Hệ sinh thái Arbitrum là một trong các hệ sinh thái đang thu hút được sự chú ý của thị trường crypto trong thời gian gần đây. Vậy mọi người dùng mình đi sâu hơn vào hệ sinh thái này nhé xem chúng ta có thể tìm kiếm được hidden gem nào không?
Để hiểu hơn về Arbitrum và hệ sinh thái, mọi người có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
Tổng Quan Về Hệ Sinh Thái Arbitrum
Tổng quan về Arbitrum
Kể từ khi ra mắt bản thân Arbitrum và hệ sinh thái của mình đã có những bước tiến vượt bậc. Không quá ồn ào như các Layer 1 như Solana, Avalanche, Fantom, Near Protocol, BNB Chain,... nhưng tới nay hệ sinh thái Arbitrum đang trở thành một trong những hệ sinh thái lớn và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường Crypto.
Mạng lưới Arbitrum cũng trải qua nhiều lần nâng cấp và thay đổi giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng DApp và người dùng có thể tận hưởng một khả năng mở rộng tuyệt vời trong khi vẫn thừa hưởng những đặc điểm mạng nhất của Ethereum là bảo mật và phi tập trung. Arbitrum đã trải qua một số sự thay đổi như:
- Nâng cấp từ Arbitrum One lên Nitro trong bối cảnh sự kiện Arbitrum Odyssey đã đẩy mức phí giao dịch của mạng lưới lên quá cao.
- Ra mắt Arbitrum Nova hướng tới một nền tảng cho các dự án thiên về Gaming, NFT và Trading.
- Giới thiệu bản nâng cấp tiếp theo của Nitro là Stylus với hàng loạt những thay đổi mạnh mẽ.
- Công bố Arbitrum Orbit với tầm nhìn Layer 3.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái của Arbitrum cũng phát triển tương đối đa dạng với sự có mặt của cả các mảnh ghép DeFi lẫn Gaming, tuy nhiên mảnh ghép NFT trên Arbitrum chưa có sự nổi bật.
Vì sao Layer 2 có thể trở thành xu hướng khổng lồ tiếp theo?
Có những dấu hiệu rõ ràng có thể chứng minh rằng Layer 2 có thể trở thành một trong những xu hướng lớn tiếp theo của thị trường Crypto tương tự như các DeFi đã làm được. Nếu chúng ta có DeFi Summer 2020 và đâu đó là 2021 thì Layer 2 cũng có thể làm được điều tương tự. Những dấu hiệu rõ ràng như:
- Tất cả các sàn giao dịch lớn nhỏ đều hỗ trợ việc nạp - rút với các Layer 2 hiện tại. Điều này giúp cho dòng tiền có thể chảy trực tiếp từ CEX về Layer 2 mà không cần thông qua Ethereum.
- Các nâng cấp tiếp theo trên mạng lưới Ethereum như EIP 4844 (Danksharding) và EIP 4488 đều hướng đến việc gia tăng khả năng mở rộng cho các Layer 2. Phí trên Layer 2 sẽ rẻ hơn nữa. Sẽ như thế nào nếu chúng ta có một khả năng mở rộng như Solana và bảo mật, phi tập trung như Ethereum? Đáp án chính là Layer 2.
- Các ông lớn và các Layer 1 cũ quay trở lại để trở thành 1 Layer 2 trên Ethereum như Base của Coinbase, opBNB của Binance, Linea của Consensys và một số Layer 1 có xu hướng trở thành Layer 2 trên Ethereum như Polygon, Celo, Fantom,...
- Layer 2 đã có một sự thể hiện rất tốt với những gì Arbitrum và Optimism đã làm được. Các giải pháp zkRollup cũng thu hút được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng. Liệu đây mới chỉ là bắt đầu?
Với việc các Layer 2 ở thời điểm hiện tại đang ở những mức định giá quá cao mặc dù chưa có sản phẩm thì rõ ràng cơ hội sẽ không nằm nhiều ở bản thân Native Token của Layer 2. Chính vì vậy, nếu người dùng mong muốn một mức sinh lời cao hơn thì rõ ràng việc tìm kiếm các dự án tiềm năng trên Layer 2 là một giải pháp hợp lý nhất.
