Pika Protocol tiếp tục chứng minh mình là một Real Builder trong thị trường crypto khi cho ra mắt Pika V4 với nhiều tính năng được nâng cấp so với phiên bản gần đây nhất là Pika V3. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhìn lại Pika Protocol sau những bản cập nhật để thấy giao thức này đã thay đổi những gì trong khoảng thời gian vừa qua nhé.
Để hiểu hơn về bài viết này, mọi người có thể tham khảo thêm:
Chặng Đường Thay Đổi Và Phát Triển Của Pika Protocol
Pika V1: Giao thức Stablecoin được hỗ trợ bởi phái sinh
Vào ngày 13/04/2021, đội ngũ phát triển của Pika Protocol lần đầu giới thiệu tới cộng cồng phiên bản đầu tiên là Pika V1 bao gồm hai thành phần chính là Pika Exchange và Pika Stablecoin.
- Pika Exchange: Là một nền tảng Perpetual cho phép người dùng Long - Short các loại Crypto Assets khác nhau. Pika Exchange sử dụng mô hình vAMM tương tự như Perpetual giúp cho các Trader có được mức độ trượt giá thấp với lượng thanh khoản nhỏ.
- Pika Stablecoin: Là một Stablecoin được mint ra khi người dùng mở một vị thế Short với đòn bẩy 1x cho một số các loại Crypto Assets trên Pika Exchange như ETH, wBTC,...
Chỉ cần 6 tháng ngắn ngủi để đội ngũ phát triển của Pika Protocol nhận ra rằng hai sản phẩm của họ không được sự đón nhận từ cộng đồng và họ chỉ có thể lựa chọn một là Pika Exchange hoặc Pika Stablecoin để có thể tập trung phát triển. Và đó là lí do ra đời của Pika V2.
Thực tế, tại giai đoạn từ giữa tới cuối năm 2021 thì việc phát triển một Perpetual có nhiều cơ hội để giúp họ dẫn đầu hệ sinh thái Optimism nhiều hơn là xây dựng một Stablecoin để cạnh tranh trực tiếp với USDT, USDC. Nên nhớ rằng Optimism là một Layer 2 trên Ethereum nên việc di chuyển stablecoin giữa Layer 1 và Layer 2 thậm chí giữa sàn giao dịch với Layer 2 còn đơn giản hơn rất nhiều.
Pika V2: Tập trung vào Perpetual
Pika V2 đã loại bỏ hoàn toàn mô hình Pika Stablecoin để tập trung xây dựng và phát triển Pika Exchange hướng tới việc dẫn đầu mảng Derivatives trên hệ sinh thái Optimism. Một số những điểm nổi bật trên Pika V2 bao gồm:
- Deep Liquidity: Pika V2 tiếp tục sử dụng mô hình vAMM hướng tới việc gia tăng hiệu quả sử dụng vốn và hạn chế trượt giá mà không cần quá nhiều thanh khoản.
- Dynamic Pricing: Pika Protocol sẽ sử dụng Chainlink Oracles với các Dynamic Pricing để xác định được giá tài sản với công thức Trade Price = Base Price * Slippage + Price Adjustment.
- Trade Anything: Với mô hình vAMM, Pika V2 cho phép giao dịch bất kì Crypto Assets nào có mặt trên thị trường. Trong dài hạn, Pika sẽ tiếp cận tới cả những tài sản và các chỉ số ở TradFi.
- Composability: Các giao thức DeFi có thể dễ dàng tích hợp Pika Protocol để tạo ra những công cụ kiếm lời cho người dùng của mình.
- Fees: Bởi vì được triển khai trên Optimism nên phí giao dịch trên Pika Protocol tương đối rẻ trong khi đó vẫn thừa hưởng bảo mật và phi tập trung đến từ Ethereum.
- Liquidation: Phần giá chênh lệch giữa entry và giá thanh lý sẽ được sử dụng thanh toán cho người thanh lý, phí thanh lý và nhà cung cấp thanh khoản.
- Arbitrage Mitigation: Do Chainlink Oracles đôi khi vẫn có những sự chậm trễ nên gây ra việc các bot tận kinh cơ hội để kinh doanh chênh lệch giá. Lấy cảm hứng từ GMX, Pika Protocol cũng đưa ra các giải pháp để hạn chế việc kinh doanh chênh lệch giá của các bot.
