NFTFi là gì? NFTFi là một thuật ngữ mô tả sự kết hợp giữa Non-Fungible Token (NFT) và Decentralized Finance (Defi). Bên cạnh sự sôi động của thị trường NFT với rất nhiều bộ sưu tập nổi bật thì mảng NFTFi cũng đang được các nhà phát triển và người dùng trong cộng đồng chú ý đến. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về NFTFi và xem liệu NFTFi có trở thành một xu hướng mạnh mẽ trong tương lai không nhé.
Trước khi vào bài viết, mọi người có thể tham khảo một số bài viết sau để hiểu hơn về NFTFi nhé
NFTFi Là Gì?
Trước NFT Summer năm 2021, thời điểm mà thị trường NFT toàn cầu tăng vọt lên hơn 2.5B USD. Thị trường Crypto cũng đã chứng kiến một thời kì hưng thịnh tương tự được gọi là Defi Summer năm 2020.
Phần lớn yếu tố thúc đẩy DeFi Summer vào năm 2020 là các giao thức liên quan đến Yield Farming đã đưa Total Value Locked (TVL) trong các giao thức DeFi lên khoảng 10B USD vào cuối tháng 09/2020. Với sự bùng nổ gần đây mà cả thị trường NFT và DeFi đã trải qua, chúng ta đã thấy một mảng mới hình thành với sự kết hợp giữa 2 công nghệ này được gọi là NFTFi.
NFTFi có tên gọi đầy đủ là NFT Finance là một thuật ngữ mô tả sự kết hợp giữa Non-Fungible Token (NFT) và Decentralized Finance (Defi). Về cốt lõi, NFTFi nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ tài chính phi tập trung cho những người tham gia thị trường NFT, nhằm mang lại nguồn lợi nhuận mới, mở khóa tính thanh khoản, đa dạng hóa khả năng tiếp xúc và tham gia vào hệ sinh thái tài chính NFT mới nổi.
Lịch Sử Phát Triển Của NFTFi
Sự phát triển của NFTFi như ở thời điểm hiện tại bắt nguồn từ nhu cầu chính của người dùng đối với NFT. Chúng ta cùng điểm qua dòng lịch sử của NFTFi qua các giai đoạn phát triển trên thị trường NFT:
- NFT được nhiều người dùng biết đến lần đầu tiên vào năm 2017 và một trong những bộ sưu tập đầu tiên xuất hiện trên thị trường là CryptoPunks. Tuy nhiên ở thời điểm đó, CryptoPunks chỉ được xem là một tài sản kĩ thuật số và chưa có nhiều ứng dụng.
- Cho đến khi có sự xuất hiện của tiêu chuẩn dành cho NFT là ERC 721 và sự ra mắt game CryptoKitties vào năm 2018. Chúng ta mới bắt đầu chứng kiến những dApp đầu tiên cho phép người dùng giao dịch và mua bán NFT và đây cũng là tiền đề cho sự phát triển của NFTFi sau này.
- Thuật ngữ NFTFi được chú ý và được nhắc đến rộng rãi kể từ đợt bùng nổ của tựa game Axie Infinity vào mùa hè 2021 và bùng nổ của thị trường NFT vào nửa đầu năm 2022. Chúng ta đã thấy sự xuất hiện của các dự án liên quan để Lending NFT, cho thuê NFT,....
Ở thời điểm hiện tại, thị trường NFT đã được mở rộng và xuất hiện nhiều mảng mới như: BNPL, Options, …. Tuy nhiên, những vấn đề tồn đọng của NFT như tính thanh khoản thấp, độ biến động giá cao vẫn chưa thực sự được giải quyết và đó sẽ là vấn đề nan giải tiếp theo trên thị trường.
Tổng Quan Về NFTFi
Sau khi tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của NFTFi, chúng ta cùng đi vào tổng quan các mảng đang phát triển và phổ biến trên thị trường ở thời điểm hiện tại nhé.
