 dòng mã Solidity. Nên nhớ rằng trong lập trình càng đơn giản thì lại càng bảo mật, an toàn.
- Morpho Blue tối ưu hóa khả năng linh hoạt trong việc sử dụng Oracle mà không bị phụ thuộc vào Orcale. Các thị trường có thể tùy chỉnh lấy giá được cung cấp từ Orcale, Uniswap, đặt giá cố định,...
Ưu và nhược điểm trong mô hình của Morpho Blue
Đầu tiên, chúng ta sẽ đến với những ưu điểm của Morpho Blue bao gồm:
- Với việc triển khai các thị trường độc tập tương tự với các mô hình Isolated Pool hiện nay cho phép nhiều tài sản với tính rủi ro khác nhau có thể tham gia vào quá trình vay và cho vay. Một tài sản gặp vấn đề sẽ không ảnh hưởng đến các tài sản còn lại.
- Việc triển khai các thị trường độc lập cũng làm cho Morpho trở nên linh hoạt, đa dạng và nhiều màu sắc. Nơi các OG DeFi có thể trổ tài để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
- Việc triển khai các Vault như MetaMorpho cũng giúp cho Morpho tiếp cận tới đại chúng nơi bất kì ai cũng có thể kiếm lợi nhuận từ Morpho.
- MetaMorpho cũng sẽ giúp cho các người dùng thông thường tìm kiếm được các đơn vị, tổ chức, DAO vận hành Vault một cách hiệu quả nhất từ đó tối ưu hóa lợi nhuận của bản thân.
Bên cạnh những ưu điểm thì Morpho Blue vẫn tồn tại một số các nhược điểm như:
- Việc cho phép bất kì ai cũng có thể triển khai các Pool thanh khoản hay thị trường trên Morpho Blue gây ra hiện tượng phân mảnh thanh khoản, kể cả với sự góp sức của MetaMorpho thì phân mảnh thanh khoản chỉ giảm xuống chứ không thể bị mất đi.
- Việc xây dựng MetaMorpho cũng tiềm ẩn rủi ro khi mà chỉ cần chia tài sản một vào một thị trường độc hại có thể gây ảnh hưởng xấu để mức độ an toàn, bảo mật của cả Vault.
Theo mình, với bất kì một mô hình nào đều có những ưu và nhược điểm riêng, chúng ta chỉ có thể đánh giá nó dựa trên mức độ hiệu quả khi nó đưa vào triển khai thức tế thông qua các chỉ số về sức khỏe giao thức như TVL, Active Users, Volume,...
Tham vọng xây dựng một hệ sinh thái Morpho
Rõ ràng, với việc xây dựng Morpho Blue khả năng cao đội ngũ phát triển không có tham vọng quá nhiều trên chính nền tảng này mà tham vọng lớn hơn đó chính là xây dựng một hệ sinh thái Morpho trong tương lai với viên gạch đầu tiên là MetaMorpho. Ngay bên trong MetaMorpho cũng sẽ có một hệ sinh thái các nhà quản lý rủi ro cũng với viên gạch đầu tiên đến từ B.Protocol và Block Analitica.
Hệ sinh thái của Morpho sẽ tương đối đa dạng với một số các hình thái như:
- Hệ sinh thái của MetaMorpho với các nhà quản lý rủi ro. Các nhà quản lý rủi ro này có thể là cá nhân, tổ chức, giao thức, DApp, DAO,...
- Các dự án có thể tích hợp với Morpho Blue để người dùng có thể tương tác trực tiếp với nền tảng mà không cần đến trực tiếp.
- Các dự án có thể tích hợp trực tiếp với MetaMorpho để người dùng có thể tương tác trực tiếp với các Vault tài sản phù hợp với bản thân.
Mục tiêu cuối cùng chính là biến Morpho Blue trở thành một bể thanh khoản khổng lồ và bể thanh khoản này sẽ linh hoạt, tối ưu khả năng sử dụng vốn cho người dùng hơn AAVE, Compound rất nhiều. Đây có thể là viễn cảnh tương lai mà Morpho đang tham vọng.
Nếu như các dự án khác chỉ dừng lại ở câu chuyện xây dựng các Pool thanh khoản độc lập (Isolated Pool) thì đội ngũ phát triển của Morpho chỉ bằng việc xây dựng thêm một lớp ở phía trên là MetaMorpho cũng đủ để khơi dậy một cuộc chiến tối ưu hóa lợi nhuận. Kể cả các nhà quản lý rủi ro có cạnh tranh người chết người sống hay càng nhiều nhà quản lý rủi ro cạnh tranh với nhau thì Morpho vẫn là người hưởng lợi cuối cùng.
