Trong thị trường DeFi, bên cạnh những xu hướng đã thể hiện hiệu quả rất tốt trong thời gian qua như DEX, Lending, Yield Farming, Perpetual Future, LSD & LSDFi,...v.v, thì cũng còn nhiều ngành, lĩnh vực không được chú y do mức độ tăng trưởng kém.
Vậy đó là những lĩnh vực nào thì mọi người hãy cùng Hak Research tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Insurance DeFi - Bảo Hiểm Phi Tập Trung
Insurance hay bảo hiểm phi tập trung là một ngành có lịch sử hoạt động lâu đời trong DeFi, tuy nhiên tính tới nay thì Insurance tỏ ra kém hấp dẫn so với những ngành khác. Vậy tại sao đánh giá Insurance hoạt động không hiệu quả? Dưới đây là một vài góc nhìn để đánh giá:
Không có khả năng thu hút dòng tiền
Sự không hiệu quả của ngành bảo hiểm phi tập trung được đánh giá dựa trên một vài khía cạnh về TVL, về tiềm năng sinh lợi nhuận, số lượng dự án mới ra đời và một vài những yếu tố khác. Trước tiên là về TVL:
ATH TVL của ngành Insurance là khoảng $1.8B vào tháng 11 năm 2021, là tổng giá trị bị khóa của 13 dự án trong ngành. Tại thời điểm đó, dominance của ngành Insurance là khoảng 1% TVL trong DeFi.
TVL DeFi | TVL Insurance | |
---|---|---|
Đỉnh -> Đáy | -80% | -88% |
Đáy -> Hiện tại | +44.8% | +32% |
Khi đánh giá mức độ suy thoái và hồi phục của ngành Insurance theo xu hướng chung của thị trường, dễ thấy ngành Insurance có mức độ suy giảm mạnh hơn, trong khi có mức độ hồi phục kém hơn so với toàn ngành DeFi nói chung.
Hiện tại, dominance của ngành Insurance là khoảng 0.53%. Từ 1% vào năm 2021 và giờ chỉ còn 0.53% cho thấy mức độ tăng trưởng của ngành Insurance là kém hơn so với những ngành có hiệu quả khác.
Tính tới thời điểm hiện tại, tổng TVL của 3 dự án top đầu bao gồm Neuxs Mutual, Unslashed và Guard-Helmet là khoảng $260.46M, chiếm khoảng 92.44% tổng TVL toàn ngành.
Nhu cầu bảo hiểm, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo hiểm xuất phát từ rủi ro bị hack, rủi ro gặp lỗi trong hợp đồng thông minh của các giao thức trong DeFi. Bên cạnh đó, người dùng nhỏ lẻ cũng có thể đăng ký sử dụng dịch vụ bảo hiểm đối với rủi ro về stablecoin bị depeg hay các rủi ro khác liên quan đến CEX, tuy nhiên các trường hợp như vậy là không nhiều.
Các dApp bảo hiểm phi tập trung thường có mô hình giúp người dùng tham gia vào việc chịu trách nhiệm thực hiện bảo hiểm cho khách hàng của chính dApp đó, từ đó nhận lại một phần trong tổng doanh thu đến từ phí bảo hiểm.
Do đó TVL trong các giao thức Insurance thể hiện dòng tiền mà người dùng đổ vào trong các giao thức với nhu cầu sinh lời từ hoạt động bảo hiểm, cụ thể là thu phí bảo hiểm từ các khách hàng mà thường là ở cấp độ dApp.
TVL không có sự tăng trưởng tốt đồng nghĩa với việc mức lợi nhuận sinh ra của ngành không hấp dẫn được dòng tiền trong DeFi, hoặc việc farming trên các giao thức bảo hiểm tồn tại những rủi ro, những cản trở nhất định đối với các nhà đầu tư.
Thực tế cho thấy, mức lợi nhuận sinh ra từ hoạt động bảo hiểm là khá thấp so với nhiều ngành sinh lợi nhuận khác trong DeFi. Cụ thể:
Đối với các pool stake $NXM để ăn phí bảo hiểm trên Nexus Mutual, APY giao động từ khoảng 1.44% - 3.15%, chưa kể “management fee” là phí quản lý có pool lên tới 15% trên lợi nhuận sinh ra, cho thấy thực tế APY sẽ chỉ đạt từ 85-95% con số Pool APY đã hiển thị.