- Liquidity Vault: Người dùng cung cấp thanh khoản cho các vault khác nhau và đứng với vị trí đối diện với các Trader. LP nhận được lợi nhuận từ phí giao dịch, phí thanh lý và tiền lãi của các giao dịch.
Bên cạnh những tính năng nổi bật trên thì Pika Protocol còn hỗ trợ đòn bẩy lên đến 50x cho các Trader. Có thể nói rằng trong phiên bản Pika V2 dự án đã hoàn toàn lột xác để trở thành một nền tảng Perpetual thực sự trên Optimism. Tuy nhiên, rõ ràng Pika V2 vẫn chưa thể nào được coi là một Perpetual hoàn thiện khi mà đòn bẩy còn thấp, cơ chế phí chưa đa dạng, các loại lệnh cũng ít,... Chính vì vậy mà chúng ta có Pika V3.
Pika V3: Tiếp tục nâng cấp từ bước đà tạo ra từ Pika V2
Pika V2 là một chuyển hướng đã giúp Pika Protocol đạt được một số những chỉ số tích cực như:
- Hơn 16.000 người dùng mới tham gia.
- Tạo ra hơn 100.000 giao dịch.
- Với tổng khối lượng giao dịch lên đến $500M.
Trong phiên bản tiếp theo, Pika v3 tiếp tục hoàn thiện Pika V2 theo hướng đa dạng hơn giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn trong quá trình sử dụng Pika Protocol. Một số những nâng cấp nổi bật trên Pika Protocol bao gồm:
- Hỗ trợ các lệnh giao dịch mới bao gồm Limit Oders và Stop Oders.
- Trong phiên bản V2, người dùng phải chờ tới 4 tiếng và lệnh có biến động khoảng 3% mới được đóng lệnh thì trong V3 kết hợp giữa nhiều Oracle khác nhau cho phép người dùng có thể đóng mở các lệnh Long - Short của mình bất kì lúc nào.
- Cũng nhờ tới việc kết hợp nhiều giải pháp Oracle khác nhau cho phép V3 có mức độ thanh khoản cao hơn đi kèm với độ trượt giá thấp hơn so với V2.
- Ra mắt Funding Fees.
Trong phiên bản này đã giúp Pika Protocol tiếp tục cải thiện chính bản thân mình để ngày càng giống với một Perpetual trên các CEX như Binance, FTX,... Việc tích hợp nhiều Oracle đã giúp cho Pika Protocol giải quyết nhiều vấn đề còn tồn đọng trên giao thức của mình.
Pika Protocol V4: Tiếp tục tối ưu hóa phiên bản V3
Phiên bản Pika V4 mới được cập nhật vào thời điểm đầu tháng 7/2023 với nhiều thay đổi tích cực đến từ giao thức. Một số những nâng cấp nổi bật có thể kể đến như:
- Tích hợp Pyth Network là tâm điểm của V4. Với Pyth, Pika Protocol trở nên linh hoạt và đáng tin cậy hơn trong mắt người dùng. Việc tích hợp Pyth cũng giúp Pika Protocol mở rộng lên đến 40 cặp giao dịch chỉ trong khoảng thời gian 2 - 3 tháng trong đó có nhiều tài sản và chỉ số tới từ TradFi.
- Phí giao dịch cho các cặp cơ bản như ETH và BTC sẽ giảm phí giao dịch từ 0.08% xuống chỉ còn 0.05%. Mức phí này còn có thể giảm được nữa nếu người dùng tham gia chương trình chiết khấu phí giao dịch đến từ Pika Protocol.
- Tiếp tục nâng mức đòn bẩy lên mức 200x.
- Cho phép người dùng TP và SL trong cùng thời điểm đó người dùng có thể mở một lệnh giao dịch mới. Điều này chỉ tóm gọn trong 1 transactions.
- Pika V4 cũng hỗ trợ mức đòn thấp chỉ 0.5 lần khiến giúp cho người dùng tiếp cận tới những tài sản không có sẵn trên Blockchain mà không lo lắng về rủi ro thanh lý.
- Pika Protocol cũng đã tích hợp với Trading View giúp trải nghiệm của các Trader trở nên hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Cuộc Chiến Giữa Perpetual, Pika Protocol & Kwenta
Một số các chỉ số cơ bản giữa Perpetual, Pika và Kwenta
Hiện nay, Perpetual, Pika Protocol và Kwenta là những nền tảng Perpetual lớn nhất trên hệ sinh thái Optimism. Một dự án đều có những điểm khác biệt, chúng ta điểm qua một số những thành tựu của các dự án từ ngày đầu phát triển tới nay.