Nhận Định Về Morpho Labs Trong Tương Lai
Bức tranh khá ảm đạm về DeFi & Lending
Không thể phủ nhận rằng DeFi nói chung và Lending & Borrowing nói riêng đang dần mất sức hút của chính mình so với giai đoạn 2020 - 2021. Thực tế đã chỉ ra rằng hầu hết những người tham gia vào thị trường Crypto chủ yếu đứng trên phương diện đầu tư và nếu để người dùng kiếm lợi nhuận trên DeFi thật sự không quá nhiều. Minh chứng cho thấy khi Bitcoin có sự hồi phục mạnh mẽ trong năm 2023 nhưng với DeFi thì không, TVL có tăng trưởng nhưng chỉ số tăng trưởng cho thấy dòng tiền đã không chảy vào DeFi.
Bên cạnh bức tranh DeFi ảm đạm thì ngành Lending & Borrowing cũng ảm đạm không kém khi mà số lượng các dự án tạo ra những sự khác biệt, innovation gần như không có. AAVE, Maker DAO và Compound thay nhau thống thị thị trường này. Nếu như trong năm 2023, LSD bùng nổ nhờ Shanghai Upgrade, các mô hình thanh khoản tập trung cũng tăng trưởng thì với các dự án Lending Protocol thì lại rất ít có sự biến chuyển.
Tuy nhiên, chúng ta có thể kì vọng vào tương lai khi thị trường đi qua giai đoạn thanh lọc thì các dự án ở lại sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn. DeFi vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng cho bất kì một hệ sinh thái nào mới ra đời.
Hệ sinh thái của Morpho sẽ tương đối khó lường
Với việc tùy ý xây dựng các thị trường khác nhau trên Morpho Blue, tuy ý xây dựng các chiến lược Vault khác nhau trên MetaMorpho thì chúng ta sẽ rất khó có thể tượng tượng được hệ sinh thái của Morpho có thể cho ra đời những ngành hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện trong thị trường DeFi hay các giao thức có thể tận dụng cả hai nền tảng đề tạo ra các chiến lược độc đáo.
Việc người dùng có thể tùy chỉnh được các pool trên Morpho Blue cũng có thể mở ra một thị trường về Credit hay Under-collateral. Về yếu tố này chúng ta bắt buộc phải chờ đợi.
Phí giao dịch vẫn sẽ là vấn đề nhức nhối
Với việc tập trung và phát triển trên Ethereum làm cho người dùng của Morpho phỉa chịu đựng một mức phí giao dịch cực kì cao. Để giải quyết bài toán đó, các pool thanh khoản trên Morpho Blue được xây dựng trên một Smart Contract duy nhất giống như Uniswap V4 để mang lại tính đơn giản cần thiết, phí rẻ hơn khoảng 70% so với các giao thức khác.
Tuy nhiên, từng đó là chưa đủ. Người dùng vẫn sẽ phải đối mặt với mức phí cao khi thị trường có dấu hiệu ấm nóng trở lại. Chính vì vậy, mình tin rằng việc định hướng phát triển Multichain trên các nền tảng Layer 2 như Arbitrum, Optimism,... là một điều thực sự cần thiết.
Mới nhưng chưa đủ
Theo góc độ của mình góc tiếp cận của Morpho đối với phiên bản Blue thực sự khá mới mẻ so với thị trường Lending ngày nay. Tuy nhiên, từng đó vẫn là chưa đủ bởi vì về bản chất họ vẫn chỉ sẽ tiếp cận với những người dùng trong DeFi và Crypto chứ tập khách hàng của Morpho Labs vẫn chưa phải là một tập khách hàng hoàn toàn mới.
Tuy nhiên, mình tin rằng đây mới chỉ là một trong những bước đầu tiên trong quá trình xây dựng một sản phẩm thật sự khác biệt của đội ngũ phát triển Morpho Labs. Vì họ đã dám bỏ xuống một sản phẩm với gần $1B TVL.
Tổng Kết
Morpho Labs là một trong những dự án về Lending & Borrowing cực kì đáng chu kí thế hệ tiếp theo được kì vọng sẽ chinh phục tiếp tục những đỉnh cao mà AAVE hay Compound còn bỏ ngỏ. Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm nhiều góc nhìn thú vị về Morpho Labs.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Rise Chain Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Rise Chain - October 12, 2024
- Wayru Network Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Wayru Network - October 12, 2024
- GPUnet Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử GPUnet - October 11, 2024