NFT Fractionalization
NFT Fractionalization là quá trình người dùng khóa NFT để mint ra một lượng token tương ứng đại diện cho NFT khóa. Chẳng hạn như người dùng có thể khóa 1 NFT vào trong giao thức Fractional NFT để mint ra 100 Token PUNK đại diện cho NFT bị khóa. Người dùng có thể mua các Token PUNK này trên các sàn giao dịch Dex như: Uniswap, SushiSwap,... để đại diện cho cổ phần của mình trong NFT bị khóa đó.
NFT Fractionalization mang lại những lợi ích mới cho cả chủ sở hữu NFT và người mua tiềm năng. Bằng cách chia nhỏ NFT của họ, chủ sở hữu có thể tiếp cận được lượng thanh khoản cao hơn từ nhiều người mua khác nhau trên thị trường.
Một số dự án nổi bật bao gồm:
- Unic.ly: Một nền tảng được xây dựng trên Ethereum cho phép người dùng phân đoạn, chia nhỏ và giao dịch các NFT. Unicly có sự kết hợp giữa AMM, đấu giá NFT và farming để tạo nên một nền tảng giao dịch NFT tốt nhất dành cho người dùng.
- Tessera: Một nền tảng NFT Fractionalization được phát triển trên Ethereum. Ban đầu, dự án có tên gọi là Fractional.art tuy nhiên sau một thời gian hoạt động dự án quyết định đổi tên thành Tessera. Tessera cho phép người sở hữu NFT phân đoạn chia nhỏ các NFT Blue Chip thành các phần nhỏ được gọi là Rae (Rae là một loại NFT đại diện cho quyền sở hữu một cổ phần trong Vault).
- NFTX: Một nền tảng NFT Marketplace cho phép người dùng gửi NFT của họ vào một Vault trên NFTX để tạo mã thông báo ERC20 có thể thay thế (vToken). Mã thông báo mới được tạo đại diện cho yêu cầu 1:1 đối với bất kỳ NFT ngẫu nhiên nào trong Vault. Người dùng có thể giao dịch các vToken này trên SushiSwap, ngoài ra họ có thể cung cấp thanh khoản trong các Pool gắn cặp với vToken để kiếm về lợi nhuận là phí giao dịch.
- …..
NFT Lending
Tương tự như các thị trường DeFi như Aave, các giao thức cho vay và cho vay NFTFi cho phép chủ sở hữu NFT khóa tài sản kỹ thuật số của họ làm tài sản thế chấp để vay 1 lượng tiền tương ứng. Có 3 mô hình Lending phổ biến dành cho NFT bao gồm:
NFT Lending P2Protocol (hay còn gọi là CDP):
Đây là mô hình cho phép người dùng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để mint ra 1 lượng StableCoin tương ứng. Thông thường các giao thức trong mảng CDP dành cho NFT chỉ hỗ trợ các Blue Chip NFT làm tài sản thế chấp để giảm tính biến động lớn của NFT và đảm bảo an toàn khi vận hành giao thức.
Hiện tại, mảng CDP dành cho NFT vẫn còn khá ít dự án phát triển do đặc thù khó triển khai vì phải cần nhiều thanh khoản để neo giá Stablecoin của giao thức khỏi bị Depeg ở mức 1$ USD.
JPEG’d là dự án nổi bật nhất trong mảng này cho phép người dùng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để mint ra PUSd hoặc pETH. Ở thời điểm đầu giá của token PUSd chủ yếu được giao dịch ở phạm vi từ 0.9$ - 1.1$ USD, điều này thực sự không phù hợp với một token được coi là StableCoin. Nhận thấy được vấn đề này, JPEG’d đã thực hiện Bootstrap thanh khoản cho cặp pETH/ETH trên nền tảng Curve Finance thông qua phần thưởng bổ sung là token JPEG. Điều này đã thu hút rất nhiều người dùng tham gia cung cấp thanh khoản và giúp TVL trong Pool pETH/ETH tăng lên đến 21M USD.
NFT Lending P2P (Peer To Peer)
Đây là mô hình cho vay ngang hàng, các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay. Những người nắm giữ NFT sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để nhận được các yêu cầu cho vay từ những người cho vay tiềm năng với các điều khoản cạnh tranh (số tiền cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất). Khi người vay đã chấp nhận một đề nghị, NFT sẽ được chuyển vào Smart Contract của nền tảng Lending và số tiền cho vay sẽ được gửi vào ví của người đi vay. Người đi vay cần phải hoàn trả khoản vay bao gồm: tiền vay + tiền lãi dành cho người cho vay bất kì lúc trước thời điểm đáo hạn để nhận lại NFT thế chấp của mình, nếu không NFT sẽ bị thanh lí và chuyển đến người cho vay.
