Crypto vốn là một thị trường tài chính vô cùng non trẻ chính vì vậy bẫy Crypto được bủa giăng ở khắp nơi bởi những người có những mục đích xấu nhằm để thu lợi bất chính từ những nhà đầu tư trong thị trường. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi vào một trong những mặt tốt nhất của thị trường Crypto để thấy rằng thị trường này vốn rất nhiều cạm bẫy và nếu chúng ta không cẩn thận thì viết mất tiền sẽ là điều cực kì dễ hiểu.
Bẫy Crypto: Đa Dạng & Đầy Nguy Hiểm
Tổng quan về bẫy Crypto
Bẫy là một từ nhằm ám chỉ những những mưu kế để lừa gạt hoặc gây hại cho người khác được xây dựng và thiết kế một cách chuyên nghiệp bởi những đối tượng có ý đồ xấu. Hầu hết các bẫy đều được thiết kể để đánh vào lòng tham của con người như tham lam tiền tài, tham lam vật chất, tham lam danh vọng, tham lam kiến thức,... và tất nhiên trong thị trường Crypto cũng vậy.
Trong Crypto mình thường thấy một số những cạm bẫy bao gồm:
- Những cạm bẫy đến từ những KOLs - những người có sức ảnh hưởng trong thị trường Crypto.
- Những cạm bẫy đến từ các website, nền tảng lừa đảo.
- Những cạm bẫy đến từ những dự án lừa đảo hoặc Ponzi.
- Bẫy Phising.
Những cạm bẫy đến từ những KOLs
KOL (Key Opinion Leader) là những cá nhân có ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực cụ thể, thường là trong ngành tiếp thị và quảng cáo. Họ có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm và uy tín cao, được công nhận bởi cộng đồng hoặc thị trường mục tiêu. KOLs thường được các thương hiệu hợp tác để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, nhờ khả năng tác động đến ý kiến và hành vi của người tiêu dùng. Sự khác biệt giữa KOL và influencer là KOL thường có chuyên môn sâu hơn trong lĩnh vực cụ thể, còn influencer có thể phổ biến hơn nhưng không nhất thiết có chuyên môn sâu.
Trong bối cảnh thị trường Crypto ngày nay thì vị trí KOLs đặc biệt được quan tâm bởi người dùng thích được nghe thông tin một cách trực diện hoặc từ một người cụ thể thay vì nghe thông tin một cách tham khảo và từ một tổ chức nào đó. Không chỉ trong thị trường Crypto mà trong trên toàn thế giới xu hướng KOLs đang bùng nổ thực sự mạnh mẽ.
Để xây dựng một tổ chức thì rất khó nhưng muốn làm KOLs thì đơn giản hơn nhiều chỉ cần một tài khoản Twitter (nếu có thêm tích xanh thì sẽ uy tín hơn rất nhiều) và bắt đầu viết về suy nghĩ, cảm nhận, kinh nghiệm, kiến thức,... của mình về một vấn đề nào đó thì khi đó người dùng đã bắt đầu trên hành trình trở thành một KOLs. Tuy nhiên, bởi vì quá dễ dàng để bắt đầu nên số lượng KOLs thực sự quá đông chính vì vậy khi này xuất hiện những người tốt người xấu.
Trong bài viết này chúng ta sẽ không đề cập tới những KOLs theo dạng là những Builder lớn trong thị trường Crypto, những người thật sự có sức ảnh hưởng trong thị trường như Vitalik - Ethereum, Garvin Wood - Polkadot, Elon Musk - Twitter,... mà chúng ta chỉ tập trung tới một phần đông các KOLs mà có nhiều tiềm năng để tạo ra những nguy cơ cho người dùng.