Một yếu tố đáng nói nữa là lợi nhuận được chia đều cho phần đóng góp vốn của người dùng trong pool, vì vậy khi pool được nhiều người tham gia góp vốn hơn nhưng doanh thu không tăng thêm thì APY sẽ giảm xuống. Phần lớn các pool có tổng stake trong khoảng 10k-100k NXM, với giá trị wNXM là khoảng 50$ thì các pool có size từ $500K-$5M.
Mô hình tương tự trên InsurAce cũng cho thấy mức lợi nhuận thấp khoảng 3-5.3%/năm ở hầu hết các pool stablecoin, một vài pool tài sản rủi ro hoặc tài sản kém thanh khoản mới có mức APY vượt trội.
Dễ thấy mức APY từ các hoạt động bảo hiểm là tương đối kém hấp dẫn so với những lĩnh vực khác. Đây là yếu tố chính dẫn đến việc việc dòng tiền không được thu hút mạnh mẽ bởi ngành bảo hiểm phi tập trung.
Giải quyết chưa triệt để nhu cầu bảo hiểm
Theo báo cáo từ TRM Labs, trong năm 2023 thị trường crypto ghi nhận tổng thiệt hại khoảng $3.8B. Năm 2022 thì con số đã giảm đi gần một nửa, với 15 vụ hack lớn nhất trong năm gây thiệt hại khoảng $1.7B. Chưa kể còn bao nhiêu vụ depeg stablecoin, trục trặc từ CEX ví dụ như vụ FTX cuối năm 2202.
Trong bối cảnh như vậy thì các dự án ngành Insurance lại càng trở nên có vai trò quan trọng hơn. Tuy nhiên thực tế thì không phải giao thức nào cũng để tâm đến việc sử dụng các dịch vụ bảo hiểm.
Theo báo cáo từ Opencover, tính đến tháng 3 năm 2023, tổng số tiền bảo hiểm được thanh toán bởi 4 giao thức bảo hiểm hàng đầu chỉ đạt khoảng $36.9M (90% tổng số tiền bảo hiểm đã thanh toán của toàn ngành, trong năm 2022) tương ứng với khoảng 13 sự kiện tấn công giao thức, lỗi từ sàn giao dịch hay các sự kiện depeg của stablecoin.
Rõ ràng là việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm phi tập trung không đem lại mức độ hiệu quả cần thiết. Nhiều vụ hack gây tổng thiệt hại từ hàng triệu USD đến hàng chục triệu USD nhưng số tiền cover chỉ được vài trăm ngàn USD.
Tốc độ giãn nở của ngành còn thấp
Dự án đầu tiên đi vào hoạt động trong ngành là Nexus Mutual vào tháng 5 năm 2019. Tính tới đỉnh của uptrend 2021, có 13 dApp được liệt kê trong danh mục các dApp bảo hiểm phi tập trung theo Defilamma.
Tới thời điểm bài viết này được thực hiện là tháng 1 năm 2024, chỉ có thêm 10 dự án mới, trong đó 2 dự án cũ ngừng hoạt động. Vậy có thể thấy rằng tốc độ giãn nở thêm của các mô hình là rất chậm. Hay nói cách khác, đây không phải là một ngách thu hút được buidler trên thị trường. Không có builder, không có gì cả.
Đứng trước kỷ nguyên của Layer 2, các dApp bảo hiểm lớn như Nexus Mutual, Guard-Helmet, InsurAce, Sherlock hiện vẫn chỉ đang chủ yếu cung cấp các dịch vụ trên Ethereum, BSC, Polygon mà chưa có nhiều bước tiến sang những blockchain L2 khác.
Dựa trên việc đánh giá xu hướng thị trường, có thể thấy ngành bảo hiểm đang chậm chạp trong việc đổ bộ lên Layer 2.
Prediction
Prediction, hay gọi là dự đoán - đặt cược, có nhiều khi được gọi đến là GambleFi. Các hình thức đặt cược được thực hiện trên các Prediction Market (sàn Prediction), đây là các giao thức giúp mọi người có thể đặt cược vào các hiện tượng chưa biết trước kết quả trong tương lai.
Các hình thức prediction phổ biến nhất là:
- Binary Options: Quyền chọn nhị phân, dự đoán giá của các tài sản tăng hay giảm sau một khoảng thời gian. Dẫn đầu bởi Thales Protocol.