Một số dự án nổi bật trong mảng này bao gồm:
- NFTfi: Một nền tảng Lending P2P đã xuất hiện từ những năm 2020 và đã thống trị thị trường Lending dành cho NFT vào thời điểm đó. Người dùng có thể vay wETH, USDC và DAI bằng cách thế chấp NFT của họ để đổi lấy các khoản vay có thời hạn cố định với các điều khoản được thống nhất giữa người đi vay và người cho vay. Đây là mô hình cho vay xuất hiện sớm nhất trên thị trường NFT và đã liên tục tạo ra khối lượng cho vay hàng tháng cao, cho thấy sự chấp nhận tốt của người dùng.
- Aracde xyz: Tương tự như NFTFi, Aracde xyz cũng là nền tảng NFT Lending P2P được xây dựng trên Ethereum. Arcade xyz sử dụng chữ kí số có cấu trúc để xác thực thời hạn cho vay từ người vay và người cho vay, đồng thời giải quyết các khoản vay trên chuỗi. Cách tiếp cận này giúp đảm bảo rằng các khoản vay được an toàn và đáng tin cậy do kế thừa tính bảo mật của Ethereum.
- X2Y2, PawnSpace,….
Mô hình cho vay ngang hàng (P2P) khắc phục được nhược điểm từ mô hình Lending CDP và Lending P2Pool khi hỗ trợ tất cả các bộ sưu tập NFT chỉ cần xuất hiện nhu cầu từ người vay và người cho vay. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một nhược điểm là thời gian chờ đợi khớp khoản vay tương đối dài và tỉ lệ thành công thấp khiến các nền tảng NFT Lending P2P khó có khả năng mở rộng và tiếp cận được lượng lớn người dùng trên thị trường.
NFT Lending P2Pool (Peer to Pool)
Tương tự như các mô hình AMM được phổ biến bởi các giao thức Defi, mô hình NFT Lending P2Pool tập hợp thanh khoản từ nhiều bên cho vay khác nhau vào cùng 1 Pool cho mỗi bộ sưu tập NFT khác nhau. Sau đó, người vay có thể sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để truy cập tính thanh khoản tức thì từ các Pool. Lãi suất trong các Pool sẽ tự động được cập nhật dựa trên lượng thanh khoản được cung cấp bởi người dùng.
Một số dự án NFT Lending P2Pool nổi bật có thể kể đến là:
- BendDAO: Chủ sở hữu NFT có thể sử dụng NFT của họ làm tài sản thế chấp để vay một lượng ETH từ Pool cho vay trong khi người cho vay gửi ETH vào Pool để kiếm lãi và nhận thêm phần thưởng là token BEND (token của dự án).
- Unlockd Finance: Một nền tảng NFT Lending P2Pool cross chain, có nghĩa là NFT được gửi làm tài sản thế chấp và các Token cho vay không cần phải nằm trên cùng một chuỗi khối. Điểm độc đáo này có thể giúp nhiều người dùng tiếp cận với nền tảng hơn khi mở rộng phạm vi bộ sưu tập NFT được hỗ trợ làm tài sản thế chấp.
- ParaSpace, Pine Protocol, Zharta Finance,...
NFT Renting
Cho thuê NFT nổi lên như một mảng đầy tiềm năng trên thị trường đặc biệt là trong lĩnh vực GameFi. Như mọi người đã biết, một số tựa game trên thị trường yêu cầu người dùng cần phải sở hữu ít nhất một NFT đại diện cho các vật phẩm, nhân vật khi tham gia vào chơi game.Tuy nhiên, đó lại là một rào cản lớn đối với các game thủ hay người chơi thông thường.