Mọi người có thể đọc bài viết Layer 2 Sẽ Là Xu Hướng Dẫn Đầu Cho Chu Kì Tăng Trưởng Tiếp Theo để hiểu rõ hơn và có thêm góc nhìn về khẳng định trên.
Tổng Hợp Những Dự Án Tiềm Năng Trên Hệ Sinh Thái Arbitrum
GMX - Nền tảng Perpetual hàng đầu thị trường
GMX là một trong những nền tảng Perpetual lớn nhất thị trường Crypto bên cạnh những cái tên như dYdX, Perpetual hay Kwenta. GMX cho phép người dùng mở các lệnh đòn bẩy lên đến 50. Có thể nói rằng, GMX là xương sống cho sự phát triển DeFi trên hệ sinh thái Arbitrum bởi vì cấu trúc Dual Token là GLP và GMX của mình.
- Hệ sinh thái GLP: Rage Trade, Jones DAO, Plutus DAO, Vesta Finance, Olive, GMD Protocol, Abracadabra, Mugen, ...
- Hệ sinh thái GMX: Plutus DAO, Vesta Finance, Silo Finance,...
Chính nhờ GMX mà hệ sinh thái Arbitrum trở nên có sự gắn kết và sôi động. Các dự án trên GMX thúc đẩy GMX phát triển mà GMX càng phát triển thì các dự án trong hệ sinh thái lại nhận về càng nhiều lợi nhuận. Một vòng trong flyweel tích cực đã được xây dựng thành công trên Arbitrum. Điều này cũng tạo ra sự khác biệt giữa hệ sinh thái Arbitrum và Optimism.
Tuy nhiên, với sự thống trị của GMX là cho hệ sinh thái DeFi trên Arbitrum lại tương đối một màu. Các dự án tách biệt khỏi GMX lại chưa đạt được những thành công nhất định như Dopex - dự án về mảng Option hay Vesta Finance - nền tảng CDP tham vọng xây dựng một Stablecoin thực sự phi tập trung.
Gần đây, GMX cũng đã chính thức tung ra bản cập nhật V2 để giải quyết toàn bộ những vấn đề còn gặp phải ở phiên bản V1. Với phiên bản V2, GMX kì vọng có thể thực sự vươn lên để có thể sáng ngang với dYdX - nền tảng Perpetual lớn nhất hiện nay. Để hiểu hơn về GMX V2 mọi người có thể tham khảo bài viết Đánh Giá GMX 2.0: Những Sự Thay Đổi Nhằm Lật Đổ dYdX
Treasure DAO - Dự án Gaming với tầm nhìn dài hạn
Treasure DAO là một hệ sinh thái Gaming được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái Arbitrum. Hiện nay đã có nhiều trò chơi được xây dựng trên hệ sinh thái của Treasure DAO như Knights of the Ether, Realm, Bitmates, BattleFly, Bridgeworld, Smolverse, Zeeverse, Kuroro,... Tuy chưa có những trò chơi thành công vang dội trong thị trường nhưng đã có một số tựa game thu hút cộng đồng như The Beacon hay Bridgeworld.
Có 2 điểm đặc biệt cần chú ý tới Treasure DAO bao gồm:
- Tư duy Builder & Dài hạn của đội ngũ phát triển thông qua việc phát triển hệ sinh thái. Mặc dù đã ra đời 12 các tựa Game khác nhau và chưa có một tựa Game nào thành công nhưng điều này cũng chứng tỏ rằng đội ngũ của Treasure DAO đã không ngừng làm việc để xây dựng các sản phẩm mới.