- Dự đoán một sự kiện nào đó có xảy ra hay không: Dẫn đầu bởi Polymarket, cung cấp tính năng đặt cược vào khả năng xảy ra hoặc không của một sự kiện nào đó trong tương lai bằng cách trading các token đại diện cho dự đoán.
- Dự đoán kết quả thi đấu thể thao: Mô hình của Azuro và các dự án con trong hệ sinh thái, cho phép dự đoán kết quả thi đấu của nhiều bộ môn thể thao thông qua nhiều giải đấu quốc tế, thậm chí cả thể thao điện tử.
Các prediction market được thiết kế để hướng tới hai tệp người dùng:
Người dự đoán, đặt cược
Người cung cấp thanh khoản
Vậy tại sao nói Prediction là một ngành hoạt động thiếu hiệu quả trong DeFi? Chúng ta sẽ đánh giá điều này thông qua những khía cạnh về các hình thái prediction market hiện hành và tình hình dòng tiền đổ vào các prediction market thông qua hai tệp người dùng kể trên.
Market size của thị trường Prediction còn nhỏ
Nhìn vào TVL, có thể thấy rằng ngành Prediction có hiệu quả TVL hoạt động tốt hơn so với TVL của DeFi nói chung khi:
TVL DeFi | TVL Prediction | |
---|---|---|
Đỉnh -> Đáy | -80% | -73.5% |
Đáy -> Hiện tại | +44.8% | +227% |
Tuy nhiên, Prediction vẫn chỉ đạt mức TVL dưới ngưỡng $60M, với dominance khoảng 0.062% đối với TVL của toàn thị trường DeFi. Tức là market size của ngành Prediction thực tế vẫn còn rất nhỏ. Mặc dù đã có những sự xuất hiện của những Prediction Market đầu tiên từ năm 2020 nhưng cho đến nay thì thị trường Prediction vẫn chưa đón nhận được dòng tiền thực sự bùng nổ.
Thị trường Prediction có rủi ro cao
Các sản phẩm Prediction luôn có rủi ro cao và thậm chí là cao nhất trong DeFi khi luôn có những mô hình 5 ăn 5 thua, vì vậy nên nhiều khi được gọi là GambleFi - Cờ bạc trong DeFi. Đây cũng chính là lý do khiến các sản phẩm Prediction không thu hút được những người có nhu cầu đầu tư thật sự.
Điển hình là các thị trường dự đoán kết quả thi đấu của các giải đấu thể thao và thể thao điện tử trên hệ sinh thái Azuro. không phải là một nền tảng cho phép người dùng đặt cược trực tiếp mà là một nền tảng cung cấp thanh khoản cho các prediction market. Trong đó, bookmaker.XYZ là dapp prediction market nổi bật nhất trong hệ sinh thái của Azuro.Mô hình này yêu cầu một tệp người dùng khác đóng góp thanh khoản. Cụ thể, người dùng của Azuro có thể cung cấp thanh khoản dưới dạng stablecoin, Azuro sẽ phân phối thanh khoản đến nhiều prediction market khác nhau trong hệ sinh thái của họ. Từ lãi/lỗ ròng của các nhà giao dịch trên các market kể trên, Azuro sẽ phân phối lợi nhuận ngược lại cho các nhà cung cấp thanh khoản.
Cách tham gia vào thị trường prediction thông qua việc cung cấp thanh khoản sẽ mang ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, lợi suất phụ thuộc vào khối lượng giao dịch của những người dùng đóng vai trò là trader trên các nền tảng prediction market. Vì vậy, các prediction market chuyên phục vụ dự đoán kết quả thi đấu thể thao sẽ phụ thuộc vào các sự kiện lớn ở trên thế giới.
Điển hình là trong khoảng thời gian diễn ra World Cup 2022 vào tháng 11 - tháng 12 năm 2022, Azuro ghi nhận mức tăng trưởng TVL hơn 200% từ $2.29M đến $5.3M.
Đây là khoảng thời gian mà thị trường chung gặp khó khăn khi vướng phải sự kiện sụp đổ của sàn giao dịch FTX. Nhưng đối với các Prediction market thì WC 2022 đã đem lại động lực tăng trưởng không nhỏ. Thông qua đây, có thể thấy Prediction là một ngách có tính đặc thù cao.