Một tựa game khởi đầu cho trend Play To Earn là Axie Infinity yêu cầu người dùng phải sở hữu tối thiểu 3 Axie NFT để tham gia vào chơi game .Ở thời kì đỉnh điểm có giá mỗi Axie NFT là khoảng 1.000 USD vì vậy người dùng cần ít nhất 3.000 USD mới có thể tham gia vào chơi Axie Infinity. Đây chắc chắn là một rào cản lớn đối với người dùng khi muốn tham gia vào trải nghiệm Axie Infinity.
Cho thuê NFT nổi lên để giải quyết tất cả các vấn đề đó. Hiện tại, có 3 loại hình thức cho thuê NFT bao gồm:
- Cho thuê có tài sản thế chấp: Tương tự như NFT Lending, người dùng cần phải sử dụng (token, NFT) làm tài sản thế chấp để thuê NFT. Tuy vậy, mình đánh giá mô hình này thực sự không phổ biến vì đa phần những người tham gia thuê NFT thường chỉ muốn sử dụng một chi phí nhỏ để được trải nghiệm vào game chứ không muốn phát sinh thêm vấn đề rủi ro xung quanh tài sản của mình.
- Cho thuê không thế chấp: Đây là mô hình cho thuê khá phổ biến trên thị trường. Các nền tảng NFT Renting sẽ phát hành các bản wrapped NFT từ các NFT của người cho thuê và gửi cho người thuê. Các wrapped NFT này sẽ có những chức năng cho phép người thuê tham gia trải nghiệm trong game và tự động được burn khi hết thời gian thuê. Tuy nhiên có một vấn đề xuất hiện khi có quá nhiều phiên bản wrapped NFT khác nhau trên thị trường và trên Ethereum đã xuất hiện một tiêu chuẩn có tên gọi là ERC-4907 nhằm giúp các nền tảng NFT Renting thống nhất với nhiều về phiên bản wrapped NFT của mình.
- Scholarship Program: Là các chương trình được tổ chức bởi các Guild Game hay các nền tảng NFT Renting nhằm kết nối giữa những người thuê và người cho thuê NFT. Trong đó, người thuê NFT tham gia vào chơi game phải chia sẻ lại một phần lợi nhuận cho người cho thuê NFT. Ví dụ: JP là người sở hữu nhiều Axie NFT và cho Bửu Pro thuê 1 NFT của mình với yêu cầu Bửu Pro phải chia sẻ lại 30% nguồn lợi nhuận kiếm được từ việc tham gia chơi game Axie Infinity.
Một số dự án nổi bật trong mảng NFT Renting bao gồm:
- reNFT: Một nền tảng cho thuê NFT đa chuỗi cho phép người dùng thuê và cho thuê NFT ở bất kì dự án nào mà không cần tài sản thế chấp. Hiện tại, reNFT đang triển khai trên nhiều chain khác nhau như: Ethereum, Polygon, Avalanche và sắp tới có thể triển khai thêm 1 số chain khác như: Solanana, …
- IQ Protocol: Một nền tảng cho thuê NFT phi tập trung hướng tới các dự án GameFi. Hiện tại, IQ Protocol đang triển khai trên 2 chain là BNB Chain và Polygon.
- Renfter, Vera Finance, ….
NFT AMMs
Được phổ biến từ mô hình AMM của Uniswap, giờ đây người dùng cũng có thể mua, bán và giao dịch NFT bằng cách sử dụng các Pool thanh khoản trên chuỗi thay vì sổ lệnh Order Book ngoài chuỗi như trên các NFT Marketplace truyền thống như: OpenSea, Blur, LookRare,...
Các nhà giao dịch NFT có thể hưởng lợi từ giao dịch tốc độ nhanh và không phải chờ đợi khớp lệnh từ đặc tính của các AMM đem lại. Trong khi các Liquidity Provider (LP) có thể kiếm được lợi nhuận từ việc cung cấp thanh khoản của mình.
- Tuyến tính: Giá của một NFT được tăng lên một lượng cố định (được gọi là delta) mỗi khi một NFT được mua từ Pool. Ngược lại, giá của NFT được giảm theo cùng một lượng cố định mỗi khi một NFT được bán trong Pool.
- Hàm mũ: Giá của NFT tăng theo một tỷ lệ phần trăm nhất định (còn gọi là delta) mỗi khi một NFT được mua từ Pool. Ngược lại, giá của NFT sẽ giảm tương ứng mỗi khi một NFT được bán trong Pool.