Một số những hành vi đáng ngờ của các KOLs trong thị trường mà người dùng cần phải để ý như:
- KOLs đi lên từ sự chỉ trích: Đây là những KOLs thường lấy những điểm xấu, điểm chưa tốt của một vấn đề nào tổ, cá nhân hoặc tổ chức nào đó để bôi nhỏ. Chiến lược của các KOLs này là biến Anti Fan của đối thủ thành Fan của mình và đi lên từ những tranh cãi, tranh cãi càng lớn thì mức độ viral càng cao từ đó dẫn tới lượt tương tác, người theo dõi càng cao. Đối với những KOLs này chúng ta cần phải thực sự tìm hiểu thông tin họ đưa ra một cách rõ ràng trước khi tin tưởng.
- KOLs đi lên từ "phông bạt": Đây là những KOLs thường xuyên chia sẻ về lợi ích, lợi nhuận và sự giàu có của bản thân mình trong thị trường thông qua các hình thức như khoe lệnh, khoe tài sản. Đây là một trong những cách nhanh nhất để đánh vào lòng tham con người từ đó họ dẫn dắt người dùng vào trong những nhóm riêng từ và bắt đầu "vặt lông". Có thể nói rằng đây là một trong những cách mà các KOLs thường xuyên sử dụng để xây dựng hình ảnh trong suốt quá trình phát triển.
- KOls đi lên từ thuyết âm mưu: Thực tế con người rất thích nghe về những thuyết âm mưu trong thị trường cũng như trong cuộc sống (bản chất con người là thích phức tạp hóa vấn đề) chính vì vậy có nhiều KOLs đi lên bằng cách chia sẻ về những thuyết âm mưu trong thị trường. Tuy nhiên hầu hết các thuyết âm mưu đều không thể kiểm chứng nó phụ thuộc vào niềm tin mỗi người và thực tế nó cũng không tạo ra quá nhiều lợi thế khác biệt trong đầu tư.
- KOLs được "dựng": Đây là những KOLs có thể tiếp cận với thị trường Crypto qua nhiều cách phía trên kể cả việc đi lên bằng việc chia sẻ những kiến thức hữu ích nhưng ít ai biết rằng họ chỉ là những cái máy đọc, máy viết những thứ đã được soạn sẵn. Họ may mắn có một giống nói thu hút hay xinh xắn vì vậy họ được chọn. Những người này thường không có khả năng phản biện với những vấn đề được người dùng đặt ra.
Vậy chúng ta đặt ra một câu hỏi là vậy tại sao người "xấu" đó lại quyết định trở thành 1 KOLs và cách họ kiếm tiền như thế nào? Thì dưới đây là một số cách kiếm tiền của các KOLs bao gồm:
- Booking: Thông thường các KOLs này sẽ chấp nhận tất cả các dự án liên hệ mà không cần kiểm tra về chất lượng dự án mà cứ vậy chia sẻ lại với người dùng, cộng đồng của mình.
- Shill: Shill cũng là một phần trong Booking, tuy nhiên sau một khoảng thời gian dài nhận Booking từ phía dự án thì có KOLs này có thể tự thân hoặc kết hợp với một số các nhà phát triển xây dựng các dự án ngắn hạn hoặc Meme Coin sau khi xây dựng xong họ chia sẻ các dự án này một cách đầy tiềm năng với cộng đồng của mình.
- Thu phí - Call kèo: Các KOLs sau khi có một lượng người theo dõi nhất định thì sẽ bắt đầu mở các nhóm thường là trên Telegram để có thể thu phí hoặc thậm chí là miễn phí để người theo dõi vào có thể theo kèo dựa trên link giới thiệu của KOLs, từ đó KOLs thu lợi từ phí giới thiệu.
- Khóa học: Các KOLs cũng có thể chọn hình thức bán khóa học kém chất lượng để thu lời bất chính từ người dùng.
- ...
Để có thể phóng tránh được các KOLs này trong thị trường thì cách duy nhất của người dùng đó chính là phải thường xuyên trau dồi kiến thức từ đó có một nền tảng vững vàng thì chắc chắn người dùng sẽ dễ dàng bị tin tưởng một cách mù quáng về những gì mình đang đọc bởi vì không có tư duy phản biện.