Kế đến là mô hình BO của Thales, một dự án Prediction thuộc hệ sinh thái nhà Synthetix. Hình thức BO trên Thales sẽ tập trung vào việc dự đoán giá đối với các tài sản crypto như BTC, ETH hoặc các đồng memecoin như PepeCoin và các kim loại quý như vàng và bạc. Giao dịch BO trên Thales cũng cho phép người dùng thoải mái lựa chọn các mức giá thực hiện quyền chọn và thời điểm.
Để giúp việc giao dịch luôn được thanh khoản một cách nhanh nhất, Thales cho phép một tệp người dùng khác đóng góp tài sản nhàn rỗi để kiềm lợi nhuận thông qua từng chiến lược với các mức độ rủi ro khác nhau.
Thực tế cho thấy PnL của các nhà cung cấp thanh khoản dao động từ -3% (lỗ) cho đến gần 5% (lãi) trên một tuần. Do đóng vai trò là người chịu trách nhiệm thực hiện PnL cho trader nên việc cung cấp thanh khoản cũng sẽ dẫn đến lỗ.
Các prediction market giống như Polymarket có lẽ là mô hình prediction có rủi ro thấp nhất, vì mô hình này cho phép dự đoán một sự kiện có xảy ra hay không thông qua việc nắm giữ các token đại diện cho dự đoán đó. Nếu như thay đổi ý định dự đoán, trader có thể bán các token của mình để thoát khỏi vị thế
Tuy nhiên có một vấn đề của mô hình này là các sự kiện được đưa ra thường thiếu dữ kiện để có thể đánh giá xác suất nó xảy ra. Những sự kiện chính trị như các cuộc bầu cử tổng thống, chiến tranh là những đề tài khó xác định, nhưng lại thường thu hút được nhiều sự chú ý của trader nhất. Hiện tại thì Polymarket vẫn đang là mô hình prediction hoạt động tốt nhất trong thị trường này.
Fixed Yield - Lãi Suất Cố Định
Fixed Yield hay Fixed Rate là lãi suất cố định, là một hình thức đầu tư sinh lời với lợi nhuận biết trước, cố định trong một khoảng thời gian nhất định (chẳng hạn như 6 hoặc 12 tháng). Các sản phẩm tài chính với lãi suất cố định là một trong những trụ cột chính của hệ thống tài chính truyền thống.
DeFi ban đầu vốn được hình thành bởi các sản phẩm lãi suất biến động, thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻ có khẩu vị rủi ro cao bằng các khoản đầu tư có lợi nhuận cao nhưng không cố định. Từ năm 2020, thị trường DeFi đã bắt đầu xuất hiện những dApp cung cấp khả năng đầu tư với lãi suất cố định.
Các sản phẩm fixed yield không hẳn là không hiệu quả, ngách này tỏ ra tương đối hấp dẫn trong downtrend khi thị trường chia 5 chia 10 và chỉ ít hiệu quả hơn trong thị trường uptrend.
Một vài hình thức dApp Fixed yield hiện nay:
- Vay và cho vay lãi suất cố định thông qua cơ chế Zero-coupon bonds: Cho phép vay có thế chấp các synthetic stablecoin (neo theo tỷ giá của stablecoin cơ sở) với giá chiết khấu, tới ngày đáo hạn sẽ quy đổi với stablecoin cơ sở tỷ lệ 1:1. VD: Yield Protocol, Notional Finance.
- Cung cấp chiến lược giao dịch với lợi suất của các yield-bearing token: Phân tách một token mang lợi suất (dynamic yield) thành hai phần bao gồm (1) Yield Token (phần lợi suất có biến động của token đó) và (2) Principle token (tương tự zero-coupon bonds). VD: Pendle Finance, Element Finance.
Với những mô hình hoạt động dựa trên cơ chế zero-coupon bonds, những người có nhu cầu mua các token để hưởng lãi suất cố định về bản chất là chuyển giao rủi ro giảm lợi suất cho những người khác - những đang đặt cược vào cơ hội lợi suất tăng.
Vì vậy vấn đề là nếu như các nhà đầu cơ vào biến động lợi suất không nhìn thấy tiềm năng tăng lợi suất của các tài sản mang lợi nhuận thì nhu cầu lãi suất cố định sẽ không được đáp ứng.
Lãi suất cố định không hiệu quả khi so sánh với khả năng sinh lời từ các hoạt động DeFi có đòn bẩy cao, tham gia các mô hình earn có ROI cao như GameFi, hoặc đơn thuần là việc hold coin trong uptrend.