- X * Y = K: Giá của một NFT được điều chỉnh mỗi khi một NFT được mua hoặc bán trong Pool, sao cho tích của chúng không đổi sau mỗi giao dịch. Các giá trị X, Y này tương ứng với số lượng và giá trị của NFT trong Pool.
Ngoài ra, SudoSwap cũng cung cấp cho người dùng 3 cách cung cấp thanh khoản bao gồm:
- Cung cấp thanh khoản 1 phía: Deposit token vào Pool và nhận về NFT hoặc ngược lại.
- Cung cấp thanh khoản 2 phía: Deposit cả token và NFT vào Pool và nhận về phí giao dịch khi người dùng Buy hoặc Sell sử dụng Pool của bạn.
Tại sao SudoSwap yêu cầu các loại Pool khác nhau trên nền tảng của mình?
Thông qua sự phân tách này, SudoSwap tạo ra nhiều Pool cơ bản với các tham số khác nhau cho một bộ sưu tập NFT duy nhất. Khi được tổng hợp lại với nhau sẽ tạo thành mô hình AMM, trong đó thanh khoản được tập trung ở các mức giá khác nhau.
Do đó thông qua các tùy chọn định giá có thể tùy chỉnh này, giờ đây người dùng có thể tạo các Pool ETH/NFT riêng lẻ, cải thiện trải nghiệm cung cấp thanh khoản và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Điều này giống như tạo các lệnh Limit Order vì chủ sở hữu có tùy chọn bán ngay NFT của họ ở mức giá mong muốn trên các Pool này. Điều này cũng là một giải pháp thay thế cho việc niêm yết NFT riêng lẻ của họ và mở khóa tính thanh khoản trên thị trường.
Ngoài SudoSwap còn số dự án nổi bật khác bao gồm: HadeSwap, SoonSwap, Caviar, SeaCows,....
NFT Derivatives
Các công cụ phái sinh NFT là một trong những bước phát triển mới trong thế giới NFTFi. NFT Derivatives giúp ích rất nhiều cho tính thanh khoản của NFT. Nó mở ra rất nhiều khả năng chẳng hạn như giao dịch sử dụng đòn bẩy,.... Người dùng cũng có thể giao dịch theo một trong hai hướng giá của NFT lên (mua) hoặc xuống (bán). Hiện tại có 2 mảng liên quan đến NFT Derivatives bao gồm:
NFT Options:
Một thị trường quyền chọn cho phép người dùng thực hiện các quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán. Một số dự án nổi bật trong mảng Options NFT bao gồm: Hook Protocol, Putty Finance, …
NFT Perpetual:
Giao dịch đòn bẩy thông qua các hợp đồng tương lai cho phép người dùng có thể tiếp xúc nguồn lợi nhuận lớn kiếm được với NFT mà không cần thực sự sở hữu chúng. Tuy nhiên, nó cũng khuếch đại khoản lỗ của người dùng nếu dự án sai xu hướng.
Chẳng hạn, người dùng có thể thực hiện các lệnh Long hoặc Short cho bộ sưu tập BAYC với đòn bẩy gấp 10 lần. Nếu giá của BAYC tăng 5%, lợi nhuận sẽ là 50% (5% x 10). Tuy nhiên, nếu giá BAYC giảm 5% thì sẽ lỗ 50%.
Xét về tác động thị trường, giao dịch đòn bẩy cho phép tạo ra nhiều thanh khoản hơn trên thị trường, điều này có thể dẫn đến khối lượng giao dịch lớn hơn và thu hút nhiều người tham gia hơn trên thị trường. Ngoài ra, đây cũng là một giải pháp thay thế đặc biệt đối với những người dùng không thể giao dịch trực tiếp các bộ sưu tập NFT blue-chip do giá sàn cao của chúng.
Một số dự án nổi bật trong mảng Perpetual dành cho NFT bao gồm: NFTPerp, Tribe3,....
NFT Marketplace
NFT Marketplace là nơi kết nối giữa người mua và người bán NFT. NFT Marketplace được xem là mảng nổi bật nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại với rất nhiều dự án nổi bật bao gồm: OpenSea, Blur, LooksRare,...