- MAGIC đóng vai trò trung tâm của nền kinh tế Treasure DAO khi mà tham gia vào quá trình quản trị, giao dịch NFT và cung cấp thanh khoản. Khác với các tựa Game Play to Earn với mô hình Dual Token thì Treasure DAO chỉ có một Token duy nhất
Ở thời điểm hiện tại, thị trường vẫn chứng kiến các VCs vẫn liên tục đổ tiềm vào các dự án Gaming hơn cả các dự án DeFi nên nếu xu hướng Gaming quay trở lại với một diện mạo mới và Treasure DAO bắt kịp sự thay đổi đó thì đây là một trong những dự án vô cùng tiềm năng về dài hạn.
Jones DAO - Nền tảng Yield Farming ổn định
Jones DAO là một dự án về mảng Yield Farming cho phép người dùng cung cấp tài sản và kiếm lợi nhuận thông qua các chiến lược khác biệt của Jones DAO. Thành công đánh dấu bước phát triển mạng mẽ của Jones DAO khi họ triển khai chiến lược Gamma Neutral cho GLP. Còn trước đó, các sản phẩm của Jones DAO có gắn liền với Dopex lại chưa thật sự thành công.
Thời gian gần đây Jones DAO đã giới thiệu thêm sản phẩm jAURA đã mang lại thành công nhất định cho giao thức tuy nhiên nó vẫn chưa vượt qua được chính cái bóng của Gamma Neutral. Trong bối cảnh, hệ sinh thái Arbitrum tương đối trầm sau khi ra mắt ARB thì nguồn lợi nhuận trên Arbitrum cũng ít dần dẫn tới Jones DAO ít nhiều bị gặp những ảnh hưởng nhất định.
Tuy nhiên, với việc hàng loạt các sự thay đổi trước mắt như GMX V2, Vesta V2, Dopex với sản phẩm rDPX, cuộc chiến DEX Wars vẫn cực kì sôi nổi thì lợi nhuận trên hệ sinh thái trên Arbitrum sẽ hấp dẫn trở lại trong tương lai gần và khi đó sẽ tiếp tục là cơ hội của Jones DAO.
Cùng với sự hỗ trợ của nhiều Whales ẩn danh thì Jones DAO vẫn còn nhiều cơ hội trước mắt đặc biệt trong bối cảnh con bài tẩy của Jones vẫn chưa được tung ra với sản phẩm veToken.
Vesta Finance - Nền tảng CDP mạnh mẽ với Stablecoin VST
Vesta Finance là một nền tảng CDP tương tự như Maker DAO trên Ethereum hay Venus trên BNB Chain. Với Vesta Finance, người dùng có thể thế chấp các loại tài sản khác nhau như BTC, ETH, gOHM, GMX,... để có thể mint Stablecoin VST và sử dụng kiếm lợi nhuận trên hệ sinh thái DeFi của Arbitrum.
Mỗi hệ sinh thái DeFi sẽ luôn cần một Native Stablecoin để có thể phát triển một cách mạnh mẽ trong bối cảnh các Stablecoin lớn trên thị trường như USDT hay USDC chỉ là các phiên bản wrapped với một số các rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, trong bối cảnh Chainlink phát triển CCIP và Circle cho ra mắt CCTP thì vị thế của các Native Stablecoin có thể bị ảnh hưởng lớn trong tương lai.
Trong phiên bản Vesta V1 thì Vesta Finance đã gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng use case, thanh khoản cho VST từ đó dẫn tới việc áp dụng VST trên toàn bộ hệ sinh thái Arbitrum tốn nhiều thời gian. Chính vì vậy, đội ngũ phát triển đã cập nhật phiên bản V2 với mục tiêu:
- Gia tăng thanh khoản cho VST khi chuyển cặp từ VST - FRAX thành VST - USDC. Rõ ràng, USDC có mức độ phổ biến hơn rất nhiều so với FRAX. Từ việc gia tăng thanh khoản cho VST dẫn tới VST sẽ được nhiều giao thức trên Arbitrum chấp nhận tích hợp.
- Gia tăng thanh khoản cho VSTA giúp Native Token của Vesta Finance có nhiều ứng dụng hơn nữa.