Algorithmic Stablecoin
Algorithmic Stablecoin hay stablecoin thuật toán là các dạng stablecoin có cơ chế giữ peg với USD (hay các fiat khác) trên các cơ chế điều chỉnh nguồn cung và loại bỏ yêu cầu thế chấp tài sản thực, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Stablecoin là một mảnh ghép quan trọng, stablecoin như máu của thị trường, nhưng Algorithmic stablecoin thì không hẳn.
Thực tế cho thấy, mô hình Algorithmic Stablecoin là một “đòn bẩy” hiệu quả cho sự tăng trưởng của DeFi trong uptrend. Tuy nhiên các mô hình stablecoin thuật toán không thế chấp hoặc thế chấp hoàn toàn bằng tài sản biến động sẽ chịu rất nhiều rủi ro trong downtrend.
Algorithmic stablecoin thế hệ 2020-2022 có tới 3 loại thiết kế:
- Stablecoin thuật toán 1 token: Nguồn cung của stablecoin tự động điều chỉnh sau mỗi một khoảng thời gian để giá trị của stablecoin trở về mốc ban đầu. Hạn chế nằm ở tần suất rebasing token. Nếu như tần suất quá thưa thì stablecoin vẫn sẽ liên tục biến động giá, vậy thì không thể gọi là stablecoin.
- Stablecoin thuật toán 2 token: Mô hình có thiết kế bao gồm một token stablecoin không được bảo chứng và một token mang giá trị. 1 đơn vị stablecoin mint ra thì tương ứng $1 giá trị token còn lại bị đốt đi, ngược lại 1 đơn vị stablecoin được đốt sẽ redeem được $1 giá trị token còn lại. VD: LUNA-UST
- Stablecoin thuật toán 3 token: Đây là một mô hình tương đối phức tạp được giải thích qua ví dụ về mô hình của dự án Basis Share tại đây. Stablecoin trong mô hình này cũng không được bảo chứng bởi tài sản có giá trị, vậy nên không khả thi trong việc giữ Peg.
Mô hình fractional algorithmic stablecoin của Frax Finance là mô hình token nhưng có đảm bảo một phần, tuy nhiên dần dần tỷ lệ thế chấp dần dần được nâng lên 100% vì những lo sợ về vấn đề thanh khoản.
Nhìn chung, nếu đặt định nghĩa stablecoin thuật toán gắn liên với tính chất loại bỏ về yêu cầu tài sản đảm bảo thì stablecoin thuật toán sẽ không thể đạt được khả năng ổn định tỷ giá. Phải xây dựng một mô hình bong bóng, ponzi như LUNA-UST là điều mà không ai còn dám nghĩ tới nữa.
Vì vậy trong mùa tới, nếu như stablecoin thuật toán còn được ứng dụng thì ít nhất nó phải được xây dựng với việc thế chấp ít nhất là 100%. Thực tế là có một mô hình đang nhận được sự quan tâm là Zephy Protocol.
Zephyr Protocol được kế thừa tất cả các tính năng bảo mật, được ra mắt chính thức vào ngày 29/05/2023. Nó sử dụng mô hình 3 loại tài sản: ZEPH, ZSD và ZRS.
ZEPH là đồng tiền cơ sở được sử dụng làm tài sản thế chấp trong giao thức Stablecoin cũng như mint ZSD và ZRS bằng cách thêm giá trị ZEPH tương đương vào khoản dự trữ.
ZSD (Zephyr Stable Dollar) là một Private Stablecoin, được hỗ trợ bởi giá trị trương đương ít nhất 400% bằng ZEPH tại thời điểm mint.
ZRS (Zephyr Reserve Shares) là đồng coin dự trữ. Người nắm giữ đồng coin này hoạt động như một nhà cung cấp dự trữ, gửi ZEPH vào giao thức để mint ZRS. Người nắm giữ ZRS có thể được hưởng lợi khi ZEPH tăng trưởng với mức lợi nhuận như một hình thức tiếp cận có đòn bẩy. Ngược lại, đây cũng có thể là con dao hai lưỡi, khi thị trường không tốt.
Option - Thị Trường Quyền Chọn
Options - Hợp Đồng Quyền Chọn là một trong những loại sản phẩm phái sinh cho phép mọi người có quyền mua hoặc bán một loại tài sản bất kì với một mức giá cụ thể vào một thời điểm xác định trong tương lai.