Chỉ số | Perpetual | Kwenta | Pika Protocol |
---|---|---|---|
Total Trading Volume | + $19B | + $16B | + $1.5B |
Total Trader | + 340K | + 240K | + 700K |
Total User | - | + 10K | + 280K |
1M Trading Volume | + $748M | + $5B | + $70M |
Thực tế chỉ ra rằng Pika Protocol đang hoàn toàn thua thiệt so với những đối thủ lớn trên Optimism về hầu hết các chỉ số. Mặc dù có lượng Trader cao hơn rất nhiều so với Perpetual hay Kwenta nhưng lượng Volume tạo ra thì lại đang quá thấp. Khả năng đây đều là những người dùng đến với Pika Protocol vì retroactive chứ không phải những Trader thực thụ.
Hi vọng rằng trong phiên bản V4 tiếp theo, kết hợp giữa sự nâng cấp trong mô hình làm số lượng cặp giao dịch tăng lên đáng kể và sử dụng PIKA để làm incentives cho những Trader thì Pika Protocol sẽ có những kết quả khả quan hơn.
Chỉ số | Perpetual | Kwenta | Pika Protocol |
---|---|---|---|
Phí giao dịch | 0.02% maker 0.06 - 0.1 taker base $2 for the execution fee | 0.02 - 0.1% $2 for the execution fee | 0.05% cho BTC/ETH 0.1% cho Crypto Assets 0.02% cho Forex |
Số lượng cặp | 20 | 42 | 22 |
Hiện tại, chỉ có Perpetual và Pika Protocol là đang chạy sản phẩm của mình một cách organic trong khi đó Kwenta đang có rất nhiều OP để làm incentive cho Trader của mình. Chính vì vậy, việc đánh giá Kwenta bỏ quá xa các nền tảng còn lại cũng không quá chính xác. Nhưng nếu chỉ so sánh Pika Protocol và Perpetual thì cũng đủ thấy rằng Pika còn rất nhiều việc phải nếu không muốn đánh mất toàn bộ thị trường vào Perpetual và Kwenta.
Một số lợi thế ít ỏi của Pika Protocol
Pika Protocol có một số lợi thế nhất định về phía giao dịch, tuy nhiên trong Trading phí chỉ là một trong những lí do để các Trader lựa chọn ngoài ra số lượng các cặp giao dịch trên Pika còn khá hạn chế. Một trong những lợi thế để Pika Protocol có thể thay đổi vị thế của mình trong thời gian sắp tới là vận dụng Tokenomics thật tốt để thu hút người dùng.
Theo mình, một số các hoạt động mà Pika Protocol cần triển khai trong thời gian sắp tới để có thể lấy lại vị thế cho mình như:
- Sử dụng PIKA thật hợp lý để thu hút thanh khoản, trader và người dùng. Việc sử dụng nên có tính toán để tránh trường hợp gây ra những tác động xấu cho giao thức. Nên nhớ rằng Liquidity Mining là một con dao hai lưỡi.
- Pika Protocol nên có những hoạt động như AMA, Trading Competition,... để thu hút người dùng và trader đến với giao thức của mình.
- Nên có những đề xuất về việc xin OP từ Optimism Collective để thực hiện chiến dịch incentive. Nếu lấy được OP thì chiến dịch của Pika Protocol sẽ có phần hiệu quả và legit hơn.
- Tiếp tục cải thiến sản phẩm để phù hợp hơn với trader và người dùng.
Tổng Kết
Pika Protocol là một giao thức Perpetual nổi bật trên hệ sinh thái Optimism tuy nhiên đứng giữa sức ép lớn đến từ Perpetual và Synthetix thì việc Pika Protocol bị chiếm hết thì phần là điều dễ hiểu. Nếu nhìn lên Arbitrum thì GMX gần như là đầu tiên và duy nhất nên không có những sức ép kinh khủng như Pika.
Theo mọi người với những sự thay đổi liên tục liệu Pika Protocol có thể vượt mặt Perpetual trên Optimism trong thời gian sắp tới hay không?
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Superseed Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Superseed - September 14, 2024
- Goldilocks Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Goldilocks - September 13, 2024
- Grass Là Gì? Tổng Quan Về Tiền Điện Tử Grass - September 13, 2024