Ở thời điểm hiện tại có 3 loại NFT Marketplace phổ biến trên thị trường bao gồm:
Generalized NFT Marketplace
Một thị trường mở cho phép người dùng mua, bán và giao dịch hầu hết hết các NFT. Đây là thị trường phổ biến nhất đối với người dùng với rất nhiều loại NFT với số lượng, giá cả và nhiều thể loại khác nhau như: gaming, Art, PFP,... và thậm chí là cả những dòng Tweet hoặc meme có giá trị cao.
Với rất nhiều NFT Marketplace khác nhau được tạo ra và tồn tại trên nhiều nền tảng Blockchain khác nhau. Đây là một số General NFT Marketplace phổ biến: OpenSea, Magic Eden, Blur, ImmutableX,.. hay một số NFT Marketplace trên Cex như: Binance NFT, OKX NFT Marketplace,...
Specific NFT Marketplace
Specific NFT Marketplace là một thị trường giao dịch NFT cho một phân khúc nhỏ trên thị trường. Đó có thể là thị trường dành riêng cho NFT Gaming với các tài sản trong Game Blockchain như Axie NFT Marketplace hay là thị trường dành riêng cho một bài hát hoặc video NFT. Nhìn chung, Specific NFT Marketplace giúp người dùng dễ dàng và thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch của mình.
Exclusive NFT Marketplace
Exclusive NFT Marketplace là một nền tảng giao dịch NFT được tạo ra để mua bán các tác phẩm NFT độc quyền với số lượng phát hành giới hạn mang lại tính hiếm có và độc nhất của chúng. Các tác phẩm này có thể được tạo bởi các nghệ sĩ nổi tiếng và có thể bao gồm những NFT đại diện cho quyền sở hữu của các sản phẩm trong thế giới thực như: Một lô đất hay một chiếc ô tô cao cấp.
Tuy nhiên, Exclusive NFT Marketplace vấp phải một nhược điểm là tính thanh khoản thấp do số lượng ít và mức giá sở hữu cao. Vì vậy, đây là thị trường phù hợp với những nhà sưu tầm muốn sở hữu các tác phẩm đặc biệt và độc đáo. Một số nền tảng Exclusive NFT Marketplace phổ biến như: SuperRare, Foundation, KnownOrigin,...
Tương Lai Của NFTFi
Những mô hình tài chính mới xuất hiện cho thấy dấu hiệu trưởng thành trong một thị trường NFT còn tương đối non trẻ. Bằng cách cung cấp và mở khóa thêm tính thanh khoản cho thị trường thông qua giao dịch và cho vay làm tăng số lượng người mua và người bán trên thị trường. Tuy nhiên vẫn còn một vài vấn đề còn tồn đọng cần phải giải quyết bao gồm:
Cải thiện phương pháp định giá NFT
So với các mô hình NFT Lending P2P truyền thống như: NFTfi hay Arcade xyz thì các dự án phát triển theo mô hình NFT Lending P2Pool và P2Protocol thường có số lượng bộ sưu tập ít hơn và tập trung hơn vào các bộ sưu tập NFT Blue Chip để giảm khả năng thua lỗ và vỡ nợ, bảo vệ cả người cho vay và người đi vay. Hơn nữa, những bộ sưu tập lâu đời này có hiệu ứng mạng lưới mạnh mẽ với cộng đồng những người sưu tập và những người đam mê rộng lớn và tích cực vì vậy đảm bảo tính thanh khoản trao đổi lành mạnh.
Tuy nhiên, hầu hết các dự án NFT Lending trên thị trường đều định giá các NFT này theo mức giá sàn. Mặc dù đây là một cách tiếp cận trực quan nhưng nó bỏ qua các đặc điểm độc đáo và độ hiếm của từng NFT riêng lẻ. Chẳng hạn, một số NFT có thể có một số đặc điểm hiếm có nhất định, khiến chúng có giá trị hơn các NFT khác trong cùng một bộ sưu tập.