Giao dịch option có thể diễn ra trên thị trường OTC, nhưng để việc giao dịch option được thực hiện với quy mô lớn, phục vụ được nhiều người mua và bán option thì các giao dịch phải được thực hiện qua các sàn giao dịch option.
Tuy nhiên thanh khoản cũng vẫn là một vấn đề lớn đối với các dự án option trong DeFi. Để có thể dễ dàng thu hút thanh khoản thì có những dự án Option Vaults ra đời, những người muốn đóng vai trò là option writer thì có thể tham gia cung cấp thanh khoản trong các Option Vaults.
Vậy tại sao nói Option là ngành hoạt động chưa hiệu quả?
Không thu hút được dòng tiền
TVL trên các sàn Option đã suy thoái rất nặng và trong bối cảnh thị trường tăng trưởng trở lại, động lực để dòng tiền đổ lên các sàn Options là không có. Có thể thấy dường như TVL tăng chẳng qua là do giá token tăng chứ chưa có dòng tiền mới.
Điều này thể hiện nhu cầu giao dịch Options là không có nhiều. Hơn nữa, các options vaults được xây dựng nhằm mục đích phục vụ thanh khoản cho các giao dịch trên, vì nhu cầu giao dịch không cao nên TVL trong các Option Vaults cũng suy giảm.
Ribbon Finance là options vault lớn nhất nhưng cũng chưa có dấu hiệu phục hồi. Đây là những dữ liệu rõ ràng nhất cho thấy sự thiếu hiệu quả trong ngành Options.
Vấn đề của ngành option vẫn còn xoay quanh vấn đề về cơ sở hạ tầng, mô hình hoạt động và nhu cầu sử dụng thực tế của người dùng.
So sánh với Perps, so sánh với Options CEX
Option là một công tụ tài chính phái sinh phổ biến trong thế giới tài chính truyền thống với lượng volume giao dịch lớn hơn Futures, tuy nhiên trong không gian DeFi thì option vẫn chưa có chỗ đứng của mình.
Điều này được thể hiện qua con số TVL của ngành. TVL của các sàn giao dịch Option hiện tại đang đạt khoảng $107M, TVL của các DOVs đang đạt khoảng $35M. Trong khi đó, TVL ngành Perps đã lên đến con số $1.6B.
TVL là một phương diện, nếu so sánh về volume giao dịch giữa những dự án đầu ngành, chúng ta cũng có thể thấy một khoảng cách rất lớn. Điều này cũng đồng thời khẳng định Options DeFi vẫn còn một không gian quá lớn để có thể phát triển.
Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng của Option DeFi là rất lớn và thậm chí là còn lớn hơn cả mảng perps.
Không chỉ trong DeFi mà đối với CeFi thì Binance, OKX cũng phổ biến hơn với những sản phẩm giao dịch hợp đồng tương lai không kỳ hạn chứ không phải hợp đồng quyền chọn. Deribit mới là sàn giao dịch đang được lựa chọn để giao dịch Options phổ biến nhất.
Theo dữ liệu được tổng hợp bởi The Block, volume giao dịch Option hàng tháng đối với Bitcoin trong khoảng thời gian một năm (tính tới Dec. 2023) giao động từ $20B - $35B trên các sàn CEX. Trong khi tổng khối lượng giao dịch Options toàn thời gian của cả ngành DeFi Options chỉ đạt được hơn $1B. Rõ ràng là Option DeFi vẫn còn đang rất sơ khai.
Tổng Kết
Trên đây là bài viết đặt vấn đề về những ngành, những ngách trong DeFi mà không có sự hoạt động hiệu quả, không giải quyết được nhu cầu thực, không đón nhận được dòng tiền. Phần vì cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, nhu cầu người dùng chưa có hay đơn giản chỉ là sự lép vế trước những ngành có khả năng tăng trưởng, hiệu suất sinh lời cao khác trong DeFi.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- BHO Network Chính Thức Phi Tập Trung Hoàn Toàn - November 19, 2024
- Copin.io: Khám Phá Insight Từ Perpetual DEX - October 30, 2024
- Counter Fire Tournament: Giải Đấu Game Web3 Hấp Dẫn Với Tổng Giải Thưởng Lên Đến 12,000 USDC - October 27, 2024