Chính vì vậy, để tránh mắc phải những cạm bẫy phía trên thì người dùng cần phải:
- Gia tăng kiến thức của mình về thị trường Crypto hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy ngược và tư duy phản biện. Ví dụ khi KOLs khẳng định một vấn đề nào đó thì chúng ta có thể tự hỏi lại liệu người này có đưa ra sự thật không, luận điểm trong bài viết có hay không, có chặt chẽ hay không? ...
- Quản lý lòng tham. Hầu hết người dùng mất tiền, bị lừa đảo đều xuất phát từ lòng tham con người chính vì vậy chúng ta phải quản lý lòng tham một cách kỉ luật. Chủ động đặt ra những câu hỏi như tại sao người đó đầu tư thành công mà phải đi bán khóa học? Tại sao người đó đầu tư thành công mà còn phải đi call kèo với cộng đồng? ...
Bẫy Phising
Phishing, hay tấn công giả mạo, là một hình thức lừa đảo trực tuyến nhằm đánh cắp thông tin cá nhân như khóa riêng tư, mật khẩu và thông tin ví của người dùng. Kẻ tấn công thường giả mạo các dịch vụ hoặc tổ chức uy tín trong lĩnh vực crypto để lừa người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm. Một số những hình thức Phishing được sử dụng nhiều bao gồm:
- Email giả mạo: Kẻ tấn công gửi email giả mạo từ các sàn giao dịch hoặc ví tiền điện tử, yêu cầu người dùng nhấp vào liên kết và nhập thông tin đăng nhập.
- Trang web giả mạo: Liên kết trong email dẫn đến các trang web giả mạo trông giống hệt trang web chính thức.
- Tin nhắn văn bản: Người dùng nhận được tin nhắn giả mạo từ các dịch vụ tiền điện tử với liên kết độc hại.
- Mạng xã hội: Kẻ tấn công tạo tài khoản giả mạo trên mạng xã hội để lừa đảo người dùng.
- Yêu cầu cung cấp khóa riêng: Kẻ tấn công giả mạo dịch vụ ví tiền điện tử và yêu cầu người dùng cung cấp khóa riêng tư.
Một số cách phòng tránh hình thức lừa đảo Phishing bao gồm:
- Kiểm tra địa chỉ Email: Luôn kiểm tra kỹ địa chỉ email gửi đến để xác định tính xác thực.
- Tránh nhấp vào liên kết: Không nhấp vào liên kết trong email lạ hoặc không rõ nguồn gốc.
- Sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA): Kích hoạt 2FA để tăng cường bảo mật cho tài khoản của bạn.
- Kiểm tra URL: Luôn kiểm tra URL của trang web trước khi nhập bất kỳ thông tin nào để đảm bảo bạn đang ở trang web chính thức.
Bẫy phishing là một mối đe dọa nghiêm trọng trong thị trường crypto, vì vậy người dùng cần phải luôn cảnh giác và thực hiện các biện pháp bảo mật để bảo vệ tài sản của mình.
Các dự án với mô hình Ponzi
Các dự án lừa đảo hoặc Ponzi trong thị trường crypto thường hứa hẹn lợi nhuận cao không thực tế để thu hút người đầu tư. Dự án Ponzi lấy tiền của người mới để trả lợi nhuận cho người đầu tư trước đó, tạo ảo giác về sự sinh lợi bền vững. Một số đặc điểm của các dự án Ponzi bao gồm:
- Hứa hẹn lợi nhuận cao: Dự án cam kết lợi nhuận cao nhanh chóng mà không có cơ sở rõ ràng.
- Thu hút đầu tư ban đầu: Khuyến khích người dùng đầu tư số tiền lớn để nhận được lợi nhuận cao.
- Trả lợi nhuận bằng tiền của người nới: Lợi nhuận được trả từ tiền của các nhà đầu tư mới.