Để giải quyết vấn đề này, cần một số công cụ bổ sung chẳng hạn như nhóm các NFT dựa trên độ hiếm. Cách tiếp cận này có thể giúp cung cấp giá trị thị trường chính xác hơn cho các NFT riêng lẻ và ngăn không cho các NFT có giá trị hơn bị định giá thấp.
Ví dụ: JPEG’d đã phác thảo khung định giá của mình với CryptoPunks trong đó các đặc điểm đáng chú ý như “CryptoPunks Aliens” và “CryptoPunks Apes” được định giá ở mức giá cao hơn so với các NFT khác trong bộ sưu tập. Định giá theo độ hiếm này cho phép người dùng tùy chỉnh các khoản đầu tư của họ, dẫn đến các nhóm thanh khoản đa dạng hơn phản ánh mức giá hợp lý.
Nâng cao khả năng bảo mật
NFT Finance vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai và rủi ro chắc chắn là phổ biến ở một mức độ nào đó. Thứ nhất, các rủi ro Smart Contract cần được xem xét vì điều này đưa ra các lỗ hổng bảo mật có thể xảy ra và phải được các dự án giảm thiểu một cách thỏa đáng.
Chẳng hạn, nền tảng NFT Lending ParaSpace gần đây đã trải qua một vụ hack vào ngày 17/03/2023. Nguyên nhân của vụ hack là do một lỗ hổng trong Smart Contract cho phép kẻ tấn công vay được nhiều Token với ít NFT hơn mức yêu cầu làm tài sản thế chấp. Điều này làm cạn kiệt thanh khoản ở các Pool trên ParaSpace. May mắn thay, điều này đã được ngăn chặn với sự trợ giúp của công ty bảo mật BlockSec. Mặc dù vậy, các dự án khác nên xem xét việc kiểm tra các Smart Contract của họ để bảo vệ chống lại các vụ hack tiềm ẩn và giảm thiểu rủi ro bảo mật.
Quản lí rủi ro giao thức
Các sự kiện gần đây đã cho thấy tầm quan trọng trong việc quản lí rủi ro của các giao thức cho vay. Đặc biệt, một khía cạnh liên quan đến vấn đề quản lý thanh khoản, vốn là chìa khóa cho các giao thức cho vay nói chung. Trong thời kỳ thị trường biến động, các sự kiện thiên nga đen dẫn đến nguồn thanh khoản bị tháo chạy có thể gây lo ngại về thanh khoản khi 2 điều kiện sau phát sinh:
- Thiếu các nhà cung cấp thanh khoản cho những người nắm giữ NFT vay và các nhà giao dịch thực hiện giao dịch trên nền tảng.
- Mất cân đối về giá tài sản, đặc biệt đối với tài sản NFT dễ bay hơi.
Về cơ bản, các giao thức NFTFi dựa vào tính kinh tế của người dùng để duy trì tỷ lệ sinh lợi cho giao dịch hoặc cho vay nhằm đạt được trạng thái cân bằng bên trong. Một sự mất cân bằng nhỏ có thể ảnh hưởng đến giao thức và dẫn đến vòng xoáy đi xuống. BendDAO là một ví dụ điển hình về cách nhóm và cộng đồng nên chủ động quản lý giao thức khi xảy ra những sự kiện quan trọng trên thị trường như thiên nga đen. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các giao thức phải liên tục xem xét và củng cố các khuôn khổ quản lý rủi ro của nó.
Tổng kết
Tương lai của giao dịch và cho vay NFT đầy hứa hẹn với sự phát triển của thị trường Perpetual và sự tích hợp của AMM và CDP. Trong tương lai, NFT Finance sẽ ngày càng giúp NFT thu hút thêm dòng thanh khoản và mở khóa các thêm giá trị cho những người nắm giữ NFT. Đặc biệt với việc token hóa các tài sản trong thế giới thực, thị trường này có tiềm năng phát triển là rất lớn.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Phân Tích OpenSea: Nhìn Lại Chặng Đường Thăng Trầm Của NFT Marketplace Hàng Đầu - September 19, 2024
- Hermans Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Hermans - September 18, 2024
- Based Ape Gang Là Gì? Tổng Quan Về Bộ Sưu Tập NFT Based Ape Gang - September 17, 2024