- Tăng phí giao dịch. Một bước đi khá nguy hiểm cho Vesta Finance, nếu thành công họ sẽ tạo ra một flyweel tuyệt vời, còn nếu thất bại chúng ta sẽ sớm thấy những cập nhật tiếp theo.
Trong bối cảnh omnichain ngày càng phổ biến thì cơ hội thành công của Vesta Finance cũng giảm dần. Tuy nhiên vơ hội vẫn còn đó nếu họ thực sự thay đổi một cách nhanh chóng. Một điểm nữa Vesta Finance cần phải thanh đổi nếu muốn thành công đó là chấp nhận USDC, USDT làm tài sản thế chấp trên nền tảng của họ.
Vertex Protocol - Mô hình Perpetual đầy tiềm năng
Vertex Protocol là một nền tảng DeFi Hub được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái Arbitrum với đa dạng sản phẩm như Spot, Perpetual và Money Market. Mô hình Spot của Vertex là sự kết hợp giữa 2 mô hình là AMM như Uniswap và CLOB như dYdX. Trong trường hợp khi CLOB thiếu thanh khoản thì mô hình AMM sẽ được kích hoạt để đảm bảo giao dịch được liên tục.
Bên cạnh đó, Vertex Protocol cũng hỗ trợ Lending & Borrowing cho người dùng để việc trải nghiệm trên nền tảng một cách xuyên suốt. Một số các loại tài sản được hỗ trợ cho vay trên Vertex bao gồm USDC, wBTC và wETH.
Vertex Protocol sử dụng mô hình Hybrid là sự kết hợp của AMM (Automated Market Maker) và CLOB (Central Limit Order Book) để cung cấp thanh khoản một cách tối ưu cho tất cả người dùng. Các tài khoản giao dịch trên Vertex sẽ là các tài khoản Cross - margined. Với một mô hình thanh khoản hoàn toàn mới Vertex Protocol dự kiến sẽ trở thành đối thủ của GMX và dYdX trong tương lai.
Một số các dự án tiềm năng khác
Một điều đặc biệt trên hệ sinh thái Arbitrum đó là số lượng Native DApp là cực kì nhiều, chình vì vậy các dự án tiềm năng trên Arbitrum là tương đối nhiều. Một số các dự án tiềm năng trên hệ sinh thái Arbitrum bao gồm:
- Camelot: Camelot là một nền tảng AMM lấy cảm hứng từ Solidly hỗ trợ nhiều loạt tài sản khác nhau. Tuy nhiên, Camelot mới chỉ thành công ở việc triển khai các dự án Launchpad còn lại về thanh khoản giao dịch thì Camelot đang thua xa so với Uniswap V3 và Trader Joe.
- Plutus DAO: Dự án hướng tới việc mở khóa thanh khoản cho các veToken và nhiều loại token khác nhau thông qua viết phát hành các loại tài sản phái sinh là plsAssets và plvAsset.
- Shell Protocol: Nền tảng hướng tới là DeFi Hub trên Arbitrum với 2 sản phẩm hoàn toàn mới là Proteus và Ocean. Mô hình AMM mới mang lại nguồn thanh khoản dồi dào cho người dùng và bản thân Uniswap V4 cũng có nhiều học hỏi với mô hình AMM này của Shell.
- Rage Trade: Nền tảng Perpetual có nhiều đổi mới trên hệ sinh thái Arbitrum. Tuy nhiên, Rage Trade vẫn gặp nhiều vấn đề trong việc phát triển sản phẩm.
- Dopex: Là một nền tảng Option phổ biến trên thị trường Crypto. Tuy nhiên, với nhu cầu ít ỏi đến từ người dùng nên Dopex chưa nhận được sự đón nhận rộng rãi của người dùng.
Tổng Kết
Trên đây là tổng hợp những dự án tiềm năng trên hệ sinh thái Arbitrum mà mình tin rằng một trong những dự án này sẽ trở thành một trong những tên tuổi lớn trong thị trường Crypto trong chu kì tiếp theo.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Meteora Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Meteora - January 19, 2025
- Infinite Games Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Infinite Games - January 18, 2025
- Valhalla Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Valhalla - January 18, 2025