- Sụp đổ khi không còn nhà đầu tư mới: Khi không có người mới tham gia, dòng tiền ngưng lại và hệ thống sụp đổ.
Để tránh né các dự án scam, lừa đảo, và ponzi trong thị trường crypto, việc nghiên cứu kỹ lưỡng là rất quan trọng. Đầu tiên, hãy đọc kỹ whitepaper của dự án. Một whitepaper thiếu chi tiết hoặc khó hiểu có thể là dấu hiệu của một dự án không đáng tin cậy. Tiếp theo, kiểm tra thông tin về đội ngũ phát triển. Nếu thông tin không rõ ràng hoặc không thể xác minh, bạn nên cẩn thận. Ngoài ra, hãy xác nhận thông tin về các đối tác và nhà đầu tư của dự án, bởi các đối tác lớn thường không liên kết với các dự án không đáng tin cậy.
Cộng đồng và mạng xã hội cũng là nguồn thông tin quý giá. Tham gia vào các diễn đàn và cộng đồng như Reddit, Bitcointalk, hoặc các nhóm Telegram để xem đánh giá và nhận xét từ người khác về dự án. Hãy kiểm tra hoạt động trên mạng xã hội của dự án. Một dự án uy tín thường có hoạt động mạnh mẽ và minh bạch trên các nền tảng như Twitter, LinkedIn, và Medium. Đây là những nơi bạn có thể theo dõi những cập nhật mới nhất và các cuộc thảo luận liên quan đến dự án.
Tính minh bạch và lộ trình phát triển là yếu tố quan trọng khác cần xem xét. Một dự án đáng tin cậy sẽ có sự minh bạch về tài chính, bao gồm việc sử dụng quỹ và phân bổ token. Lộ trình phát triển (roadmap) của dự án cũng cần được kiểm tra để đảm bảo rằng họ đang tiến hành theo đúng kế hoạch và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Những dự án không rõ ràng về lộ trình phát triển hoặc không đạt được các mục tiêu thường là dấu hiệu của các dự án không đáng tin cậy.
Phân tích kỹ thuật là một bước cần thiết để đánh giá dự án. Các dự án uy tín thường có mã nguồn mở và được kiểm tra bởi cộng đồng hoặc các tổ chức độc lập. Việc kiểm tra bảo mật cũng rất quan trọng. Bạn nên tìm hiểu xem dự án có được kiểm tra bảo mật bởi các công ty uy tín hay không, để đảm bảo rằng dự án không có lỗ hổng bảo mật nào nghiêm trọng.
Nhận diện các dấu hiệu cảnh báo là kỹ năng quan trọng. Nếu một dự án hứa hẹn lợi nhuận không thực tế hoặc quá cao, đó có thể là dấu hiệu của một dự án lừa đảo. Các dự án lừa đảo thường sử dụng các chiến dịch marketing quá mức để thu hút sự chú ý. Nếu dự án thiếu thông tin rõ ràng về cách thức hoạt động, bạn nên thận trọng và xem xét kỹ lưỡng trước khi đầu tư.
Cuối cùng, hãy tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia nếu bạn không chắc chắn. Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để có cái nhìn khách quan và chính xác hơn. Tham gia các khóa học và hội thảo về crypto cũng là cách tốt để nâng cao kiến thức và kỹ năng phân tích của bạn. Bằng cách áp dụng các biện pháp trên, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài sản của mình khỏi các dự án lừa đảo trong thị trường crypto.
Tổng Kết
Trên đây là những cái bẫy chết người trong thị trường Crypto mà bất kì ai cũng có thể mắc phải khi tham gia vào thị trường Crypto.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Sự Trở Lại Của Degods Hay Lại Là Một Thất Bại Khác - December 9, 2024
- TOP 5 Tựa Game AAA Nổi Bật Nhất Hiện Nay - September 17, 2024
- Phân Tích Ronin: Có Xứng Đáng Là Blockchain Gaming Hàng Đầu - September 17, 2024